CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học mở tp. Hcm độc lập Tự do Hạnh phúc



tải về 103.11 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích103.11 Kb.
#13845


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số: 1094/QĐ-ĐHM Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 12 năm 2011


QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy định về các chế độ nghỉ việc đối với công chức, viên chức Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh





HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Quyết định số 389/TTg ngày 26/07/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Đại học Mở Bán công Thành phố Hồ Chí Minh và Quyết định số 146/2006/QĐ-TTg ngày 22/06/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển sang loại hình trường đại học công lập với tên gọi là Trường Đại học Mở TP.HCM;

Căn cứ Điều lệ trường đại học ban hành theo Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22 tháng 09 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Luật viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2010 của Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 29 tháng 6 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2007; Nghị định 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29/06/2006 của Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Quy chế chi tiêu nội bộ ban hành kèm theo Quyết định số 228/QĐ-ĐHM ngày 24/03/2010;

Xét đề nghị của Phó trưởng phòng Tổ chức - Nhân sự,



QUYỀT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về các chế độ nghỉ việc đối với công chức, viên chức Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2012.

Điều 3. Các Ông/Bà Phó trưởng phòng Tổ chức - Nhân sự, Trưởng phòng Tài chính - Kế toán, Lãnh đạo các đơn vị của trường chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG

- Như Điều 3;

- Lưu: VT, TCNS.

(Đã ký)
Lê Bảo Lâm

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM



TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



QUY ĐỊNH

Về các chế độ nghỉ việc đối với công chức, viên chức Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1094/QĐ-ĐHM ngày 27/12/2011



của Hiệu trưởng Trường đại học Mở Tp.HCM )




Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quy định chung

Quy định này quy định chi tiết về các chế độ nghỉ việc bao gồm: nghỉ việc hưởng nguyên lương; nghỉ phép hàng năm; nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội (BHXH); nghỉ việc không hưởng lương; nghỉ việc do chấm dứt hợp đồng lao động; nghỉ việc khi hết tuổi lao động.



Điều 2. Đối tượng áp dụng

Công chức, viên chức đang làm việc tại Trường Đại học Mở Tp.HCM (sau đây gọi tắt là CCVC), xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ được quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.



Điều 3. Văn bản áp dụng

Luật viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2010 của Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 29 tháng 6 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2007;

Nghị định 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29/06/2006 của Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

Quy chế chi tiêu nội bộ ban hành kèm theo Quyết định số 228/QĐ-ĐHM ngày 24/03/2010.



Chương II

CHẾ ĐỘ NGHỈ VIỆC HƯỞNG NGUYÊN LƯƠNG

Điều 4. Nghỉ Lễ hàng năm

CCVC được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương những ngày Lễ sau đây:



  • Tết Dương lịch : 01 ngày

  • Tết Nguyên Đán : 04 ngày

  • Giỗ tổ Hùng Vương (mồng 10/3 âm lịch) : 01 ngày

  • Ngày Thống nhất Đất nước (30/4) : 01 ngày

  • Ngày Quốc tế Lao động (1/5) : 01 ngày

  • Ngày Quốc khánh (2/9) : 01 ngày

Ngày nghỉ Lễ hàng năm được thực hiện theo thông báo của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội và thông báo của nhà trường.

Điều 5. Nghỉ việc riêng

CCVC được nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:



  • Kết hôn: nghỉ 3 ngày

  • Con kết hôn: nghỉ 1 ngày

  • Bố mẹ (bên vợ hoặc bên chồng), vợ hoặc chồng, con chết: nghỉ 3 ngày

Các trường hợp nghỉ việc riêng nêu trên (ngoại trừ nghỉ do tang chế), CCVC phải có đơn xin nghỉ gửi lãnh đạo đơn vị trước khi nghỉ. Nghỉ do tang chế, CCVC chỉ cần báo cho lãnh đạo hoặc công đoàn đơn vị.

Điều 6. Nghỉ phép hàng năm

Theo quy định tại Chương III Quy định này.



Chương III

CHẾ ĐỘ NGHỈ PHÉP HÀNG NĂM

Điều 7. Thời gian làm việc được tính ngày nghỉ phép hàng năm

  1. Thời gian để tính nghỉ phép hàng năm được tính theo năm dương lịch.

  2. Thời gian sau đây được coi là thời gian làm việc của CCVC tại trường để tính số ngày nghỉ phép hàng năm:

  • Thời gian thử việc;

  • Thời gian nghỉ về việc riêng; nghỉ việc không hưởng lương được nhà trường đồng ý;

  • Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng; hoặc nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 3 tháng;

  • Thời gian nghỉ theo chế độ quy định đối với CCVC nữ;

  • Thời gian nghỉ để làm các nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật; thời gian nghỉ để hoạt động Công đoàn theo quy định của pháp luật;

  • Thời gian hội họp, học tập theo yêu cầu của trường hoặc được trường cho phép;

  • Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của CCVC; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc;

  • Thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do bị oan hoặc được miễn tố.

Điều 8. Mức nghỉ phép hàng năm

  1. CCVC có thời gian làm việc từ đủ 12 tháng đến dưới 5 năm được nghỉ phép 12 ngày.

  2. Số ngày nghỉ phép hàng năm được tăng thêm theo thâm niên làm việc tại trường (tính từ khi ký hợp đồng với trường), cứ đủ 5 năm được tính nghỉ thêm 1 ngày. Trường hợp CCVC làm việc tại các đơn vị nhà nước trước khi chuyển về trường thì thời gian để tính số ngày nghỉ phép hàng năm được tính bằng tổng số năm thực tế đã làm việc ở các đơn vị nhà nước (trừ thời gian đã được tính để được hưởng chế độ thôi việc).

  3. CCVC có thời gian làm việc không đủ 12 tháng trong năm thì số ngày nghỉ phép của năm đó được tính theo tỉ lệ tương ứng với số tháng đã làm việc trong năm.

Số ngày nghỉ phép hàng năm

=

12

+

Số ngày nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có)

x

Số tháng đã làm việc trong năm

12

Kết quả lấy tròn số hàng đơn vị: nếu số lẻ lớn hơn hoặc bằng 0,5 thì làm tròn thành 1 ngày; nếu số lẻ nhỏ hơn 0,5 thì không tính.

  1. Khi đi nghỉ phép hàng năm, nếu CCVC đi bằng phương tiện ô-tô, tàu thủy, tàu hỏa mà số ngày đi đường (cả đi và về) trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ phép hàng năm và chỉ được tính 1 lần trong mỗi năm làm việc của CCVC (nếu CCVC chia kỳ nghỉ phép hàng năm thành nhiều lần nghỉ trong năm thì thời gian đi đường cũng chỉ được tính 1 lần).

  2. Phép của năm trước được giải quyết đến cuối tháng 3 của năm sau. Từ ngày 01 tháng 04 hàng năm, nhà trường sẽ không giải quyết phép năm trước.

Điều 9. Thủ tục nghỉ phép hàng năm

  1. Khi nghỉ phép hàng năm, CCVC phải làm đơn xin nghỉ phép và chỉ được nghỉ khi đã được lãnh đạo đơn vị đồng ý. Mỗi đơn vị cử 1 CCVC theo dõi việc nghỉ phép của CCVC trong đơn vị. Hàng tháng, đơn vị tổng hợp và gửi toàn bộ đơn xin nghỉ phép trong tháng về phòng TC-NS cùng với bảng chấm công của đơn vị.

  2. Dựa trên công việc được phân công, CCVC sắp xếp thời gian nghỉ phép hàng năm hợp lý, đảm bảo hoàn thành tốt công việc được giao và không ảnh hưởng đến hoạt động chung của đơn vị.

Đối với giảng viên cơ hữu thì sắp xếp nghỉ phép hàng năm theo lịch giảng dạy được phân công và vào các dịp nghỉ hè, nghỉ tết.

  1. Đối với CCVC nghỉ phép đi du lịch nước ngoài phải gửi đơn xin nghỉ phép (có ý kiến chấp thuận của lãnh đạo đơn vị) về Phòng TC-NS ít nhất 1 tuần trước ngày đi. Phòng TC-NS trình Hiệu trưởng ra quyết định cho phép đi nước ngoài theo quy định.

Chương IV

CHẾ ĐỘ NGHỈ VIỆC HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI

Điều 10. Nghỉ hưởng chế độ ốm đau

      1. Bản thân ốm

  1. CCVC nghỉ việc do ốm đau, tai nạn rủi ro hưởng BHXH phải có xác nhận của cơ sở y tế theo đúng quy định hiện hành.

Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng ma tuý, chất gây nghiện khác thì không thuộc diện hưởng chế độ ốm đau.

  1. Thời gian được nghỉ hưởng chế độ ốm đau (tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần - Chủ nhật), cộng dồn trong năm, như sau:

    • Đóng BHXH dưới 15 năm : 30 ngày;

    • Đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm : 40 ngày;

    • Đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên : 60 ngày.

      1. Con ốm

  1. CCVC có con dưới 07 (bảy) tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con hưởng BHXH phải có xác nhận của cơ sở y tế theo đúng quy định hiện hành.

  2. Thời gian được nghỉ hưởng chế độ khi con ốm đau (tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần - Chủ nhật), cộng dồn trong năm, như sau:

  • Con dưới 3 tuổi : tối đa 20 ngày/năm;

  • Con từ đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi : tối đa 15 ngày/năm.

Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH, nếu một người đã hết thời hạn hưởng chế độ mà con vẫn ốm đau thì người kia được hưởng chế độ theo quy định trên.

      1. Thu nhập được hưởng trong thời gian nghỉ

    1. Chế độ do cơ quan BHXH chi trả:

  1. Mức hưởng chế độ ốm đau theo quy định là 75% mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ.

  2. Đối với CCVC mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành, thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau không quá 180 ngày/năm (tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần). Hết thời gian 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì mức hưởng chế độ ốm đau sẽ thấp hơn tùy thuộc vào số năm tham gia đóng BHXH, cụ thể là:

        • Đóng BHXH đủ 30 năm trở lên: hưởng 65%.

        • Đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm: hưởng 55%.

        • Đóng BHXH dưới 15 năm: hưởng 45%.

Mức hưởng chế độ ốm đau nêu trên nếu thấp hơn mức lương tối thiểu chung thì được tính bằng mức lương tối thiểu chung.

Nhà trường sẽ thanh toán số tiền trợ cấp cho CCVC sau khi được cơ quan BHXH duyệt hồ sơ.



    1. Chế độ do nhà trường chi hỗ trợ:

          1. Thu nhập tăng thêm (TNTT) hàng tháng (được chi cùng với đợt chi lương hàng tháng của trường):

Đối với CCVC thuộc khối quản lý:

    • Nếu thời gian nghỉ liên tục dưới 1 tháng hoặc 22 ngày làm việc cộng dồn trong 1 năm: được hưởng 100% TNTT.

    • Nếu thời gian nghỉ liên tục từ 1 tháng đến 4 tháng, hoặc nhiều hơn 22 ngày làm việc cộng dồn trong 1 năm: được hưởng 75% TNTT.

    • Nếu thời gian nghỉ liên tục trên 4 tháng: phòng TC-NS và phòng TC-KT đề xuất mức hưởng trình Ban giám hiệu xem xét quyết định.

Đối với giảng viên cơ hữu: tùy từng trường hợp, phòng TC-NS sẽ đề xuất ý kiến trình Ban Giám hiệu xem xét quyết định.

          1. Các khoản chi khen thưởng, phúc lợi, TNTT bổ sung (nếu có): chi theo thông báo chung của nhà trường.

        • Nếu thời gian nghỉ dưới 6 tháng trong 1 năm: được hưởng 100% các khoản chi.

        • Nếu thời gian nghỉ từ 6 tháng trở lên trong 1 năm: được hưởng 50% các khoản chi.

      1. Thủ tục xin nghỉ hưởng chế độ ốm đau

CCVC gửi cho phòng TC-NS Đơn xin nghỉ hưởng chế độ ốm đau (đã có ý kiến của lãnh đạo vị) kèm theo Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, Giấy ra viện do Cơ sở y tế khám chữa bệnh cấp để phòng thực hiện các thủ tục thanh toán với cơ quan BHXH và đề xuất chi các khoản hỗ trợ theo quy định ở trên.

Điều 11. Nghỉ hưởng chế độ thai sản

  1. Nghỉ khám thai (tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần)

  1. Trong thời gian mang thai, CCVC được nghỉ việc để đi khám thai năm lần, mỗi lần một ngày.

  2. Trường hợp mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường, CCVC được nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai.

  1. Nghỉ sảy thai, nạo thai, hút thai hoặc thai chết lưu (tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần - Chủ nhật)

    1. Thai dưới một tháng : 10 ngày;

    2. Thai từ một tháng đến dưới ba tháng : 20 ngày;

    3. Thai từ ba tháng đến dưới sáu tháng : 40 ngày;

    4. Thai từ sáu tháng trở lên : 50 ngày.

  1. Nghỉ khi thực hiện các biện pháp tránh thai (tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần - Chủ nhật)

  1. Đặt vòng tránh thai : 7 ngày.

  2. Thực hiện biện pháp triệt sản : 15 ngày.

  1. Nghỉ sinh con (tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần - Chủ nhật)

  1. CCVC khi sinh con: được nghỉ 4 tháng.

  2. Trường hợp sinh đôi trở lên: từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con được nghỉ thêm 30 ngày.

  3. Các trường hợp khác ngoài hai trường hợp nêu trên được giải quyết theo Luật Bảo hiểm xã hội.

  1. Nghỉ khi nhận nuôi con nuôi (tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần - Chủ nhật)

CCVC khi nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ bốn tháng tuổi.

  1. Trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, CCVC được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc, mà vẫn hưởng đủ lương.

  2. Thu nhập được hưởng trong thời gian nghỉ

    1. Chế độ do cơ quan BHXH chi trả:

  1. Mức hưởng chế độ thai sản do cơ quan BHXH chi là 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ. Đối với trường hợp sinh con và nhận nuôi con nuôi, CCVC phải có thời gian đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

  2. Khi CCVC sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi được trợ cấp 1 lần bằng 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.

  3. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng BHXH. Thời gian này, CCVC và nhà trường không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN.

  4. Lương cơ bản, phụ cấp chức vụ và phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo (nếu có) hàng tháng nhà trường tạm ứng chi trước cho CCVC theo mức đang hưởng. Sau khi đã được cơ quan BHXH duyệt mức chi cụ thể, phòng TC-NS và phòng TC-KT sẽ tính toán và chi thêm phần chênh lệch (bao gồm cả khoản hỗ trợ 2 tháng lương tối thiểu chung).

    1. Chế độ do nhà trường chi hỗ trợ:

  1. Thu nhập tăng thêm hàng tháng (được chi cùng với đợt chi lương hàng tháng của trường):

    • Đối với CCVC khối quản lý: hưởng 75% TNTT.

    • Đối với giảng viên cơ hữu: hưởng 100% phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo và thu nhập tăng thêm ứng trước.

  1. Các khoản chi khen thưởng, phúc lợi, TNTT bổ sung (nếu có): được hưởng 100% các khoản chi theo thông báo chung của nhà trường.

  1. Thủ tục xin nghỉ hưởng chế độ thai sản

  1. Trước khi nghỉ, CCVC phải gửi Đơn xin nghỉ hưởng chế độ thai sản (đã có ý kiến của lãnh đạo đơn vị) cho phòng TC-NS (ngoại trừ trường hợp nghỉ do sảy thai).

  2. Sau khi nghỉ, CCVC gửi bổ sung cho phòng TC-NS Bản sao Giấy khai sinh của con (đối với nghỉ sinh con hoặc nghỉ nhận nuôi con nuôi), Giấy ra viện (đối với sinh mổ); hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội (đối với các trường hợp khác) do Cơ sở y tế khám chữa bệnh cấp, để phòng thực hiện các thủ tục thanh toán với cơ quan BHXH và đề xuất chi các khoản hỗ trợ theo quy định.

  3. CCVC nghỉ khám thai gửi Đơn xin nghỉ cho lãnh đạo đơn vị kèm giấy khám thai của Bác sĩ (đơn vị tổng hợp và gửi cùng bảng chấm công hàng tháng về phòng TC-NS).

Chương V

CÁC CHẾ ĐỘ NGHỈ VIỆC KHÁC

Điều 12. Nghỉ việc không hưởng lương

  1. Trong một số trường hợp đặc biệt, CCVC có nguyện vọng được nghỉ việc một thời gian ngắn (như nghỉ thêm sau thời gian nghỉ chế độ thai sản, nghỉ chữa bệnh ngoài chế độ BHXH, nghỉ làm luận văn, luận án tốt nghiệp ngoài chế độ quy định…) thì CCVC phải làm Đơn xin nghỉ không hưởng lương gửi lãnh đạo đơn vị, kèm theo các giấy tờ liên quan.

Trên cơ sở đề xuất của lãnh đạo đơn vị và tình hình chung của nhà trường, phòng TC-NS sẽ trình Ban Giám hiệu xem xét quyết định.

  1. Theo Điều 5 và 92 Luật Bảo hiểm xã hội, hàng tháng nhà trường đóng BHXH dựa trên cơ sở quỹ tiền lương, tiền công của CCVC. Do đó, trong thời gian CCVC nghỉ việc không hưởng lương, nhà trường không có nghĩa vụ đóng BHXH cho CCVC.

Tuy nhiên, trong trường hợp CCVC nghỉ việc không hưởng lương từ 1 đến 3 tháng, nếu xét thấy cần thiết để có đủ thời gian tham gia BHXH khi nghỉ hưu, nhà trường sẽ liên hệ với cơ quan BHXH để CCVC có thể đóng BHXH trong những tháng nghỉ việc không hưởng lương này. (Trường hợp này CCVC sẽ phải đóng trọn cả tỷ lệ nhà trường đóng và tỷ lệ CCVC đóng.)

Điều 12. Chấm dứt hợp đồng lao động

  1. Chế độ được hưởng

    1. Trợ cấp thôi việc (do nhà trường chi)

  1. Mức chi: mỗi năm công tác được hưởng ½ tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc (theo mức lương tối thiểu chung tại thời điểm nghỉ việc).

  2. Thời gian công tác tính hưởng trợ cấp thôi việc: tính từ khi bắt đầu ký hợp đồng lao động với trường cho đến 31/12/2008 (trên 6 tháng tính tròn thành 1 năm; từ 6 tháng trở xuống tính tròn thành 0,5 năm).

    1. Trợ cấp thất nghiệp hàng tháng (do cơ quan BHXH chi)

  1. Mức chi: 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp (tính cho thời gian công tác từ 01/01/2009 trở về sau).

  • Đóng BHTN từ đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng : 3 tháng trợ cấp;

  • Đóng BHTN từ đủ 36 tháng đến dưới 72 tháng : 6 tháng trợ cấp;

  • Đóng BHTN từ đủ 72 tháng đến dưới 144 tháng : 9 tháng trợ cấp;

  • Đóng BHTN từ đủ 144 tháng trở lên : 12 tháng trợ cấp.

  1. Được hưởng chế độ bảo hiểm y tế trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp.

  2. Việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định tại Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội.

  3. Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp lần sau.

  4. Thủ tục để được hưởng trợ cấp thất nghiệp: trong thời hạn 07 ngày (tính theo ngày làm việc) kể từ ngày bị mất việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ, người lao động phải trực tiếp đến Trung tâm giới thiệu việc làm Thành phố (153 Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh) để đăng ký thất nghiệp. Người lao động bị thất nghiệp phải nộp đủ hồ sơ hưởng BHTN trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp.

    1. Bảo lưu thời gian đóng BHXH:

CCVC được bảo lưu thời gian đóng BHXH để tiếp tục tham gia BHXH tại đơn vị công tác mới.

Trong trường hợp CCVC không muốn bảo lưu thời gian đóng BHXH thì có thể nhận trợ cấp 1 lần do cơ quan BHXH chi (chỉ được nhận sau 1 năm nghỉ việc hoặc nhận ngay nếu đi định cư ở nước ngoài). Mỗi năm đóng BHXH được hưởng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH.



  1. Thủ tục xin nghỉ khi chấm dứt hợp đồng

  1. CCVC khi có nguyện vọng muốn chấm dứt HĐLĐ với nhà trường phải làm Đơn xin nghỉ việc gửi lãnh đạo đơn vị có ý kiến và phòng TC-NS tiếp nhận giải quyết.

Phòng TC-NS căn cứ theo Đơn và ý kiến của lãnh đạo đơn vị để giải quyết theo quy định.

  • Đối với CCVC làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn từ 1 năm đến 3 năm: gửi đơn trước ít nhất 30 ngày.

  • Đối với CCVC làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn: gửi đơn trước ít nhất 45 ngày.

  1. CCVC gửi cho phòng TC-NS Giấy xác nhận về việc đã hoàn tất các thủ tục bàn giao công việc, tài sản và thanh toán các khoản nợ, phải nộp trước khi nghỉ việc (theo mẫu do phòng TC-NS cung cấp) trong vòng 10 ngày sau khi nộp đơn.

Điều 13. Nghỉ việc khi hết tuổi lao động

CCVC khi hết tuổi lao động (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi) sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí hàng tháng, hoặc nghỉ hưởng chế độ trợ cấp BHXH 1 lần, hoặc tham gia BHXH tự nguyện.



  1. Chế độ hưu trí hàng tháng

CCVC phải có thời gian tham gia BHXH từ đủ 20 năm trở lên.

Các khoản được hưởng bao gồm:



    1. Lương hưu hàng tháng (do cơ quan BHXH chi)

  1. Mức hưởng được tính theo số năm đóng BHXH:

  • 15 năm đầu: 45%

  • Mỗi năm đóng BHXH tiếp theo: Nữ : 3%/năm Nam: 2%/năm

  • Mức tối đa được hưởng: 75%

  1. Mức lương để tính lương hưu hàng tháng được quy định tại Điều 52 – 53 của Luật Bảo hiểm xã hội.

Lương hưu hàng tháng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung và được điều chỉnh theo lương tối thiểu chung.

    1. Trợ cấp 1 lần (do cơ quan BHXH chi)

Mức trợ cấp 1 lần được tính theo số năm đóng BHXH kể năm thứ 31 trở đi đối với nam và năm thứ 26 trở đi đối với nữ. Cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH.

    1. Hỗ trợ 1 lần khi về hưu (do nhà trường chi)

Thực hiện theo quy chế Chi tiêu nội bộ.

  • Trong thời gian 3 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí hàng tháng, CCVC được miễn đảm nhiệm các công tác mới, được linh động về thời gian làm việc và sắp xếp để bàn giao công việc cho đơn vị.

  1. Chế độ trợ cấp BHXH 1 lần

CCVC có thời gian tham gia BHXH chưa đủ 20 năm.

Các khoản được hưởng bao gồm:



    1. Trợ cấp 1 lần (do cơ quan BHXH chi)

Mỗi năm đóng BHXH được hưởng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH (CCVC được nhận ngay sau khi hoàn tất thủ tục nghỉ việc với cơ quan BHXH)

    1. Trợ cấp thất nghiệp hàng tháng (do cơ quan BHXH chi)

Được tính cho thời gian công tác từ 01/01/2009 trở về sau (xem mục 2.2 Điều 12 Quy định này).

    1. Trợ cấp thôi việc (do nhà trường chi)

Được tính cho thời gian công tác tại trường từ 31/12/2008 trở về trước (xem mục 2.1 Điều 12 Quy định này).

  1. Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Trường hợp CCVC có thời gian tham gia BHXH từ đủ 15 năm trở lên có thể tham gia BHXH tự nguyện cho đến đủ 20 năm để được hưởng lương hưu hàng tháng.

    1. Mức đóng hàng tháng bằng 16% mức thu nhập người lao động lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%.

Mức thu nhập làm cơ sở để tính đóng bảo hiểm xã hội được thay đổi tùy theo khả năng của người lao động ở từng thời kỳ, nhưng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung và cao nhất bằng hai mươi tháng lương tối thiểu.

    1. Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:

    1. Hằng tháng;

    2. Hằng quý;

    3. Sáu tháng một lần.

    1. Chế độ được hưởng:

Xem mục 1 Điều 13 Quy định này và Chương IV Luật Bảo hiểm xã hội.

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 14. Tổ chức thực hiện

Phòng TC-NS và phòng TC-KT có trách nhiệm cập nhật các quy định của Nhà nước về các vấn đề liên quan được nêu trong quy định này để trình Ban giám hiệu xem xét và điều chỉnh kịp thời.



Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc gì, các đơn vị phản ánh về phòng TC-NS để phòng tổng hợp trình Ban giám hiệu xem xét quyết định.

HIỆU TRƯỞNG
(Đã ký)

Lê Bảo Lâm



tải về 103.11 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương