CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở giáo dụC & ĐÀo tạO Độc lập Tự do Hạnh phúc



tải về 45.38 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích45.38 Kb.
#19119
UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO - Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số : 187 /SGDĐT-TCCB Thủ Dầu Một, ngày 03 tháng 03 năm 2010.

V/v hướng dẫn kê khai thêm giờ

trong các cơ sở giáo dục mầm non

công lập.

Kính gửi:

- Phòng giáo dục và đào tạo các huyện, thị xã;

- Phòng nội vụ các huyện, thị xã;

- Phòng tài chính - kế hoạch các huyện, thị xã.

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28/11/2007 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ về hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập;

Căn cứ Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường mầm non;

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 50/2008/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 09/9/2008 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập;

Căn cứ Mục 1, 2 và 3 Điều 1 Quyết định số 222/QĐ-UBND ngày 21/01/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt một số chế độ, định mức chi cho cán bộ, giáo viên ngành giáo dục và đào tạo;

Thực hiện Công văn số 344/UBND-VX ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc quy định tạm thời chế độ dạy thêm giờ trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.

Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn những quy định tạm thời việc thực hiện kê khai dạy thêm giờ và trợ cấp cho cán bộ quản lý, giáo viên khi tham gia trực sáng, trực trưa trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập như sau:

A. Những quy định về định mức trẻ (nhóm hoặc lớp), chế độ công tác của giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý của nhà trường và chế độ dạy thêm giờ trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.
I. Định mức trẻ (nhóm hoặc lớp) và chế độ công tác của giáo viên, nhân viên cán bộ quản lý:
1. Định mức nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo:
a) Đối với nhóm trẻ từ 03 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi được tổ chức thành các nhóm trẻ:
- Nhóm trẻ từ 3 đến dưới 13 tháng tuổi: 15 trẻ;

- Nhóm trẻ từ 13 đến dưới 25 tháng tuổi: 20 trẻ;

- Nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi: 25 trẻ.
b) Đối với lớp mẫu giáo từ 3 đến 6 tuổi được tổ chức thành các lớp mẫu giáo:
- Lớp mẫu giáo (mầm) : 25 trẻ;

- Lớp mẫu giáo (chồi) : 30 trẻ;

- Lớp mẫu giáo (lá) : 35 trẻ.
c) Nếu số lượng trẻ trong mỗi nhóm lớp không đủ 50% như quy định trên thì được tổ chức nhóm trẻ ghép hoặc lớp mẫu giáo ghép.
d) Khi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có một trẻ khuyết tật học hòa nhập thì sĩ số của lớp được giảm năm trẻ. Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo không quá hai trẻ cùng một loại tật.
2. Định mức giáo viên/nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo:
a) Đối với nhóm trẻ:
- Bình quân mỗi giáo viên nuôi dạy 08 trẻ. Nếu nhiều hơn 05 trẻ được bố trí thêm 01 giáo viên;
b) Đối với lớp mẫu giáo:
- Lớp mẫu giáo không bán trú: 01 giáo viên phụ trách 01 lớp (một lớp có từ 20 đến 25 trẻ);

- Lớp mẫu giáo bán trú: 02 giáo viên phụ trách 01 lớp (một lớp có từ 25 đến 30 trẻ);

- Lớp mẫu giáo nếu có nhiều hơn 10 trẻ thì được bố trí thêm 01 giáo viên.

3. Định mức nhân viên phục vụ:

Một nhân viên phục vụ nấu ăn phục vụ 50 trẻ mẫu giáo hoặc 35 trẻ nhà trẻ.

4. Số giờ dạy của giáo viên.

Giáo viên dạy 08 giờ trong một ngày.

5. Số giờ dạy của cán bộ quản lý, nhân viên:


- Hiệu trưởng trực tiếp lên lớp 02 giờ trong một tuần;

- Phó Hiệu trưởng trực tiếp lên lớp 04 giờ trong một tuần.


Hoạt động của hiệu trưởng bao gồm tập huấn chuyên môn cho giáo viên trong tuần, tuyên truyền kiến thức về lĩnh vực giáo dục mầm non cho phụ huynh, sinh hoạt chuyên môn định kỳ, dự giờ, dự thao giảng của giáo viên trong trường.
- Các nhân viên làm công tác văn phòng như văn thư, kế toán, cán bộ y tế học đường ngoài việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ theo chức danh còn phải kiêm nhiệm các công tác khác của trường do hiệu trưởng phân công.
II. Những quy định về chế độ dạy thêm giờ trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.

1. Chế độ huy động giáo viên dạy thêm ngoài giờ tiêu chuẩn quy định:

a) Nhiệm vụ của giáo viên mầm non là nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo chương trình chăm sóc - giáo dục mầm non hiện hành và dạy đủ số giờ quy định nêu trên;

b) Đối với các lớp mẫu giáo bán trú, trong trường hợp thiếu giáo viên (không bố trí đủ 02 giáo viên/lớp) theo quy định tại Tiết b, Khoản 2, Mục I Thông tư Liên tịch số 71/2007/TTLT-BGDĐT- BNV; cơ quan quản lý giáo dục được tính tăng giờ cho giáo viên đang phụ trách lớp học đó. Trường hợp đơn vị đã có hợp đồng bảo mẫu thì chỉ tính tối đa không quá 10 ngày/tháng/giáo viên theo quy định tại Khoản 2, Điều 1 Quyết định 223/QĐ-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2009 và Công văn 109/SGDĐT-MN ngày 05 tháng 02 năm 2009.

c) Hoạt động dạy thay

- Giờ dạy thay là giờ giáo viên được huy động dạy cho giáo viên khác nghỉ ốm, thai sản, đi họp, nghỉ phép, đi học tập, bồi dưỡng ngắn hạn, đi thanh tra, tham gia các hoạt động do ngành tổ chức. Tất cả các trường hợp nêu trên đều phải có giấy phép xin nghỉ và được sự chấp thuận của hiệu trưởng nhà trường, giấy cho phép nghỉ của bệnh viện, hồ sơ điều trị của bệnh viện hoặc quyết định điều động công tác của các cấp có thẩm quyền thì được gọi là dạy thay;

- Theo quy định 01 giáo viên/lớp hoặc bố trí bổ sung thêm giáo viên khác lớp dạy thay thì được tính theo số ngày thực tế.

- Các trường hợp khác không gọi là dạy thay gồm dạy dồn nhóm, lớp, dạy giúp đồng nghiệp nghỉ vì việc riêng ( nghỉ không do các lý do đã nêu trên và việc dạy thay không được hiệu trưởng cho phép ).

- Hoạt động dạy thay phải được thuyết minh cụ thể, phản ảnh rõ việc tăng giờ, ngày của giáo viên dạy thay và giảm giờ, ngày của giáo viên được dạy thay trong tháng.

d) Giáo viên được huy động thanh tra chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ (do Phòng, Sở…điều động) thì thời gian thoát ly trường để thực hiện nhiệm vụ được tính số giờ tiêu chuẩn thực dạy tại đơn vị.

đ) Giáo viên được phân công là tổ trưởng tổ khối chuyên môn thì được tính 1,5 ngày/tháng/người.

2. Quy định số tiết được giảm khi được phân công công tác khác ngoài công tác giảng dạy:

a) Trường hợp đơn vị (trường không bán trú) thiếu viên chức văn phòng, hiệu trưởng phân công giáo viên kiêm nhiệm công tác kế toán thì được giảm 3 ngày/tháng/người;

b) Trường hợp đơn vị thiếu viên chức văn phòng, hiệu trưởng phân công giáo viên kiêm nhiệm công tác thủ quỹ thì được trợ cấp thêm 0,1 lần lương tối thiểu hàng tháng.

c) Giáo viên kiêm nhiệm công tác thư ký hội đồng thì được giảm 1 ngày/tháng/người.

d) Đối với các đơn vị có tổ chức công đoàn cơ sở độc lập (không sinh hoạt ghép với các đơn vị khác), giáo viên kiêm nhiệm (không tính cán bộ quản lý) chủ tịch công đoàn được giảm 1,5 ngày/tháng/người.

đ) Giáo viên tập sự, giáo viên nữ có con nhỏ dưới 12 tháng tuổi được giảm 2 ngày/tháng/người.

Lưu ý: Việc phân công trong nhà trường phải theo hướng tối ưu hoá, mỗi giáo viên ngoài nhiệm vụ chính, kiêm nhiệm không quá 2 nhiệm vụ nhằm đảm bảo chất lượng chăm sóc, giảng dạy và công tác.

3. Cán bộ quản lý:

- Theo quy định, hiệu trưởng và phó hiệu trưởng ngoài việc được phân công làm công tác quản lý, còn phải tham gia hoạt động giáo dục trên lớp, cụ thể: tập huấn chuyên môn cho giáo viên trong tuần, tuyên truyền kiến thức về lĩnh vực giáo dục mầm non cho phụ huynh, sinh hoạt chuyên môn định kỳ, dự giờ, dự thao giảng của giáo viên trong trường.

- Trong trường hợp tham gia dạy thay giáo viên nghỉ ốm, con ốm, điều động hội họp,… quá số giờ chuẩn theo quy định tại Điểm a và b, Khoản 4, Mục I Thông tư Liên tịch số 71/2007/TTLT-BGDĐT- BNV, thì được tính số giờ vượt quá đó, nhưng không thường xuyên, không vượt quá 1/3 số tiết chuẩn quy định và không quá 2 tháng.

- Trong trường hợp đơn vị thuộc diện vùng sâu, vùng xa có từ 3 điểm trường nằm rãi rác cách xa nhau từ 5km trở lên thì được tính 2 ngày/tháng/người.

4. Nhân viên:

Cấp dưỡng làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ trong các trường bán trú có tổ chức nấu ăn (quy định tại Điểm c, Khoản 3, Mục II Thông tư Liên tịch số 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV):

- 01 cấp dưỡng phục vụ nấu ăn 35 cháu đối với nhà trẻ;

- 01 cấp dưỡng phục vụ nấu ăn 40 cháu đối với trường mầm non;

- 01 cấp dưỡng phục vụ nấu ăn 50 cháu đối với trường mẫu giáo.

Trong trường hợp thiếu cấp dưỡng, không hợp đồng kịp, hiệu trưởng có thể huy động cấp dưỡng làm thêm, nếu phục vụ quá số cháu quy định:

+ Đối với đơn vị có quy mô từ 200 - 300 cháu: nếu vượt số cháu từ 40 đến 80 trẻ thì được tính 4 ngày/tháng/người.

+ Đối với đơn vị có quy mô từ 300 cháu trở lên: nếu vượt số cháu từ 50 đến 100 trẻ thì được tính 5 ngày/tháng/người.

+ Việc huy động cấp dưỡng làm thêm quá quy định nêu trên phải được cơ quan quản lý trực tiếp (phòng giáo dục và đào tạo) đồng ý mới thực hiện và số lượng cấp dưỡng thiếu tối đa không quá 2 người/đơn vị nhằm đảm bảo sức khoẻ cho cấp dưỡng để hoàn thành tốt nhiệm vụ, đảm bảo vệ sinh chăm sóc trẻ.

Việc thanh toán tiền dạy thêm giờ như đã nêu trên được áp dụng ở các đơn vị thiếu nhà giáo theo định mức biên chế, nhà giáo nghỉ ốm, thai sản, nghỉ phép, đi học tập, bồi dưỡng ngắn, dài hạn, đi họp, đi công tác, đi thanh tra, đi tập huấn, đi dự thi các hoạt động của ngành tổ chức.

III. Trợ cấp khác

1. Trợ cấp cho giáo viên:

a) Trực sáng, trực trưa:

Đối với các đơn vị có tổ chức ăn, giáo viên đến sớm trước 6h30 sáng để vệ sinh phòng, nhóm lớp, chuẩn bị đồ chơi để tổ chức đón trẻ và chuẩn bị các điều kiện tổ chức cho trẻ ăn sáng; tổ chức và trực trưa cho trẻ ngủ (từ 11h30 đến 13h30); tổ chức trả trẻ từ (16h30- 17h30), được gọi chung là “trực sáng, trực trưa”.

- Trường hợp nếu giáo viên tham gia trực sáng, trực trưa đầy đủ trong tháng theo phân công của hiệu trưởng thì được tính tối đa là 4 ngày/tháng/người;

- Trường hợp thiếu giáo viên, hiệu trưởng bố trí 1 giáo viên/lớp thì được tính tối đa 6 ngày/tháng/người.

- Trường hợp giáo viên không tham gia đầy đủ, tùy theo số giờ vắng của giáo viên mà tính theo thực tế.

- Trường hợp nữ giáo viên có con nhỏ dưới 12 tháng tuổi hoặc có thai từ 06 tháng trở lên (sinh con theo quy định KHHGĐ) thì không phải trực sáng, trực trưa. Trường hợp thiếu giáo viên nhưng các giáo viên này vẫn trực bình thường thì được tính 6 ngày/tháng/người.

b) Chế độ hỗ trợ, trợ cấp khác (quy định tại Khoản 1, 2 và 3 tại Điều 1 Quyết định số 222/QĐ-UBND ngày 21/01/2009 của UBND tỉnh):

- Phụ cấp giảng dạy cho cho giáo viên dạy lớp có trẻ khuyết tật ở cấp học mầm non: 200.000 đồng/người/lớp/tháng;

- Hỗ trợ cho cán bộ quản lý phòng, sở, cán bộ và giáo viên mầm non thuộc trường công lập được phân công quản lý các đơn vị mầm non ngoài công lập đóng trên địa bàn: 1 ngày/tuần/người

- Trợ cấp cho giáo viên mầm non trực tiếp đứng lớp có số cháu vượt từ 20% trở lên và không vượt quá 15 cháu/lớp so với số cháu/lớp theo quy định: 4 ngày/tháng/giáo viên.

Thời gian thực hiện các chế độ hỗ trợ, trợ cấp khác nêu tại Điểm b, Khoản 1, Mục III phần A của công văn hướng dẫn này: kể từ ngày 01/01/2009.

2. Trợ cấp cho cán bộ quản lý:

Để tăng cường quản lý công tác chăm sóc và tổ chức giờ ăn, giờ ngủ cho trẻ được chu đáo, hiệu trưởng và phó hiệu trưởng các trường bán trú phải trực tiếp tham gia hỗ trợ và kiểm tra giáo viên tại các nhóm lớp, cụ thể:

- Nếu đơn vị là nhà trẻ, trường mầm non bán trú thì được tính 2 ngày/tháng/người.

- Nếu đơn vị là trường mẫu giáo bán trú có số lớp tổ chức ăn dưới 4 lớp thì được tính 1 ngày/tháng/người.- Nếu đơn vị là trường mẫu giáo bán trú có số lớp tổ chức ăn từ 4 lớp trở lên thì được tính 1,5 ngày/tháng/người.

B. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý các đối tượng được hưởng chế độ quy định tại Mục I công văn này, căn cứ tình hình thực tế để tính đúng - tính đủ theo hướng dẫn.

2. Tiền lương làm thêm giờ được tính theo quy định tại Thông tư 50/2008/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 09/9/2008. Số giờ dạy thêm được tính trả tiền lương dạy thêm theo quy định của công văn hướng dẫn này không quá 200 giờ tiêu chuẩn/ năm.

3. Việc kê khai dạy thêm giờ: hồ sơ kê khai phải rõ ràng, chi tiết và được thực hiện hàng tháng. Có ký duyệt của hiệu trưởng, kế toán của đơn vị và lãnh đạo phòng giáo dục và đào tạo.

Để đảm bảo chất lượng giảng dạy và chất lượng công tác, mỗi giáo viên phụ trách không quá 02 công tác kiêm nhiệm. Nếu được phân công công tác thứ 3 cũng chỉ được hưởng 2 công việc kiêm nhiệm có số ngày cao nhất.

4. Thời gian thực hiện từ năm học 2009 - 2010 đến khi có hướng dẫn mới của trung ương. Bãi bỏ văn bản số 551/GDMN ngày 04/10/1996 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sông Bé (nay là tỉnh Bình Dương).

5. Các cơ sở giáo dục ngoài công lập được vận dụng văn bản hướng dẫn liên ngành này để thanh toán tiền lương dạy thêm giờ cho cán bộ, giáo viên, viên chức từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ sở giáo dục mầm non công lập phản ảnh về Sở Giáo dục và Đào tạo để được hướng dẫn, bổ sung, điều chỉnh kịp thời ./.




Nơi nhận: GIÁM ĐỐC

- Như trên;



- UBND tỉnh (thay b/c); (Đã ký)

- Sở Nội vụ (để p/hợp);

- Sở Tài chính (để p/hợp); DƯƠNGT THẾ PHƯƠNG

- Lưu VT: SGDĐT.TCCB….P60





Каталог: BSSUploads -> DocumentEx
DocumentEx -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam sở giáo dục và ĐÀo tạO Độc lập Tự do Hạnh phúc
DocumentEx -> Ubnd tỉnh bình dưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentEx -> Ubnd tỉnh bình dưƠng sở giáo dục và ĐÀo tạO
DocumentEx -> Ubnd tỉnh bình dưƠng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentEx -> Ubnd tỉnh bình dưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam sở giáo dục và ĐÀo tạO Độc lập Tự do Hạnh phúc
DocumentEx -> Ubnd tỉnh bình dưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam sở giáo dục và ĐÀo tạO Độc lập Tự do Hạnh phúc
DocumentEx -> Ubnd tỉnh bình dưƠng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở giáo dục và ĐÀo tạO Độc lập Tự do Hạnh phúc
DocumentEx -> Ubnd tỉnh bình dưƠng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở giáo dục và ĐÀo tạO Độc lập Tự do Hạnh phúc
DocumentEx -> Ubnd tỉnh bình dưƠng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở giáo dục và ĐÀo tạO Độc lập Tự do Hạnh phúc
DocumentEx -> Ubnd tỉnh bình dưƠng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở giáo dục và ĐÀo tạO Độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 45.38 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương