Công nghiệp môi trường sẽ là ngành kinh tế quan trọng



tải về 0.95 Mb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu01.06.2018
Kích0.95 Mb.
#39163
1   2   3   4   5   6   7

Ảnh minh họa.


Trong thời gian tới, các Bộ, ngành, địa phương cần rà soát, sửa đổi các quy định pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này; đồng thời, đôn đốc, kiểm soát chặt chẽ việc triển khai thực hiện, nhất là đối với việc mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, bảo đảm phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tuân thủ Luật Đầu tư và lộ trình, cam kết quốc tế; tăng cường kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực phân phối, bán lẻ.

Trong đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan nghiên cứu, có giải pháp khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp phân phối bán lẻ trong nước phát triển; chấn chỉnh các địa phương tuân thủ theo đúng quy định liên quan của pháp luật trong cấp phép, quản lý hoạt động phân phối, bán lẻ cho doanh nghiệp FDI; đồng thời, tăng cường đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện.

Bộ Tài chính tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ sở bán buôn, bán lẻ của nhà đầu tư, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài về thuế, giá để ngăn chặn các hành vi chuyển giá, trốn thuế và thực hiện truy thu thuế theo đúng quy định; chia sẻ kết quả thanh tra, kiểm tra để các Bộ, ngành, địa phương làm cơ sở xem xét, cấp phép doanh nghiệp FDI thành lập cơ sở bán lẻ mới.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung khái niệm “nhà đầu tư nước ngoài" và "tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài" quy định tại Luật Đầu tư để quản lý được các nhà đầu tư, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tham gia thị trường bán lẻ Việt Nam.

Bộ Tài chính nghiên cứu, xử lý đề nghị của Bộ Công Thương về việc xây dựng quy định cho phép doanh nghiệp trong nước được giãn tiến độ nộp tiền thuê đất trong trường hợp thuê đất để đầu tư xây dựng, kinh doanh trung tâm thương mại, siêu thị.

Các địa phương liên quan quán triệt chủ trương hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và mạng lưới phân phối bán lẻ trong nước thông qua việc bố trí quỹ đất, mặt bằng dành cho hoạt động phân phối, nhất là đối với doanh nghiệp trong nước; quản lý chặt chẽ việc phát triển mạng lưới bán lẻ của doanh nghiệp FDI theo đúng quy định của pháp luật, đặc biệt là việc áp dụng thủ tục kiểm tra nhu cầu kinh tế.



Hoàn chỉnh dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 23/2007/NĐ-CP

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, cơ quan liên quan tổng hợp, tiếp thu ý kiến các đại biểu dự họp để rà soát, hoàn chỉnh dự thảo Nghị định định về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Nghị định thay thế Nghị định 23/2007/NĐ-CP), báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý I/2017, trong đó nghiên cứu việc sửa đổi, bổ sung và giải trình làm rõ một số nội dung.

Cụ thể, bổ sung nguyên tắc xem xét, cấp phép cho nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa hoặc hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, thực hiện quyền phân phối bán lẻ tại Việt Nam trong trường hợp chưa cam kết hoặc mở rộng hơn, nhanh hơn so với cam kết quốc tế theo hướng không nới lỏng hơn các điều kiện, mở rộng hơn, sớm hơn cam kết quốc tế; chỉ xem xét, cho phép vượt cam kết đối với trường hợp thật sự mang lại lợi ích đáng kể cho ta và quy định cụ thể các tiêu chí để đánh giá lợi ích này (như về việc làm, thu nhập cho người lao động, không tạo bất lợi đối với doanh nghiệp trong nước…).

Hạn chế tối đa việc xem xét, cấp phép cho cơ sở bán lẻ của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được bán lẻ những mặt hàng ta không cam kết. Việc xem xét, cấp phép cần gắn với việc nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có cam kết hỗ trợ phát triển sản xuất, tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước.

Bổ sung quy định kiểm soát đối với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tham gia thành lập, góp vốn, mua lại các tổ chức kinh tế hoạt động bán lẻ tại thị trường trong nước; bổ sung quy định về quản lý, thành lập cơ sở bán buôn hàng tiêu dùng.

Ngoài ra, làm rõ trách nhiệm của Bộ Công Thương trong quản lý cấp Giấy phép mua bán hàng hóa, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (quy định rõ cơ sở để Bộ Công Thương xem xét chấp thuận hay không chấp thuận; quy định cụ thể trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương trong thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ sở bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam); bổ sung cơ chế phối hợp quản lý giữa các cơ quan trong quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở bán buôn, bán lẻ nước ngoài tại Việt Nam.



Theo doanhnghiep.vn 14/02/2017

Chế tạo nam châm đất hiếm: Công trình khoa học mang tính ứng dụng cao

Cụm công trình “Nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng các vật liệu từ liên kim loại và đất hiếm - kim loại chuyển tiếp” do GS.TSKH Thân Đức Hiền cùng các cộng sự thực hiện đã được tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học - công nghệ (KH-CN) đợt 5. Một trong những định hướng của nhóm là nghiên cứu chế tạo nam châm đất hiếm có cường độ mạnh nhằm giảm bớt kích thước của thiết bị, đồng thời tăng tính năng sử dụng của vật liệu.

Khai thác đất hiếm tại mỏ quặng Đông Pao (huyện TamĐường, tỉnh Lai Châu).

Công trình tầm cỡ quốc tế

Trên thế giới, nghiên cứu cơ bản và ứng dụng kim loại đất hiếm đã được thực hiện từ những năm 60 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, ở nước ta, trước năm 1980, đất hiếm vẫn chưa được ứng dụng vào vật liệu từ. Thời đó, chúng ta chủ yếu biết và có một số nghiên cứu ứng dụng các vật liệu từ cứng là Ferit Bari và AlNiCo. Bên cạnh các ứng dụng vi lượng trong các chế phẩm phân bón, làm xúc tác trong công nghệ lọc hóa dầu, xử lý môi trường, làm vật liệu phát quang và công nghệ laser, các nguyên tố đất hiếm được ứng dụng trong chế tạo nam châm vĩnh cửu cao cấp phục vụ công nghiệp năng lượng.

GS.TSKH Thân Đức Hiền cùng với nhóm các nhà khoa học của Phòng thí nghiệm Vật lý nhiệt độ thấp, Trường Đại học (ĐH) Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) đã tiên phong triển khai các nghiên cứu cơ bản và định hướng ứng dụng các vật liệu từ liên kim loại đất hiếm - kim loại chuyển tiếp. Theo GS.TSKH Thân Đức Hiền: Công trình được triển khai từ năm 1980 trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn. Công việc nghiên cứu thiếu cả trang thiết bị lẫn nhân lực. Xác định đây là hướng đi khó nhưng với nhiều nỗ lực, nhóm nghiên cứu đã đạt được thành công đầu tiên là hóa lỏng được heli ở nhiệt độ âm gần tuyệt đối là -269 độ C. Đây là thành tích mở đầu cho những bước nghiên cứu về sau, khi ông theo đuổi hướng nghiên cứu cơ bản và định hướng ứng dụng các vật liệu từ liên kim loại đất hiếm - kim loại chuyển tiếp. Lúc bấy giờ, đây là loại vật liệu được nhiều phòng thí nghiệm trên thế giới quan tâm nghiên cứu, có nhiều tính chất vật lý rất lý thú và đã có nhiều ứng dụng. Trong khi đó, Việt Nam có tiềm năng nghiên cứu phát triển và ứng dụng, nguồn tài nguyên phong phú về đất hiếm.

Với sản phẩm nổi bật nhất là chế tạo ra nam châm đất hiếm, loại nam châm mạnh nhất hiện nay, được thế giới biết đến và ứng dụng rộng rãi trong chế tạo nhiều loại thiết bị như đồng hồ đo nước, công tơ điện,... các nghiên cứu ứng dụng của công trình đã góp phần thúc đẩy việc sử dụng vật liệu mới, công nghệ mới vào các thiết bị ở trong nước. Nhóm nghiên cứu đã cho ra đời các nam châm đất hiếm chất lượng cao. Cụm công trình đã sử dụng đất hiếm do Việt Nam chế tạo (Mish metal) cũng đạt được tích năng lượng tương đối cao.

Trong hơn 20 năm nghiên cứu, cụm công trình đã có 50 bài báo quốc tế chọn lọc thuộc hệ thống ISI, Scopus, 2 chương (book chapter) trong các bộ sách chuyên khảo nhiều tập do Nhà Xuất bản Elsevier (Hà Lan) phát hành và một số bài báo, báo cáo khoa học, sách chuyên khảo, giáo trình xuất bản ở Việt Nam. Số ấn phẩm khoa học quốc tế chọn lọc này chiếm khoảng 10% số công bố quốc tế của cả nước trong cùng giai đoạn 1980-2002. Tổng số trích dẫn tính đến năm 2015 là 1.008 lần (nguồn Scopus).

Tiếp ngọn lửa đam mê

Vui mừng vì những hoạt động nghiên cứu khoa học cách đây 20 - 30 năm nay vẫn mang tính chất thời sự, GS.TSKH Thân Đức Hiền khẳng định: Việc xây dựng và tiến hành các hoạt động KH-CN hiệu quả của các tập thể khoa học mạnh là một nhu cầu cần thiết để làm đầu tàu, đẩy mạnh các hoạt động KH-CN trong nước. Cụm công trình của ông và các đồng nghiệp đã xây dựng được một tập thể khoa học mạnh: Đào tạo được 7 tiến sĩ đạt chuẩn quốc tế (các luận án đều có 3 - 5 bài báo được đăng trên các tạp chí quốc tế có chỉ số trích dẫn ISI), đào tạo 3 tiến sĩ khoa học. Các cán bộ chủ chốt của nhóm nghiên cứu sau này đã làm nòng cốt cho các nhóm nghiên cứu khoa học về từ học và khoa học vật liệu ở ĐH Quốc gia Hà Nội và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.

Nhận xét về thành công của cụm công trình, GS.Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu cho rằng: Các nhà khoa học có điều kiện tham gia cụm công trình này về phía Việt Nam là những người rất tài giỏi. Cái hay của công trình này là đào tạo được lớp cán bộ nghiên cứu trẻ và đội ngũ đó hiện nay vẫn đang phát triển rất tốt tại các trường ĐH. GS.TSKH Thân Đức Hiền cũng tâm niệm: Niềm vui của chúng tôi là những công trình được công bố, vật liệu chế tạo có khả năng được ứng dụng và đặc biệt là các bạn trẻ đã trưởng thành.

Theo hanoimoi 03/02/2017

1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương