CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng cao đẲng kinh tế KỸ thuậT



tải về 496.92 Kb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu01.01.2018
Kích496.92 Kb.
#35194
  1   2

UBND TỈNH VĨNH PHÚC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


NỘI DUNG ÔN THI VIÊN CHỨC

Ngành Thú y
Phần 1. PHẦN THI VIẾT

Tìm hiểu nội dung Pháp lệnh thú y và các văn bản hướng dẫn thực hiện pháp lệnh thú y 2004.



I. Nội dung 1: Các hoạt động sinh lý cơ bản

Chương 1. Sinh lý vận động

Chương 2. Sinh lý hoạt động thần kinh

Chương 3. Sinh lý hoạt động nội tiết

Chương 4. Sinh lý tiêu hóa, hấp thu

Chương 5. Sinh lý tuần hoàn

Chương 6. Sinh lý hô hấp

Chương 7. Sinh lý bài tiết

Chương 8. Sinh lý sinh sản

II. Nội dung 2: Dược phẩm và sử dụng dược phẩm

Chương 1. Những vấn đề chung về thuốc và đơn thuốc

Chương 2. Đường đưa thuốc vào cơ thể

Chương 3. Sự hấp thu, phân bố, biến đổi và thải trừ dược phẩm

Chương 4. Tác dụng của dược phẩm

Chương 5. Thuốc chống vi trùng và ký sinh trùng

Chương 6. Thuốc tác dụng lên hệ thần kinh, hô hấp, tuần hoàn

Chương 7. Vitamin và kích tố



III. Nội dung 3: Vi sinh vật và bệnh truyền nhiễm

Chương 1. Đặc điểm của bệnh truyền nhiễm

Chương 2. Sức đề kháng của cơ thể

Chương 3. Quá trình sinh dịch

Chương 4. Phòng và chống bệnh truyền nhiễm

Chương 5. Bệnh lây giữa người và gia súc

Chương 6. Bệnh ở loài nhai lại

Chương 7. Bệnh ở lợn

Chương 8. Bệnh ở gia cầm

Chương 9. Bệnh ở ngựa và chó.



Phần 2. PHẦN THAO GIẢNG

Chuẩn bị bài giảng và 12 giáo án giảng 45’ trong nội dung 3 học phần



I. Sinh lý học gia súc

Chương 2. Sinh lý hoạt động thần kinh

Chương 4. Sinh lý tiêu hóa, hấp thu

Chương 5. Sinh lý tuần hoàn

Chương 8. Sinh lý sinh sản

II. Dược lý thú y

Chương 2. Đường đưa thuốc vào cơ thể

Chương 3. Sự hấp thu, phân bố, biến đổi và thải trừ dược phẩm

Chương 4. Tác dụng của dược phẩm

Chương 5. Thuốc chống vi trùng và ký sinh trùng

III. Vi sinh vật và bệnh truyền nhiễm

Chương 2. Sức đề kháng của cơ thể

Chương 3. Quá trình sinh dịch

Chương 4. Phòng và chống bệnh truyền nhiễm

Chương 6. Bệnh ở loài nhai lại

Chương 7. Bệnh ở lợ

Chương 8. Bệnh ở gia cầm

Bốc thăm: 1 bài - chuẩn bị giáo án thời gian 90’

Thao giảng: 45 phút.




















HƯỚNG DẪN ÔN TẬP
Phần thứ nhất: CÁC HOẠT ĐỘNG SINH LÝ CƠ BẢN

Chương 1. Sinh lý vận động

1. Sinh lý hưng phấn

1.1. Khái niệm về kích thích và hưng phấn

* Định nghĩa hưng phấn

Hưng phấn là khả năng đáp ứng của tổ chức sống đối với kích thích, giúp cơ thể thích ứng với điều kiện sống.

Quá trình hưng phấn gồm 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn tiếp thu kích thích gọi là “thụ cảm”

+ Giai đoạn phiên dịch lượng thông tin thu được thành một dạng năng lượng đặc trưng của tổ chức gọi là “ trả lời” hay “đáp ứng”.

Kích thích rất đa dạng, có thể phân chia thành hai loại:

+ Kích thích do sự thay đổi môi trường ngoài như kích thích cơ giới (va chạm, đâm…), nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, dòng điện, chất hóa học…

+ Kích thích bên trong như: pH máu, áp suất thẩm thấu huyết tương…

Xét về phản ứng sinh học thì các kích thích được chia thành 2 loại lớn:

+ Kích thích thích hợp: gây hưng phấn cho tổ chức một cách tự nhiên mà tổ chức đó đã quen thu nhận.

+ Kích thích không thích hợp: không gây hưng phấn trong điều kiện tự nhiên, tổ chức không có thụ quan tương ứng, nhưng khi đạt cường độ nhất định thì sẽ gây hưng phấn.

* Điều kiện gây hưng phấn



Cường độ kích thích

- Cường độ dưới ngưỡng

- Cường độ ngưỡng

- Cường độ trên ngưỡng

- Cường độ quá giới hạn

* Thời gian kích thích

Muốn cho tổ chức hưng phấn cần thời gian kích thích nhất định. Nếu thời gian tác dụng quá ngắn, dù cường độ kích thích trên ngưỡng cũng không gây được hưng phấn;

Tính hưng phấn càng thấp thì thời gian tác dụng càng dài. Cường độ kích thích càng mạnh thì thời gian tác dụng để gây hưng phấn càng ngắn;

Thời trị là thời gian tác dụng tối thiểu để 1 kích thích có cường độ gấp đôi ngưỡng

gây được hưng phấn. Tổ chức có tính hưng phấn càng cao thì thời trị càng bé (cơ trơn dạ dày, ruột và tử cung có thời trị cao nhất 1/100 giây).

1.2. Bản chất của hưng phấn

Điện sinh vật là bản chất của hưng phấn.



Các loại điện sinh vật

+ Điện tổn thương



+ Điện nghỉ ngơi (điện thế màng)

+ Điện hoạt động:

Cơ chế phát sinh dòng điện sinh vật:

Có nhiều giả thiết giải thích cơ chế phát sinh dòng điện sinh vật

+ Thuyết biến chất

+Thuyết ion màng

Vận dụng lý thuyết màng giải thích sự phát sinh dòng điện tổn thương. Khi tổ chức bị tổn thương tính thấm của màng thay đổi, một số ion đi ra ngoài màng làm trung hòa một số điện tích dương (K+), nên dòng điện tổn thương có E bé hơn điện nghỉ ngơi.

Vận dụng thuyết màng giải thích sự phát sinh dòng điện hoạt động dưới tác dụng kích thích, màng thay đổi tính thấm, các ion Na+ thấm vào trong tế bào nhanh gấp (500-700) lần so với lúc nghỉ ngơi;

Như vậy, màng tế bào là nơi phát sinh điện nghỉ ngơi cũng như điện hoạt động. Sự chênh lệch nồng độ ion K+ và Na+ ở ngoài và trong màng tế bào là nguồn gốc phát sinh điện thế.

Ứng dụng của dòng điện sinh vật

- Chọn trứng tốt cho tiếp tục ấp

- Thiết bị điện tử phát hiện sớm khả năng động dục, chửa và chẩn đoán thời gian đẻ của bò

- Phát minh về chữa ung thư

1.3 Sự dẫn truyền hưng phấn

* Dẫn truyền hưng phấn trên sợi thần kinh.

Đặc điểm sinh lý của sợi thần kinh

Cơ chế dẫn truyền hưng phấn qua sợi thần kinh

+ Cơ chế dẫn truyền hưng phấn qua sợi trần:

Sự dẫn truyền hưng phấn qua sợi trần thực hiện theo phương thức lan truyền từ đầu sợi đến cuối sợi, trên cơ sở phát sinh dòng điện hoạt động do nguyên nhân chênh lệch điện thế giữa điểm hưng phấn và vùng còn yên tĩnh trên sợi thần kinh.



+ Cơ chế dẫn truyền hưng phấn qua sợi có vỏ mielin:

Do có vỏ cách điện, nên dòng điện cục bộ phải “nhảy” từ eo Ranvie này sang eo kế tiếp, hình thành phương thức “ nhảy bậc”.Phương thức nhảy bậc có tốc độ nhanh hơn sự lan truyền, đồng thời tiết kiệm được năng lượng, vì sự chuyển dịch in on Na+, K+ chỉ diễn ra ở các eo, gây sự đảo cực chứ không diễn ra trên toàn sợi như ở sợi trần.

* Dẫn truyền hưng phấn qua xinap

Đặc điểm dẫn truyền



Hưng phẫn chỉ truyền theo một chiều từ màng trước đến màng sau xinap;

Tốc độ dẫn truyền qua xinap bị chậm lại

Sự mỏi xảy ra ở xinap trước tiên

Cơ chế dẫn truyền hưng phấn

Cơ chế vật lý (thuyết điện học):

Hưng phấn truyền qua xinap là nhờ dòng điện hoạt động. Cơ chế này không giải thích được đặc điểm dẫn truyền 1 chiều, chậm lại và sự mỏi.

Cơ chế hóa học: hưng phấn được dẫn truyền nhờ các chất hóa học môi giới

Cơ chế điện- hóa- điện: Sự dẫn truyền hưng phấn qua xinap có sự tham gia đồng thời của dòng điện và chất hóa học.

Ứng dụng của dẫn truyền hưng phấn qua xinap

- Dùng Dipterex làm thuốc tẩy giun sán cho lợn.

- Dùng Atropin làm thuốc giảm đau

- Dùng aminazin làm thuốc an thần

2. Sinh lý cơ

2.1. Khái niệm vận động cơ

Vận động là một đặc trưng của sinh vật.

Sự vận động do 1 loại tế bào đặc biệt đảm nhiệm, đó là tế bào sợi cơ.

Biểu hiện sự hoạt động của cơ là co cơ, dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau, thực hiện 1 động tác nhất định và cung cấp 1 công.

Trong lúc cơ co có sự tỏa nhiệt khá lớn. Năng lượng cần thiết cho cơ co do sự chuyển hóa năng lượng ngay trong tổ chức cơ cung cấp.

2.2. Đặc tính hoạt động cơ vân

* Tính đàn hồi :

Cơ kéo dài do tác dụng của 1 lực nào đó và sau đó khi hết tác dụng lại trở về độ dài ban đầu

Tính đàn hồi thay đổi theo trạng thái sinh lý của cơ.

Nhờ tính đàn hồi mà cơ có thể trương to, dãn rộng hoặc co hẹp để thích ứng với chức năng sinh lý của cơ.

*Tính hưng phấn

Cơ có tính hưng phấn cao. Trong điều kiện bình thường thì tính hưng phấn của cơ xuơng sản sinh ra theo con đường phản xạ.

Bên cạnh đó bản thân cơ có tính hưng phấn trực tiếp, cơ có khả năng hưng phấn và phản ứng khi có kích thích trực tiếp lên cơ..

Cơ có tính hưng phấn khác nhau, ở những trạng thái khác nhau của cơ thì tính hưng phấn cũng khác nhau.

*Tính co rút:

- Cơ xương co rút nhanh và mạnh, thời gian ngắn. Cơ trơn co rút chậm và yếu nhưng kéo dài.

- Cơ xương co giãn nhanh, nhưng chóng mỏi. Cơ trơn có thể co giãn mấy giờ liền, thậm chí thường xuyên (cơ trơn dạ dày, cơ trơn hậu môn, cơ trơn ống thải nước tiểu).

- Phương thức co rút cơ:

+ Co đẳng trương

+ Co đẳng trường

* Sự co cơ

Co đơn: dùng dòng điện cảm ứng tác động một kích thích đơn ngắn lên cơ thì cơ sẽ co rút rồi giãn ra ngay trở lại trạng thái ban đầu, phản ứng đó gọi là co đơn - gọi là một đơn vị co cơ;

Co lắp: trong thời gian nhất định cơ tiếp nhận 2 kích thích liên tục có hiệu lực, nếu kích thích thứ 2 tác dụng vào cuối thời kỳ co giãn của lần co thứ nhất thì sẽ tạo ra 2 đường biểu diễn co đơn;

Co tetanos: trong cơ thể bình thường, cơ tiếp nhận các xung thần kinh đến một cách liên tục gây ra co tetanos. Mức tăng tần số chỉ có giới hạn nhất định, nếu tần số tăng quá mức sẽ làm cơ giảm co rút và sinh ra hiện tượng ác tính.

* Cơ chế co cơ

Cơ chế hóa sinh

Cơ co rút được là nhờ năng lượng của quá trình hóa học.Quá trình này được chia làm 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn yếm khí: không có sự tham gia của oxy.

+ Giai đoạn hiếu khí: có sự tham gia của oxy

Như vậy năng lượng trực tiếp dùng cho co cơ là ATP

Sự nợ oxy:Cơ sản sinh ra công lớn trong một thời gian ngắn, nên lúc cơ thể vận động mạnh, để hỗ trợ cho cơ nhận đủ oxy và nguồn nguyên liệu thì tuần hoàn và hô hấp đều được tăng cường mạnh mẽ.



Sự sinh nhiệt khi co cơ: Khi cơ co sinh ra nhiều năng lượng, khoảng 30% năng lượng này được biến thành năng lượng cơ giới, phần còn lại được thải ra dưới dạng nhiệt.

Sự mệt mỏi của cơ: Đó là hiện tượng giảm sút khả năng làm việc, sau khi làm việc một thời gian;

Sự hưng phấn của vỏ não có ý nghĩa rất quan trọng trong việc loại trừ hiện tượng mệt mỏi. Điều đó chứng tỏ vỏ não đã thông qua hệ thần kinh giao cảm để ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, làm giảm mệt mỏi.

3. Sinh lý vận động

3.1. Các loại vận động

* Đứng

Là tư thế bình thường của gia súc ở trạng thái nghỉ.Các loại vận động tại chỗ và di động đều bắt nguồn từ trạng thái đứng. Lúc đứng trương lực cơ của gia súc thấp hơn ở người, nên gia súc đứng được lâu hơn.



* Vận động chạm đất

Bao gồm các vận động nằm, đứng dậy, đứng thẳng và nhảy khi giao phối. Đây là những phản xạ liên hoàn, phức tạp do nhiều phản xạ tạo thành.

* Di động trên mặt đất

Là loại vận động làm cho con vật thay đổi vị trí trong không gian bao gồm các dạng như đi, đi nhanh, chạy, nhảy.

+ Đi là phản xạ dây chuyền phức tạp. Lúc đi các chi vận động chéo

theo trình tự nhất định. Nhờ vậy toàn thân sẽ di động về phía trước, chia

bước đi thành 2 giai đoạn (chống đỡ và bước lên trước);

+ Chạy: hai chân trước hoặc sau đồng thời vận động;



+ Nhảy: chia thành 4 giai đoạn đó là chạy, rời mặt đất, vượt và chạm đất.

3.2. Ứng dụng nghiên cứu

Giúp cho gia súc có khả năng vận động, làm việc với hiệu suất cao, cần huấn luyện hợp lý. Tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho cơ hoạt động;

Cho gia súc làm việc với trương lực vừa phải, loại trừ những động tác thừa ,không để cho cơ co quá sức sẽ chóng mệt mỏi;

Trong quá trình luyện tập vỏ não nhận được các tín hiệu Thành lập chuỗi phản xạ có điều kiện về vận động trong đó có sự tham gia của các thụ quan ngoài như (thị giác, thính giác...);

Huấn luyện theo hệ thống và trình tự dựa vào đặc điểm cơ thể và loại hình thần kinh. Do vậy cần chú ý đảm bảo chế độ quản lý, nuôi dưỡng sử dụng gia súc;

Luân phiên hợp lý giữa làm việc và nghỉ ngơi.



Chương 2. Sinh lý họat động thần kinh

1. Sinh lý hệ thần kinh trung ương

1.1 Khái niệm

Hệ thần kinh trung ương thực hiện chức năng đảm bảo sự thống nhất giữa cơ thể và ngoại cảnh, cũng như sự thống nhất hoàn chỉnh trong nội bộ cơ thể bằng cách điều tiết, phối hợp sự hoạt động của các cơ quan, làm cho cơ thể thích nghi với điều kiện sống và biến đổi của ngoại cảnh.

Hệ thần kinh trung ương gồm 2 bộ phận tủy sống và não bộ;

Tủy sống gồm 4 phần: cổ, ngực, hông, khum;

Não bộ gồm: hành não, tiểu não (não sau), não giữa, não trung gian, não trước, đại não;

Vỏ não là phần trẻ nhất trong quá trình tiến hóa, nhưng về cấu tạo và chức năng phức tạp nhất. Với những động vật có vú bậc cao mới có vỏ não hoàn chỉnh.

Hệ thần kinh trung ương của động vật có xương sống được cấu tạo bởi vô số nơron liên hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi nơron có tính độc lập tương đối. Sợi trục của nơron này chỉ tiếp xúc với sợi nhánh hoặc thân của nơron khác. Vị trí tiếp xúc giữa 2 nơron gọi là xinap.

Ở động vật có xương sống kiểu cấu tạo nơron chiếm ưu thế và hoàn toàn ở động vật bậc cao gần như toàn bộ hệ thần kinh được cấu tạo bởi nơron.

Về mặt chức năng nơron được chia thành 3 loại chủ yếu:

Nơron cảm giác (truyền vào)

Nơron vận động (truyền ra)

Nơron liên lạc (tiếp hợp)

Phản xạ là đáp ứng của cơ thể đối với kích thích tác động từ bên ngoài hoặc bên trong, thông qua hệ TKTW



* Cung phản xạ hoàn chỉnh: gồm 5 khâu chủ yếu

- Cơ quan nhận cảm: thu nhận các kích thích và biến kích thích thành xung thần kinh;

- Nơron truyền vào;

- Trung khu thần kinh: bộ phận thần kinh trung ương;

- Nơron truyền ra;

- Cơ quan đáp ứng (cơ, tuyến)

Bất kỳ phản xạ nào cũng đều không phải là phản xạ độc lập mà là đáp ứng phức tạp của toàn bộ cơ thể dưới sự khống chế của vỏ đại não.



Liên hệ ngược: là quá trình các cơ quan thực hiện thông báo hoạt động đã thực hiện và mức độ đạt được ngược lại cho trung ương thần kinh, từ đó sẽ làm tăng hay ức chế sự điều khiển của hệ thần kinh với cơ quan đó. Do vậy, ngày nay cung phản xạ được mở rộng thành “vòng phản xạ” mang ý nghĩa hai chiều để tự điều chỉnh;

Đặc tính của hệ thần kinh trung ương: Trong hệ thần kinh trung ương, hưng phấn có thể khuếch tán rất rộng đến toàn bộ hệ thần kinh;

Trên sợi thần kinh hưng phấn truyền theo 2 chiều, nhưng trong hệ thần kinh hưng phấn chỉ truyền theo 1 chiều (do xináp quyết định)

Hưng phấn truyền chậm trong trung ương thần kinh (do thời kỳ tiềm phục của phản xạ quyết định);



Trung ương thần kinh có thể làm thay đổi cường độ và nhịp hưng phấn;

Đường mòn có tế bào thần kinh là khả năng duy trì vết tích hưng phấn trong một thời gian dài của tế bào thần kinh sau khi kết thúc hưng phấn, đây là cơ sở của thói quen và trí nhớ;

Chức năng của hệ thần kinh có thể thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi;

Trung khu này có thể nâng cao hưng phấn cho trung khu khác.

Quá trình ức chế trong hệ thần kinh trung ương: Giữa các trung khu thần kinh, khi

có một hưng phấn mạnh, một hưng phấn yếu thì trung khu hưng phấn mạnh sẽ ức chế trung khu hưng phấn yếu, ví dụ: gây đau mạnh ở nơi này sẽ làm giảm đau ở nơi khác;

Lớp vỏ đại não có tác dụng ức chế đối với các phản xạ của hệ thần kinh trung ương cấp thấp, do đó điều tiết các phản xạ một cách chính xác và hợp lý.

1.2. Sinh lý hoạt động của các bộ phận TKTW

*Sinh lý hoạt động của tuỷ sống

Tủy sống có 2 chức năng chủ yếu:

- Dẫn truyền xung động từ thụ quan lên não và từ não qua tủy sống xuống các cơ quan đáp ứng.

+ Tủy sống có 31 đôi dây thần kinh tủy, gồm cả sợi truyền vào (sợi cảm giác) và sợi truyền ra (vận động). Trước khi vào tủy, dây thần kinh tủy phân đôi thành 2 rễ lưng và rễ bụng. Như vậy tất cả các sợi truyền vào dẫn truyền xung cảm giác về trung ương đều qua rễ lưng của tủy sống và tất cả các sợi truyền ra đều qua rễ bụng dẫn truyền xung vận động ra ngoài tủy sống;

+ Chất trắng của tủy sống là đường dẫn truyền do nhiều sợi trục tạo thành có chức năng đem xung thần kinh ở tủy sống truyền về não, từ não truyền xuống tủy và từ phần này đến phần khác của tủy sống.

- Chức năng phản xạ: tủy sống là trung khu cấp thấp của vận động cơ toàn thân (trừ cơ mặt) gồm:

Phần lớn các phản xạ mạch quản, tất cả phản xạ hệ tiết niệu sinh dục, phản xạ trực tràng, phản xạ điều hòa thân nhiệt và phần lớn phản xạ điều hòa trao đổi chất của tổ chức (phản xạ dinh dưỡng) đều thực hiện dưới sự tham gia trực tiếp của tủy sống. Như vậy nếu cắt ngang tủy sống ở một vùng nào đó thì tất cả các phản xạ ở các vùng sau đó đều bị mất;

Ngoài ra, tủy sống còn là trung khu của thần kinh giao cảm và thần kinh phó giao cảm, điều tiết hoạt động tim mạch, điều tiết mồ hôi, điều tiết phản xạ tiết niệu sinh dục.

* Sinh lý hoạt động của hành não:

Chức năng phản xạ

Hành não chi phối những phản xạ rất cơ bản, có tính chất quyết định sự sống của cơ thể.Hành não là trung khu của nhiều phản xạ quan trọng của cơ thể. Mọi tổn thương ở hành não đều gây chết, trước tiên vì ngừng hoạt động hô hấp, do vậy còn gọi

hành não là trung khu “ sinh mệnh” của cơ thể.

Chức năng dẫn truyền

Các đường truyền từ tủy sống lên não và đường truyền từ não xuống tủy sống đều phải qua hành não.

* Sinh lý hoạt động của não giữa

- Phần trước của củ não sinh tư tham gia vào phản xạ của mắt (co đồng tử, liếc, nháy mắt và quay mặt về phía nguồn sáng);

- Phần sau củ não sinh tư tham gia phản xạ vận động thính giác như cử động tai, quay đầu về nơi phát tiếng động;

- Nhân đen điều khiển các phản xạ cử động phức tạp và tinh vi;

- Nhân đỏ điều hòa trương lực cơ.

* Sinh lý hoạt động của tiểu não

Điều hòa các hoạt động cử động phối hợp kể cả những cử động theo ý muốn. Tiểu não giữ mối quan hệ phức tạp với tủy sống, hành não, não giữa và chịu ảnh hưởng của vỏ đại não;

*Sinh lý hoạt động của não trung gian

`* Chức năng sinh lý của vùng đồi

Là đường truyền xung thần kinh (trừ xung khứu giác) từ các thụ quan đến vỏ não và là nơi thay nơron. Vùng đồi còn là trung khu cao cấp của cảm giác đau. Vùng đồi tham gia vào sự điều hòa trương lực cơ, do vậy khi vùng bị kích thích thường xuất hiện nhiều phản xạ vận đông phức tạp.

* Chức năng sinh lý vùng dưới đồi

- Là trung ương cấp cao của hệ thần kinh thực vật,

- Điều hòa hoạt động của tuyến yên: các tế bào thần kinh vùng dưới đồi tiết ra những chất truyền đạt thần kinh là những polypeptid.

- Điều tiết thân nhiệt: vùng dưới đồi có trung khu chống nóng, phần sau có trung khu chống lạnh. Phá hủy các vùng này sẽ làm cho động vật có thân nhiệt ổn định trở thành động vật biến nhiệt.

- Điều hòa trao đổi chất: vùng dưới đồi có các trung khu điều hòa trao đổi chất, sự điều hòa này thông qua ảnh hưởng của vùng dưới đồi đối với hệ thần kinh giao cảm và tuyến yên;

- Điều tiết hoạt động sinh dục: nhờ một nhóm nơron chuyên điều tiết hệ sinh dục.

* Sinh lý hệ thần kinh thực vật

Hệ thần kinh thực vật phát sinh hàng loạt ảnh hưởng phức tạp và rộng rãi đối với hoạt động của các cơ quan và tổ chức. Ảnh hưởng đó được chia làm hai loại:

Ảnh hưởng có tính chất chức năng: làm cho cơ quan nào đó hoạt động và duy trì sự hoạt động bình thường. Do vậy khi cắt sợi thần kinh này, cơ quan này sẽ bị tê liệt (hệ phó giao cảm);

Ảnh hưởng có tính chất dinh dưỡng: là điều hòa cường độ trao đổi chất của các cơ quan làm cho cơ thể luôn luôn thích ứng với yêu cầu hoạt động bình thường. Sau khi cắt sợi thần kinh này hoạt động cơ quan vẫn tiến hành nhưng khả năng thích ứng bị trở ngại (hệ giao cảm);

2. Hoạt động thần kinh cao cấp

2.1. Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.

* Phản xạ không điều kiện

Là một liên hệ thần kinh thường xuyên giữa 1 tác nhân kích thích nhất định, bất biến và một h oạt động cũng xác định và bất biến của cơ thể. Hễ có tác nhân kích thích là có phản xạ đáp ứng không cần đòi hỏi 1 điều kiện nào;

Ở động vật PXKĐK có 3 loại: phản xạ ăn uống, phản xạ tự vệ vàphản xạ tính dục. Các phản xạ này chỉ giúp động vật thích nghi một cách máy móc với ngoại cảnh và chỉ đạt tới một hiệu quả nhất định.

* Phản xạ có điều kiện

Là phản xạ hình thành trong đời sống của cá thể, tác nhân gây phản xạ không xác định.

Điều kiện thành lập phản xạ có điều kiện

+ Kết hợp kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện nhiều lần và thường xuyên củng cố;

+ Kích thích có điều kiện xảy ra trước hoặc đồng thời với kích thích không điều kiện. Nếu kích thích có điều kiện xảy ra trước kích thích không điều kiện thì PXCĐK được thành lập nhanh và chắc chắn;

+ Mức hưng phấn do kích thích không điều kiện gây ra phải mạnh hơn mức hưng phấn do kích thích có điều kiện tạo ra;

+ Vỏ não phải toàn vẹn, hệ thần kinh phải bình thường;

+ Tiến hành thành lập phản xạ phải ở môi trường yên tĩnh.

Cơ chế thành lập PXCĐK

Theo Paplop: PXCĐK được thành lập trên cơ sở đường liên lạc tạm thời giữa 2 điểm hưng phấn trong vỏ não do1 kích thích có điều kiện và 1 kích thích không điều kiện;

+ Khi có 2 điểm hưng phấn cùng xuất hiện ở vỏ não, thì chứng tỏ chúng có xu hướng liên lạc với nhau vì quá trình hưng phấn tại một điểm đều lan tỏa ra rồi gặp nhau tạo thành đường liên lạc giữa 2 điểm;

+ Điểm hưng phấn mạnh hơn sẽ là điểm ưu thế. Sau khi sóng hưng phấn của 2 điểm gặp nhau thì điểm ưu thế có khả năng thu hút sóng hưng phấn của điểm yếu hơn về mình. Lặp lại nhiều lần sẽ tạo thành đường liên

lạc tạm thời giữa hai điểm hưng phấn;

+ Đường liên lạc tạm thời hình thành ở vỏ não là cơ sở thành lập cung PXCĐK.

Phân loại PXCĐK



+ Căn cứ vào tính chất của tác nhân kích thích

- PXCĐK tự nhiên

- PXCĐK nhân tạo

+ Căn cứ vào cơ quan nhận cảm

- PXCĐK cảm thụ ngoài

- PXCĐK cảm thụ trong

- PXCĐK do tác nhân thời gian;

- PXCĐK một cấp, hai cấp và nhiều cấp ( tạo các phản xạ phức tạp).

2.3. Stress và sự thích nghi

3.1. Khái niệm

Trạng thái stress là trạng thái mất cân bằng nội môi của cơ thể, là một trạng thái sinh lý không bình thường gây ra do tác động của các yếu tố bất lợi của môi trường ngoài hay trong cơ thể. Các yếu tố này gọi là tác nhân stress. Khi điều kiện ngoại cảnh thay đổi, có tác nhân stress mà cơ thể không duy trì được cân bằng nội môi thì con vật sẽ lâm vào trạng thái stress

và phải trải qua quá trình stress để tiến tới thích nghi với ngoại cảnh mới.

Quá trình stress là quá trình huy động năng lượng tiềm tàng của cơ thể để chống lại các tác nhân stress, nhằm phục hồi cân bằng nội môi, thiết lập lại sự thống nhất giữa cơ thể với ngoại cảnh;

Khi gia súc lâm vào trạng thái stress thì hầu như toàn bộ năng lượng dùng để vượt

qua stress, do đó phần năng lượng đề tích lũy cho tăng trọng, sinh sản, tiết sữa bị giảm nghiêm trọng dẫn đến năng suất giảm về mọi mặt.

Quá trình stress hóa và thích nghi bản chất là một quá trình vì đều diễn ra trên cùng một cơ sở sinh lý là huy động năng lượng và tự điều chỉnh nội môi để khôi phục trạng thái sinh lý bình thường. Nếu quá trình này không hoàn thành được, không tự điều chỉnh được nội môi thì các quá trình sinh lý sẽ bị rối loạn và dẫn đến chết.

3.2. Các giai đoạn của quá trình stress

Quá trình stress diễn ra qua 3 giai đoạn

Phản ứng báo động

Là giai đoạn cơ thể có phản ứng tức thời với tác nhân stress và chưa kịp huy động toàn bộ năng lượng để tham gia chống lại tác nhân stress. Chia làm 2 pha

Pha sốc: thể hiện sự thoái hóa nhanh tức thời của các cơ quan miễn dịch trong cơ thể như hạch lâm ba, tuyến ức, túi fabricius ở gia cầm. Biểu hiện lâm sàng là thân nhiệt giảm, trương lực cơ giảm, nồng độ Na+ giảm, K+ tăng, huyết áp giảm, gluco huyết giảm, hệ thần kinh bị ức chế, trao đổi chất bị rối loạn;

Pha chống sốc: các quá trình trong cơ thể được hồi phục từ ức chế sang hưng phấn, huyết áp tăng lên, thân nhiệt tăng, đặc biệt gluco huyết tăng rõ.



Giai đoạn đề kháng, thích nghi

Cơ thể sau khi phục hồi trạng thái bình thường sẽ huy động toàn bộ năng lượng chống lại stress.



Giai đoạn rối loạn và chết

+ Thoái hóa các tổ chức của cơ quan miễn dịch, tuyến yên và tuyến thượng thận;

+ Protein bị phân giải để tạo đường kể cả protein cấu trúc cơ thể vì

thế lúc đầu con vật ngừng sinh trưởng sau đó sút cân, gầy đi nhanh chóng,

các chỉ tiêu sản xuất đều giảm;

+ Khả năng miễn dịch giảm rõ rệt, gia súc dễ cảm nhiễm các bệnh kế phát;

+ Gia súc kiệt sức và chết.

3.3. Các yếu tố stress trong chăn nuôi

Thức ăn, nước uống

Nhiệt độ, khí hậu

Độ ẩm

Mật độ


Vận chuyển

3.4. Các biện pháp phòng chống stress

+ Thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi thú y;

+ Chủ động phòng và loại trừ các yếu tố gây stress.

+ Dùng 1 số thuốc an thần hay thuốc ức chế thần kinh cho gia súc, gia cầm khi chúng bị stress.

+ Tăng dinh dưỡng, tăng 1 số thành phần thức ăn có khả năng chống stress
Chương 3. Sinh lý hoạt động nội tiết

3.1. Đại cương về tuyến nội tiết và hormon

* Khái niệm:

Hệ nội tiết là một trong 2 hệ thống tham gia điều hòa hoạt động chức năng của cơ thể.

Hệ nội tiết điều hòa hoạt động chức năng bằng những chất kích tố (hormon), luân chuyển theo máu, bạch huyết và dịch ngoại bào.

Tuyến nội tiết là loại tuyến không có ống dẫn, chất tiết từ tế bào tuyến trực tiếp vào máu hoặc bạch huyết đi khắp cơ thể.

Có tác dụng sinh học cao, đến điều hòa hoạt động chức năng của cơ quan thích ứng;

Hormon là những chất truyền tin hóa học tuần hoàn theo máu đi từ cơ quan sản sinh đến cơ quan tiếp nhận (cơ quan đích); phát huy tác dụng sinh học cao theo phương thức điều hòa ngược. Cũng như enzym và vitamin, hormon cũng là một chất có tác dụng sinh học cao;

1.2 Đặc tính sinh học của hocmon

Hocmon có tác dụng không đặc trưng cho loài : cho nên có thể lấy hormon của loài này cho loài khác;

Hocmon có hoạt tính sinh học cao có thể gây tác dụng với liều lượng rất nhỏ (đơn vị thỏ, đơn vị chuột);

Mỗi hormon chỉ có tác dụng với 1 cơ quan, 1 chức năng xác định: 

Các hormon thường có tác dụng qua lại với nhau, hiệp đồng hoặc đối kháng, bởi vậy hoạt động của các tuyến nội tiết một cách hài hòa nhờ cơ chế thần kinh - thể dịch;

1.3. Điều hoà bài tiết hocmon

Để duy trì được nồng độ ổn định nồng độ hormon trong máu, trong cơ thể đã hình thành cơ chế điều hòa bài tiết hormon, đó là cơ chế điều hòa thần kinh- nội tiết theo phương thức điều hòa ngược

Cơ chế điều hòa ngược đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng hệ nội tiết.

3.2. Sinh lý các tuyến nội tiết

2.1. Tuyến yên

* Hormon thuỳ trước (Tiền yên)

Các hormon tiền yên chi phối các quá trình cơ bản của cơ thể và chi phối hoạt động của các tuyến nội tiết khác. Tiền yên có nhiều loại tế bào, mỗi loại tế bào chế tiết một hay hai loại hormon;

Hormon sinh trưởng (STH- Somato tropin hormone). Là hormon không có cơ quan đích; Tác dụng sinh lý:

+ Kích thích sự sinh trưởng của cơ thể bằng cách làm tăng sự tổng hợp protein và kích thích sụn liên hợp phát triển tạo xương (nhất là các xương dài);

+ Làm tăng đường huyết của cơ thể bằng cơ chế ức chế tác dụng của men hexokinaza (men làm giảm đường huyết);

+ Làm giảm tổng hợp lipit, tăng huy động mỡ để sinh năng lượng;

+ Kích thích gan tổng hợp somatomiodin có tác dụng làm lắng đọng muối sunphat ở xương;

+ Tham gia chuyển hóa photpho.

Kích giáp tố: TSH (Thyroid Stimulating hormone): tác động lên tuyến đích là tuyến giáp. Kích thích tuyến giáp hoạt động, tăng cường hấp thu iot trong máu để tổng hợp tiroxin. Thúc đẩy hoạt tính của men phân giải tireoglobulin thành tiroxin.

Kích vỏ thượng thận: ACTH (Adreno cortico tropin hormone). Tác dụng lên tuyến đích là vỏ thượng thận. Kích thích tuyến này tiết ra các hormone, thông qua hormone này sẽ gây tăng đường huyết gián tiếp thông qua hormon thượng thận.

Kích dục tố GSH (Gonadostimulin hormone) là nhóm hormon tiền yên có tác dụng đặc hiệu lên các tuyến sinh dục

Kích nhũ tố: Prolactin, cơ quan đích là tuyến vú. Có tác dụng:

+ Kích thích hoạt động của bao tuyến thúc đẩy tiết sữa;;

+ Kích thích thể vàng tiết progesteron;

+ Gây hiện tượng ấp bóng ở gà;

+ Kích thích bản năng làm mẹ;

* Hormon thuỳ sau (Hậu yên)

Oxytoxin


+ Gây co bóp cơ trơn ống dẫn tuyến vú do đó kích thích thải sữa;

+ Gây co bóp cơ trơn tử cung.

Vazopressin (ADH - antidiure hormon gây co cơ trơn động mạch nhỏ . Ngoài ra còn có tác dụng chống bài niệu bằng cách hoạt hóa men hyaluronidaza làm phân giải axit hyaluronic gắn với tế bào thượng bì ống thận, do đó làm tăng quá trình tái hấp thu nước ở ống thận.

2.2. Tuyến giáp

Tế bào nang tuyến chế tiết hormon: tiroxin và triodoironin liên quan đến chuyển hóa iot, tác dụng chủ yếu đến chuyển hóa vật chất. Tế bào cạnh nang (tế bào sáng) chế tiết canxitonin có tác dụng làm giảm canxi huyết.

Tác dụng sinh lý:

Tác dụng chuyển hóa

+ Chuyển hóa năng lượng: + Chuyển hóa gluxit: tăng hấp thu gluco ở ruột non, ở gan tăng quá trình chuyển hóa từ glycogen thành gluco;

+ Chuyển hóa protein:

+ Chuyển hóa lipit:

+ Trao đổi nước:

Tác dụng sinh trưởng phát dục

+ Tioxin có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát dục và thành thục cơ thể.

+ Tiroxin làm tăng quá trình sinh trưởng phát dục của bào thai;

+ Làm phát triển tế bào biểu mô tuyến vú, tăng tổng hợp protein và mỡ sữa;

+ Làm ảnh hưởng đến chức năng sinh sản

Tác dụng thần kinh:

Tham gia điều hòa hoạt động thần kinh thực vật, chi phối hoạt động của hệ thần kinh trung ương và hoạt động thần kinh cao cấp, do vậy khi cắt bỏ tuyến giáp sẽ không thành lập được phản xạ có điều kiện.

Tirocanxitonin có ảnh hưởng đến trao đổi canxi photpho, gây thải canxi dẫn đến làm giảm canxi huyết và làm tăng canxi nước tiểu.



Rối loạn chức năng sinh lý tuyến

Ưu năng: gây bệnh Basedow, với những triệu chứng đặc trưng như mắt sáng, lồi, tim đập nhanh, mạch nhanh (120 nhịp/phút); chuyển hóa cơ sở tăng từ (20 – 50)%, thân nhiệt tăng, người gầy, dễ xúc cảm, tay run;

Nhược năng: gây các bệnh sau

+ Bệnh bướu cổ địa phương do thức ăn nước uống thiếu iot, tuyến giáp tăng sinh làm thành bướu cổ;

+ Bệnh phì niêm dịch giữ nước;

+ Bệnh đần cretinisme trí tuệ kém phát triển, đần độn, kèm theo hình thể không phát triển, mặt có dạng đặc biệt, cơ quan sinh dục và 1 số chức năng kém phát triển.



Ứng dụng trong chăn nuôi

+ Dùng các chế phẩm như metyl- tio uraxin (MTU) nhằm kìm hãm hoạt động tuyến giáp ở động vật lớn, giảm tiêu hao năng lượng, giảm phân giải lipit, protit do đó vật nuôi tăng trọng nhanh hơn;

+ Ghép viên betazin (có chứa KI) cho bò cái, lợn cái gây động dục và tăng sản lượng sữa;

+ Bổ sung KI cho gà đẻ, tỷ lệ đẻ tăng 10%.

2.3.Tuyến cận giáp

Chế tiết hormone parahormon có tác dụng điều tiết trao đổi canxi, photpho trong máu



Tác dụng sinh lý

Tác dụng đến thận: tăng cường tái hấp thu canxi ở ống thận nhỏ, gây tăng canxi huyết, mặt khác ức chế tái hấp thu photpho làm giảm photpho huyết;

Tác dụng đến xương: xúc tiến sự phân giải muối canxi trong xương dẫn đến làm tăng canxi huyết.

Rối loạn chức năng tuyến cận giáp

* Ưu năng thể hiện bệnh Reckling- hausen xương bị mất canxi, thành hốc, dễ gẫy.

* Nhược năng gây chứng co giật do canxi huyết thấp.

2.4. Tuyến tuỵ

Tiết hormone có vai trò quan trọng trong trao đổi đường. Hormone gồm 3 loại (Insulin, glucagon và somatostatin).



Tác dụng sinh lý

Insulin: là hormone duy nhất làm giảm đường huyết theo 2 hướng

- Tăng cường phân giải và sử dụng gluco dẫn đến giảm đường huyết

+ Tăng cường tổng hợp glycogen từ glucoz ở gan;

+ Tăng cường vận chuyển glucoz vào cơ và các mô khác;

+ Tăng cường oxyhóa đường ở mô bào;

+ Tăng cường quá trình chuyển đường thành mỡ và axit béo;

- Giảm các quá trình tạo đường

+ Gián tiếp phá hủy quá trình đường phân glycogen thành glucoz;

+ Giảm quá trình tạo đường mới;`

Glucagon: có tác dụng ngược chiều với insulin làm tăng đường huyết do

+ Xúc tiến quá trình phân giải glycogen thành glucoz;

+ Chuyển axit amin thành đường.

Somatostatin: ức chế sự giải phóng STH, TSH nhưng không ức chế sự bài tiết prolactin.



Rối loạn chức năng sinh lý tuyến

Ưu năng: gây giảm đường huyết ác tính (ở bện u tuyến tụy, giảm đường huyết do

tiêm nhiều Insulin)

Nhược năng: gây bệnh đái tháo đường.



2.5.Tuyến thượng thận (Adrenal Gland)

Vỏ thượng thận

Các hormone vỏ thượng thận chia làm 3 nhóm

- Nhóm oxycocticoit tham gia chuyển hóa gluxit;

- Nhóm deoxicocticoit là nhóm hormone tham gia chuyển hóa muối khoáng

- Nhóm hormone sinh dục.

Tác dụng sinh lý

+Tác dụng trao đổi chất gluxit, lipit, protein và muối khoáng; Do đó làm tăng đường huyết; tăng axit béo tự do, colesterol máu, tăng đào thải ni tơ theo nước tiểu, giữ nước trong cơ thể;

+Tác dụng của nhóm hormone sinh dục: khi có khối u gây (dậy thì sớm ở nam, nam hóa ở nữ), biến đổi tính biệt ở gia súc.

+ Tác dụng khác: chống stress như sự xâm nhập của vi khuẩn, sự nhiễm bệnh, thay đổi môi trường... Tác dụng chống dị ứng.



Rối loạn chức năng sinh lý

- Ưu năng: gây hội chứng Conn (khối u tiết nhiều aldosteron, huyết áp cao, K+



trong máu giảm);

Hội chứng Cushing do bài tiết nhiều hormon chuyển hóa gluxit do vậy xuất hiện những vết rạn đỏ ở mặt, bụng, đường huyết tăng; hội chứng sinh dục;

- Nhược năng: gây bệnh Addison (lao vỏ thượng thận); đường huyết

giảm; chuyển hóa cơ sở giảm; thân nhiệt giảm.



Tủy thượng thận

Tiết ra hormon adrenalin và noradrenalin khác nhau về nhóm mêtyl (-CH3).

Tác dụng sinh lý

+ Đối với hệ tuần hoàn: Adrenalin làm tim tăng hưng phấn, tăng cường co bóp do đó tăng nhịp tim, do đó được dùng làm thuốc trợ tim. Ađrenalin làm co mạch ngoại vi, mạch nuôi cơ tim do đó làm tăng huyết áp tâm thu;



Noradrenalin làm tim đập chậm, co mạch toàn thân, do đó làm tăng huyết áp; Noradrenalin có tác dụng làm tăng huyết áp mạnh hơn adrenalin

- Đối với cơ trơn nội tạng: gây dãn cơ trơn dạ dày, ruột, túi mật, bàng quang; gây co cơ phóng xạ mắt, làm dãn đồng tử, co cơ dựng lông, co cơ trơn của lách.

Tác dụng của Adrenalin và Noradrenalin giống nhau, nhưng cường độ của Adrenalin > Noradrenalin;

- Đối với trao đổi đường: gây tăng đường huyết do kích thích phân giải glycogen ở gan và cơ; ức chế sử dụng glucoz

- Đối với hệ thần kinh trung ương: Adrenalin có tác dụng gây hưng phấn thần kinh, kích thích tuyến yên tiết ra các hormon ACTH... (theo cơ chế điều hòa ngược).

2.6. Tuyến sinh dục (tuyến pha)

Tuyến sinh dục đực

Đến tuổi thành thục tính dục, tuyến sinh dục hoạt động mạnh, ngoài chức năng ngoại tiết sản sinh tinh trùng thì các tế bào kẽ (leydig) còn tiết ra hormone sinh dục đực androgen (Testosteron, androsteron, dehyđro epidanrosteron), trong đó chủ yếu là Testosteron.

Tác dụng sinh lý:

+ Biệt hóa sinh dục ở thời kỳ bào thai;

+ Duy trì và kích thích sự phát triển của cơ quan sinh dục đực và các tuyến sinh dục phụ;

+ Làm xuất hiện đặc tính sinh dục phụ thứ cấp;

+ Kích thích trao đổi chất, tăng cường đồng hóa, kích thích tạo máu;

+ Kích thích thần kinh hưng phấn, gây phản xạ sinh dục.



Tuyến sinh dục cái

Về nội tiết, tuyến tiết các hormone sinh dục cái bao gồm:



Hormon buồng trứng:

- Oestrogen (noãn tố) gồm 3 loại oestradiol, oestron và oestriol, có tác dụng:

+ Làm tăng sinh tế bào niêm mạc âm đạo, sừng tử cung, ống dẫn trứng do tăng cường sinh tổng hợp protein qua cơ chế hormon - gen. Khi gia súc cái thành thục về tính lượng oestrogen trong máu cao, cao nhất khi động dục;

+ Kích thích hệ thống ống dẫn tuyến vú phát triển;

+ Làm xuất hiện các đặc tính sinh dục phụ của con cái;

+ Gây hưng phấn vỏ não làm xuất hiện động dục;



+ Làm tăng điện thế tế bào cơ trơn (tử cung) do đó làm tăng nhu động sừng tử cung tạo điều kiện cho tinh trùng di động nhanh hơn khi thụ tinh;

+ Tăng quá trình tổng hợp protein, lipit;

+ Tăng độ nhạy cảm của cơ tử cung với oxytoxin khi đẻ;

+ Kích thích tuyến yên tiết LH và prolactin;

- Progesteron (hormon thể vàng): do thể vàng của buồng trứng tiết ra, có các tác dụng sinh lý như sau:

+ Kích thích sự phát triển của niêm mạc tử cung âm đạo, mạng lưới mao mạch tử cung chuẩn bị đón thai;



+ Kích thích sự phát triển của nhau thai và duy trì sự phát triển của thai (trợ thai);

+ Làm giảm sự mẫn cảm của cơ trơn tử cung với oxytoxin, ức chế

sự co bóp của cơ trơn tử cung giúp tử cung yên tĩnh khi có chửa, an thai;

+ Kích thích sự phát triển của tế bào thượng bì bao tuyến vú, hình thành xoang tiết;

+ Ức chế sự sản sinh GSH của tuyến yên, do đó ức chế quá trình phát triển của noãn bao, ức chế động dục.



Hormon nhau thai:

- Prolan A: có tác dụng tới buồng trứng như FSH;

- Prolan B: tác dụng tới buồng trứng giống LH;

- Progesteron: tiết vào thời kỳ chửa cuối thay thế hormon Progesteron của thể vàng;

- Oestrogen: cũng tiết ra vào thời kỳ chửa cuối tăng độ mẫn cảm của cơ tử cung với oxytoxin;



- Relaxin: sản sinh ở thời kỳ chửa cuối có tác dụng làm giãn dây chằng xương chậu, mở cổ tử cung gây đẻ và làm tăng sinh trưởng tuyến sữa.

Ở ngựa có chửa vào ngày tuổi 70-75 lượng hormon prolanA đạt mức tối đa, trong thực tế người ta dùng huyết thanh ngựa chửa để tiêm cho gia súc cái gây động dục, thúc đẩy trứng chín và khắc phục bệnh chậm sinh, vô sinh.



Nhau thai người có hàm lượng cao vào ngày 50-60 loại hormon HCG (Human chorionic gonadotrpin) gồm một ít ProlanA và nhiều ProlanB. Trong chăn nuôi người ta dùng HCG tiêm cho gia súc cái để thúc đẩy trứng chín và rụng, nâng cao tỉ lệ thu tinh. Hiệu quả thụ tinh cao nhất khi dùng phối hợp giữa HTNC + HCG và Oestrogen.

Sử dụng hormon sinh dục trong chăn nuôi

Nâng cao năng suất sinh sản, khắc phục chậm sinh, vô sinh:

+ Tiêm huyết thanh ngựa chửa (HTNC) cho lợn nái vào ngày sau cai sữa gây động dục;

+ Kết hợp HTNC + HCG và Oestrogen tiêm cho gia súc cái để khắc phục tình trạng chậm sinh vô sinh;

- Kết hợp HTNC +HCG và chế phẩm kích thích thần kinh gây tiết hormon sinh dục cái và kích thích động dục;

- Sử dụng GSH chiết suất từ thùy trước tuyến yên cá chép để kích thích đẻ trứng cho các loài cá khác.

- Gây động dục đồng loạt cho lợn nái: 20 ngày đầu tiêm Progesteron gây ức chế tiết GSH tuyến yên; ngày 21 tiêm HTNC kích thích động dục;

- Gây rụng nhiều trứng cho thụ tinh lấy hợp tử để cấy truyền cho cơ thể khác.

Chẩn đoán thai sớm ở gia súc;



Chương 4. Sinh lý tiêu hoá hấp thu

4.1. Đại cương về tiêu hoá, hấp thu

Tiêu hóa là quá trình phân giải thức ăn từ miệng đến ruột già nhằm biến đổi những hợp chất hữu cơ phức tạp của thức ăn thành những chất đơn giản nhất mà cơ thể động vật có thể hấp thụ được;

Quá trình tiêu hóa ở gia súc diễn ra dưới ba tác động:

+ Cơ học: Nhai, mút, nuốt, co bóp của dạ dày, nhu động của ruột để cắt, xé, nghiền nát, chuyển và tẩm đều thức ăn với dịch tiêu hóa;

+ Hóa học: tác dụng chuyển hóa nhờ enzym trong các dịch tiêu hóa, phân

hợp chất hữu cơ phức tạp thành những chất đơn giản để cơ thể hấp thụ được;

+ Vi sinh vật: lên men nhờ tác dụng của enzym của vi sinh vật hữu ích cộng sinh ở dạ dày, ruột già;

Ba quá trình này diễn ra đồng thời và có ảnh hưởng tương hỗ lẫn nhau, đặt dưới sự điều khiển của hệ thần kinh - thể dịch và được thực hiện bằng 2 loại phản xạ có và không điều kiện;

Hấp thu là sự vận chuyển các sản phẩm tiêu hóa từ lòng ống tiêu hóa vào máu để bổ sung phần vật chất đã bị tiêu hao trong quá trình chuyển hóa và phát triển cơ thể. Đây là chức năng mang tính chất quyết định trong việc thực hiện chức năng chung của bộ máy tiêu hóa.

4.2. Quá trình tiêu hoá

* Tiêu hoá ở miệng

Lấy thức ăn và nước uống

Nhai và tác dụng của nước bọt

Nuốt


* Tiêu hoá ở dạ dày

Tiêu hoá ở dạ dày đơn

Đây là giai đoạn tiêu hóa quan trọng, tại đây thức ăn chịu tác động cơ học do sự co bóp, vận động của dạ dày và tác động hóa học do dịch vị của tuyến dạ dày tiết ra.



Tiêu hóa cơ học: cơ trơn dạ dày vận động theo 2 phương thức

+ Vận động nhịp điệu:

+ Vận động khẩn trương

- Vận động co đường cong nhỏ xuất hiện khi động vật uống nước hoặc ăn thức ăn lỏng, kết quả là làm cho thượng vị và hạ vị gần nhau tạo thành một rãnh nhỏ cho nước và thức ăn lỏng xuống ruột non dễ dàng.

Tiêu hóa hóa học:

+ Axit clohydric (HCl) hoạt hóa men pepsinogen thành pepsin để tiêu hóa protein;



+ Tiêu hóa protein: nhờ tác dung của các enzym tiêu hóa protein trong dịch vị gồm:

Pepsin; Catepsin; Kimozin; Gelatinaza và colagenaza

+ Tiêu hóa gluxit nhờ tác dung của enzym amilaza của dịch nước bọt đưa xuống, xảy ra ở phần thượng vị dạ dày lợn;

+ Tiêu hóa lipit: xảy ra yếu và chỉ có ở gia súc non để tiêu hóa mỡ sữa vì dạ dày không có muối mật nên men lipaza không được hoạt hóa;

+ Dịch nhày Muxin do tế bào phụ của dạ dày tiết ra có tác dụng phủ một lớp nhầy lên bề mặt niêm mạc để bảo vệ tránh các tác động cơ giới của thức ăn và ngăn cản ảnh hưởng của HCl và Pepsin.



Nôn: là một phản ứng có tính chất bảo vệ cơ thể, nhờ nôn mà động vật loại thải được các chất độc hại từ trong ống tiêu hóa ra ngoài. Nôn cũng có thể trở thành hiện tượng bệnh lý;

Chuyển thức ăn từ dạ dày xuống ruột:

Tiêu hóa tại dạ dày kép

Tác dụng của rãnh thực quản:



Tiêu hóa ở dạ cỏ

Dạ cỏ được coi như một “thùng lên men” lớn. Tiêu hóa ở dạ cỏ chiếm một vị trí rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa của gia súc nhai lại: 50% vật chất khô của khẩu phần được tiêu hóa ở dạ cỏ. Các chất hữu cơ của khẩu phần được biến đổi nhờ các enzym của vi sinh vật sống cộng sinh trong dạ cỏ;

Hệ vi sinh vật trong dạ cỏ gồm có:

+ Vi khuẩn. Hiện nay trong dạ cỏ có khoảng 200 loài vi khuẩn khác nhau. Số lượng vi khuẩn trong dạ cỏ rất lớn có đến 109 vi khuẩn/1g chất chứa dạ cỏ,

+ Nấm: gồm nấm men, nấm mốc

+ Vi động vật: chủ yếu là các động vật nguyên sinh (protozoa), nhiều nhất và quan trọng là lớp tiêm mao trùng hay trùng tơ.

Vai trò, tác dụng của vi sinh vật:

Tác dụng cơ giới đối với thức ăn chủ yếu do tiêm mao trùng, chúng xé rách màng xenluloz, dùng xelluloz làm nguồn dinh dưỡng của bản thân.

- Tiêu hóa hóa học do các enzym của vi sinh vật tiết ra.

- Trong quá trình hoạt động sống vi sinh vật dạ cỏ đã tổng hợp nên protein bản thân từ những chất chứa trong dạ cỏ. Khi xuống dạ múi khế và ruột non xác vi sinh vật trở thành nguồn thức ăn protein quan trọng cung cấp cho cơ thể gia súc sử dụng. Trong 1 ngày đêm loài nhai lại có thể lợi dụng khoảng 100g protein giá trị hoàn toàn từ vi sinh vật.

+ Tiêu hóa xelluloz và hemicelluloz: đây là hai thành phần chủ yếu trong thức

ăn của gia súc nhai lại 40-50% hàm lượng thức ăn thực vật. Vi khuẩn phân giải tới 80% xelluloz ăn vào dạ cỏ



+ Tiêu hóa bột đường: tinh bột được vi khuẩn và thảo phúc trùng phân giải. Thảo phúc trùng tiêu hóa tinh bột lấy từ thức ăn vào. Vi khuẩn tác dụng lên bề mặt tinh bột

Tinh bột Dextrin + Maltose. Maltose 2αglucose

Glucoz tiếp tục được phân giải đến sản phẩm cuối cùng là các axit béo bay hơi

Acid béo bay hơi sinh ra một phần được vi sinh vật dạ cỏ sử dụng để tổng hợp protein bản thân, phần còn lại sẽ được hấp thu hoàn toàn ở dạ dày trước và được động vật nhai lại sử dụng làm nguồn năng lượng và là thành phần tham gia vào cấu tạo cơ thể chúng.

+ Tiêu hóa protein, nitơ phi protein

Trong dạ cỏ loài nhai lại, dưới tác dụng của enzyme phân giải protein của vi sinh vật protein của thực vật sẽ được phân giải đến peptid, amino acid, sau đó đến ammoniac. Sản phẩm tạo thành do phân giải protein sẽ được vi sinh vật sử dụng để tổng hợp thành protein của bản thân chúng.

Ở động vật nhai lại amino acid tiếp tục bị phân giải tạo ra ammoniac và các sản phẩm trung gian khác để tiếp tục được sử dụng tổng hợp thành protein bản thân vi sinh vật.



Vi sinh vật dạ cỏ không những có khả năng sử dụng protein mà còn có thể sử dụng cả nitơ phi protein của thức ăn, phổ biến nhất là urê. Trong dạ cỏ urê được phân giải do enzyme urease của vi sinh vật tiế để tạo thành ammoniac và khí CO2. Từ ammoniac và sản phẩm phân giải glucid, vi sinh vật sẽ tổng hợp nên protein của bản thân chúng.

Vi sinh vật cung cấp một lượng protein khá lớn, tương đương 1/3 nhu cầu protein hàng ngày của động vật nhai lại. Về chất lượng protein vi sinh vật có giá trị sinh học cao hơn protein của thức ăn vì dễ tiêu hóa và chứa đủ các axit amin không thay thế.

Quá trình tổng hợp protein của vi sinh vật tiến hành song song với việc phân giải glucid trong dạ cỏ để lấy Xetoacid.

+ Tổng hợp vitamin:

Trong quá trình hoạt động, vi sinh vật dạ cỏ còn tổng hợp được vitamin nhóm

B, vitamin K, do vậy đối với động vật nhai lại trưởng thành nhu cầu các vitamin trong khẩu phần không đáng kể.

Sự tạo thành thể khí trong dạ cỏ và sự ợ hơi:

Quá trình hoạt động, vi sinh vật dạ cỏ còn tạo thành các thể khí với số lượng lớn khoảng 1000lít/24h. Số lượng và thành phần các thể khí phụ thuộc vào loại thức ăn và mức độ của quá trình lên men trong dạ cỏ. Sự tạo thành các thể khí mạnh nhất khi ăn các thức ăn thô tươi nhất là các sản phẩm cây họ đậu;

Thành phần các chất khí gồm: Cacbonic 50-60%; metan 40-50%, còn lại là các khí nitơ, hydro, sunfuahydro và oxy;



Chức năng của dạ tổ ong:

Là một túi trung gian để chuyển vận thức ăn, chỉ thức ăn loãng và nghiền nhỏ mới vào dạ tổ ong. Dạ này co bóp, thức ăn trong đó sẽ được hỗn hợp, 1 phần trở lại dạ cỏ, một phần vào dạ lá sách.



Chức năng của dạ lá sách:

Là một túi ép lọc. Khi co bóp thì phần thức ăn loãng sẽ vào dạ múi khế, còn phần thô sẽ được giữ lại giữa các lá để tiến hành quá trình tiêu hóa cơ học. Tại dạ lá sách nước và axit được hấp thu mạnh.

Tiêu hóa ở dạ múi khế

Là phần dạ dày chính có tuyến tiết dịch vị và dịch nhày. Dạ múi khế giống thân vị và hạ vị của dạ dày đơn, niêm mạc gồm từ (12-16) gờ để tăng diện tích tiếp xúc của enzym tiêu hóa với thức ăn.

Quá trình tiêu hóa tại đây giống như ở dạ dày đơn

Sự nhai lại

Khi trâu bò ăn, thức ăn chưa nhai kỹ đã nuốt xuống. Sau khi vào dạ cỏ thức ăn được nước bọt và nước trong dạ dày thấm ướt, làm mềm, thời gian nghỉ ngơi gia súc ợ thức ăn lên miệng để nhai kỹ.



*Tiêu hóa ở ruột non

Tiêu hóa hóa học

Thức ăn xuống ruột non, chịu tác động phối hợp của các enzym có trong dịch tụy và dịch ruột, các chất xúc tác tiêu hóa của dịch mật.

Tiêu hóa cơ học

+Vận động co thắt từng đoạn (vận động phân đốt

+Vận động lắc

+ Nhu động và phản nhu động

Điều hòa vận động ruột non

+ Cơ chế thần kinh: thức ăn đến ruột kích thích vào thụ quan cơ giớivà hóa học ở thành niêm mạc ruột gây nên phản xạ nhu động gồm 2 loại:

+ Cơ chế thể dịch: sản phẩm phân giải của thức ăn, các chất hóa học do niêm mạc ruột tiết ra, các chất trung gian hóa học được tạo thành ở các đầu mút thần kinh thực vật đều làm tăng vận động của ruột.

*Tiêu hóa ở ruột già

Quá trình tiêu hóa trong ruột già phụ thuộc vào enzym của ruột non đi xuống, các enzym này chỉ hoạt động ở phần đầu của ruột già, tại đây cũng diễn ra quá trình tiêu hóa như ở ruột non, nhưng tốc độ chậm hơn ;

Trong ruột già có hệ vi sinh vật cư trú về số lượng và chủng loại giống như trong dạ cỏ của động vật nhai lại. Các vi sinh vật này chủ yếu sống ở manh tràng (ngựa), manh kết tràng (lợn).

Quá trình lên men thối ở ruột già

Do các vi khuẩn lên men thối tác động lên các protein còn lại, phân giải thành những sản phẩm có mùi thối và độc

Thể khí hình thành được thải ra ngoài qua hậu môn.

Tiêu hóa cơ học ở ruột già : Cũng có các hình thức vận động giống ruột non nhưng yếu hơn, đoạn manh tràng và kết tràng còn có nhu động ngược.

Điều hòa vận động ruột già

Trung khu điều hòa vận động ruột già nằm ở tủy sống vùng khum, thông qua thần kinh phó giao cảm và giao cảm chủ yếu là làm tăng vận động. Đoạn cuối kết tràng và trực tràng của ngựa dê, cừu ruột co thắt từng đoạn tạo thành hình thù cục phân.

4.3. Sự hấp thu

Hấp thu là sự vận chuyển các sản phẩm tiêu hóa từ lòng ống tiêu hóa vào máu, bổ sung phần vật chất đã bị tiêu hao trong quá trình chuyển hóa và phát triển cơ thể.

Tất cả các đoạn của ống tiêu hóa, ít nhiều đều có khả năng hấp thu.

*Cơ chế hấp thu

Hấp thu bị động: Theo quy luật lý hóa thông thường như:

Hấp thu chủ động: Không tuân theo quy luật lý hóa thông thường, chất nào có lợi cho cơ thể thì được hấp thu, không có lợi thì không được hấp thu.

* Quá trình hấp thu

Hấp thu protein

Protein được hấp thu dưới dạng axitamin và 1 phần dưới dạng péptid đơn giản. Cơ thể hấp thu axitamin với tỷ lệ cân đối theo 1 tương quan số lượng nhất định giữa các loại axitamin. Loại axitamin nào vượt quá mối tương quan thì cơ thể không hấp thu và thải ra ngoài.



Hấp thu bột đường

Bột đường được hấp thu dưới dạng đường đơn, gia súc non hấp thu được đường kép

Sự hấp thu đường chịu ảnh hưởng vào nồng độ đường trong ruột non, phụ thuộc vào loại đường, vào độ pH, vào tuổi, chế độ dinh dưỡng, chế độ làm việc và các yếu tố ngoại cảnh.



Hấp thu lipit

Lipit được hấp thu chủ yếu dưới dạng axitbéo.



Glyxerin dễ hoà tan trong nước được hấp thu nhanh chóng theo cơ chế khuếch tán thẩm thấu. Axitbéo khó hoà tan phải kết hợp với axit mật thành phức chất hoà tan mới hấp thu

Hấp thu nước và muối khoáng

Nước được hấp thu bắt đầu từ dạ dày, hấp thu khá nhanh trong ruột non và hấp thu nhiều trong ruột già. Sự hấp thu nước chủ yếu theo cơ chế khuyếch tán thẩm thấu và phụ thuộc vào nồng độ các chất hoà tan;



Hấp thu vitamin

Các vitamin được hấp thu dưới dạng nguyên vẹn không phân giải.



* Đường hấp thu

Đường máu

Là đường hấp thu của hầu hết các sản phẩm phân giải protein, lipit, gluxit, muối khoáng và vitamin tan trong nước cùng 30% axit béo bay hơi được hấp thu vào máu đến tĩnh mạch cửa gan vào gan. Sau khi chịu một quá trình tổng hơp, lọc thải, khử độc ở gan các chất dinh dưỡng đi theo tĩnh mạch trên gan để vào tĩnh mạch chủ rồi về tâm nhĩ phải để được tim phân phối đi khắp cơ thể.



Đường bạch huyết

Là đường hấp thu của 70% axitbéo >12C và các vitamin tan trong dầu mỡ được

hấp thu qua thành ruột theo các mạch dưỡng chấp đổ vào bể Pecquet rồi theo ống bạch huyết ngực đi về tâm nhĩ phải để hoà nhập vào dòng máu chung.

*Điều hòa hấp thu

Sự hấp thu các chất dinh dưỡng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cấu trúc khẩu phần ăn; Tỷ lệ giữa protein – lipit - gluxit cũng như tỷ lệ giữa các loại axit amin của khẩu phần phải cân đối thì hấp thu mới được thuận lợi.

Yêu tố ảnh hưởng trực tiếp tới cường độ hấp thu là lưu lượng máu đi tới ruột non.

4.4. Phân và thải phân

* Sự tạo phân

Sau khi được hấp thu nước, các chất cặn bã được cô đặc lại thành phân và được thải ra ngoài qua hậu môn. Lượng phân gia súc thải ra phụ thuộc vào loài vào tính chất và số lượng thức ăn. Ăn thức ăn thực vật thải nhiều phân hơn ăn thức ăn động vật.



* Sự thải phân

Phân được thải ra ngoài nhờ phản xạ đại tiện là một phản xạ không điều kiện gây co bóp cơ trơn trực tràng và mở cơ thắt hậu môn. Khi niêm mạc trực tràng bị kích thích, các xung hướng tâm truyền về chất xám của tuỷ sống ở vùng khum, nơi xuất phát dây thần kinh chậu thuộc thần kinh phó giao cảm. Các xung ly tâm đến trực tràng gây co bóp mạnh các cơ trơn, mở cơ thắt hậu môn, đồng thời có sự phối hợp với sự co cơ thành bụng để đẩy phân ra ngoài.



Chương 5. Sinh lý hệ thống tuần hoàn

5.1. Sinh lý máu

Máu là một dịch thể nằm trong tim và hệ thống mạch máu, là nguồn gốc của hầu hết các dịch thể trong cơ thể như dịch nội bào, dịch gian bào, dịch bạch huyết, dịch não tủy;

Số lượng máu thay đổi theo loài và được tính theo tỷ lệ % so với khối lượng cơ thể như: ở lợn 4,6%, trâu bò 8%, chó 8-9%, ngựa 9,8%...

Máu trong cơ thể tồn tại ở hai dạng: máu lưu thông 46% trong hệ thống tuần hoàn; máu dự trữ ở gan 20%, lách 16%, mao mạch dưới da 10%. Hai lượng máu này thường xuyên chuyển hóa cho nhau. Chỉ khi cơ thể bị mất máu đột ngột thì sẽ dẫn đến hiện tượng choáng, ngất do áp lực máu trong mao quản bị giảm đột ngột;

* Chức năng sinh lý của máu

Chức năng hô hấp

Chức năng dinh dưỡng

Chức năng bài tiết

Chức năng điều hoà thân nhiệt

Chức năng điều hoà và duy trì cân bằng nội môi

Chức năng điều hoà thể dịch

Chức năng bảo vệ

*Tính chất của máu

Tỷ trọng của máu

Độ quánh của máu

Áp suất thẩm thấu của máu hay của huyết tương



pH và hệ đệm của máu

* Thành phần của máu

Huyết tương (plasma )

Thành phần có hình

+ Hồng cầu

+ Bạch cầu

+ Tiểu cầu

* Sự đông máu



Đông máu là phản ứng bảo vệ cơ thể, giữ cho cơ thể không bị mất máu khi mạch máu bị tổn thương, đồng thời hình thành một vành đai bảo vệ xung quanh vết thương.

Nguyên nhân gây đông máu

Khi máu chảy qua vết thương fibrinogen hoà tan sẽ chuyển thành fibrin dạng sợi tạo thành một mạng lưới bao vây hồng cầu, tiểu cầu làm cho máu co rút lại thành khối và đông thành cục huyết.

Ngoài ra còn có các yếu tố của tiểu cầu khi vỡ như seretonin;

Các sợi fibrin đường kính 0,1μm đan với nhau thành 1 mạng lưới giam giữ các huyết cầu tạo thành những cục máu đông, còn huyết thanh chiết ra ngoài.

Máu chảy trong mạch không đông là do thành mạch trơn nhẵn, tiểu cầu không va vấp không bị vỡ..



* Cơ quan tạo máu

Tuỷ đỏ xương

Lá lách

5.2. Sinh lý tuần hoàn

* Sinh lý hoạt động tim

Tim có chức năng của 1 bơm vừa hút vừa đẩy máu. Là động lực chính của hệ tuần hoàn.

Chu kỳ tim đập

Trong cơ thể tim làm việc suốt ngày đên theo một nhịp điệu nhất định. Nếu so sánh thời gian làm việc và thời gian nghỉ của tim ta thấy tim nghỉ nhiều hơn làm việc nên tim có khả năng co bóp một cách nhịp nhàng liên tục mà không mệt mỏi.

Tiếng tim

Khi tim co bóp, các van tim đóng phát ra âm thanh gọi là tiếng tim, gồm 2 tiếng:

+ Tiếng thứ nhất (tiếng tâm thu

+ Tiếng thứ hai (tiếng tâm trương

+ Giữa tiếng thứ nhất và tiếng thứ hai là 1 khoảng im lặng ngắn, giữa tiếng thứ hai và tiếng thứ nhất của chu kỳ sau là 1 khoảng in lặng dài.

(“Pùm – Pụp” “Pùm – Pụp” )

Đặc tính sinh lý của cơ tim

+ Tính hưng phấn

Cơ tim hưng phấn theo nguyên tắc “ Tất cả hoặc là không”



+Tính tự động

Tim hoạt động nhịp điệu là do tính tự động của tổ chức cơ tim và thần kinh phối hợp tác động, biểu hiện là trong cơ tim có tồn tại hệ thống hạch tự động, có khả năng tự phát xung động thần kinh để điều khiển hoạt động của cơ tim, dẫn đến tính tự động.



Tần số tim (nhịp tim/phút)

Khi tim đập thì mỏm tim hoặc vách tim va chạm vào thành ngực.

Số lần tim đập trong 1 phút gọi là nhịp tim/phút.

* Sinh lý hệ mạch

Máu chảy trong mạch

Máu chảy trong mạch quản tuân theo các quy luật của động lực học thể lỏng.



Huyết áp động mạch : Là áp lực của máu tác động vào thành động mạch.

Động mạch đập

Khi tim co dãn làm cho động mạch chấn động và co bóp 1 cách nhịp điệu tạo nên hiện tượng mạch đập

+ Nhịp mạch đập tương đương với nhịp tim (nhanh, chậm);

+ Biên độ chấn động của mạch có thể ghi làn sóng cao thấp hoặc ấn

ngón tay để phán đoán (nổi, chìm);

+ Độ căng của mạch đập dùng lực đè lên động mạch cho đến khi mất mạch (cứng, mềm);

+ Tốc độ mạch là thời gian kéo dài của làn sóng mỗi lần mạch đập (nhanh, chậm );

Tuần hoàn tĩnh mạch

Máu tuần hoàn trong tĩnh mạch với vận tốc rất nhỏ, chỉ bằng 1/2 vận tốc của máu chảy trong các động mạch cùng tên;



Tuần hoàn mao mạch.

Do vách mao mạch mỏng, lại có khả năng co giãn nên điều tiết được lượng máu

Vào nuôi dưỡng các cơ quan, mô bào. Tại mao mạch, máu lưu thông với vận tốc rất nhỏ chỉ bằng 1mm/s. Chính vì vậy, mao mạch là nơi trao đổi chất giữa máu và tế bào, tổ chức.

* Điều hoà hoạt động tim - mạch

Do hai cơ chế thần kinh và thể dịch



Cơ chế thần kinh:

Thần kinh thực vật điều tiết hoạt động tim mạch



Cơ chế thể dịch

Tuyến trên thận tiết adrenalin và noradrenalin gây co mạch, tim đập nhanh, tăng huyết áp. Vì vậy adrenalin được dùng làm thuốc trợ tim.

Tyroxin tuyến giáp làm tim đập nhanh.

Sympatin (sinap TK giao cảm) gây co mạch, tim đập nhanh.

Axetylcholin ( Xinap TKPGC) gây giãn mạch, tim đập chậm.

Renin do thận tiết ra có tác dụng làm co động mạch nhỏ, tăng huyết áp. Vì vậy khi viêm thận thì renin được sản sinh nhiều và gây chứng cao huyết áp.

Chương 6. Sinh lý hô hấp

6.1. Áp lực âm xoang màng ngực

Xoang màng phổi gồm hai lá: lá tạng và lá thành tạo thành một túi kín. Ở giai đoạn bào thai, hai lá dính sát nhau, toàn bộ phổi là một khối đặc không có không khí. Sau khi được đẻ ra, cũng là lúc phổi bắt đầu hoạt động. Lồng ngực được giãn nở rộng, đồng thời phổi cũng nở to dần. Tốc độ giãn nở của lồng ngực nhanh hơn của phổi, mặt khác, do được cấu tạo từ mô xốp có tính đàn hồi cao, khi giãn căng phổi lại có xu hướng co lại

Chính vì vậy xoang màng phổi giữa lá thành và lá tạng cũng được tách rộng ra. áp lực không khí trong xoang màng phổi vì vậy luôn thấp hơn áp lực của khí quyển và được gọi là áp lực âm của xoang màng ngực. áp lực này có các trị số là:

- Lúc bình thường khoảng 2 - 4 mmHg.

- Lúc hít vào khoảng 8 mmHg.

* Nguyên nhân hình thành ALAXMN

Do quá trình sinh trưởng của gia súc sau khi đẻ.

Mặt khác sức co đàn hồi của phổi

* Ý nghĩa của áp lực âm xoang màng ngực

Làm cho phổi phồng lên xẹp xuống được dễ dàng, thuận lợi cho động tác hô hấp.

Áp lực âm còn có ảnh hưởng tích cực tới hoạt động của tim phải vì lồng ngực có áp suất thấp hơn các vùng khác của cơ thể, nhờ đó quá trình thu góp máu tĩnh mạch về tim nhanh hơn, giúp cho tim làm việc có hiệu quả và nhẹ nhàng hơn;

Cũng nhờ áp lực âm mà các mao mạch phổi luôn chứa nhiều máu phù hợp với chức năng trao đổi khí. Đặc biệt ở kỳ hít vào áp lực xoang màng ngực càng âm, máu lên phổi càng nhiều tạo nên sự phối hợp hài hoà về sinh lý giữa hoạt động hô hấp và hoạt động tuần hoàn.

6.2. Các hoạt động hô hấp

* Cơ chế hô hấp phổi

Động tác hít vào

Hít vào là kết quả mở rộng dung tích của xoang ngực theo chiều dài và chiều ngang do tác dụng của cơ hoành và cơ gian sườn ngoài;



Động tác thở ra

Cơ hoành từ vị trí co chuyển sang giãn làm cho lồng ngực thu hẹp theo hướng sau trước;

Cơ gian sườn ngoài giãn, cơ gian sườn trong co theo phương ngược lại nên xương sườn bị kéo xuống;

* Phương thức hô hấp và ý nghĩa thực tiễn

+ Phương thức hô hấp ngực - bụng (thể thở hỗn hợp):

+ Phương thức hô hấp bụng (thở thể bụng)

+ Phương thức hô hấp ngực (thở thể ngực)



*Tần số hô hấp (nhịp thở / phút)

Tần số hô hấp phụ thuộc vào cường độ trao đổi chất, tuổi, tầm vóc;



6.3.Trao đổi khí

* Trao đổi khí giữa phế bào và máu

Chất khí khuyếch tán từ nơi có áp suất riêng phần (phân áp) cao đến nơi áp suất riêng phần thấp. Do sự chênh lệch về phân áp nên O2 trong phế bào sẽ khuyếch tán qua màng phế bào và thành mao mạch vào máu, còn CO2 thì ngược lại khuyếch tán từ máu sang phế bào.



*Trao đổi khí giữa máu động mạch và tổ chức .

O2 từ máu có phân áp cao sẽ khuyếch tán vào tổ chức nới có phân áp O2 thấp. Ngược lại CO2 từ tổ chức có phân áp cao sẽ khuyếch tan sang máu.

*Sự kết hợp và vận chuyển khí trong máu

+Sư kết hợp và vận chuyển khí O2

+Sự kết hợp và vận chuyển CO2 trong máu.

+ Sự kết hợp và phân ly của muối bicacbonat (gián tiếp)



6.4. Điều tiết hoạt động hô hấp

Trung khu thần kinh điều khiển hoạt động hô hấp nằm ở hành tuỷ. Sự điều tiết hoạt động hô hấp theo cơ chế thần kinh - thể dịch.



Chương 7. Sinh lý bài tiết

7.1. Đặc tính lý hóa của nước tiểu

Nước tiểu là sản vật cuối cùng của hoạt động thận.



* Đặc tính lý học

+Màu sắc nước tiểu thay đổi có thể không màu, vàng nhạt hay vàng đậm

+ Độ trong: nước tiểu của đa số gia súc thường trong, riêng nước tiểu của ngựa thì đục

+ Tỷ trọng nước tiểu: 1,010 – 1,060 và thay đổi, khi trong nước tiểu có các thành phần hồng cầu thì tỷ trọng tăng.

+ Độ pH nước tiểu thay đổi tuỳ theo loài, tình trạng trao đổi chất của cơ thể đặc biệt phụ thuộc vào tính chất thức ăn.

+ Lượng nước tiểu: Thay đổi tuỳ theo loài gia súc

* Thành phần hoá học

Nước : 93 – 95 %; Vật chất khô 5% trong đó có:



7.2. Cơ chế hình thành nước tiểu

* Giai đoạn lọc qua

Khi máu chảy qua các mao mạch của tiểu cầu thận, thì tất cả các thành phần của huyết tương trừ albumin và globulin đều được lọc từ mao mạch sang xoang Bowman.

Dịch thể được lọc vào xoang Bowman gọi là nước tiểu đầu

* Giai đoạn tái hấp thu

Quá trình tái hấp thu xảy ra ở hệ thống ống lượn.



+ Tái hấp thu ở ống lượn gần

+ Tái hấp thu ở quai Henlê;



+ Tái hấp thu ở ống lượn xa

*Giai đoạn bài tiết thêm

Ống lượn xa là nơi chính xảy ra quá trình trao đổi chất lần cuối, sinh tổng hợp 1 số chất để điều chỉnh thành phần và lượng nước tiểu cuối.



7.3. Cơ chế thải nước tiểu

Nước tiểu hình thành trong ống thận nhỏ sẽ theo ống góp liên tục đổ vào bể thận, rồi theo ống dẫn nước tiểu vào bàng quang, số lần nhu động của cơ trơn hệ thống ống thận là (1-6)lần/ phút. Số lượng nước tiểu càng nhiều thì số lần nhu động càng tăng.

Thải nước tiểu là 1 động tác phản xạ do kích thích không điều kiện gây nên.

Bình thường động tác thải nước tiểu còn có sự tham gia của cơ bụng, cơ hoành co bóp ép bàng quang.Thải nước tiểu cũng có thể do kích thích có điều kiện đưa tới.

Chương 8. Sinh lý sinh sản

8.1. Thành thục về tính và thành thục về thể vóc

* Thành thục về tính

Là tuổi mà con vật bắt đầu có những phản xạ sinh dục và có khả năng sinh sản.

+ Bộ máy sinh dục đã phát triển tương đối hoàn chỉnh

+ Các đặc tinh sinh dục phụ thứ cấp xuất hiện;



+ Xuất hiện các phản xạ sinh dục ;

*Thành thục về thể vóc

Là tuổi mà ngoại hình và thể vóc đã đạt tới mức độ hoàn chỉnh, bộ xương đã cốt hoá hoàn toàn, tầm vóc ổn định;

Thành thục về thể vóc thường chậm hơn thành thục về tính, sau khi thành thục về tính con vật vẫn tiếp tục sinh trưởng lớn lên.



8.2. Sinh lý sinh dục đực

* Sự hình thành tinh trùng

Sau khi thành thục về tính, tinh trùng được sinh ra từ các tế bào sinh dục trong ống sinh tinh của tinh hoàn.



+Đặc điểm cấu tạo của tinh trùng

Gồm 3 phần : đầu, cổ , thân đuôi.

+ Đặc tính sinh lý của tinh trùng

Tinh trùng có khả năng vận động độc lập ; Vận động của tinh trùng là định hướng, tiến thẳng, tốc độ và khả năng vận động của tinh trùng phụ thuộc vào mức độ thành thục của tinh trùng.

Sức sống và sự vận động của tinh trùng phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

Hô hấp của tinh trùng Trong quá trình sống và hoạt động tinh trùng cần có năng lượng . Năng lượng này được lấy qua 3 phương thức ;

Tinh trùng được sinh ra trong các ống sinh tinh của dịch hoàn, sống phát triển và thành thục trong phụ dịch hoàn. Ở trong các ống sinh tinh thì tinh trùng ở dạng non, ra khỏi phụ dịch hoàn thì tinh trùng ở dạng trưởng thành. Tinh trùng có thể sống và vẫn còn khả năng thụ tinh khi nằm trong phụ dịch hoàn tới 2 tháng. Nếu trên 2 tháng thì tăng tỷ lệ tinh trùng kỳ hình, tỷ lệ thụ thai giảm.



* Tinh dịch

Là hỗn hợp chất tiết của dịch hoàn, phụ dịch hoàn và các tuyến sinh dục phụ. Là loại dịch lỏng màu trắng đục có phản ứng kiềm yếu, có mùi hăng đặc trưng

Tinh dịch gồm :

+ Tinh trùng;

+ Tinh thanh.

+ Số lượng và thành phần tinh dịch thay đổi theo loài gia súc, giống, kiểu thụ tinh: Chế độ sử dung ; Chế độ dinh dưỡng: rất quan trọng có tác dụng rõ rệt đến lượng và thành phần tinh dịch.

Ngoài ra các yếu tố khác như khí hậu, thời tiết, ẩm độ, trạng thái sinh lý… cũng có ảnh hưởng tới số và chất lượng tinh dịch.

* Giao phối

Giao phối là chuỗi phản xạ phức tạp gồm: Phản xạ hưng phấn, phản xạ cương, phản xạ nhảy, và phản xạ phóng tinh để đưa tinh trùng vào đường sinh dục cái gặp trứng;

Giao phối là chuỗi phản xạ không điệu kiện bẩm sinh. Tuy nhiên chuỗi phản xạ này chỉ xảy ra khi gia súc đã thành thục về tính và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố môi trường cũng như trạng thái chức năng của tuyến nội tiết sinh dục.



* Sự di động và thời gian sống của tinh trùng trong đường sinh dục cái

Sự di động của tinh trùng

Sau khi vào đường sinh dục cái, tinh trùng tiếp tục di động để tiến đến gặp trứng ở 1/3 phía trên ống dẫn trứng.



Thời gian sống của tinh trùng trong đường sinh dục gia súc cái

Phụ thuộc vào:

+Vị trí đường sinh dục cái: ở âm đạo thời gian sống của tinh trùng ngắn (1-6) giờ ; ở tử cung thời gian sống dài hơn 30 giờ;

+ Chất lượng tinh trùng (tuỳ thuộc vào giống);

+ Thời gian sống dài nhất là (36-48)giờ.

8.3. Sinh lý sinh dục cái

* Sự hình thành và phát triển của trứng

Sự hình thành trứng

Trứng được hình thành ở buồng trứng từ những noãn bao nguyên thuỷ (nguyên bào). Quá trình phát triển từ noãn nguyên thuỷ đến hình thành trứng trải qua 3 giai đoạn:



Sự rụng trứng

Dưới tác dụng của hormon FSH của tuyến yên tế bào hạt xung quanh noãn bao phân chia nhiều lần làm khối lượng bao noãn tăng lên, đồng thời LH kích thích tế bào hạt tiết oestrogen và dịch, làm thể tích bao noãn tăng và nổi lên trên bề mặt của buồng trứng, đó là các bao noãn chín. Ngoài tác dụng của các hormon sự rụng trứng còn chịu ảnh hưởng của động tác giao phối. Thỏ, mèo chỉ sau giao phối trứng mới rụng;



Sự hình thành thể vàng

Sau khi trứng rụng tại đó tạo ra 1 xoang, từ ngày thứ nhất đến thứ tư xoang chứa máu gọi là thể huyết, từ ngày thứ năm trở đi thì trở thành thể vàng, do trong xoang có tế bào hạt chứa sắc tố vàng.



Sự di động và thời gian sống của trứng

Trứng rụng sẽ rơi vào loa kèn và sau đó đi vào ống dẫn trứng, nhờ các nhung mao ống dẫn trứng rung động kết hợp với sự co bóp của cơ trơn ống dẫn trứng có tác dụng đẩy tế bào trứng di động dần vào trong đến 1/3 phía trên ống dẫn trứng là nơi thụ tinh. Nếu trứng đi sâu hơn nữa thì bên ngoài trứng sẽ được bao bọc 1 lớp albumin ngăn cản sự thụ tinh;

Trong quá trình di chuyển nếu gặp trở ngại sẽ xảy ra hiện tượng chửa ngoài dạ con.

* Chu kỳ tính

Khái niệm chu kỳ tính

Khi gia súc thành thục về tính thì cơ thể con cái, đặc biệt là cơ quan sinh dục có biến đổi kèm theo sự rụng trứng. Sự phát triển của trứng dưới sự điều tiết của hormon tuyến yên làm cho trứng chín và rụng 1 cách có chu kỳ và biểu hiện bằng triệu chứng động dục được gọi là chu kỳ tính.

Thời gian 1 chu kỳ tính từ lần rụng trứng trước đến lần rụng trứng sau.

Các giai đoạn của chu kỳ tính

+ Giai đoạn trước động dục: tính từ khi thể vàng tiêu huỷ tới lần động dục tiếp theo

+ Giai đoạn động dục: gồm ba thời kỳ liên tiếp là hưng phấn, chịu đực, hết chịu đực. Động dục là giai đoạn quan trọng nhưng thời gian lại ngắn.

* Giai đoạn sau động dục: bắt đầu sau khi kết thúc động dục và kéo dài vài ngày. Thể vàng được hình thành tiết progesteron ức chế trung khu sinh dục, dẫn đến làm giảm tiết oestrogen giảm hưng phấn.

* Giai đoạn yên tĩnh: là giai đoạn dài nhất thường bắt đầu từ ngày thứ tư sau khi trứng rụng và không thụ tinh, kết thúc khi thể vàng tiêu huỷ. Con vật không có biểu hiện sinh dục, dần dần chuyển sang chu kỳ tiếp.



*Sự thụ tinh

Là quá trình đồng hoá giữa trứng (n nhiễm sắc thể) và tinh trùng (n nhiễm sắc thể) để tạo thành hợp tử (2n) nhiễm sắc thể có bản chất hoàn toàn mới và có khả năng phân chia nguyên nhiễm liên tiếp tạo thành phôi. Quá trình thụ tinh có 3 giai đoạn:



Giai đoạn phá màng phóng xạ

Thể đỉnh ở đầu tinh trung tiết enzym hyaluronidaza, không đặc trưng cho loài phá vỡ màng phóng xạ của tế bào trứng.



Giai đoạn phá màng trong suốt

Đầu tinh trùng tiết enzym Zonalizin phân huỷ màng trong suốt enzym này đặc trưng cho loài, vì vậy chỉ có tinh trùng cùng loại mới phát huy tác dụng ở giai đoạn này và tiếp cận trứng. Sau đó khoảng vài chục tinh trùng có sức sống cao nhất qua màng trong suốt tiếp cận với màng noãn hoàng.

Giai đoạn phá màng noãn hoàng và đồng hoá giữa nhân trứng và tinh trùng.

Đầu tinh trùng tiết enzym muraminidaza phân giải một điểm của màng noãn hoàng. Sau đó chỉ có 1 tinh trùng có sức sống cao nhất xuyên qua màng noãn hoàng, đầu lọt vào phía trong, đuôi đứt ra để lại bên ngoài.

Đầu tinh trùng hút dịch tế bào chất của trứng để tăng kích thước tương đương với nhân của tế bào trứng, sau đó nhân của tinh trùng và nhân của trứng đồng hoá lẫn nhau tạo thành hợp tử lưỡng bội 2n.

* Sinh lý chửa, đẻ

Sinh lý chửa

Chửa là thời gian mang thai và phát triển phôi thai trong tử cung, gồm 2 giai đoạn chính:

+ Giai đoạn phôi: tính từ khi thụ tinh đến 1/3 thời gian chửa, là thời kỳ phân hoá hình thành cơ quan tổ chức của cơ thể.

+ Giai đoạn thai: cuối thời kỳ phôi đến khi đẻ là thời kỳ sinh trưởng và phát triển của bào thai để hình thành con non.

Sinh lý đẻ

Đẻ là một quá trình sinh lý phức tạp để đưa thai đã thành thục ra ngoài.

Quá trình đẻ có thể chia ra làm 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn mở cổ tử cung:(3-12 giờ)

Xuất hiện cơn rặn thưa về thời gian, yếu về cường độ, tử cung co bóp, mở dần, vỡ màng ối, dịch ối tràn ra ngoài.

+ Giai đoạn sổ thai: (30 phút đến 1 giờ)

Cơ trơn tử cung co bóp mạnh dần về cường độ, cơn co liên tục, cùng với sự tham gia của cơ bụng và cơ hoành để đẩy thai ra ngoài.

+Giai đoạn bong nhau:( 1-12 giờ)

Sau khi thai ra, tử cung tiếp tục co bóp để đẩy nhau thai ra ngoài. Thời gian này tử cung co bóp ngắn, yếu về cường độ

8.4. Đặc điểm hoạt động sinh dục của gia cầm

* Gia cầm đực

Khi thành thục về tính, dịch hoàn căng phồng. Tinh dịch được sản sinh trong mạng lưới ống sinh tinh giống như ở gia súc, khi giao phối (đạp mái), tinh dịch theo ống dẫn tinh đổ ra gai giao cấu ở lỗ huyệt, tinh dịch theo gai giao cấu chảy vào lỗ huyệt của con cái.

Lượng tinh ở gia cầm rất ít (0,5-2,0)ml/ngày. Nồng độ tinh trùng thấp khoảng 2 triệu /ml tinh dịch.

Sau khi tinh dịch vào đường sinh dục gia cầm cái, tinh trùng đi từ lỗ huyệt vào tử cung gia cầm cái và có thể sống khoảng 30 ngày trong ống dẫn trứng.



* Gia cầm cái

Khi thành thục tính dục, buồng trứng gia cầm có khoảng (1500-3000) tế bào trứng (lòng đỏ) ở các giai đoạn phát triển khác nhau.

Hoạt động sinh dục của gia cầm cái cũng theo chu kỳ, chu kỳ hoạt động tuỳ theo giống, loài.

Khi trứng rụng vào loa kèn sẽ được lưu lại tại đây (5-15) phút để thụ tinh xong rồi mới di chuyển về phía sau.

Khi qua đoạn tạo lòng trắng, tế bào trứng được bao bọc dần bởi (1-3) lớp vỏ albumin đặc và loãng xen kẽ nhau. Thời gian di chuyển qua đoạn này khoảng (2-3) giờ.

Khi đi qua đoạn eo trứng tiếp tục được bao bọc quanh bởi một lớp màng sợi. Thời gian đi qua đoạn này (2-3) giờ. Eo này quyết định hình dáng của trứng tròn hay dài.

Khi đi qua đoạn tử cung trứng được tiếp tục được bao bọc bởi lớp vỏ cứng. Thời gian hình thành vỏ trứng khoảng 16-20 giờ.

Khi đi qua đoạn cuối cùng trứng được phủ bởi lớp keo nhờn để ngăn cản vi khuẩn xâm nhập vào trứng và làm trơn khi đẻ.

Khoảng thời gian từ khi trứng rụng khỏi buồng trứng đến khi được đẻ ra ngoài từ (20-25) giờ. Bình thường mỗi ngày gia cầm sẽ đẻ 1 quả trứng. Nếu quá trình này kéo dài hơn 25 giờ gây nên hiện tượng đẻ cách nhật.
Phần thứ 2. DƯỢC PHẨM VÀ SỬ DỤNG DƯỢC PHẨM
Chương 1: Những vấn đề chung về thuốc và đơn thuốc

1.1. Khái niệm về thuốc và dược phẩm thú y

Thuốc thú y là những chất, hợp chất có nguồn gốc từ động vật , thực vật, vi sinh vật, khoáng chất, hóa chất.

Dùng để phòng bệnh, chẩn đoán bệnh , chữa bệnh hoặc phục hồi điều chỉnh, cải thiện chức năng của cơ thể.

1.2. Nguồn gốc của dược phẩm thú y

Nguồn gốc tự nhiên

Nguồn gốc nhân tạo

1.3. Các dạng thuốc

Dạng dịch thể

Dạng khô: bột, viên nén, viên nang cứng, nang mềm, viên cốm.

Dạng bán cố thể : các loại cao mềm, vazolin, thuốc mỡ...

1.4. Ranh giới giữa thức ăn, thuốc và chất độc

Sự phân biệt thuốc, thức ăn và chất độc cũng mang tính chất tương đối và có ý nghĩa trong một giới hạn nào đó.

Trong thực tế có rất nhiều loại chất vừa là thức ăn cũng lại là thuốc và cũng có thể trở thành chất độc, nếu dùng không đúng.

1.5. Đơn thuốc

Đơn thuốc chính là văn bản của cán bộ thú y thường dùng để ghi bệnh của con vật, các thuốc, liều lượng, cách pha chế và sử dụng thuốc đó để điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm.

Nội dung đơn thuốc: Một đơn thuốc gồm 3 phần ( xuất xứ đơn thuốc, phần cốt ghi chỉ định thuốc, liều lượng, cách dùng, cách phối trộn ; phần thời gian và người kê)

Chương 2: Các đường đưa thuốc vào cơ thể

2.1. Đưa thuốc qua đường tiêu hoá

Cho uống

Thụt trực tràng

2.2. Đưa thuốc qua đường tiêm

Tiêm dưới da

Tiêm bắp

Tiêm tĩnh mạch

Tiêm xoang phúc mạc

2.3. Đưa thuốc bằng các con đường khác

Qua da

Qua mắt


Qua đường hô hấp

Chương 3. Sự hấp thu, phân bố, biến đổi, thải trừ dược phẩm

3.1. Sự hấp thu

*Hấp thu qua màng sinh học:

Thuốc muốn hấp thu, đi đến các khí quan và sau đó thải trừ ra khỏi cơ thể đều phải đi qua rất nhiều hàng rào. Hàng rào này là hệ thống các màng tế bào có độ dày

khoảng 100 A0.

Tùy theo bản chất của thuốc, độ pH ở hai bên màng mà thuốc sẽ được thấm qua theo các phương thức và hàm lượng khác nhau.

*Hấp thu qua đường tiêu hóa:

Thuốc được hấp thu một cách từ từ, ít nguy hiểm. Thuốc được hấp thu qua đường tiêu hóa gồm:

Hấp thu thuốc qua niêm mạc miệng

Hấp thu ở dạ dày

Hấp thu qua ruột non:

Hấp thu ở ruột già

Hấp thu thuốc qua trực tràng

* Hấp thu ngoài đường tiêu hóa:

Hấp thu qua đường tiêm

Hấp thu qua đường hô hấp

Hấp thu qua da

3.2. Sự phân bố

Dược phẩm ở dạng liên kết với protein huyết tương của máu

Dược phẩm ở dạng liên kết với receptor

Dược phẩm tồn tại trong mỡ

Dược phẩm tồn tại nơi tích luỹ

3.3. Sự biến đổi

Một số dược phẩm khi vào cơ thể không thải trừ qua quá trình biến đổi mà được thải trừ dưới dạng nguyên vẹn như kháng sinh Penicillin, các aminoglycozid, Natriclorua...

Đa số dược phẩm sau khi hấp thu đều qua sự chuyển hoá rồi mới bị đào thải.

Sự chuyển hoá xẩy ra chủ yếu tại tế bào gan

3.4. Sự thải trừ

Thải trừ qua thận

Thải trừ qua đường tiêu hoá

Thải trừ qua sữa

Thải trừ qua phổi

Thải trừ qua các đường khác



Chương 4. Tác dụng của dược phẩm

4.1. Cơ chế tác dụng

Cơ chế tác dụng không đặc hiệu

Cơ chế tác dụng đặc hiệu

4.2. Phân loại tác dụng

Tác dụng kích thích, ức chế hay điều hòa các chức năng sinh lý của cơ thể



Каталог: attachments -> article -> 131
article -> ĐÁP Án chi tiết cho đỀ thi tuyển sinh đẠi học năM 2013 MÔn hóa họC – khối b – MÃ ĐỀ 537
article -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
article -> Hướng dẫn số 22-hd/vptw, ngày 6/11/2009 của Văn phòng Trung ương Đảng về lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ hiện hành của các cơ quan, tổ chức đảng các cấp
article -> THÔng tư liên tịCH
article -> Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
article -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
article -> Số: 165/2007/NĐ-cp
article -> TỔng công ty viwaseen công ty cp khoan và XÂy dựng viwasee
131 -> Quy đỊnh về tiêu chuẩn xét chọn danh hiệU “sinh viêN 5 TỐT” VÀ TẬp thể “sinh viêN 5 TỐT” CẤp trung ưƠNG

tải về 496.92 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương