Công ơn sinh thành, nuôi dưỡng và dại dỗ, mong con có được ngày hôm nay



tải về 439.15 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích439.15 Kb.
#34710
  1   2   3   4
LỜI CẢM ƠN


  • Mãi mãi khắc ghi:

Công ơn sinh thành, nuôi dưỡng và dại dỗ, mong con có được ngày hôm nay.

  • Chân thành cảm ơn:

Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y cùng tập thể quý thầy cô trong nhà trường đã tận tình giúp đỡ dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho em trong suốt thời gian học tập tại trường

.Chân thành cảm ơn đến:

Ths. Nguyễn Thị Thu Năm đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành tiểu luận tốt nghiệp.



  • Chân thành cảm ơn:

Trại chăn nuôi heo Đức Hùng, đặc biệt là các anh chị cô chú làm việc ở trại chăn nuôi đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại trại.

MỤC LỤC

BẢNG VIẾT TẮT
SHCĐR/O: Số heo con đẻ ra trên ổ

SHCSSCS: Số heo con sơ sinh còn sống

SHCCN: Số heo con chọn nuôi

TLHCSSCS: Trọng lượng trung bình heo con sơ sinh còn sống

TLTBHCCN: Trọng lượng trung bình heo con chọn nuôi

TLHCCS/ O: Trọng lượng heo con cai sữa trên ổ

TLBQHCCS: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa

M.M.A: Metritis, mastitis,Agalactia

FMD: Foot and mouth disease

PRRS: Porcine Reproductive and Respiration Syndrome

SMEDI: Stillbirth Mummificatinon Embryonic Deathinfertility

E.coli: Escherchia coli

Chương 1

MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay Việt Nam là một nước đang phát triển và hội nhập vào nền kinh tế Thế Giới. Trong đó ngành nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng, ngày càng được mở rộng qui mô nhầm đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước và tham gia xuất khẩu. Vì thế để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế đòi hỏi các nhà chăn nuôi không ngừng cải tạo và áp dụng khoa hoc kỹ thuật tiên tiến để nâng cao chất lượng đàn heo thương phẩm. Từ đó đòi hỏi phải có sự quan tâm chăm sóc đàn heo nái tốt cùng với công tác phối giống phù hợp nhầm tao ra đàn heo con đồng đều hơn, có sức sống tốt hơn, tuy nhiên vấn đề bệnh tật trên heo nái sinh sản diễn ra rất phức tạp như : hội chứng M.M.A, đẻ khó, viêm tử cung, sốt sữa, v.v… Đã và đang gây ảnh hưởng rất lớn đến một số chỉ tiêu trên heo con như: số heo con cai sữa, tiêu chảy trên heo con, số heo con sơ sinh, giảm trọng của heo con sơ sinh, v.v… một cách đáng kể. Đây là vấn đề luôn gây nhiều khó khăn cho nhà chăn nuôi.

Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự đồng ý của khoa chăn nuôi – thú y trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Bộ môn Vi sinh-Truyền nhiễm, dưới sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Thị Thu Năm chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát các bệnh thường gặp trên heo nái sau khi sinh và đàn con của chúng từ sơ sinh đến cai sữa”.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

1.2.1. Mục đích

Khảo sát các biểu hiện bệnh thường gặp trên đàn heo nái sau khi sinh và đàn con của chúng từ sơ sinh đến cai sữa.

Theo dõi cách điều trị và hiệu quả điều trị tại trai chăn nuôi heo Đức Hùng làm cơ sở cho việc phòng và điều trị bệnh tốt hơn.

1.2.2. Yêu cầu

Quan sát, theo dõi và ghi nhận những biểu hiện bệnh xảy ra trên heo nái và đàn con của chúng từ sơ sinh đến cai sữa. Theo dõi phương pháp điều trị và hiệu quả điều trị tại trại.

Khảo sát mối quan hệ giữa các bệnh trên heo nái sau khi sinh với một số chỉ tiêu trên heo con.

Chương 2


TỔNG QUAN
2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRẠI

Vị trí: Trại chăn nuôi heo Đức Hùng thuộc ấp Đoàn Kết - xã Vĩnh Thanh - huyện Nhơn Trạch - tỉnh Đồng Nai. Trại heo được xây dựng xa khu dân cư nhưng gần trục đường giao thông nên rất thuận tiện việc chuyên chở thức ăn cũng như buôn bán. Trại nằm trên khu đất cao ráo, bằng phẳng, xung quanh có tường rào bê tông cao 2m nên rất biệt lập với khu dân cư. Trại thành lập vào năm 2000 với tổng diện tích trại là 1,3 ha, được chia làm năm dãy chuồng riêng biệt nhau: khu nái bầu – khu nái đẻ - khu cai sữa - 2 khu heo thịt. Xung quanh trại được trồng cây thân gổ lớn (cây dầu – cây sao) để lấy bóng mát và làm gổ. Giữa các dãy chuồng đều được trồng hai hàng cây to để lấy bóng mát và điều hòa nhiệt độ chuồng nuôi.

Về mùa khô hàng cây tạo bóng mát và hạ nhiệt độ chuồng nuôi làm hạn chế rất nhiều tình trạng stress nhiệt. Vào mùa mưa cây xung quanh trại được cưa những nhánh thấp, để tạo sự thông thoáng, hạn chế tăng ẩm độ chuồng nuôi và tránh đổ ngã gây tổn thất và nguy hiểm.

Hệ thống hành lang xung quanh trại được xây dựng kiên cố, khi bán heo được lùa ra hành lang riêng cuối dãy chuồng đến khu cách ly nên rất an toàn sinh học tránh tình trạng lây lan mầm bệnh.

Hướng sản xuất chính của trại là cung cấp thịt ra thị trường trong tỉnh và công ty vissan.


2.1.1. Cơ cấu đàn (tính đến ngày 05/11/2010)


  • Nái: 95

  • Nọc: 2

  • Hậu bị: 17

  • Heo con theo mẹ: 182

  • Heo cai sữa: 175

  • Heo thịt: 156

  • Tổng đàn: 625

2.1.2. Điều kiện chuồng trại

Chuồng trại của nái nuôi con: Được xây dựng kiên cố và theo hướng Đông – Tây nên hạn chế rất lớn hiện tượng mưa tạt, gió lùa và nắng nóng rọi vào chuồng. Mái chuồng được lợp bằng tole, lợp theo kiểu mái đôi rất kiên cố và tạo sự đối lưu không khí trong chuồng nuôi tránh khí độc (H2S, NH3,…) tồn động trong chuồng nuôi gây bệnh trên đường hô hấp.

Chuồng của nái nuôi con là một dãy chuồng đôi, các ô đối xứng nhau qua hành lang, hành lang rộng 1,5m thuận tiện việc chăm sóc và vệ sinh. Xung quanh dãy chuồng được che bằng bạt. Vào những lúc trời mưa-gió lạnh bạt được kéo xuống tránh mưa tạt, gió lùa làm lạnh heo. Khi trời nắng nóng bạt được kéo lên tạo sự thông thoáng. Những ngày nắng nóng trại được làm mát bằng hệ thống phun sương trên mái chuồng và hệ thống ống nước nhỏ giọt lên đầu heo nái.

Diện tích ô đẻ là 2m x 1,8m, mặt sàn chuồng cách nền 80cm với độ dốc nền chuồng là 150. Sàn chuồng nái được làm bằng dale rất chắc chắn, sàn hai bên heo con nằm làm bằng nhựa, rất thuận tiện vệ sinh. Sau mỗi đợt nuôi sàn dễ dàng tháo lắp vệ sinh và xử lý thuốc sát trùng. Trong mỗi ô đẻ đều có lồng úm bằng sắt với diện tích 0,7m x 0,5m và được may bằng bao thức ăn. Khi heo đẻ lồng úm được đưa vào cho đến ngày cai sữa (28 ngày). Mỗi lồng úm đều có đèn úm 100W để sưởi ấm. Heo con ba ngày đầu được sưởi ấm 24/24h.

Hệ thống nước uống được bơm từ giếng khoang tầng sâu lên bồn chứa (10m3), bằng motơ tự động, được dẫn đến từng dãy chuồng và cho uống bằng núm uống. Hệ thống ống nước heo uống được chôn sâu dưới măt đất (20cm) để tránh ánh nắng rọi trực tiếp nên trại luôn đảm bảo đủ nước sạch và mát cho heo uống. Hệ thống cống thoát nước tiểu và phân nằm ở giữa dãy chuồng với độ dốc 150 giúp phân, nước tiểu và nước dội nền thoát tốt tránh ứ động làm tăng độ ẩm và mùi hôi trong chuồng nuôi.

Chuồng heo cai sữa là một dãy chuồng đôi riêng biệt, các ô đối xứng nhau qua hành lang. Heo cai sữa được nuôi trên lồng sắt rất kiên cố, sàn làm bằng nhựa rất thuân tiện vệ sinh và sát trùng. Diện tích mỗi ô là 2,5m x 2,5m, có vách ngăn giữa ô để tiện việc vệ sinh và chăm sóc. Mỗi ô chuồng nuôi 15 con và cho ăn bằng máng ăn tự động. Sàn cách mặt đất 80cm, độ dốc là 150 thuận tiện việc dội nền hàng ngày.

Dãy chuồng nái khô – nái bầu được nuôi trong lồng sắt cá thể, nền chuồng làm bằng xi măng với độ dốc 50 tránh nước động gây viêm nhiễm. Diện tích mỗi ô chuồng 0,6m x 2,2m.

Heo nọc ở trại nuôi với chức năng làm đực thí tình, chuồng nuôi heo nọc với diện tích là 2,2m x 2,8m.



2.1.3. Thức ăn

* Trên heo nái nuôi con

Trong suốt thời gian nuôi con heo nái được cho ăn bằng cám Hi-Gro 567S của công ty CP Việt Nam. Nái nuôi con ngày cho ăn ba lần vào lúc: Sáng 6h – trưa 11h30 – chiều 6h, giúp nái ăn được lượng thức ăn nhiều nhất góp phần cải thiện hao mòn trong thời gian nuôi con.



Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng cám heo nái nuôi con Hi-Gro 567S


Thành phần dinh dưỡng

Hàm lượng

Đạm thô ( min % )

17

Xơ thô ( max % )

7

Độ ẩm ( max % )

14

Colistin ( mg/kg )

200

Ca ( min % - max % )

0,9 – 1,0

P ( min % )

0,7

Nacl ( min % - max % )

0,4 – 0,8

Năng lượng trao đổi ( kcal/kg )

3100

* Heo con theo mẹ

Heo con 7 ngày tuổi sẽ được tập ăn để bổ sung thêm dưỡng chất cho heo con, và đến ngay cai sữa heo con đã biết ăn mạnh. Trong giai đoạn này nhu cầu dưỡng chất cho heo con ngày một tăng mà lượng sữa mẹ không thể đáp ứng đủ nhu cầu, vì thế tập cho heo con ăn sớm để bù đắp lượng thiếu hụt này giúp đàn heo con sinh trưởng và phát triển tốt. Đồng thời đến ngày cai sữa (28 ngày) đàn heo con đã ăn được nhiều thức ăn và nâng cao trọng lượng heo cai sữa.



Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng cám heo tập ăn Hi-Gro 550S

Thành phần dinh dưỡng

Hàm lượng

Đạm thô ( min % )

21

Xơ thô ( max % )

3,5

Độ ẩm ( max % )

14

Colistin ( mg/kg )

8,8

Ca ( min % - max % )

0,8 – 0,9

P ( min % )

0,6

Nacl ( min % - max % )

0,4 – 0,6

Năng lượng trao đổi ( kcal/kg )

3300

2.1.4. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng nái đẻ và heo con cai sữa

* Heo mẹ

Trước khi sinh 7 – 10 ngày nái bầu được tắm sạch sẽ và xịt thuốc sát trùng trước khi đưa lên chuồng đẻ, lúc này cho ăn thức ăn của nái đẻ (567S) giai đoạn này được cho ăn ngày 2 lần, với tổng lượng thức ăn 3kg/ngày. Một ngày trước khi sinh khẩu phần nái 1,5kg/ ngày và tăng dần cho đến ngày thứ năm và được cho ăn mức tối đa, nhằm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho heo nái, để tạo nhiều sữa cho heo con. Khi nái đẻ được 2 – 3 con thì cho con vào bú ngay để tận dụng nguồn sữa đầu, trong sữa đầu có nhiều kháng thể cung cấp cho heo con. Khi heo con bú sẽ hút vào bầu vú có tác dụng kích thích nái tiết ocytocine tự nhiên, giúp nái đẻ nhanh hơn. Những nái đẻ trên 10 con hay những nái ít sữa sẽ được ghép heo con sang những nái ít con hơn. Heo con đem ghép là những heo con đã được bú sữa đầu. Đối với những heo con có trọng lượng sơ sinh <0,8 kg hay những con bị dị tật được loại bỏ. Trong giai đoạn nái sinh được truyền tĩnh mạch 1chai Glucose 5% (Saigonvet) + 20ml Aminovital_High (Hàn Quốc). Sau khi sinh nái được chích 5ml Bio-ocytocine và shatopen 10ml/con phòng viêm tử cung. Khi nái sinh xong ta đếm lá nhau để kiểm tra tình trạng nái sót nhau. Hai ngày sau khi sinh nái được chích 10ml/con Catosal giúp nái nhanh phục hồi sức khỏe.

Khi phát hiện triệu chứng bệnh lý trên nái phải nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân và tiến hành điều trị, tránh tình trạng bệnh lý quá lâu làm nái suy yếu và mất sữa, làm ảnh hưởng lớn đến đàn con. Trong giai đoạn nuôi con chuồng trại phải đảm bảo khô và sạch.

* Heo con theo mẹ

Heo con sau khi sinh được lau nhớt, cắt rốn và sát trùng bằng cồn Iod làm hạn chế viêm rốn trên heo con, sau đó cân trọng lượng heo con và loại những con trọng lượng <0,8kg và những con bị dị tật. Khi đẻ được 3 – 4 con thì cho vào bú, giúp heo con bú được lượng sữa đầu nhiều nhất, trong sữa đầu có nhiều kháng thể giúp heo con đề kháng lại bệnh tật, đồng thời lúc này ta cố định bầu vú tránh tình trạng heo con cắn nhau giành bú và thiếu sữa làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển về sau. Heo con sau khi sinh 3 ngày được uống Baycox 5% (2ml/con) và bấm răng, bấm tai, cắt đuôi, để ngày đầu heo con bú được nhiều sữa đầu.

Khi kiểm tra thấy heo mẹ có biểu hiện mất sữa thì heo con sẽ được chuyển sang nái khác. Nếu không ghép bầy được thì bổ sung sữa Sprayfo, phải tập cho từng con uống để làm quen với sữa bổ sung. Trong lồng úm heo con được sưởi ấm bằng đèn 100W và được sưởi ấm 24/24h đến 5 ngày tuổi. Từ 5 ngày tuổi đến cai sữa những lúc trời mưa – gió lạnh và sau 19h tối sẽ được mở để sưởi ấm. Heo con được tập ăn lúc 7 ngày tuổi, những ngày đầu cho thật ít thức ăn vào trong máng tập ăn. Tránh để thức ăn quá nhiều trong máng, làm thức ăn bị hư gây tiêu chảy và lãng phí, lượng thức ăn tăng dần tùy theo lượng ăn heo con ăn. Thức ăn sẽ thay mỗi ngày và thường xuyên rửa máng heo tập ăn để hạn chế heo con ăn phải thức ăn cũ hay thức ăn bị heo đi phân vào gây bệnh trên heo con.

Sau khi đẻ hàng ngày phải theo dõi tình trạng sức khỏe của heo nái và heo con, phát hiện những bệnh lý sớm và điều trị kịp thời. Heo con 1 ngày tuổi cho uống IgOne-S (Hàn Quốc) liều 2ml/con. Heo con 3 ngày tuổi được uống Baycox 5% (Bayer) phòng bệnh cầu trùng. Chích sắt heo con 2 lần: lần 1 lúc 3 ngày tuổi, lần 2 lúc 10 ngày tuổi bằng Prolongal ADE (Bayer) 1ml/con, heo đực được thiến lúc 7 ngày tuổi. Khi heo ăn được thức ăn tập ăn mạnh và đạt 26 – 28 ngày tuổi thì tiến hành cai sữa. Heo nái 3 ngày trước khi cai sữa chích AD3E 4ml/con. Ngày cai sữa trước khi chuyển xuống chuồng nái khô được chích Kepromec 1ml/33kgP. Heo con 3 ngày sau sẽ được chuyển sang khu cai sữa.



2.1.5. Vệ sinh thú y

* Vệ sinh

Dọn vệ sinh trong và ngoài trại được công nhân thực hiện hàng ngày, phát quang bụi rậm để hạn chế nơi sinh sống của chuột, chim, rắn, côn trùng lây truyền dịch bệnh gây hại. Tắm nái bầu tùy thuộc vào thời tiết, những ngày nắng nóng tắm 2 lần/ ngày, trong thời gian heo nái nuôi con thường không tắm. Khi nái đi phân sẽ được nhanh chóng thu dọn, tránh vấy bẩn sang heo con.

Heo con được 26 – 28 ngày tuổi và ăn được thức ăn tập ăn mạnh, sẽ chuyển sang khu cai sữa. Chuồng đẻ được cọ rửa sạch sẽ bằng vòi áp lực cao và ngâm vào thùng sát trùng. Chuồng sẽ được để trống 7 – 10 ngày trước khi cho nái vào. Nái trước khi đưa vào chuồng đẻ sẽ được tắm rửa sạch và xịt thuốc sát trùng.

* Sát trùng

Cổng chính ra vào trại và đầu mỗi dãy chuồng được bố trí các hố sát trùng bằng vôi. Xe chở thức ăn, khách tham quan, khi ra vào trại phải đi qua các hố sát trùng và hệ thống phun thuốc sát trùng triệt để. Trong những năm gần đây tình hình dịch bệnh diễn ra rất phức tạp, nên trại rất hạn chế công nhân, khách tham quan ra vào trại.

Quy trình phun thuốc sát trùng trai diễn ra 2 lần/ tuần, vào ngày thứ 3 và thứ 6 hàng tuần. Sau khi tắm heo, dội chuồng và dội nền, 1h sau sẽ phun thuốc sát trùng trong và xung quanh các dãy chuồng.

* Qui trình tiêm phòng

Bảng 2.3: Quy trình tiêm phòng của trại

Hạng heo

Vaccine phòng



Heo con

Heo hậu bị

Heo nái bầu

Mycoplasma

(Respisure one)



1 tuần tuổi (lần 1)







Dịch tả

(Bestiffa)



2 tuần tuổi (lần 1)

6 tuần tuổi (lần 2)



4 tuần trước khi phối

6 tuần trước khi sinh

Giả dại

(Bsk-Auj-gl)






5 tuần trước khi phối

4 tuần trước khi sinh

FMD

(Aftopor)



8 tuần tuổi (lần 1)

12tuần tuổi (lần 2)



3 tuần trước khi phối

5 tuần trước khi sinh

Bệnh do Parvovirus

(Farvowfure B)






2 tuần trước khi phối

3 tuần trước khi sinh

Chú thích: FMD: Foot and mouth disease

Trước khi chích vaccine chuồng trại được quét dọn sạch sẽ, kim và lọ vaccine khi sử dụng xong được cho vào thùng đựng thuốc sát trùng và đem hấp nhiệt độ cao, tránh tình trạng vaccine rơi rớt ngoài môi trường. Sau khi chích vaccine 4h sau được phun thuốc sát trùng toàn trại.

Một ngày trước khi chích vaccine, ống tiêm – kim được lau sạch bằng bông cẩn thận. Trước khi chích vaccine 3 ngày và sau khi chích vaccine đàn heo được cho uống Vitamin_C Antistres, nhằm tăng cường sức đề kháng và đáp ứng miễn dịch tốt hơn.
2.2. TUỔI THÀNH THỤC VỀ SINH DỤC

Tuổi thành thục về sinh dục sớm nhưng phải được 7 tháng tuổi và trọng lượng 110 – 120 kg, sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho nhà chăn nuôi. Ngoài các biện pháp về công tác giống, cần chú ý đến các vấn đề: dinh dưỡng, heo hậu bị gần nọc, stress… sẽ rút ngắn tuổi thành thục về sinh dục.

Theo (Lê Xuân Cương, 1982) một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thành thục về sinh dục là:

Yếu tố con giống: Các giống khác nhau sẽ có tuổi thành thục về sinh dục khác nhau, thông thường những giống có khả năng sinh sản tốt thì tuổi thành thục về sinh dục sớm hơn.

Kiểu di truyền: Tuổi thành thục về sinh dục sớm hay trễ có ảnh hưởng đến hệ số di truyền tương đối cao (h2 = 0,35). Cho nên chọn những nái có tuổi thành thục về sinh dục sớm, sẽ tăng khả năng sinh sản của heo nái và tăng số lứa đẻ cũng như tăng số con đẻ ra trong năm. Đối với những heo hậu bị được nuôi dưỡng trong điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc tốt, đến 225 ngày tuổi vẫn chưa lên giống lần đầu sẽ được loại bỏ.

Chế độ dinh dưỡng: Heo hậu bị được nuôi với chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối về dưỡng chất, thì tuổi thành thục về sinh sớm hơn so với heo hậu bị nuôi với chế độ dinh dưỡng không hợp lý.

Dời heo hậu bị sang chuồng khác và gần nọc: Theo (Trần Thị Dân, 2003) cho nái gần heo nọc (20 – 30 phút/ngày) 3 tuần trước khi phối giống và đạt 165 ngày tuổi sẽ kích thích nái lên giống sớm.

Yếu tố bệnh lý: Trong giai đoạn phát triển heo hậu bị, nhất là giai đoạn 5,5 – 7,5 tháng tuổi, khi mắc bệnh đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm sẽ ảnh hưởng lớn đến tuổi thành thục về sinh dục.

Stress: Là yếu tố rất quan trọng làm ảnh hưởng đến tuổi thành thục về sinh dục của heo hậu bị.

2.3. NĂNG SUẤT HEO NÁI

Số lứa đẻ/ nái/ năm: Chỉ tiêu này phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố dinh dưỡng, tình trạng bệnh lý, số ngày nuôi con, thời gian chờ phối… Để tăng số lứa đẻ/ nái/ năm chúng ta cần quan tâm đến qui trình chăm sóc nuôi dưỡng, dinh dưỡng, thời gian nuôi con, hội chứng M.M.A (Mastitis, Metritic, Agalactiae). Theo (Lê Xuân Cường, 1982). Sau khi cai sữa heo nái quá gầy ốm và mắc hội chứng M.M.A sẽ làm tăng đáng kể thời gian chờ phối và tỉ lệ đậu thai.

Số heo con cai sữa/ nái/ năm: Tổng số heo con cai sữa trong năm sẽ đánh giá năng suất của heo nái. Chỉ tiêu này phụ thuộc nhiều vào điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, thời điểm phối giống, số lứa đẻ/ nái/ năm, kỹ thuật phối giống, thao tác đỡ đẻ, số con đẻ ra trên lứa, số heo con sơ sinh còn sống…

Số con đẻ ra/lứa: Theo (Trần Thị Dân, 2003), chỉ tiêu này phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật phối giống, thời điểm phối giống, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng trong giai đoạn mang thai, stress do đánh nhau, cho ăn thất thường hay khẩu phần không cân đối, nhiệt độ chuồng nuôi cao nhất là tháng cuối thai kỳ làm tăng tỉ lệ chết thai cao. Các bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến chết thai như: BRRS (Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome), SMEDI (Stillbirth Mummificatinon Embryonic Deathinfertility), bệnh do Parvovirus, Centerovirus, Aujeszky’s disease virus, virus dịch tả, Leptospira và nấm… làm ảnh hưởng rất lớn đến ngành chăn nuôi.

Nái đã phối giống cần đảm bảo các điều kiện tốt nhất về chăm sóc nuôi dưỡng, môi trường phải sạch sẽ thoáng mát – yên tĩnh, đủ nước sạch và mát cho heo uống… Trong giai đoạn này heo nái mắc bệnh sẽ làm tăng tỉ lệ chết phôi chết thai. Ngoài ra nái quá già hay quá mập sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và rủi ro trong quá trình sinh. Sử dụng vaccine cũng cần được quan tâm đặc biệt là vaccine sống, vì sử dụng không hợp lý sẽ làm tăng khả năng chết phôi – chết thai.

2.4. MỘt sỐ biỂu hiỆn bỆnh xẢy ra trên nái sau khi sinh

2.4.1 Viêm tử cung

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm tử cung như: dinh dưỡng, tuổi, tình trạng sức khỏe, lứa đẻ, chăm sóc quản lý, kỹ thuật phối giống, thao tác can thiệp trong khi sinh, tiểu khí hậu chuồng nuôi, vệ sinh… Những nái đẻ khó, sót nhau – sót thai, niêm mạc đường sinh dục bị xây sát do can thiệp trong quá trình sinh, kỹ thuật phối giống, chất lượng tinh không đảm bảo là những nguyên nhân chủ yếu gây viêm tử cung.

Theo Nguyễn Văn Thành (2002) viêm là phản ứng của cơ thể, khi bị tổn thương với các triệu chứng sưng – nóng – đỏ – đau, làm rối loạn chức năng cơ quan bị viêm, viêm tử cung với các biểu hiện là dịch viêm tiết ra từ đường sinh dục và chia làm 3 dạng sau:

Dạng viêm nhờn (thể cata): Là dạng viêm nhẹ, thường xảy ra ở giai đoạn đầu 1 – 3 ngày sau khi sinh, niêm mạc tử cung bị viêm nhẹ, tử cung tiết ra nhiều dịch nhờn trong hoặc đục, lợn cợn rất hôi tanh, thường sau vài ngày dịch tiết giảm dần và đặc lại. Heo nái thường sốt nhẹ, thân nhiệt khoảng 39,5 – 400c nái vẫn cho con bú và ăn bình thường. Thể viêm này ít ảnh hưởng đến sức khỏe của nái, heo con vẫn phát triển bình thường, thể viêm này nếu chăm sóc và điều trị không hiệu quả sẽ chuyển sang dạng viêm có mủ.

Dạng viêm mủ: Tử cung tiết ra dịch nhờn có mủ rất hôi tanh, nguyên nhân do một số vi sinh vật xâm nhiễm vào tử cung, kết hợp sức đề kháng kém hay dạng viêm nhờn kế phát. Biểu hiện heo thường sốt 40 – 410 c, hô hấp tăng, nái thường nằm và bỏ ăn, khát nước… Nái mệt mỏi, thường nằm úp, ít cho con bú hay đè con. Lúc đầu dịch viêm màu trắng đục, sau chuyển sang dạng nhày đặc có màu vàng và lợn cợn. Về sau mủ chảy ra nhiều hơn có màu vàng hay xanh đặc đôi khi có lẫn máu, mùi rất hôi tanh. Bệnh thường kéo dài 4 – 5 ngày, sau đó mủ đặc lại dính bê bết ở âm hộ. Thể viêm có mủ can thiệp kịp thời và không triệt để, sẽ chuyển sang thể viêm mủ lẫn máu.

Dạng viêm có mủ lẫn máu: Dịch viêm chảy ra có mủ lẫn máu, là phản ứng viêm do tổn thương mao quản gây chảy máu, nái sốt rất cao 40 – 410 bỏ ăn nhiều ngày, sản lượng sữa giảm dần hoặc mất hẳn, tần số hô hấp tăng, nái khát nước và mệt mỏi hay nằm không cho con bú và hay đè con. Thành tử cung viêm nặng có nhiều tiết vật chảy ra mùi rất hôi tanh và thối, dịch viêm có màu xám đen lẫn máu




tải về 439.15 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương