CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh quảng ninh



tải về 84.31 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích84.31 Kb.
#18952

UỶ BAN NHÂN DÂN





CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH QUẢNG NINH




Độc lập - Tự do - Hạnh phúc










Số: /QĐ-UBND






Hạ Long, ngày tháng 8 năm 2009

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt Phương án kỹ thuật và dự toán chi tiết khảo sát bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2000 Khu vực Khu đô thị thương mại Cái Rồng, Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH


Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND tỉnh ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003; Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng đô thị; Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 1458/QĐ-UBND ngày 12/5/2009 của UBND tỉnh "V/v phê duyệt Nhiệm vụ khảo sát bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2000 phục vụ lập Quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng chính tại đảo Cái Bầu, Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh";

Căn cứ Quyết định số 1727/QĐ-UBND ngày 01/6/2009 của UBND tỉnh "V/v phê duyệt kế hoạch đấu thầu gói thầu khảo sát, đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2000 phục vụ lập quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng chính tại đảo Cái Bầu, Khu kinh tế Vân Đồn";

Xét đề nghị của Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn tại văn bản số 155/TTr-KKTVĐ ngày 15/7/2009; Sở Xây dựng tại văn bản 363/SXD-QH ngày 29/7/2009 "V/v trình thẩm định và phê duyệt Phương án kỹ thuật và dự toán chi tiết khảo sát bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2000 Khu vực Khu đô thị thương mại Cái Rồng, Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh";

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Phương án kỹ thuật và dự toán chi tiết khảo sát bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2000 Khu vực Khu đô thị thương mại Cái Rồng, Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh với các nội dung sau:

1. Địa điểm, phạm vi ranh giới:

- Theo Nhiệm vụ khảo sát bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2000 phục vụ lập Quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng chính tại đảo Cái Bầu, Khu kinh tế Vân Đồn đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt (tại Quyết định số 1458/QĐ-UBND ngày 12/5/2009); Khu đô thị - thương mại Cái Rồng bao gồm toàn bộ khu vực phía Nam đảo Cái Bầu, dọc hai bên trục đường 334 (từ cầu Vân Đồn đến hết Bãi Dài) thuộc thị trấn Cái Rồng, xã Đông Xá và xã Hạ Long, huyện Vân Đồn; diện tích khảo sát khoảng 2.300 Ha.

2. Nội dung Phương án đo vẽ và dự toán chi tiết:

2.1. Giới thiệu chung:

2.1.1. Các căn cứ cho công tác khảo sát bản đồ địa hình:

- Quyết định số 1458/QĐ-UBND ngày 12 tháng 05 năm 2009 của UBND tỉnh Quảng Ninh “Về việc Phê duyệt nhiệm vụ khảo sát bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2000 phục vụ lập Quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng chính tại đảo Cái Bầu, Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh”;

- Quyết định số 1727/QĐ-UBND ngày 01 tháng 06 năm 2009 của UBND tỉnh Quảng Ninh “Về việc Phê duyệt kế hoạch đấu thầu gói thầu khảo sát, đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2000 phục vụ lập Quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng chính tại đảo Cái Bầu, Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh”;

- Sơ đồ ranh giới khảo sát bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2000 phục vụ lập quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng trên đảo Cái Bầu, Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh;

2.1.2. Mục đích yêu cầu:

Để làm cơ sở cho công tác chuẩn bị lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 các Khu chức năng chính của Khu kinh tế Vân Đồn; cơ sở để xác định giá gói thầu số 1: Khảo sát bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2000 khu vực Khu đô thị thương mại Cái Rồng;

2.1.3. Phương pháp thành lập:

Thành lập bản đồ địa hình bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp tại thực địa, đảm bảo độ chính xác cao và tiết kiệm chi phí, Phương pháp này sử dụng máy toàn đạc điện tử để đo đạc trực tiếp địa hình, địa vật. Bản đồ được thành lập theo công nghệ số với sự hỗ trợ của một số phần mền chuyên dụng, cho phép loại trừ một loạt các sai số như sai số dựng lưới ô vuông, sai số chấm điểm...;

2.1.4. Khối lượng khảo sát dự kiến:

- Thành lập lưới đường chuyền hạng IV: 26 điểm;

- Thành lập lưới đường chuyền cấp 1: 26 điểm;

- Thành lập lưới đường chuyền cấp 2: 65 điểm;

- Thành lập lưới thủy chuẩn hạng IV: 45 km;

- Thành lập lưới thủy chuẩn kỹ thuật: 59 km;

- Đo vẽ chi tiết bản đồ tỷ lệ 1/2000 khoảng cao đều đồng mức 1m: 2.300 ha (trong đó khối lượng đo ở dưới nước là 400 ha).

- Phân loại địa hình khu vực khảo sát:

+ Địa hình loại III: 21%;

+ Địa hình loại IV: 68%;

+ Địa hình loại V: 11%.

(Vị trí, diện tích được xác định trên bản đồ lưới khống chế và phân cấp địa hình kèm theo);

2.1.5. Các tiêu chuẩn khảo sát được áp dụng:

- Quy định sử dụng máy thu vệ tinh GPS để thành lập lưới trắc địa do Cục Đo đạc và Bản đồ ban hành năm 1991 thuộc Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường).

- Tiêu chuẩn XDVN 309 : 2004 “Công tác trắc địa trong xây dựng công trình – Yêu cầu chung”.

- Tiêu chuẩn XDVN 364 : 2006 “Tiêu chuẩn kỹ thuật đo và xử lý số liệu GPS trong trắc địa công trình”.

- Tiêu chuẩn ngành: 96 TCN 43-90. Quy phạm đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500; 1/1000; 1/2000; 1/5000; (phần ngoài trời).

- Tiêu chuẩn ngành 96 TCN 42-90. Quy phạm đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500; 1/1000; 1/2000; 1/5000; 1/10000; 1/25000; (phần trong nhà).

- Ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500; 1/1000; 1/2000; 1/5000 của Tổng cục Địa chính ban hành ngày 19/11/1994 (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường).

- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về xây dựng lưới độ cao ngày 18/02/2008-QCVN 11: 2008/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2.1.6. Các tài liệu gốc trắc địa sử dụng:

a. Tư liệu trắc địa:

- Về mặt phẳng: Các điểm lưới địa chính cơ sở (độ chính xác tương đương với hạng III Nhà nước) có số hiệu: 107443, 107444, 107445, 107447.

- Về đồ cao: Theo số liệu do Trung tâm thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ thì gần khu vực khảo sát có 4 điểm độ cao Nhà nước hạng I có số hiệu như sau: I(HP-MC) 21, 22, 23, 24. Nhưng qua khảo sát tìm điểm, thực tế ngoài thực địa chỉ còn lại một điểm là I (HP-MC)22, do vậy sẽ sử dụng điểm độ cao Nhà nước này để dẫn độ cao lên các điểm lưới đường chuyền hạng IV, đường chuyền cấp 1, 2 trong khu vực khảo sát.

b. Tư liệu bản đồ:

- Bản đồ giải thửa 299 tỷ lệ 1/1000 phần đất sản xuất cây hàng năm, hệ toạ độ HN - 72.

- Bản đồ địa chính đất lâm nghiệp tỷ lệ 1/5000, hệ tọa độ VN-2000, kinh tuyến trục 107045’, múi chiếu 30.

- Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10000, hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 105000’, múi chiếu 30.

- Bản đồ địa chính chính quy tỷ lệ 1/1000, hệ toạ độ VN2000, kinh tuyến trục 107045’, múi chiếu 30 khu vực thị trấn Cái Rồng.

- Hệ thống hồ sơ địa giới 364.

2.2. Thiết kế kỹ thuật:

2.2.1. Thiết kế lưới khống chế mặt bằng và độ cao:

a. Thiết kế lưới khống chế mặt bằng

a1. Lưới đường chuyền hạng IV:

Trên khu vực khảo sát thiết kế 26 điểm đường chuyền hạng IV. Lưới đường chuyền hạng IV được thiết kế dưới dạng chuỗi tam giác, rải đều trên toàn bộ khu đo, về mặt phẳng được đo nối với các điểm địa chính cơ sở, về độ cao được đo nối với điểm độ cao hạng IV. Đo đạc lưới đường chuyền hạng IV bằng công nghệ GPS.

Lưới đường chuyền hạng IV được bình sai trên hệ toạ độ VN-2000, kinh tuyến trục 107045’ múi chiếu 30.

Tính toán cạnh và bình sai sai lưới bằng phần mềm GPSurvey V2.35, với yêu cầu kỹ thuật và độ chính xác đạt được như sau:

- Chỉ tiêu tính toán xử lý cạnh:

+ RMS cho phép 0.02 + 0.004 x D (Km) D: chiều dài cạnh

+ Ref - Var cho phép 30 000

+ Ratio: giới hạn phần mềm 1.5

- Độ chính xác sau bình sai:

+ Sai số khép hình các tam giác 1/70000

+ Sai số tương đối cạnh yếu nhất sau bình sai 1/70000.

- Yêu cầu đúc mốc:

+ Mốc được làm bằng bê tông, xi măng, cát sỏi Max 200, có kích thước mặt 20x20 cm, đáy 35x35 cm, cao 35 cm. Tâm mốc bằng sứ, trên mặt ghi tên điểm.

+ Mốc được chôn cách mặt đất 20 cm, tại nơi có nền đất ổn định.

+ Cọc dấu được làm bằng bê tông, xi măng, cát sỏi Max 200, có kích thước mặt 10x10cm, đáy 10x10 cm, cao 70 cm.

+ Cọc dấu được chôn nổi trên mặt đất 30 cm, hướng chữ quay về phía Bắc, cách mốc 1m.

a2. Đường chuyền cấp 1:

Lưới đường chuyền cấp 1 được thiết kế 26 điểm bố trí đều trên khu vực khảo sát, đồ hình theo dạng lưới tam giác dầy đặc, về mặt phẳng được đo nối với các điểm đường chuyền hạng IV, độ cao được đo nối với điểm độ cao hạng IV.

Bình sai trên hệ toạ độ VN-2000, kinh tuyến trục 107045’ múi chiếu 30.

Tính toán cạnh và bình sai lưới bằng phần mềm GPSurvey V2.35, với yêu cầu kỹ thuật và độ chính xác đạt được như sau:

- Chỉ tiêu tính toán xử lý cạnh:

+ RMS cho phép 0.02 + 0.004 x D (Km) D: chiều dài cạnh

+ Ref - Var cho phép 30 000

+ Ratio: giới hạn phần mềm 1.5

- Độ chính xác sau bình sai:

+ Sai số khép hình các tam giác 1/50000

+ Sai số tương đối cạnh yếu nhất sau bình sai 1/50000. Trường hợp cạnh nhỏ hơn 500 m thì sai số Ms ≤ 1.2 cm.

- Yêu cầu đúc mốc:

+ Mốc được làm bằng bê tông, xi măng, cát sỏi Max 200, có kích thước mặt 15x15 cm, đáy 30x30 cm, cao 30 cm. Tâm mốc bằng sứ, trên mặt ghi tên điểm.

+ Mốc được chôn cách mặt đất 20 cm, tại nơi có nền đất ổn định.

+ Cọc dấu được làm bằng bê tông, xi măng, cát sỏi Max 200, có kích thước mặt 10x10cm, đáy 10x10 cm, cao 70 cm.

+ Cọc dấu được chôn nổi trên mặt đất 30 cm, hướng chữ quay về phía Bắc, cách mốc 1m.

a3. Đường chuyền cấp 2:

Lưới đường chuyền cấp 2 được thiết kế 65 điểm bố trí đều trên khu vực khảo sát, đồ hình theo dạng lưới tam giác dầy đặc, về mặt phẳng được đo nối với các điểm đường chuyền hạng IV và đường chuyền cấp 1, độ cao được đo nối với điểm độ cao hạng IV. Đo đạc lưới đường chuyền hạng IV bằng công nghệ GPS.

Lưới đường chuyền cấp 2 được bình sai trên hệ toạ độ VN-2000, kinh tuyến trục 107045’ múi chiếu 30.

Tính toán cạnh và bình sai sai lưới bằng phần mềm GPSurvey V2.35, với yêu cầu kỹ thuật và độ chính xác đạt được như sau:

- Chỉ tiêu tính toán xử lý cạnh:

+ RMS cho phép 0.02 + 0.004 x D (Km) D: chiều dài cạnh

+ Ref - Var cho phép 30 000

+ Ratio: giới hạn phần mềm 1.5

- Độ chính xác sau bình sai:

+ Sai số khép hình các tam giác 1/40000

+ Sai số tương đối cạnh yếu nhất sau bình sai 1/40000. Trường hợp cạnh nhỏ hơn 500 m thì sai số Ms 1.2 cm.

- Yêu cầu đúc mốc:

+ Mốc được làm bằng bê tông, xi măng, cát sỏi Max 200, có kích thước mặt 10x10 cm, đáy 30x30 cm, cao 30 cm. Tâm mốc bằng sứ, trên mặt ghi tên điểm.

+ Mốc được chôn cách mặt đất 20 cm, tại nơi có nền đất ổn định.

+ Cọc dấu được làm bằng bê tông, xi măng, cát sỏi Max 200, có kích thước mặt 10x10cm, đáy 10x10 cm, cao 70 cm.

+ Cọc dấu được chôn nổi trên mặt đất 30 cm, hướng chữ quay về phía Bắc, cách mốc 1m.

b. Thiết kế lưới khống chế độ cao:

b1. Lưới thuỷ chuẩn hạng IV:

Lưới thuỷ chuẩn hạng IV thiết kế 45km được đo dẫn độ cao bằng máy thuỷ chuẩn điện tử. Lưới độ cao hạng IV được phát triển từ một điểm độ cao hạng I Nhà nước có số hiệu I (HP-MC) 22. Lưới độ cao hạng IV được thiết kế theo dạng đường đơn hoặc mạng lưới có 1 hay nhiều điểm nút để dẫn độ cao lên 12 điểm đường chuyền hạng IV, cấp 1, cấp 2. Các điểm được bố trí ở các khu vực thuận tiện cho việc dẫn độ cao bằng phương pháp hình học, bố trí lưới khống chế đo vẽ hoặc làm điểm đứng máy. Các điểm độ cao của lưới đường chuyền hạng IV còn lại được đo bằng công nghệ GPS, các điểm khởi tính khi bình sai là 12 điểm lưới độ cao hạng IV mới được thành lập. Giá trị độ cao của các điểm GPS sau khi bình sai sẽ dùng làm điểm khởi tính cho lưới độ cao kỹ thuật.

b2. Lưới độ cao kỹ thuật:

Lưới thuỷ chuẩn kỹ thuật được thiết kế dẫn đến các điểm lưới mặt bằng đường chuyền cấp 1, 2 theo nhiều tuyến đơn và các tuyến có nhiều điểm nút, điểm khởi tính và khép về là 12 điểm thuỷ chuẩn hạng IV và các điểm có độ cao hạng IV. Với tổng chiều dài các lưới khoảng 59 km. Việc đo dẫn độ cao cũng sẽ thực hiện bằng máy thuỷ chuẩn điện tử.

b3. Các điểm lưới mặt bằng đường chuyền cấp 1, 2 ở núi cao, không thuận tiện cho việc dẫn độ cao thuỷ chuẩn bằng phường pháp đo cao hình học thì sẽ được đo nối bằng công nghệ GPS.

c. Lưới khống chế đo vẽ:

Lưới khống chế đo vẽ được thành lập bằng các thiết bị, công nghệ như sau:

c1. Công nghệ đo bằng máy GPS 01 tần số:

Các điểm lưới khống chế đo vẽ được thiết kế theo từng cặp cạnh thông nhau, tạo thành mạng lưới tam giác hoặc tứ giác. Công tác đo đạc, tính toán bình sai tương tự như khi thành lập lưới khống chế đường chuyền cấp 1, 2.

c2. Phương pháp đường chuyền:

- Đường chuyền kinh vĩ 1:

+ Lưới khống chế đo vẽ được xây dựng dưới dạng đường chuyền đơn hoặc mạng lưới có một hoặc nhiều điểm nút.

+ Góc bằng đo 1 lần, chênh lệch giữa 2 nửa lần đo và chênh lệch hướng quy 0 phải nhỏ hoặc bằng 20”. Cạnh đo 2 lần riêng biệt, chênh lệch kết quả giữa các lần đo < ±2a (a là hằng số sai số hệ thống cố định có trong lý lịch của từng loại máy toàn đạc điện tử).

+ Góc đứng được đo 1 lần đồng thời với góc bằng, đo theo dây chỉ giữa và phải đo đi đo về trên cùng một cạnh.

- Đường chuyền kinh vĩ 2:

+ Công tác đo đạc đường chuyền kinh vĩ 2 cũng giống như đo đường sườn kinh vĩ 1.

+ Các điểm đường sườn kinh vĩ 1, 2 được đánh dấu bằng cọc gỗ có kích thước (3.0x3.0) cm x20cm, tên điểm được viết bằng sơn đỏ cạnh cọc, tâm bằng đinh 2cm, số hiệu điểm đánh theo vần chữ cái Ai, Bi...

2.2.2. Đo vẽ chi tiết bản đồ địa hình:

a. Đánh số và phân chia mảnh bản đồ:

Để thuận tiện cho công tác quản lý và sử dụng, việc đánh số và chia mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2000 được chia mảnh theo toạ độ địa lý tuân thủ theo Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC của Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ toạ độ Quốc gia VN-2000, dự kiến có 35 mảnh bản đồ.

b. Đo vẽ chi tiết và đối soát kiểm tra ngoài hiện trường:

Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2000, h=1m được đo bằng phương pháp toàn đạc bằng máy toàn đạc điện tử. Đo vẽ chi tiết được tiến hành bằng máy toàn đạc điện tử theo phương pháp toạ độ cực. Các điểm đứng máy để đo các điểm chi tiết địa hình là các điểm có độ chính xác từ đường sườn kinh vĩ 2 trở lên. Ngoài ra tại một số khu vực khó khăn, độ dốc lớn có thể được phép phóng cọc phụ, nhưng không được phóng liên tiếp.

b1. Trên bản đồ phải biểu thị được các yếu tố sau:

- Điểm khống chế trắc địa

- Điểm dân cư

- Địa vật kinh tế xã hội.

- Đường giao thông và thiết bị phụ thuộc

- Thuỷ hệ và các công trình phụ thuộc

- Dáng đất, chất đất .

- Ranh giới và tường rào.

- Địa danh và các ghi chú khác cần thiết.

- Các công trình công cộng phải biểu thị tính chất kinh tế, xã hội văn hoá của chúng như nhà thờ, trụ sở uỷ ban, chùa, bưu điện, nhà văn hoá ....

- Phân biệt tính chất các loại nhà (lớn, nhỏ, số tầng).

- Khi biểu thị đường ô tô có rải mặt phải ghi chú tên đường, độ rộng lòng đường và mép đường, còn các loại đường khác thì biểu thị theo quy mô đường lớn, đường đất nhỏ và đường mòn. Đường bờ vùng bờ thửa ổn định cũng phải biểu thị (Phải chú ý biểu thị vị trí hạ hoặc nâng cấp đường. Biển chỉ đường, cầu cống, cột cây số, chỗ đào sâu, chỗ đắp cao).

- Thể hiện độ cao tim đường giao cắt.

- Thể hiện đường địa giới hành chính các cấp, các công trình hạ tầng kỹ thuật: đường điện (chi tiết theo cấp điện áp), đường ống nước (đường kính ống)...

- Địa hình được thể hiện lên bản đồ bằng đường bình độ kí hiệu và ghi chú. Tại những điểm đặc trưng của địa hình như đỉnh núi, đồi, gò, đống, các điểm phân thuỷ tụ thuỷ.

- Loại đất chất đất được biểu thị theo trạng thái bề mặt và phân loại đá, sỏi, cát, bùn, sét.....

- Cần thể hiện những địa vật độc lập mang tính định hướng bản đồ.

- Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2000 phải thể hiện đầy đủ các yếu tố nội dung có trên khu đo đúng theo hiện trạng thực tế.

Từng mảnh bản đồ sau khi được in trực tiếp ngoài thực địa sẽ được bộ phận quản lý kỹ thuật kiểm tra đối soát 100 so sánh với hiện trạng tại thời điểm đo vẽ chi tiết, bổ sung những ký hiệu thực phủ, nối các đường điện cùng ghi chú đường tải điện, ghi tên các địa danh, các ghi chú địa vật như nhà tầng, cầu cống, mương máng, sông ngòi các đặc điểm đồi, núi, sông suối, ao hồ…

Với tất cả toạ độ và độ cao của các điểm đo vẽ chi tiết thực tế ngoài thực địa, chương trình vẽ đường đồng mức tự động sẽ thể hiện dáng đất, địa hình thực của khu đo một cách đầy đủ và chính xác với khoảng cao đều là 1m.

Sau quá trình đo vẽ và kiểm tra đối soát ngoài hiện trường, toàn bộ dữ liệu được chuyển về bộ phận nội nghiệp và được biên tập, phân lớp theo đúng quy cách của bản đồ số và được lưu giữ trên máy tính cũng như được ghi vào đĩa CD, thuận tiện cho công tác sử dụng bản đồ vào công tác nghiên cứu thiết kế.

Nội dung bản đồ (địa hình và địa vật, các ký hiệu...) cần được thể hiện tuân thủ theo đúng quy định trong quy phạm đo vẽ bản đồ và ký hiệu bản đồ tỷ lệ 1/500 - 1/25.000 (96 TCN 31-91) của Cục đo đạc và bản đồ Nhà nước (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) ban hành.

b2. Đo vẽ bản đồ địa hình dưới nước:

- Đo đạc bằng phương pháp toàn đạc.

+ Phương pháp này chỉ áp dụng đối với những khu cực có độ sâu mực nước ≤ 3m, cách thức đo đạc được tiến hành như sau:

+ Các bước tiến hành đo đạc bình thường như công tác đo đạc chi tiết trên mặt đất. Công tác đo độ sâu dưới nước được đo bằng máy toàn đạc điện tử và sào tre hoặc gỗ có chiều dài từ 3- 4m gắn với bát gương.

+ Việc đến các vị trí đo phải dùng thuyền, quá trình đo tuân thủ theo từng tuyến cách nhau khoảng 30- 40m, các điểm cách nhau 25m

- Đo đac bằng công nghệ GPS kết hợp với máy đo sâu hồi âm

+ Phương pháp này chỉ áp dụng đối với những khu cực có độ sâu mực nước > 3m.

2.2.3. Thành phần hồ sơ:

Hồ sơ khảo sát bàn giao sau công trình bao gồm:


(1) Bộ bản đồ gốc tỷ lệ 1/2000 trên giấy Troky

01 bộ

(2) Bộ bản đồ Photocopy tỷ lệ 1/2000

07 bộ

(3) Phương án kỹ thuật

07 quyển

(4) Báo cáo kỹ thuật

07 quyển

(5) Đĩa CD chứa nội dung bản đồ trên

02 đĩa

2.3. Dự toán chi tiết:

Tổng dự toán chi phí khảo sát đo vẽ lập bản đồ địa hình tỷ lệ /2000 khu vực Khu đô thị Cái Rồng, Khu kinh tế Vân Đồn là: 2.598.305.000 đồng.

(Bằng chữ: Hai tỷ, năm trăm chín mươi tám triệu, ba trăm linh lăm nghìn đồng);

Trong đó:


(1) Giá trị dự toán khảo sát sau thuế:

2.386.804.000 đồng

(2) Dự phòng:

119.340.000 đồng

(3) Chi phí Quản lý dự án:

42.094.000 đồng

(4) Chi phí giám sát:

46.877.000 đồng

(5) Chi phí thẩm tra dự toán:

3.190.000 đồng


Điều 2. Tổ chức thực hiện:

- Cơ quan Chủ quản đầu tư: Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh;

- Chủ đầu tư: Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn;

- Thời gian thực hiện: trong năm 2009 (Quý III, IV năm 2009);

- Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn và đơn vị tư vấn tổ chức thực hiện đảm bảo các nội dung yêu cầu của Quyết định; thực hiện các nội dung yêu cầu cảu Sở Tài nguyên và Môi trường tại văn bản số 1436/TNMT ngày 28/7/2009 trước khi triển khai các bước tiếp theo, theo quy định;

Điều 3. Các Ông (Bà): Chánh Văn phòng Uỷ ban Nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Giao Thông Vận tải, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh; Uỷ ban Nhân dân huyện Vân Đồn; Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn; Thủ trưởng các ngành và đơn vị liên quan căn cứ quyết định thi hành./.


Nơi nhận:

- CT, các PCT UBND tỉnh (B/c);

- Như điều 3 (thực hiện);

- V0, V1, V2, V3, HC1, QH1, QLĐĐ1-2, GT1-2, XD1-2, VX 1-2, CN1, TH1;

- Lưu: VT, QH2.

30 bản-QĐ09







TM. UBND TỈNH QUẢNG NINH

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH


Đỗ Thông




Каталог: files -> VBPQ
VBPQ -> BỘ XÂy dựng số: 02/2010/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
VBPQ -> THÔng tư CỦa bộ TÀi nguyên và MÔi trưỜng số 07/2007/tt-btnmt ngàY 03 tháng 7 NĂM 2007 HƯỚng dẫn phân loại và quyếT ĐỊnh danh mục cơ SỞ GÂY Ô nhiễm môi trưỜng cần phải xử LÝ
VBPQ -> LI£n tþch bé lao §éng th¦¥ng binh vµ X· Héi bé y tõ Tæng li£N §OµN lao §éng viöt nam
VBPQ -> Về việc điều chỉnh giá gói thầu xây lắp số 15 thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình: Bệnh viện Lao và Phổi Quảng Ninh tại Quyết định số 1060/QĐ-ubnd ngày 18/4/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh
VBPQ -> Quảng Ninh, ngày 08 tháng 4 năm 2011
VBPQ -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng ninh
VBPQ -> UỶ ban nhân dân tỉnh quảng ninh
VBPQ -> Hạ Long, ngày 06 tháng 5 năm 2010
VBPQ -> Hạ Long, ngày 06 tháng 5 năm 2010
VBPQ -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh quảng ninh

tải về 84.31 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương