Cộng đồng ven biển Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu



tải về 59.33 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu06.11.2017
Kích59.33 Kb.
#34097
Cộng đồng ven biển Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu

Vùng ven biển Việt Nam thu hút dân cư đông đúc và sinh kế của họ phụ thuộc chủ yếu vào biển. Các sinh kế chính của cộng đồng ven biển là nông nghiệp, làm muối, khai thác và nuôi trồng thủy sản (NTTS), dịch vụ, thủ công nghiệp, bên cạnh đó là công nghiệp, du lịch, cảng biển... Có thể thấy, nguồn thu nhập chính của cộng đồng từ các sinh kế này có liên quan chặt chẽ với tài nguyên biển và ven biển. Tuy nhiên, xã hội vùng ven biển rất phức tạp, đa dạng sắc tộc, ngành nghề, tôn giáo và nảy sinh nhiều mâu thuẫn xã hội như về tiếp cận nguồn lọi, giữa phát triển và bảo vệ môi trường.

Cộng đồng ven biển là những người sinh sống thường xuyên tại khu vực này và chịu tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu (BĐKH). Dù muốn hay không, họ vẫn có một vai trò quan trọng trong ứng phó vói BĐKH. Trên thực tế, cộng đồng ven biển Việt Nam đã và đang có nhiều hành động ứng phó một cách chủ động hoặc tự phát thì rất cần được Nhà nước và các tổ chức xã hội khuyến khích, hỗ trợ. Việc thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong ứng phó BĐKH giúp cho cộng đồng nâng cao kiến thức và nhận thức về BĐKH cũng như khả năng thích ứng, phát huy được quyền chủ động, sáng tạo, huy động được các nguồn lực sẵn có và tại chỗ của họ, từ đó tăng cường hiệu quả của hoạt động ứng phó.

Giao Thủy là một huyện ven biển của tỉnh Nam Định, nơi tập trung đa dạng sinh học cao (có Vườn quốc gia (VQG) Xuân Thủy), là vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển sông Hồng. Đây cũng là khu vực chịu nhiều ảnh hưởng do tác động của BĐKH như thay đổi nhiệt độ, lượng mưa, nước biển dâng, xâm nhập mặn và các hiện tượng thòi tiết cực đoan. Những tác động này sẽ gây ra nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học và giảm chất lượng cuộc sống vốn đã nhiều khó khăn của cộng đồng. Nhằm hỗ trợ cộng đồng địa phương ứng phó với BĐKH, tăng khả năng hồi phục của các hệ sinh thái, nhiều mô hình cộng đồng ứng phó với BĐKH đang được triển khai có hiệu quả tại huyện Giao Thủy, đặc biệt tập trung tại xã Giao Xuân.



Sinh kế nuôi ngao

Vùng ven biển huyện Giao Thủy là khu vực thích họp vói sự sinh trưởng và phát triển các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ trong đó ngao chiếm ưu thế với 2 phân loài: ngao dầu bản địa và ngao trắng Bến Tre. Hoạt động nuôi ngao tại đây thu hút số lượng lao động đông đảo vói khoảng trên 1.400 người, diện tích nuôi ngao lớn nhất miền Bắc Việt Nam, cung cấp trên 43% sản phẩm ngao toàn miền Bắc. Xã Giao Xuân là một trong 5 xã vùng đệm VQG Xuân Thủy, hoạt động nuôi ngao tập trung chủ yếu khoảng 559 ha, chiếm trên 50% diện tích nuôi ngao trong toàn huyện, thu hút sự tham gia của hơn 320 hộ, chiếm gần 14% dân số xã. Hiện nay, do mật độ nuôi thả cao, hoạt động nuôi phát triển nhanh chóng làm cho năng suất nuôi ngày càng giảm, thời gian nuôi tăng từ 12 - 36 tháng làm ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. Trong khi, lượng con giông tự nhiên ngày càng khan hiếm do việc khai thác tận thu.

Trước thách thức từ BĐKH, người nuôi ngao huyện Giao Thủy đã có những bước thay đổi đáng kể về nhận thức và hành vi nhằm thích ứng vói BĐKH đối với nghề nuôi ngao. Trong đó đáng chú ý là mô hình nuôi ngao bền vững của tổ họp tác nuôi ngao xã Giao Xuân. Hiện nay, toàn bộ thành viên của tổ hợp tác đã gia nhập Hội nhuyễn thể huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định và trở thành nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy hoạt động của Hội cũng như nghề nuôi ngao phát triển bền vững.

Đánh giá năng lực thích ứng với BĐKH trong hoạt động nuôi ngao

Theo khung đánh giá của Tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam, năng lực thích ứng của một cộng đồng Giao Thủy được xác định dựa trên khả năng tiếp cận nguồn lực:

Nguồn lực con người: Trình độ dân trí tại Giao Thủy so vói trung bình toàn quốc vẫn còn tương đối thấp, nhận thức của người dân về BĐKH cũng ở mức độ biết thông tin qua tivi và chưa quan tâm đến vấn đề này. Những thay đổi của khí hậu được kể ra đều từ kinh nghiệm sản xuất lâu năm của họ.

Nguồn lực tự nhiên: VQG Xuân Thủy có đa dạng sinh học thuộc loại cao nhất cả nước. Tại đây có hệ sinh thái rừng ngập mặn (1.700 ha), hệ sinh thái bãi triều cửa sông vói nguồn lọi thủy sản phong phú, góp phần nâng cao khả năng thích ứng của cộng đồng. Tuy nhiên, đáng buồn là một bộ phận cộng đồng đang tự làm tăng khả năng tổn thương trước BĐKH bằng việc khai thác quá mức và thiếu bền vững các nguồn lọi tự nhiên này.



Nguồn lực xã hội: Năm 2010; Giao Xuân có 10.195 người, tỷ lệ hộ nghèo 7%, số người trong độ tuổi lao động chỉ chiếm 47,5% dân số. Đa số phụ nữ tham gia nghề khai thác ngao có thu nhập rất thấp dưới 100 nghìn đồng/người/ngày. Có thể thấy, cộng đồng Giao Xuân dễ chịu tác động tiêu cực của BĐKH, đặc biệt là nhóm phụ nữ nghèo và những người bị phụ thuộc. Gần đây, các hộ dân nuôi ngao đã chuyển từ cách thức làm ăn -riêng lẻ sang họp tác theo nhóm 2, 3 hoặc 5 người nhằm giúp đỡ, hỗ trợ nhau về tài chính và trong các hoạt động sản xuất. Mặc dù, các nhóm này cần tăng cường quản lý hiệu quả, song cách thức sản xuất mói này chính là giải pháp tích cực tăng tính thích ứng trước BĐKH.

Nguồn lực vật chất: Trong số 31,2 km đê biển của Giao Thủy có 10,5 km đê được bảo vệ bởi hơn 3.100 ha rừng ngập mặn. Đê biển Giao Thủy có khả năng chống được bão cấp 7-8, các phần đê có rừng ngập mặn bảo vệ có độ cao từ +3,2 đến +3,3m và các phần đê không có rừng có độ cao khoảng +4,5m. Phần đê được bảo vệ bởi rừng ngập mặn có khả năng chống được bão lớn, nước dâng do bão và xói mòn đê, phần còn lại đang phải đối mặt với vấn đề xói mòn, sạt lở, hư hỏng đặc biệt là sau mùa bão lũ.

Tuy nhiên, các công cụ quan trắc môi trường và hỗ trợ cảnh báo sớm còn hạn chế. Đây là một trong các nguyên nhân làm giảm khả năng thích ứng của cộng đồng nuôi ngao tại đây vi các hiện tượng thi tiết cực đoan xảy ra nhanh và liên tục, đặc biệt là độ mặn tăng, giảm đột ngột.

Nguồn lực tài chính: Nguồn lực này còn tương đối thấp so vói nhu cầu do hoạt động này đòi hỏi cần có nguồn vốn lớn. Mặc dù có khá nhiều nguồn vốn vay, tuy nhiên các nguồn từ Nhà nước là tương đối khó tiếp cận, đặc biệt là người nghèo, còn nguồn vốn huy động từ vay tín chấp, từ phường, hội thường là không lớn và không ổn định. Một số hộ nuôi ngao mạnh có nguồn dự phòng, thường không lớn, khoảng 10 - 15%, còn các hộ nuôi yếu và thiếu kinh nghiệm thường không có nguồn dự phòng này.

Các hoạt động góp phân giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH

Một số hoạt động góp phần ứng phó vi BĐKH được thực hiện tại địa phương như: Tuyên truyền, tập huấn về hoạt động nuôi ngao bền vững và bảo vệ môi trường; Xây dựng tổ họp tác nuôi trồng thủy sản, các vây nuôi có quy hoạch chung và theo quy trình kỹ thuật thông nhất; Hỗ trợ mua các thiết bị kiểm tra chất lượng môi trường, đánh giá và dự báo được những diễn biến của môi trường; Cung cấp các tài liệu, hướng dẫn thực hành nuôi tốt cho người dân; Xây dụng quy chế cộng đồng về nuôi ngao bền vững

Thông qua các hoạt động trên, mô hình đồng quản lý thủy sản tại Giao Xuân đã thành công trong việc tạo ra cơ chế quản lý tốt. Tổ hp tác nuôi ngao bền vững đã được ra đòi vói 4 thành viên (trên thực tế là 8 thành viên vì mỗi người lại có thêm 1 người khác làm chung). Thông qua việc tham vấn các bên liên quan, Tổ đã xây dựng được quy chế hoạt động của mình, đồng thi được UBND xã Giao Xuân xác nhận thành lập Tổ họp tác đầu tiên của xã. Một Ban cố vấn đồng quản lý đã được thành lập có 7 thành viên bao gồm đại diện các Sở, ngành và tổ trưởng Tổ họp tác. Quy chế hoạt động của Ban đồng quản lý được xây dựng nhằm hỗ trợ và tăng cường tiếng nói, định hướng các hoạt động của Tổ họp tác. Kết quả ban đầu thực hiện mô hình cho thấy, trong diện tích 4 ha của Tổ họp tác nuôi ngao bền vững, sau 3 tháng thả ngao giống, tốc độ ngao được ghi nhận đã phát triển hơn các năm trước từ 2 - 3 lần và tỷ lệ sống cao hơn so với các năm trước đây.

Đa dạng hóa sinh kế thân thiện với môi trường/sinh kế bổ trợ

Bên cạnh việc hỗ trợ người dân phát triển sinh kế truyền thống -nuôi ngao theo hướng bền vững, MCD đã phối họp vói VQG Xuân Thủy cùng cộng đồng thực hiện chiến lược đa dạng hóa sinh kế thân thiện môi trường vi mô hình du lịch sinh thái cộng đồng, mô hình kinh doanh cộng đồng kết nối thị trường, kết nối nguồn vốn tín dụng.

Du lịch cộng đồng

Các khái niệm du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng đã được MCD giói thiệu tại các vùng ven biển Viêt Nam, trong đó có khu vực Giao Xuân nhằm tạo nguồn sinh kế và nâng cao ý thức bảo tồn tài nguyên. Cọng đồng được hướng dẫn các kỹ năng để khai thác các tiềm năng du lịch sinh thái và tạo điều kiện tham gia hưởng lợi từ cung cấp dịch vụ như nhà nghỉ, ăn uống, hướng dẫn tham quan, học tập.

Bên cạnh đó, MCD liên kết vói các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xã hội như Ecolife, một doanh nghiệp tiên phong thúc đẩy bảo vệ môi trường biển trong lành và cải thiện đi sống người dân ven biển Việt Nam thông qua các hoạt động đầu tư xã hội và kinh doanh dịch vụ sinh thái biển và ven biển có sự tham gia của cộng đồng. Ecolife Cafe là một khái niệm, trong đó không gian một quán cafe quen thuộc, gần gũi vói cộng đồng được cải tạo thành noi đón khách du lịch, phục vụ dịch vụ, giao lun cộng đồng và đặc biệt là nơi chia sẻ nhiều thông tin và sáng kiến về ứng phó vói BĐKH. Vi thiết kế thân thiện được trang bị góc thư viện, máy tính kết nối internet và sân khấu giao lun, được vận hành bởi thành viên cộng đồng và dưới sự giám sát của cộng đồng, Ecolife Cafe đã trở thành địa chỉ quen thuộc của du khách và các thành viên cộng đồng.

Chỉ tính riêng năm 2011, hoạt động du lịch cộng đồng xã Giao Xuân đã thu hút gần 1 nghìn du khách trong và ngoài nước, đem lại thu nhập từ 1 - 1,5 triệu đồng/tháng cho hơn 20 hộ dân trực tiếp tham gia. Eco-life Cafe đã tổ chức nhiều sự kiện cộng đồng thu hút hàng trăm lượt người tham gia về các bài học về sinh kế mói, môi trường và các kỹ năng cần thiết để ứng phó tốt hơn vói BĐKH.

Các sinh kế b trợ khác

MCD đã tạo điều kiện cho 24 hộ Giao Xuân, Giao An tham quan và mua giun quế giống về thực hiện nuôi trồng vói sự trợ giúp kỹ thuật của chuyên gia. 2 hộ tham gia thử nghiệm phát triển nuối giun quế với quy mô 100 m2 đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Ngoài ra, 20 hộ tham gia thử nghiệm cải tạo vườn tạp vói giống cây mói là đại táo, thanh long ruột đỏ, bưởi Diễn... 5 hộ thử nghiệm ủ phân hữu cơ vi sinh. Đến nay, số hộ tham gia cải tạo vườn tạp vẫn tiếp tục triển khai và đã có hiệu quả kinh tế rõ ràng. Đặc biệt, hoạt động ủ phân hữu cơ vi sinh phục vụ trồng trọt có số lượng người tăng lên rõ rệt, trên 100 hộ, số liệu thống kê về hiệu quả kinh tế - sản lượng tăng 60%, cải thiện đất trồng - tơi xốp. Đến nay, xã Giao Xuân có câu lạc bộ sinh kế thân thiện môi trường vi 30 thành viên tham gia Tuy nhiên, những mô hình này vẫn đang gặp khó khăn trong việc nhân rộng.

Có thể nói, hoạt động đa dạng hóa sinh kế do MCD hỗ trợ phát triển, tập trung vào các sinh kế thân thiện môi trường. Ngoài việc giới thiệu kỹ thuật thực hành, MCD rất quan tâm đến phát triển tổ chc, thể chế, nhất là kết nối tín dụng và thị trường. Đây là cách làm giúp nâng cao năng lực thích ứng một cách toàn diện cho người dân ven biển trước BĐKH.

Cộng đồng ven biển rất dễ bị tổn thương trước BĐKH, tuy nhiên, nếu chúng ta kịp thòi có các biện pháp can thiệp phù họp nhằm tăng cường vai trò của họ trong ứng phó vói BĐKH sẽ góp phần ổn định sinh kế và giúp người dân ứng phó tốt hơn trước BĐKH. Trong quá trình thục hiện các can thiệp tại địa phương, MCD nhận thấy có một số khó khăn như thiếu những nghiên cứu khoa học ứng dụng nhằm cung cấp thông tin hoặc nhận định khoa học liên quan đến BĐKH, đặc biệt cụ thể ở cấp địa phương; Quy mô hoạt động của Ì tổ chức phi chính phủ còn nhỏ, cần có sự phối hp từ các bên liên quan, trong đó có các cơ quan thuộc Chính phủ để mở rộng mô hình hoặc nâng cao hiệu quả hoạt động; Hỗ trợ của chính quyền địa phương còn hạn chế; Chưa có chính sách riêng hoặc lồng ghép vào các chính sách kinh tế - xã hội liên quan đến BĐKH để hỗ trợ cho người dân. Mặt khác, nhận thức về tác động mạnh mẽ và lâu dài của BĐKH đối với các cấp chính quyền cũng như người dân còn hạn chế, vì thế chưa dám đầu tư vào quản lý rủi ro dài hạn mà chỉ dừng ở các biện pháp ứng phó trước mắt.

Nguyễn Thu Huệ và các cộng sự

Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD)

TCMT 10/2011

tải về 59.33 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương