CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở khoa học và CÔng nghệ Độc lập Tự do Hạnh phúc



tải về 0.5 Mb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích0.5 Mb.
#20130
  1   2   3




UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM



SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số: 31 /SKHCN-VP Thủ Dầu Một, ngày 22 tháng 8 năm 2008



KẾ HOẠCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

TỈNH BÌNH DƯƠNG - NĂM 2009

- Căn cứ Công văn số 958/BKHCN-KHTC ngày 28/4/2008 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn xây dựng kế hoạch khoa học và công nghệ năm 2009.

Sở Khoa học và Công nghệ báo cáo kế hoạch khoa học và công nghệ tỉnh Bình Dương năm 2009 như sau:

A. Kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm 2008:

I. Quản lý nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ:


1. Công tác quản lý đề tài, dự án:

- Trong công tác kế hoạch nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ 6 tháng đầu năm 2008 đã thực hiện:

+ Công bố danh mục và triển khai hai hội nghị hướng dẫn về nội dung xây dựng đề cương nghiên cứu, các biểu mẫu dự toán kinh phí đến các cơ quan nghiên cứu triển khai, các nhà khoa học là chủ nhiệm đề tài/dự án cuả 29 nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ năm 2008.

+ Hội nghị triển khai hướng dẫn kế hoạch phương hướng hoạt động khoa học và công nghệ để ngành và đơn vị nghiên cứu triển khai, nhà khoa học, cơ sở đề xuất về nội dung nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ 2009, hướng dẫn xây dựng đề cương nghiên cứu, các biểu mẫu dự toán kinh phí đến các cơ quan nghiên cứu triển khai, các nhà khoa học là chủ nhiệm đề tài/dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ năm 2009.

+ Tham mưu văn bản đôn đốc các cơ quan và chủ nhiệm đề tài để khẩn trương xây dựng đề cương nghiên cứu cuả kế hoạch năm 2008 gởi về Sở KH&CN xem xét tổ chức hội đồng xét tuyển chọn.

1.1) Quản lý các đề tài/dự án đang triển khai

a) Chương trình “Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn từ nay đến năm 2010”.

Tiếp tục theo dõi tiến độ nội dung thực hiện dự án do Bộ KH&CN quản lý và hỗ trợ kinh phí thực hiện: “Ứng dụng các công nghệ vi sinh để sản xuất phân vi sinh vật chức năng phục vụ phát triển hồ tiêu Bình Dương và và một số tỉnh phía nam”, thuộc chương trình Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn từ nay đến năm 2010 do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý đang thực hiện trên địa bàn tỉnh. đến nay dự án đang chuẩn bị kết thúc thực hiện dự án, kinh phí thực hiện đến nay đã cấp 1.400 triệu/1.500 triệu tổng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp khoa học cuả dự án.

b) Chương trình “Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Bình Dương giai đoạn từ 2006 đến năm 2010.

Tiếp tục quản lý 4 đề tài/dự án thuộc chương trình trong năm & chuyển tiếp từ các năm trước:

- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất các chế phẩm sinh học từ bã khoai mì phục vụ sản xuất thức ăn gia súc ở tỉnh Bình Dương và miền Đông Nam bộ.

- Ứng dụng tiến bộ công nghệ cải tiến sản xuất và nâng cao hiệu quả trồng bưởi ở xã Bạch Đằng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

- Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao công nghệ trồng cà chua theo phương pháp thủy canh

- Xây dựng mô hình điểm truy cập công nghệ thông tin trên mạng Internet phục vụ phát triển nông thôn Bình Dương ở 7 hội nông dân tuyến xã.

c) Tiếp tục quản lý thực hiện triển khai 12 đề tài dự án cấp tỉnh.

- Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật EIA và biện pháp hormone trên bò hậu bị và bò lứa chậm động dục nhằm góp phần tăng sức sinh sản ở bò sữa và giúp tăng thu nhập cho người chăn nuôi.

- Biên soạn tài liệu thực nghiệm dạy học chương trình địa phương môn ngữ văn ở các trường trung học cơ sở ở tỉnh Bình Dương.

- Điều tra đánh giá hiện trạng môi trường đề xuất các giải pháp tổng hợp quản lý chất lượng nước sông Thị Tính.

- Xây dựng mô hình hầm ủ Biogas cải tiến lấy nhiên liệu chạy máy phát điện cho trại chăn nuôi gia súc

- Dự án nhân rộng ứng dụng laser quang châm chữa các chứng bệnh theo châm cứu cổ truyền tại 30 xã phường đạt chuẩn quốc gia tỉnh Bình Dương.

- Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bình Dương phục vụ quá trình CNH-HĐH đất nước.

- Xây dựng, tổ chức, sử dụng kho tài liệu địa chí tỉnh Bình Dương

- Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học môn toán các lớp trung học cơ sở (lớp 6+7+8).

- Nghiên cứu xây dựng sách xanh cho một số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương

- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý môi trường phục vụ phát triển bền vững các khu đô thị, các khu công nghiệp thân thiện môi trường tại Bình Dương đến năm 2020

- Điều tra đánh giá hệ sinh thái và đa dạng sinh học tỉnh Bình Dương

- Xác định giống, loài, các đặc tính sinh hóa của bọ đậu đen và tổng hợp thuốc có khả năng xua đổi, hạn chế hoặc tiêu diệt chúng trên cơ sở hợp chất thiên nhiên, không gây độc hại cho người, thân thiện với môi trường (Viện Khoa học vật liệu ứng dụng)

1.2) Hoàn thành quyết toán kinh phí và hoàn chỉnh hồ sơ nghiệm thu, thanh lý hợp đồng cho 6 đề tài/dự án nghiên cứu đã được nghiệm thu và đánh giá ở cấp quản lý trong 6 tháng.

- Ứng dụng tiến bộ công nghệ cải tiến sản xuất và nâng cao hiệu quả trồng bưởi ở xã Bạch Đằng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

- Nghiên cứu thực trạng phân hóa giàu nghèo tỉnh Bình Dương và đề xuất các giải pháp giảm nghèo.

- Văn thơ Bình Dương từ sau năm 1975 tới nay

- Hỗ trợ sức khoẻ sinh sản bằng bơm tinh trùng vào buồng tử cung

- Đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội tại nơi ở mới của người dân thuộc diện di dời trong quá trình xây dựng, phát triển các khu công nghiệp ở Bình Dương - thực trạng và giải pháp

- Kiểm tra đánh giá nghiệm thu cơ sở cho dự án cây Bưởi triển khai thực hiện ở xã Bạch Đằng huyện Tân Uyên

1.3) Công tác xét chọn, tuyển chọn nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

Đã xét duyệt đề cương cho 16/29 nhiệm vụ khoa học trong công bố danh mục năm 2008 trong đó có một nhiệm vụ đặt hàng trực tiếp vì tính cấp bách cuả thực tiễn.

+ Xác định giống, loài, các đặc tính sinh hóa của bọ đậu đen và tổng hợp thuốc có khả năng xua đuổi, hạn chế hoặc tiêu diệt chúng trên cơ sở hợp chất thiên nhiên, không gây độc hại cho người, thân thiện với môi trường đạt hàng cho Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng chủ trì thực hiện

+ Xây dựng 3 mô hình trình diễn lò nung gốm sứ cải tiến, hiệu suất cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường thay thế lò thủ công truyền thống trên địa bàn tỉnh Bình Dương (Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ)

+ Điều tra tiềm năng áp dụng cơ chế phát triển sạch (CDM) trên địa bàn tỉnh Bình Dương (Trung tâm Môi trường ENTEC Tp.HCM)

+ Xây dựng bản đồ phông phóng xạ tự nhiên cho toàn tỉnh Bình Dương

+ Sản xuất cải ngọt và khổ qua theo hướng hữu cơ trên vùng đất xám của tỉnh Bình Dương (Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Bình Dương)

+ Hiệu chỉnh, nâng cấp, hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu nền GIS tỉnh Bình Dương trên cơ sở các nguồn dữ liệu hiện có (tuyển chọn đơn vị thực hiện)

+ Hệ thống SCADA quản lý tiết kiệm điện trong các toà nhà thông qua mạng điện (Trường ĐH bán công Tôn Đức Thắng)

+ Điều tra bổ sung xây dựng tập sách chuyên khảo tài nguyên đất tỉnh Bình Dương, hiện trạng và tiềm năng (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Bình Dương)

+ Nghiên cứu khả năng sử dụng nước thải cao su sau khi xử lý để tưới cho vườn cao su (Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý môi trường (IESEM))

+ Điều tra khảo sát tình hình dược liệu và xuất bản bộ sách cây thuốc của tỉnh Bình Dương (Trung tâm Sâm và Dược liệu Tp. HCM)

+ Chuyển giao thiết bị và công nghệ xử lý nước siêu sạch sử dụng trong y tế và phục vụ bệnh nhân cho 2 bệnh viện đa khoa Bến Cát và Phú Giáo, Bình Dương (Viện Khoa học vật liệu ứng dụng)

+ Xử lý kết quả học tập của học sinh ở trường THPT, THPT chuyên, THCS tự động bằng máy tính (Trường trung học phổ thông Võ Minh Đức)

+ Đoàn kết, tập hợp và xây dựng giai cấp công nhân Bình Dương trong tình hình mới (Liên đoàn lao động tỉnh Bình Dương)

+ Xây dựng tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Bình Dương - Thực trạng và biện pháp (Viện Nghiên cứu Đô thị)

+ Nghiên cứu thực trạng cấp cứu, áp dụng các giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng cấp cứu tại khoa cấp cứu hồi sức bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương)

+ Nghiên cứu sơ cấp cứu ban đầu tại chỗ, ứng dụng 115 vào cộng đồng để sơ cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương)

+ Nghiên cứu khả năng tích tụ một số chất gây hại trên rau quả, hiện trạng về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bình Dương và giải pháp bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm (tuyển chọn đơn vị thực hiện)

- Phối hợp với Sở Tài chính xét duyệt và thẩm định dự toán kinh phí 10 đề tài/dự án trình UBND tỉnh phê duyệt thực hiện:

+ Xây dựng mô hình sản xuất các chế phẩm sinh học từ bã khoai mì phục vụ sản xuất thức ăn gia súc ở tỉnh Bình Dương và miền Đông Nam bộ (Công ty TNHH Huỳnh Phát, xã Trừ Văn Thố, Bến Cát, Bình Dương)

+ Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất cây điều ở huyện Tân Uyên, Dầu Tiếng và Phú Giáo tỉnh Bình Dương

+ Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nhằm phát triển và cải thiện hiệu quả sản xuất cây mít nghệ ăn tươi và chế biến trên địa bàn một số huyện ở tỉnh Bình Dương

+ Xây dựng WebGIS phục vụ Công nghiệp thương mại du lịch tỉnh Bình Dương

+ Điều tra tình hình ô nhiễm: vi sinh vật, kim loại nặng, độc chất, kích thích tố trong thức ăn chăn nuôi và trong thịt gia súc gia cầm tại tỉnh Bình Dương và biện pháp khắc phục (Viện Khoa học - kỹ thuật nông nghiệp miền Nam)

+ Xây dựng hệ thống thông tin tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Dương

+ Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý môi trường phục vụ phát triển bền vững các khu đô thị, các khu công nghiệp tại Bình Dương đến năm 2020

+ Giải pháp kỹ thuật tiết kiệm điện áp dụng cho xí nghiệp công nghiệp sử dụng điện lớn (Sở Công thương tỉnh Bình Dương)

+ Ứng dụng công nghệ GIS trong công tác quản lý nhà ở - đô thị tại thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

+ Ứng dụng công nghệ GIS trong phân hạng đất tỉnh Bình Dương.

- Tiếp tục phối hợp với kế toán quyết toán kinh phí thực hiện nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ từ các năm trước đang thực hiện, đã được nghiệm thu, đôn đốc kinh phí thu hồi còn tồn đọng chưa thu được.

- Đối với các đề tài phải thu hồi kinh phí: Tham mưu văn bản xử lý kinh phí thu hồi đối với 3 đề tài/dự án

+ Tập hợp báo cáo đề nghị ban chỉ đạo thi hành án tỉnh Bình Dương chỉ đạo cơ quan thi hành án tỉnh thu hồi kinh phí nộp ngân sách nhà nước theo phán quyết cuả toà án phúc thẩm đối với dự án “Hoạt hoá than bùn và các chất hữu cơ khác, cấy men sinh học để tạo ra chế phẩm sinh khối ổn định, sản xuất phân hữu cơ hỗn hợp” do Trung Tâm ứng dụng KHCN và môi trường tỉnh Bình Dương thực hiện từ năm 2002 đến nay chưa thu được.

+ Đôn đốc cơ quan chủ trì đề tài, chủ nhiệm đề tài: “Điều tra, đánh giá tiềm lực khoa học công nghệ tỉnh Bình Dương” trả kinh phí phải thu hồi nộp vào ngân sách nhà nước

+ Xây dựng mô hình điểm thụ tinh nhân tạo cho heo, qui mô hộ gia đình, đến nay chưa thu hồi xong kinh phí.

- Đối với các đề tài đang triển khai, và đề tài đã nghiệm thu nhưng chưa quyết toán kinh phí giai đoạn, tổng quyết toán và kiểm tra tiến độ cho 9 đề tài/dự án:

+ Xây dựng, tổ chức, sử dụng kho tài liệu địa chí tỉnh Bình Dương

+ Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bình Dương phục vụ quá trình CNH-HĐH đất nước.

+ Xây dựng mô hình hầm ủ Biogas cải tiến lấy nhiên liệu chạy máy phát điện cho trại chăn nuôi gia súc.

+ Xây dựng mô hình điểm truy cập công nghệ thông tin trên mạng Internet phục vụ phát triển nông thôn Bình Dương ở 7 hội nông dân tuyến xã.

+ Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật EIA và biện pháp hormone trên bò hậu bị và bò lứa chậm động dục nhằm góp phần tăng sức sinh sản ở bò sữa và giúp tăng thu nhập cho người chăn nuôi.

+ Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây suy thoái và chết cây ăn trái ở khu vực rạch Chòm Sao và vùng ven sông Sài Gòn và đề xuất các biện pháp khắc phục.

+ Đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội tại nơi ở mới của người dân thuộc diện di dời trong quá trình xây dựng, phát triển các khu công nghiệp ở Bình Dương - thực trạng và giải pháp

+ Ứng dụng tiến bộ công nghệ cải tiến sản xuất và nâng cao hiệu quả trồng bưởi ở xã Bạch Đằng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

+ Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao công nghệ trồng cà chua theo phương pháp thủy canh

- Hoàn thiện để ký hợp đồng thực hiện cho 7 nhiệm vụ đã được UBND tỉnh phê duyệt

+ Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất các chế phẩm sinh học từ bã khoai mì phục vụ sản xuất thức ăn gia súc ở tỉnh Bình Dương và miền Đông Nam bộ.

+ Biên soạn tài liệu thực nghiệm dạy học chương trình địa phương môn ngữ văn ở các trường trung học cơ sở ở tỉnh Bình Dương.

+ Điều tra tình hình ô nhiễm: vi sinh vật, kim loại nặng, độc chất, kích thích tố trong thức ăn chăn nuôi và trong thịt gia súc gia cầm tại tỉnh Bình Dương và biện pháp khắc phục.

+ Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất cây điều ở huyện Tân Uyên, Dầu Tiếng và Phú Giáo tỉnh Bình Dương

+ Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nhằm phát triển và cải thiện hiệu quả sản xuất cây mít nghệ ăn tươi và chế biến trên địa bàn một số huyện ở tỉnh Bình Dương

+ Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bình Dương phục vụ quá trình CNH-HĐH đất nước.

+ Nghiên cứu các biện pháp phát triển ngành hoa kiểng tỉnh Bình Dương.

2. Công tác tham mưu:

- Tham mưu cho ủy ban Nhân dân tỉnh đã ban hành quy chế tuyển chọn, xét chọn tổ chức các nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

- Tham mưu cho lãnh đạo Sở ban hành mẫu phiếu đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển chọn xét chọn tổ chức các nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

- Tham mưu cho ủy ban Nhân dân tỉnh sủa đổi quy chế quản lý nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trên địa bàn tỉnh kèm theo quyết định 44/2007/QĐ-UBND, ngày 21 tháng 5 năm 2007 theo hướng phân cấp cho các cấp cơ sở.

II. Thông tin khoa học - công nghệ và sở hữu trí tuệ:

1. Thông tin khoa học và công nghệ:

- Phổ biến thông tin: xuất bản bản tin Khoa học - Công nghệ số 1, 2, 3 và 4/2008.

- Trong khuôn khổ hợp tác, chia sẻ thông tin khoa học công nghệ, đã chuyển các file về nội dung bản tin đã xuất bản cho Báo Khoa học và Phát triển, và Tạp chí hoạt động Khoa học (thuộc Bộ KHCN), số lượng 32 file của các bản tin khoa học công nghệ đã xuất bản từ đầu năm 2008.

- Công tác tư liệu: Bổ sung 77 đầu sách cho thư viện Sở khoa học và công nghệ.

- Phối hợp với VTV9 và các cá nhân, đơn vị xây dựng phóng sự “Một số kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trên địa bàn tỉnh Bình Dương”, với nội dung:

+ Giải pháp “Máy cưa cắt mộng đa năng” đã đoạt giải nhì Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh lần thứ I (2004-2005); Bằng khen của Bộ KHCN tại Chợ Công nghệ và Thiết bị Việt Nam 2007 và Tây Nguyên 2008.

+ Hiệu quả bước đầu thực hiện dự án thuộc chương trình nông thôn miền núi: “Phân vi sinh vật chức năng”

- Vận động 01 tác giả có giải pháp sáng chế tham gia Chợ công nghệ và thiết bị Tây Nguyên - Techmart Tây Nguyên 2008 (từ 24 - 27/4/2008 tại Đắc Lăk), giải pháp đã được Bộ khoa học công nghệ tặng Bằng khen.

- Hoàn thành dự thảo đề án “Tăng cường hoạt động thông tin khoa học công nghệ “.

2. Sở hữu trí tuệ:

a. Công tác tư vấn: Tư vấn thủ tục đăng ký và xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho 52 lượt doanh nghiệp. Làm việc với Hội nông dân và UBND xã Bạch Đằng, huyện Tân Uyên về các nội dung nhằm xây dựng nhãn hiệu tập thể cho “Bưởi Bạch Đằng”, và với Chi cục bảo vệ thực vật cho nhãn hiệu tập thể “rau an toàn”.

b. Chương trình hỗ trợ về sở hữu công nghiệp: Trong khuôn khổ “Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp”, đã hoàn tất thủ tục hỗ trợ kinh phí cho 28 đơn vị đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; tính đến nay, đã hỗ trợ kinh phí cho 78 đơn vị với số tiền 83 triệu đồng.

c. Đào tạo, tập huấn:

Cử cán bộ tham dự các lớp tập huấn, hội thảo về: “Xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý” tại Đắc Lắk do Cục sở hữu trí tuệ tổ chức; “Bảo hộ sở hữu trí tuệ ở Thái Lan” tại Tp. Hồ Chí Minh do Cục sở hữu trí tuệ phối hợp cơ quan sở hữu trí tuệ Thái Lan tổ chức; “Định giá tài sản trí tuệ” tại Hà Nội do Cục sở hữu trí tuệ phối hợp dự án Việt Nam - Thuỵ Sỹ về sở hữu trí tuệ tổ chức.

3. Công tác sáng kiến: Phối hợp với Liên đoàn lao động tỉnh hiệp y sáng kiến cho các giải pháp sáng tạo kỹ thuật tại Công ty toa xe Dĩ An, Công ty Trung Dũng.



III. Quản lý công nghệ và an toàn bức xạ:

1. Quản lý nhà nước về hoạt động chuyển giao công nghệ, đánh giá, thẩm định và giám định công nghệ:

- Thẩm định công nghệ 02 dự án do Sở Tài nguyên – Môi trường chuyển đến:

+ “Xây dựng nhà máy sản xuất xăng sinh học” của Công ty TNHH Sơn Hà.

+ “Xây dựng nhà máy nước Tân Hiệp” của Công ty Công ty TNHH 1 thành viên Cấp thoát nước và Môi trường Bình Dương.

- Hướng dẫn công ty Kondo, Uchihashi và Dic lập thủ tục xác nhận hợp đồng chuyển giao công nghệ;

- Lập báo cáo về việc thực hiện nhiệm vụ “Đánh giá, giám định, thẩm định công nghệ và việc tư vấn chuyển giao công nghệ” năm 2007 theo đề nghị của Bộ khoa học công nghệ;

- Hướng dẩn thẩm định công nghệ 02 công ty ( Công ty golf MeKong và Công ty gỗ Trường Thành).

2. Hoạt động quản lý an toàn bức xạ và hạt nhân:

- Thẩm định cấp phép hoạt động X-quang cho 06 cơ sở: Bệnh viện đa khoa tỉnh; Công ty cổ phần bệnh viện Mỹ Phước; Bệnh viện Đa khoa Tân Uyên; Phòng chẩn đoán y khoa ngoài giờ Chợ Đình; Phòng khám đa khoa khu vực Phước Hoà; Công ty TNHH bệnh viện - phòng khám đa khoa Hoàn Hảo;

- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký cấp phép 04 cơ sở X-quang y tế: Công ty TNHH Đại Nam Hải; Bệnh viện huyện Thuận An; Bệnh viện huyện Dĩ An; Phòng khám đa khoa Phú Thuận;

- Tổ chức cuộc họp hướng dẫn thủ tục cấp phép hoạt động cơ sở bức xạ cho 18 cơ sở chưa có giấy phép hoạt động;

- Báo cáo thống kê hiện trạng 10 năm thực hiện Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ;

- Tham gia giám sát việc vận chuyển 01 nguồn phóng xạ cho công ty lốp xe Kumhu tại khoa học công nghiệp Mỹ Phước;

- Tham gia lớp đào tạo về an toàn bức xạ và an ninh nguồn phóng xạ do Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam và Viện Năng lượng nguyên tử Nhật Bản tổ chức tại Hà Nội;

- Tham gia khoá tập huấn nghiệp vụ thanh tra an toàn bức xạ tại Kiên Giang do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức;

- Phối hợp với Báo và Đài phát thanh truyền hình Bình Dương thực hiện phát sóng chuyên đề về “Ứng dụng bức xạ trong cuộc sống” và phóng sự an toàn bức xạ và an ninh nguồn phóng xạ. (Hiện đã đăng hai kỳ. Kỳ 1: “An toàn bức xạ - những khái niệm cơ bản” và Kỳ 2: “Ứng dụng và tác hại của bức xạ”).

3. Công tác khác:

- Tham dự hội thảo “Tương thích điện từ (EMC) do Trung tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 Tổ chức tại TP.HCM;

- Tham dự hội thảo xử lý môi trường nước bằng phương pháp mới tại trường đại học Bình Dương;

- Tham dự mở thầu đầu tư máy quay phim và hệ thống anten và nghiệm thu thiết bị máy phát điện công suất cao do đài Phát thanh truyền hình Bình Dương làm chủ đầu tư;

- Tham dự Hội thảo “Phát sóng đài phát thanh truyền hình Bình Dương lên vệ tinh VINASAT – 1”; Hội thảo kính hiển vi điện tử công nghệ Nano;



IV. Hoạt động thanh tra:

1. Giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo:

- Thanh tra Sở nhận được công văn số 336/TTra, ngày 19/11/2007 của Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ về việc chuyển đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền SHCN của công ty TNHH Gold Roast VN, địa chỉ số 7-đường số 2- KCN VSIP-Thuận An đối với sản phẩm cà phê sữa nhãn hiệu “Gold Roast” có chứa dấu hiệu “hình cốc đỏ” tương tự, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “hình cốc đỏ” (bao gồm cả màu sắc) đang được bảo hộ cho các sản phẩm cà phê (thuộc nhóm 30) của công ty Societé Produits Nestlé. Đã tham mưu cho ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành Quyết định xử lý hành vi vi phạm hành chính về xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với công ty TNHH Gold Roast VN. Công ty TNHH Gold Roast VN đã thực hiện nộp phạt theo quyết định xử phạt hành vi vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp của UBND tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên Công ty TNHH Gold Roast VN khiếu kiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 653/QĐ- XPHC ngày 06/03/2008 của UBND tỉnh. Hiện tại Toà án Nhân dân tỉnh Bình Dương đang tiến hành việc hoà giải và nắm tình hình của các bên liên quan để tiếp tục xử lý.

2. Hoạt động Thanh tra đột xuất.

a) Thanh kiểm tra đo lường, chất lượng, ghi nhãn hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ tết Nguyên đán Mậu Tý năm 2008

* Về chất lượng:

- Kiểm tra 18 cơ sở kinh doanh, không phát hiện có hàng hoá quá hạn sử dụng.Hầu hết các mặt hàng chả lụa, chả bò trong các siêu thị đều không phát hiện có hàng the. Thịt bò, thịt heo không phát hiện có nitrat, củ kiệu không phát hiện có hypocloric và selicylic…

- Kiểm tra 07 điểm (ngoài hệ thống siêu thị) có kinh doanh chả lụa thì phát hiện 03 điểm kinh doanh chả lụa không đạt yêu cầu về chất lượng và đã tiến hành tiêu hủy sản phẩm chả lụa với số lượng 32,5 kg. Một số siêu thị chưa tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhân viên trực tiếp chế biến và kinh doanh thực phẩm.

* Về nhãn hàng hoá:

- Hầu hết các hàng hoá đều có nhãn hàng hoá phù hợp quy định. Tuy nhiên vẫn còn 1 số hàng hoá có nhãn chưa phù hợp như:Chả lụa không có nhãn, bánh kẹo sang chiết từ gói lớn sang gói nhỏ.

* Về đo lường:

- Qua kiểm tra có 06 đơn vị sử dụng cân có tem kiểm định hết hiệu lực hoặc không có tem kiểm định.

- Tiến hành kiểm tra 10 lô hàng của 9 đơn vị trong đó 03 lô hàng không đạt yêu cầu.

* Ngoài ra kết hợp với Sở Y tế thanh tra về vệ sinh an toàn thực phẩm 23 cơ sở sản xuất kinh doanh trong đó (08 cơ sở đạt yêu cầu, nhắc nhở 13 cơ sở; lập biên bản vi phạm hành chính 02 cơ sở). phạt tiền 11.000.000đ (mười một triệu đồng).

b) Thanh tra đo lường, chất lượng xăng dầu theo khiếu nại của người tiêu dùng:

* Thanh tra đột xuất về đo lường chất lượng 04 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

* Về chất lượng: Tiến hành kiểm nhanh 07 mẫu xăng của 04 doanh nghiệp, kết quả có 06 mẫu kết quả trị số octan đạt yêu cầu.

* Về đo lường: Qua kiểm tra có 14/15 cột đo xăng dầu của 04 doanh nghiệp đạt yêu cầu về đo lường và có giấy chứng nhận kiểm định và tem kiểm định còn hiệu lực sử dụng.

3. Thanh kiểm tra định kỳ theo kế hoạch.

* Thanh tra định kỳ về đo lường, chất lượng nhãn hàng hoá, sở hữu công nghiệp của 20 đơn vị (16 đơn vị sản xuất sắt thép xây dựng, 01 đơn vị sản xuất sơn, 01 đơn vị sản xuất chỉ may, 02 đơn vị sản xuất keo tổng hợp) trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

* Về chất lượng:

Có 16/16 đơn vị sản xuất sắt thép xây dựng đã tiến hành công bố tiêu chuẩn áp dụng; 04 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sản xuất chỉ may, sơn, keo sản xuất kinh doanh theo đơn đặt hàng nên chưa thực hiện xây dựng tiêu chuẩn cơ sở.

* Về đo lường:

- Qua kiểm tra có 14/20 đơn vị sử dụng 19 phương tiện đo còn thời hạn kiểm định. Có 04 đơn vị sử dụng 26 phương tiện đo không có tem và giấy chứng nhận kiểm định. 02 đơn vị không sử dụng phương tiện đo.

* Nhãn hàng hoá:

- Qua kiểm tra có 10/20 đơn vị thực hiện ghi nhãn hàng hoá đúng theo qui định, 10 đơn vị thực hiện ghi nhãn chưa phù hợp còn thiếu như hướng dẫn sử dụng, ngày sản xuất và hướng dẫn bảo quản.

4. Hình thức xử lý.

*.Về chất lượng: Phạt hành vi vi phạm hành chính về chất lượng xăng dầu số tiền 6.500.000đồng; Buộc tái chế hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đối với sản phẩm, hàng hoá vi phạm quy định.

*.Về đo lường: Phạt hành vi vi phạm hành chính về đo lường cột đo nhiên liệu số tiền: 13.000.000 đồng. Tước quyền sử dụng dấu, tem và giấy chứng nhận của phương tiện đo không thời hạn đối với hành vi vi phạm quy định.

* Về hàng định lượng: xử phạt hành vi vi phạm hành chính về đo lường 03 cơ sơ kinh doanh có hàng hoá không đạt yêu cầu về định lượng. Phạt tiền: 4.500.000 đồng.

* Nhãn hàng hoá: Đề nghị các đơn vị thực hiện ghi nhãn hàng hóa đúng theo Nghị định 89/2006/NĐ-CP, ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá.

Tổng cộng số tiền xử phạt: 24.000.000 đồng (Hai mươi bốn triệu đồng)



Каталог: WebMedia -> file
file -> BỘ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
file -> BẢng phụ LỤc mức thu phí thử nghiệM, Đo lưỜng và LỆ phí tiêu chuẩN Đo lưỜng chất lưỢNG
file -> CẬp nhật ngàY 28/8/2012 Phụ lục 1
file -> Tcn 68 – 227: 2006 DỊch vụ truy nhập internet adsl
file -> Danh sách tiếp nhận hồ SƠ CÔng bố HỢp chuẩN, CÔng bố HỢp quy của doanh nghiệp trêN ĐỊa bàn tỉnh bình dưƠNG
file -> Giới thiệu về 5S
file -> 6 sigma vớI 7 LỢI Ích vàNG
file -> Danh sách tiếp nhận hồ SƠ CÔng bố HỢp chuẩN, CÔng bố HỢp quy của doanh nghiệp trêN ĐỊa bàn tỉnh bình dưƠNG
file -> VỀ trang thiết bị, phụ trợ VÀ phưƠng tiện sử DỤng trong pha chế, TỒn trữ VÀ VẬn chuyển etanol, XĂng sinh họC (XĂng e5, E10) TẠi kho xăng dầU

tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương