CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học mở tp. Hcm độc lập – Tự do – Hạnh phúc



tải về 270.65 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích270.65 Kb.
#21461

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 466 /QĐ-ĐHM Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 05 năm 2014



QUYẾT ĐỊNH

Ban hành quy định về công tác tổ chức thi

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Quyết định số 389/TTg ngày 26 tháng 7 năm 1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Đại học Mở Bán công Thành phố Hồ Chí Minh và Quyết định số 146/2006/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển sang loại hình trường đại học công lập với tên gọi là Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh;

Căn cứ Luật giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2012 của Quốc hội khoá 13;

Căn cứ Điều lệ trường đại học ban hành theo Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 10/2011/TT-BGDĐT ngày 28/02/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ;

Căn cứ Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư số 09/2012/TT-BGDĐT ngày 05/03/2012 và được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 24/2012/TT-BGDĐT ngày 29/06/2012 và Thông tư số 03/2013/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 2 năm 2013;

Xét đề nghị của Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng theo công văn số 05/KT&KĐCL ngày 13/01/2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy định về công tác tổ chức thi của Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Ông (Bà) lãnh đạo Phòng Khảo thí & KĐCL, Phòng Hành chính - Quản trị, Phòng Tài chính - Kế toán, các đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận: KT. HIỆU TRƯỞNG

_ BGH (để báo cáo); P. HIỆU TRƯỞNG

_ Như điều 3 (để thực hiện);

_ Lưu: VT, P. KT&KĐCL. (đã ký)



Lê Thị Thanh Thu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM



TRƯNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC THI

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 466 /QĐ-ĐHM ngày 20 tháng 05 năm 2014

của Trưng Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh)

---------------------------

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đi tượng áp dụng

  1. Văn bản này quy định về công tác tổ chức thi bao gồm: tổ chức, nhiệm vụ và trách nhiệm của Hội đồng thi, cán bộ coi thi và sinh viên.

  2. Quy định này áp dụng đối với sinh viên các hình thức đào tạo, khóa đào tạo cấp bằng ở các trình độ sau đại học, đại học và cao đẳng tại Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 2. Mục đích, yêu cầu

  1. Đảm bảo tính nghiêm túc trong công tác tổ chức thi theo quy định của nhà trường và Bộ Giáo dục & Đào tạo.

  2. Đảm bảo tính độc lập giữa quá trình dạy, học và thi. Ngăn chặn tình trạng tiêu cực trong thi cử.

  3. Đảm bảo sự công bằng, chặt chẽ và khách quan trong việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Chương II

CÔNG TÁC CHUẨN BỊ THI

Điều 3. Trách nhiệm của các đơn vị

  1. Trung tâm Đào tạo từ xa, Phòng Quản lý đào tạo, Khoa đào tạo Sau đại học chịu trách nhiệm bố trí lịch thi và thông báo theo kế hoạch đào tạo của nhà trường đối với các hình thức đào tạo.

  2. Phòng Khảo thí & KĐCL chịu trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan trong nhà trường và các đơn vị liên kết đào tạo tổ chức thi, chấm thi theo lịch thi và kế hoạch đào tạo của nhà trường.

  3. Khoa/ Ban chuyên môn chịu trách nhiệm xây dựng ngân hàng đề thi và lựa chọn đề thi theo yêu cầu đánh giá kết quả học tập môn học, cung cấp đề thi đối với các môn học không sử dụng ngân hàng đề thi cho Phòng Khảo thí & KĐCL để tổ chức thi và bố trí giảng viên chấm thi.

  4. Phòng Thanh tra chịu trách nhiệm giám sát quy trình và kiểm tra việc thực hiện công tác tổ chức thi theo quy định của nhà trường và Bộ Giáo dục & Đào tạo.

Điều 4. Yêu cầu và nội dung đề thi

  1. Đề thi kết thúc môn học phải đảm bảo yêu cầu đánh giá nội dung cốt lõi của môn học và hình thức thi phù hợp với cách đánh giá môn học đã thông báo cho sinh viên.

  2. Đề thi kết thúc môn học phải đảm bảo yêu cầu đánh giá và phân loại được trình độ kiến thức và kỹ năng của sinh viên, phù hợp với thời gian quy định giảng dạy - học tập của môn học.

  3. Đề thi phải được trình bày theo quy định của nhà trường (Phụ lục 1) và kèm đáp án, thang điểm chấm thi.

Điều 5. Quy định về thời gian thiTT

Môn học

Hình thức tự luận

Hình thức

trắc nghiệm



Hình thức tự luận

+ trắc nghiệm



1

Môn học 2 tín chỉ

60 90 phút

60 phút

60 90 phút

2

Môn học 3 tín chỉ

75 120 phút

60 90 phút

75 120 phút

3

Môn học 4 tín chỉ

90 120 phút

90 phút

90 120 phút

4

Môn học thi trên máy

  1. 120 phút

Thời gian thi đối với các hình thức thi khác do Khoa/ Ban phụ trách chuyên môn quy định và thông báo cho Phòng Khảo thí & KĐCL phối hợp thực hiện.

Điu 6. Quy định về ra đề thi

  1. Đề thi kết thúc môn học không sử dụng từ ngân hàng đề được Khoa/Ban chuyên môn phụ trách cung cấp.

  2. Đối với đề thi kết thúc môn học sử dụng từ ngân hàng đề: Phòng Khảo thí & KĐCL sẽ dựa vào kế hoạch tổ chức thi, căn cứ cấu trúc đề của Khoa/Ban cung cấp, bộ phận quản lý ngân hàng đề thi tiến hành rút trích ngẫu nhiên đề thi. Khoa/Ban có trách nhiệm lựa chọn, duyệt đề thi và gửi lại cho Phòng Khảo thí & KĐCL trước ngày thi chậm nhất là 1 tuần.

  3. Trên cơ sở số lượng đề thi và tình hình sử dụng đề thi, Phòng Khảo thí & KĐCL chịu trách nhiệm phối hợp với các Khoa/ Ban chuyên môn có kế hoạch bổ sung, cập nhật số lượng ngân hàng đề thi để đảm bảo yêu cầu tổ chức thi của nhà trường.

Điu 7. Quy định về in sao đề thi

  1. Căn cứ vào lịch thi, Khoa/ Ban phụ trách chuyên môn cung cấp đề thi, Phòng Khảo thí & KĐCL tiếp nhận, kiểm tra hình thức đề thi. Đối với các môn thi từ ngân hàng đề thi sẽ được lựa chọn ngẫu nhiên/rút trích đề thi từ ngân hàng đề thi và bàn giao đề thi cho Bộ phận in sao đề thi (Phòng Khảo thí & KĐCL).

  2. Bộ phận in sao đề thi - Phòng Khảo thí & KĐCL in sao đề thi theo số lượng sinh viên dự thi - phòng thi và đóng gói, niêm phong đề thi theo quy định của nhà trường; lập biên bản và bàn giao đề thi cho Bộ phận tổ chức thi - Phòng Khảo thí & KĐCL để tổ chức thi.

Điu 8. Quy định về phòng thi

  1. Phòng học/ giảng đường được sử dụng để tổ chức thi phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản: đủ ánh sáng, bàn - ghế đủ cho số lượng sinh viên dự thi.

  2. Định mức bố trí cán bộ coi thi là 25 sinh viên/1 cán bộ coi thi.

Điều 9. Quy định về cán bộ coi thi và thư ký điểm thi

  1. Cán bộ coi thi và thư ký điểm thi phải đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Tốt nghiệp từ Cao đẳng trở lên, đối với coi thi sau đại học phải tốt nghiệp từ Đại học trở lên.

  • Nắm vững và chấp hành các quy định về thi cử và trách nhiệm của cán bộ coi thi theo quy định của nhà trường.

  • Được Phòng Khảo thí & KĐCL tập huấn nghiệp vụ chuyên môn và các quy định, quy chế liên quan đến công tác tổ chức thi, coi thi.

  1. Trên cơ sở quy mô và yêu cầu của tổ chức thi, Phòng Khảo thí & KĐCL có thể huy động cán bộ - viên chức và giảng viên của các đơn vị trong nhà trường tham gia coi thi.

  2. Đối với cán bộ coi thi huy động từ ngoài trường phải có hồ sơ cộng tác viên coi thi và được Phòng Khảo thí & KĐCL ký hợp đồng cộng tác viên coi thi theo quy định của nhà trường.

Điu 10. Quy định về cán bộ thanh tra / giám sát thi

  1. Cán bộ làm công tác thanh tra và giám sát thi phải đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Tốt nghiệp trình độ từ Đại học trở lên.

  • Hiểu rõ các quy định về thi cử và trách nhiệm của cán bộ coi thi theo quy định của nhà trường.

  • Được Phòng Thanh tra tập huấn nghiệp vụ chuyên môn và các quy định, quy chế liên quan đến công tác thanh tra và giám sát.

2. Trên cơ sở quy mô và yêu cầu của tổ chức thi, Phòng Thanh tra có thể huy động cán bộ - viên chức và giảng viên của các đơn vị trong nhà trường tham gia công tác thanh tra và giám sát thi của nhà trường.

Chương III

CÔNG TÁC TỔ CHỨC THI

Điều 11. Trách nhiệm của cán bộ coi thi

  1. Nghiên cứu và nắm vững quy định tổ chức thi, kiểm tra.

  2. Không làm nhiệm vụ tại phòng thi có người thân như cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột dự thi.

  3. Không nói chuyện ở hành lang; không được đọc sách báo; không được sử dụng điện thoại di động; không được làm việc riêng; không được hút thuốc; không được uống rượu, bia… trong lúc làm nhiệm vụ.

  4. Không được giúp đỡ sinh viên làm bài thi dưới bất kỳ hình thức nào.

  5. Thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ và quy định coi thi theo điều 14 của Quy định này.

Điều 12. Trách nhiệm của Cán bộ thư ký điểm thi

  1. Đối với các điểm thi do nhà trường tổ chức, cán bộ thư ký điểm thi có trách nhiệm điểm danh và dự kiến phân công cán bộ coi thi theo phòng thi, nhận đề thi và lập biên bản giao nhận đề thi từ Phòng Khảo thí & KĐCL về điểm thi, giao đề thi và lập biên bản giao đề thi cho cán bộ coi thi. Kết thúc buổi thi, cán bộ thư ký điểm thi lập các báo cáo về tình hình tổ chức thi theo quy định.

  2. Đối với các đơn vị liên kết, cán bộ thư ký điểm thi có trách nhiệm điểm danh và dự kiến phân công cán bộ coi thi theo phòng thi; nhận đề thi và lập biên bản giao nhận đề thi từ cán bộ giám sát thi của nhà trường, giao đề thi và lập biên bản giao đề thi cho cán bộ coi thi.

  3. Kết thúc ca thi/ buổi thi, thư ký điểm thi có trách nhiệm nhận bàn giao bài thi từ cán bộ coi thi (kèm biên bản) và chuyển bài đã tổ chức thi bàn giao cho phòng Khảo thí & KĐCL.

Điều 13. Trách nhiệm của Cán bộ giám sát thi

  1. Cán bộ giám sát thi có mặt trước giờ thi 30 phút và nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giám sát công tác tổ chức thi theo đúng quy chế thanh tra, giám sát thi của nhà trường và Bộ GD&ĐT.

  2. Kết thúc buổi thi, cán bộ giám sát thi có trách nhiệm lập báo cáo tình hình tổ chức thi theo quy định gởi về Phòng Thanh tra, Phòng Khảo thí & KĐCL để tổng hợp và đánh giá quá trình tổ chức thi.

Điu 14. Quy định về coi thi

  1. Trước giờ thi

  • Cán bộ coi thi có mặt tại địa điểm tổ chức thi 30 phút trước giờ thi để nhận danh sách sinh viên dự thi, giấy thi, đề thi và nghe dặn dò một số vấn đề liên quan đến kỳ thi (nếu có).

  • Cán bộ coi thi về phòng thi kiểm tra các điều kiện phòng thi, đánh số báo danh theo hướng dẫn (số thứ tự/ mã số sinh viên/ số báo danh) và cho sinh viên vào phòng thi. Cán bộ coi thi kiểm tra các vật dụng sinh viên mang vào phòng thi; hướng dẫn sinh viên ngồi đúng chỗ quy định; sử dụng thẻ sinh viên (hoặc CMND) để nhận diện và đối chiếu với danh sách sinh viên dự thi.

  • Những trường hợp sinh viên không có giấy tờ tùy thân, không có tên trong danh sách dự thi, sinh viên phải làm giấy cam đoan tại phòng Hội đồng thi theo hướng dẫn của cán bộ thư ký điểm thi. Cán bộ coi thi nhắc nhở sinh viên những điều cần thiết về kỷ luật phòng thi: ký, ghi rõ họ tên vào tất cả các tờ giấy thi, giấy nháp và phát cho sinh viên (phát từng tờ giấy thi, sau khi sinh viên làm hết tờ thứ nhất, CBCT kiểm tra và phát tờ thứ hai), hướng dẫn sinh viên gấp giấy thi đúng quy cách, ghi đầy đủ các thông tin cần thiết vào giấy nháp và giấy thi.

  • Đến giờ quy định: cán bộ coi thi mời đại diện sinh viên kiểm tra đề thi, lập biên bản mở đề thi và phát đề thi cho từng sinh viên.

  1. Trong giờ làm bài thi

  • Khi sinh viên bắt đầu làm bài: cán bộ coi thi kiểm tra thẻ sinh viên (hoặc CMND) để nhận diện sinh viên; kiểm tra, nhắc nhở sinh viên ghi đầy đủ thông tin trên giấy thi, giấy nháp và ghi mã đề thi vào bài thi (đối với phòng thi có từ hai đề thi khác nhau trở lên); yêu cầu sinh viên ghi mã đề thi vào danh sách SV dự thi (đối với môn thi trắc nghiệm); sau đó ký và ghi rõ họ tên vào tất cả giấy thi, giấy nháp của sinh viên; Cán bộ coi thi phải ký và ghi rõ họ tên vào tất cả các tờ giấy thi, giấy nháp được phát bổ sung cho sinh viên.

  • Trong giờ sinh viên làm bài thi: cán bộ coi thi bao quát phòng thi; cán bộ coi thi không đứng gần sinh viên khi họ làm bài. Khi sinh viên hỏi điều gì, cán bộ coi thi chỉ được trả lời công khai trong phạm vi quy định.

  • Chỉ cho sinh viên nộp bài sau 2/3 thời gian làm bài, trường hợp ngoại lệ do phụ trách hội đồng thi quyết định .

  • Nếu có sinh viên vi phạm kỷ luật thì cán bộ coi thi phải lập biên bản xử lý theo đúng quy định và ghi chú các trường hợp bị xử lý kỷ luật vào danh sách sinh viên dự thi. Trường hợp sinh viên bị đình chỉ thi, cán bộ coi thi yêu cầu sinh viên ký vào biên bản xử lý kỷ luật (có tang vật kèm theo), nộp lại bài thi, đề thi, sau đó cho phép sinh viên rời khỏi phòng thi.

  • Nếu có tình huống bất thường, cán bộ coi thi phải thông báo và phối hợp với cán bộ thư ký điểm thi xử lý và lập báo cáo theo quy định.

  • Nếu sinh viên bị đau ốm bất thường hoặc có nhu cầu chính đáng rời khỏi phòng thi, cán bộ coi thi phải lập biên bản và báo cáo cán bộ thư ký điểm thi xử lý theo quy định.

  • Mười lăm phút trước khi hết giờ làm bài, thông báo thời gian còn lại cho sinh viên biết.

  1. Kết thúc giờ làm bài thi

  • Khi kết thúc giờ thi, cán bộ coi thi duy trì trật tự và kỷ luật phòng thi và gọi tên từng sinh viên lên nộp bài và nhận bài thi của sinh viên. Khi nhận bài, CBCT phải đếm đủ số bài, tờ giấy thi của sinh viên đã nộp, yêu cầu sinh viên tự ghi đúng số tờ giấy thi và ký tên vào danh sách sinh viên dự thi.

  • Cán bộ coi thi chỉ cho sinh viên rời khỏi phòng thi sau khi đã nhận đầy đủ bài thi, đề thi của tất cả sinh viên dự thi (đối với các môn phải thu lại đề): đối chiếu, kiểm tra chính xác mã đề thi, số tờ giấy thi và chữ ký của sinh viên trong danh sách sinh viên dự thi.

  • Cán bộ coi thi kiểm tra sắp xếp bài thi theo thứ tự số báo danh/STT, ghi đầy đủ các thông tin trên túi bài thi, các biên bản xử lý kỷ luật phải kèm theo bài thi của sinh viên để bàn giao cho thư ký điểm thi. Mỗi túi bài thi phải được kiểm tra công khai và đối chiếu số bài, số tờ của từng bài, kèm theo danh sách sinh viên dự thi, biên bản mở đề thi, giấy cam đoan, biên bản coi thi và các biên bản xử lý kỷ luật cùng tang vật (nếu có). Cán bộ coi thi nộp lại các đề thi còn dư, đối với các môn phải thu lại đề: cán bộ coi thi phải lập biên bản bàn giao lại đủ số lượng cho thư ký.

  • Sau khi kiểm tra, từng túi đựng bài thi được niêm phong tại chỗ. Thư ký điểm thi và các cán bộ coi thi ghi rõ họ tên và ký vào biên bản bàn giao bài thi. Lưu ý không được để nhầm lẫn, mất mát bài thi.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN DỰ THI

Điều 15. Trách nhiệm của sinh viên dự thi

  1. Quy định chung

  • Sinh viên phải thực hiện theo đúng quy định về thi và kiểm tra kết quả học tập. Sinh viên vi phạm quy định sẽ bị xử lý kỷ luật đối với môn học đã vi phạm.

  • Sinh viên phải có mặt tại địa điểm thi đúng thời gian quy định.

  • Nghiêm túc thực hiện các quy định theo hướng dẫn của cán bộ coi thi.

  • Sinh viên phải hoàn thành đóng học phí, lệ phí thi mới được dự thi.

  1. Khi vào phòng thi, sinh viên phải tuân thủ nội qui phòng thi, cụ thể như sau:

  • Sinh viên phải xuất trình thẻ sinh viên (hoặc chứng minh nhân dân) khi được yêu cầu. Trường hợp không có giấy tờ nêu trên, sinh viên phải làm giấy cam đoan.

  • Sinh viên chỉ được mang vào phòng thi bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính, máy tính bỏ túi không có thẻ nhớ cắm thêm vào và không soạn thảo được văn bản; máy ghi âm và ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin mà không truyền được thông tin và không nhận được tín hiệu âm thanh và hình ảnh trực tiếp nếu không có thiết bị hỗ trợ khác.

  • Sinh viên không được mang vào phòng thi giấy than, bút xóa, các tài liệu (nếu đề thi không cho phép), vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, bia, rượu, điện thoại di động, phương tiện kỹ thuật thu, phát, ghi âm, ghi hình, thiết bị truyền tin hoặc chứa thông tin có thể lợi dụng để gian lận trong quá trình làm bài thi và quá trình chấm thi.

  • Trong giờ thi sinh viên phải tuyệt đối im lặng, trật tự và nghiêm túc làm bài, không được có bất kỳ hành động gian lận nào, không được hút thuốc trong phòng thi.

  • Sinh viên hoặc ban cán sự lớp không được tổ chức thu tiền để bồi dưỡng cho những người làm công tác thi dưới bất cứ hình thức nào.

  • Sinh viên có quyền phát hiện và tố giác những hiện tượng vi phạm quy định tổ chức thi với các cấp có thẩm quyền của Trường để xem xét và xử lý theo quy định hiện hành.

  1. Đối với thi viết

  • Sinh viên phải có mặt đúng giờ quy định, đến chậm quá 15 phút sau khi đã mở đề thi sẽ không được dự thi.

  • Trước khi làm bài thi sinh viên phải ghi đầy đủ họ tên, mã số sinh viên, mã đề thi (nếu phòng thi có từ 2 đề thi khác nhau trở lên) vào giấy thi, giấy nháp và phải yêu cầu cán bộ coi thi ký và ghi rõ họ tên vào giấy thi, giấy nháp.

  • Nếu cần hỏi cán bộ coi thi điều gì sinh viên phải hỏi công khai, trường hợp ốm đau bất thường phải báo cáo để cán bộ coi thi xử lý.

  • Bài làm phải viết rõ ràng, sạch sẽ, không nhàu nát, không đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng. Nghiêm cấm làm bài bằng hai thứ mực, mực đỏ, bút chì. Các phần viết hỏng phải dùng thước gạch chéo, không dùng bút xóa. Phải bảo vệ bài làm của mình và nghiêm cấm mọi hành vi gian lận, không được xem bài của sinh viên khác, không được trao đổi ý kiến, trao đổi tài liệu khi làm bài.

  • Chỉ được ra khỏi phòng thi sau 2/3 thời gian làm bài, sau khi đã nộp bài làm, đề thi cho CBCT (kể cả trường hợp không làm được bài hoặc bị đình chỉ thi do vi phạm quy chế thi). Trường hợp ngoại lệ do phụ trách hội đồng thi quyết định.

  • Khi hết giờ thi, sinh viên phải ngừng làm bài và nộp bài thi, đề thi cho CBCT (đối với các môn phải thu lại đề). Không làm được bài, sinh viên cũng phải nộp giấy thi (kể cả những bài để giấy trắng), khi nộp bài, sinh viên phải tự ghi rõ số tờ giấy thi đã nộp và ký tên vào danh sách sinh viên dự thi

  1. Đối với thi trắc nghiệm/ thi tại Phòng máy

  • Sinh viên phải có mặt đúng giờ quy định, đến chậm quá 15 phút sau khi phát đề thi sẽ không được dự thi.

  • Sinh viên nghiêm túc thực hiện theo hướng dẫn làm bài thi của cán bộ coi thi.

  1. Đối với thi bằng hình thức viết tiểu luận

  • Sinh viên phải nghiêm túc thực hiện theo hướng dẫn của giảng viên về yêu cầu nội dung và hình thức trình bày tiểu luận.

  • Sinh viên phải nộp tiểu luận theo đúng thời hạn quy định của giảng viên, Khoa/ Ban phụ trách chuyên môn và Phòng Khảo thí & KĐCL. Sinh viên phải ký tên vào danh sách thi khi nộp tiểu luận.

  1. Đối với thi bằng hình thức thi khác

  • Sinh viên phải nghiêm túc thực hiện theo quy định chuyên môn của Khoa/ Ban và yêu cầu tổ chức thi của Phòng Khảo thí & KĐCL.

Chương V

TRÁCH NHIỆM CÁC BỘ PHẬN TIẾP NHẬN BÀI THI - CHẤM THI

Điều 16. Trách nhiệm của các bên liên quan

  1. Sau khi tổ chức thi từ 1 đến 2 ngày, Phòng Khảo thí & KĐCL có trách nhiệm thông báo mời giảng viên đến nhận bài, chấm thi.

  2. Giảng viên nhận bài thi trong khoảng thời gian tối đa là 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo. Sau thời điểm này, nếu giảng viên không đến nhận bài, Phòng Khảo thí & KĐCL sẽ tổng hợp danh sách chuyển sang khoa chuyên môn yêu cầu hỗ trợ bố trí giảng viên khác nhận bài chấm.

  3. Giảng viên có trách nhiệm trả bài thi đã chấm kèm bảng điểm cho Phòng Khảo thí & KĐCL trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận bài.

  4. Phòng Khảo thí & KĐCL có trách nhiệm làm thủ tục thanh toán thù lao chấm thi cho giảng viên trong vòng 1- 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận lại bài thi.

Chương VI

XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 17. Xử lý đối với cán bộ vi phạm quy định tổ chức thi

Cán bộ tham gia công tác tổ chức thi (ra đề thi, tổ chức thi, coi thi và chấm thi...), có hành vi vi phạm các quy định về tổ chức thi, nếu có đủ chứng cứ, tùy theo mức độ sẽ bị kiểm điểm và thi hành kỷ luật theo các hình thức sau đây:



  • Trường hợp nhân sự của nhà trường sẽ do Hội đồng kỷ luật nhà trường xử lý theo quy định.

  • Trường hợp cộng tác viên coi thi, Phòng Khảo thí & KĐCL có trách nhiệm lập biên bản kỷ luật, chấm dứt hợp đồng cộng tác viên coi thi và đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.

Điều 18. Xử lý đối với sinh viên vi phạm quy định tổ chức thi

  1. Xử 1ý vi phạm trong khi thi:

Những sinh viên vi phạm quy định đều bị lập biên bản và tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị trừ điểm thi theo các mức sau:

- Khiển trách: trừ 25% số điểm thi, áp dụng đối với những sinh viên phạm lỗi một lần: nhìn bài, trao đổi, thảo luận với người khác.

- Cảnh cáo: Trừ 50% số điểm thi, áp dụng đối với sinh viên vi phạm một trong những lỗi sau đây: Đã bị khiển trách một lần nhưng trong giờ thi môn đó vẫn tiếp tục vi phạm; trao đổi bài làm, giấy nháp với sinh viên khác, chép bài của người khác.

- Đình chỉ thi: Sinh viên bị đình chỉ thi trong khi thi học phần nào thì bài thi học phần đó bị điểm không (0). Áp dụng đối với các sinh viên vi phạm một trong các lỗi sau đây: đã bị cảnh cáo một lần nhưng trong giờ thi vẫn tiếp tục vi phạm quy chế, khi vào phòng thi mang theo vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, bia, rượu, giấy than, bút xóa, tài liệu, thiết bị truyền tin hoặc chứa thông tin có thể lợi dụng để gian lận trong quá trình làm bài thi và quá trình chấm thi, đưa đề thi ra ngoài hoặc nhận bài giải từ ngoài vào phòng thi, có mùi rượu bia, có hành động gây gổ, đe dọa cán bộ có trách nhiệm trong phòng thi hay đe dọa sinh viên khác, viết, vẽ những nội dung không liên quan đến bài thi.

Cán bộ coi thi có trách nhiệm lập biên bản và thu tang vật theo quy định. Trường hợp sinh viên vi phạm không chịu ký tên vào biên bản thì hai cán bộ coi thi ký vào biên bản và báo cáo cho thư ký điểm thi xử lý theo quy định.


  1. Xử 1ý vi phạm trong khi chấm thi: Trong quá trình chấm thi, giảng viên phát hiện nội dung làm bài của các sinh viên giống nhau sẽ bị kỷ luật và trừ điểm thi theo khung xử lý như sau:

- Trừ 25 % điểm thi các bài thi có nội dung làm bài giống nhau dưới 40% .

- Trừ 50 % điểm thi các bài thi có nội dung làm bài giống nhau từ 40% đến 70%.

- Trừ 100 % điểm thi các bài thi có nội dung làm bài giống nhau từ 70% trở lên.

Giảng viên chấm thi lập biên bản ghi nhận và thông báo cho Phòng Khảo thí & KĐCL và tiến hành trừ điểm thi theo hướng dẫn.



  1. Đình chỉ học tập hoặc buộc thôi học đối với những sinh viên có vi phạm sau: thi hộ và nhờ thi hộ dưới mọi hình thức, tổ chức lấy đề và đưa bài giải vào cho sinh viên trong phòng thi, gây rối làm mất trật tự trong phòng thi.

  2. Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với những sinh viên vi phạm những lỗi sau: có hành động phá hoại kỳ thi; hành hung cán bộ có trách nhiệm trong kỳ thi; hành hung sinh viên hoặc có những vi phạm nghiêm trọng khác trong kỳ thi.

Chương VII

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 19. Điều khoản thi hành

  1. Quy định này được áp dụng đối với sinh viên các hình thức đào tạo, và các khóa đào tạo cấp bằng ở các trình độ sau đại học, đại học và cao đẳng tại Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.

  2. Các văn bản do nhà trường quy định trước đây khác với quy định này sẽ không có hiệu lực.

  3. Việc bổ sung, điều chỉnh các điều khoản của quy định do Hiệu trưởng quyết định./.


KT. HIỆU TRƯỞNG

PHÓ HIỆU TRƯỞNG
(đã ký)
Lê Thị Thanh Th

u


Каталог: Documents -> 2014
2014 -> NỘi dung tuyên truyền về phòng cháy chữa cháy nhà cao tầNG
2014 -> Quy đỊnh miễn, giảm học phí đối với sinh viên hệ chính quy bậc đại học, cao đẳng Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
2014 -> Sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với
2014 -> Kế hoạch 130-kh/qu ngày 14/3/2014 của Quận ủy về tổ chức
2014 -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc
2014 -> DỰ thảo tuyên truyền về CÔng tác phòng cháy và chữa cháY ĐỐi với các vũ trưỜNG, TỤ ĐIỂm biểu diễn nghệ thuậT
2014 -> LIÊN ĐOÀn lao đỘng q. Phú nhuận số: /kh-lđLĐ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2014 -> THÔng tư ban hành danh mục công việc không đƯỢc sử DỤng lao đỘng nữ
2014 -> CÔng tác phòng cháy và chữa cháy trưỜng họC Đặc điểm tình hình liên quan đến công tác pccc trường học Vai trò công tác pccc trong trường học
2014 -> BẢn dự thảo chuyêN ĐỀ tuyên truyền về CÔng tác pccc

tải về 270.65 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương