CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam liêN ĐOÀn lao đỘng thành phố CẦn thơ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc



tải về 35.96 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích35.96 Kb.
#5704

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM



LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 186/HD-LĐLĐ Cần Thơ, ngày 16 tháng 4 năm 2015


HƯỚNG DẪN

Triển khai thực hiện Chương trình Quốc gia về bình đẳng giới

trong công nhân, viên chức, lao động năm 2015

Căn cứ Chương trình hành động số 1273/CTr-TLĐ ngày 05/8/2011 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Kế hoạch số 13/KH-UBND ngày 29/01/2015 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về thực hiện Chương trình Quốc gia về bình đẳng giới của thành phố Cần Thơ năm 2015. Liên đoàn Lao động thành phố Cần Thơ xây dựng hướng dẫn thực hiện Chương trình Quốc gia về bình đẳng giới trong CNVCLĐ thành phố, năm 2015 với nội dung cụ thể như sau:



I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Nâng cao nhận thức, vai trò và trách nhiệm của cán bộ công đoàn và công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nhằm đảm bảo bình đẳng thực chất giữa nam và nữ, góp phần thực hiện thành công chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020;

2. Nghiên cứu, rà soát, kiến nghị bổ sung sửa đổi các văn bản do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành phù hợp Luật Bình đẳng giới, nhằm đảm bảo thi hành thống nhất, đồng bộ và đúng pháp luật;

3. Tổ chức các hoạt động cụ thể, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tiễn và đảm bảo các mục tiêu, chỉ tiêu bình đẳng giới của cơ quan, đơn vị.

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:

1. Tổ chức tuyên truyền về bình đẳng giới:

- Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về bình đẳng giới nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bình đẳng giới, giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình và tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh trong CNVCLĐ.

- Tổ chức lồng ghép giới trong các hoạt động công đoàn thông qua hội thi, hội thảo, nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt tổ công đoàn, câu lạc bộ nữ công, trong các cuộc họp giao ban, họp cơ quan, đơn vị…

- Phấn đấu 95% công nhân, viên chức, người lao động công đoàn các cấp được tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật và chính sách về bình đẳng giới.

- Tùy theo điều kiện và tình hình thực tiễn của từng cơ quan, đơn vị tổ chức các hoạt động, chiến dịch tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đẳng giới phù hợp với từng nhóm đối tượng, trên các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, pa nô, áp phích, băng ron, khẩu hiệu, tờ rơi, tờ bướm…;

2. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp:

Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị; Kết luận số 55-KL/TW ngày 18/01/2013 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; tuyên truyền nội dung bình đẳng giới được quy định trong Bộ luật Lao động và Luật Công đoàn 2012, Luật phòng chống bạo lực gia đình, Luật hôn nhân và gia đình…

Tổ chức lớp tập huấn về giới, lồng ghép giới, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn để nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của công tác bình đẳng giới.

3. Công tác kiểm tra, giám sát:

- Công đoàn các cấp phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện bình đẳng giới, phát hiện những khó khăn, vướng mắc kiến nghị, đề xuất giải pháp, tham gia giải quyết kịp thời.

-Thực hiện tốt công tác giám sát, phản biện xã hội của tổ chức công đoàn trong việc tham gia ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật, các quy định có liên quan tới lao động nữ, bình đẳng giới và trẻ em.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Căn cứ kế hoạch và tình hình thực tế của địa phương, đơn vị công đoàn các cấp chủ động xây dựng kế hoạch và phối hợp với chính quyền, đoàn thể cùng cấp tuyên truyền vận động đoàn viên, CNVCLĐ thực hiện tốt chính sách, pháp luật về công tác bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, Luật Hôn nhân và gia đình…và báo cáo kết quả thực hiện Chương trình hành động số 1273/CTr-TLĐ ngày 05/8/2011 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Chương trình hành động số 510/Ctr-LĐLĐ ngày 31/8/2011 của Liên đoàn Lao động thành phố về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015 về Liên đoàn Lao động thành phố (qua Ban Nữ công) trước ngày 10/11/2015 để tổng hợp báo cáo về Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam theo đúng thời gian qui định.



Trong quá trình thực hiện, có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ảnh về Liên đoàn Lao động thành phố để chỉ đạo kịp thời và hướng dẫn thêm.

TM. BAN THƯỜNG VỤ

PHÓ CHỦ TỊCH

Nơi nhận:

  • Ban nữ công TLĐ; (đã ký)

  • Ban vì sự tiến bộ phụ nữ TPCT;

  • Ban Thường vụ LĐLĐ TPCT;

  • Các CĐCS trực thuộc.

- Lưu Ban NC, VP, Web.

Huỳnh Thị Hiền

ĐỀ CƯƠNG NỘI DUNG BÁO CÁO

Về tình hình thực hiện công tác cán bộ nữ và bình đẳng giới

 

  I. Một số nét khái quát về tình hình đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nữ của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp:

1. Về số lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nữ

2. Về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nữ

3. Về tỷ lệ nữ giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý từ cấp trưởng, phó phòng trở lên, tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy

4. Những đặc điểm riêng nổi bật của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nữ.

II. Các hoạt động triển khai thực hiện các văn bản của Đảng, Nhà nước, Tổng Liên đoàn, thành phố về công tác cán bộ nữ và bình đẳng giới tại cơ quan, đơn vị

1. Tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phố biến các văn bản có liên quan,

2. Việc cụ thể hóa các văn bản có liên quan và tổ chức triển khai thực hiện tại cơ quan, đơn vị (Liêt kê văn bản đơn vị phát hành), hình thức, được bao nhiêu cuộc? số người tham dự?

Các văn bản liên quan:

- Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

- Bình đẳng giới được quy định trong Bộ luật Lao động và Luật Công đoàn 2012, Luật phòng chống bạo lực gia đình, Luật hôn nhân và gia đình…;

- Chương trình hành động số 1273/CTr-TLĐ ngày 05/8/2011 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Chương trình hành động số 510/Ctr-LĐLĐ ngày 31/8/2011 của Liên đoàn Lao động thành phố về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2015;

- Các văn bản của Đảng và Nhà nước về công tác quy hoạch, tạo nguồn, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

- Các văn bản triển khai thực hiện của Bộ, ngành hoặc địa phương.

III. Kết quả đạt được cụ thể

1. Về công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ nữ

2. Về công tác bổ nhiệm, luân chuyển, điều động cán bộ nữ

3. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nữ: (đào tạo về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ chính trị, ngoại ngữ, vi tính…)

4. Về công tác khác có liên quan đến sử dụng và quản lý cán bộ, công chức, viên chức nữ

IV. Những khó khăn, vướng mắc và tồn tại trong thực hiện công tác cán bộ nữ và bình đẳng giới ở cơ quan, đơn vị

V. Kiến nghị, đề xuất

1. Kiến nghị, đề xuất các biện pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong công tác quy hoạch, tạo nguồn, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức nữ và triển khai thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020.

2. Kiến nghị, đề xuất chung đối với Đảng, Chính phủ để công tác cán bộ nữ và bình đẳng giới đạt được các yêu cầu đề ra trong các văn bản có liên quan như tỷ lệ nữ bổ nhiệm các chức danh trong các cơ quan nhà nước, tỷ lệ nữ cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong các cơ quan, tổ chức có từ 30% lao động nữ trở lên, tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy ….

3. Các kiến nghị, đề xuất cụ thể:

- Đề xuất hình thức văn bản pháp quy nào (Nghị định hay Quyết định của Thủ tướng Chính phủ…) quy định về cơ chế chính sách đối với công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ nữ, tỷ lệ cán bộ nữ bổ nhiệm vào các chức danh trong cơ quan nhà nước, quyền được lựa chọn hoặc ưu tiên đối với nữ khi đạt tiêu chuẩn như nam trong tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm.

- Về độ tuổi quy hoạch, tạo nguồn đối với nữ

- Về độ tuổi bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo đối với nữ

- Công tác quy hoạch, tạo nguồn và bổ nhiệm cán bộ nữ nên tiếp cận theo hướng ưu tiên cho cán bộ nữ hay bình đẳng về mọi mặt so với nam giới

- Về độ tuổi cử đi đào tạo sau đại học: 40 đối với nam và nữ như hiện nay có phù hợp không?

- Việc đào tạo theo tiêu chuẩn chức danh nên tiến hành trước hay sau khi được bổ nhiệm?

- Việc lồng ghép đào tạo về giới và bình đẳng giới đối với cán bộ, công chức, viên chức: Nên lồng ghép và là chuyên đề bắt buộc trong chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn ngạch, chức danh đối với cán bộ, công chức, viên chức hay tổ chức thành các chương trình đào tạo riêng lẻ

- Về bố trí biên chế làm công tác bình đẳng giới như thế nào: kiêm nhiệm hay chuyên trách?...



Каталог: files -> files -> van-ban-moi
van-ban-moi -> LIÊN ĐOÀn lao đỘng thành phố CẦn thơ Số: 192/kh-lđLĐ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
van-ban-moi -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam liêN ĐOÀn lao đỘng thành phố CẦn thơ Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
van-ban-moi -> LIÊN ĐOÀn lao đỘng thành phố CẦn thơ
files -> Căn cứ Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam số 47/2014/QH13 ngày 16 tháng 6 năm 2014
files -> V/v ủng hộ chương trình Trường Sa xanh
van-ban-moi -> HƯỚng dẫn tổ chức hoạt động chào mừng kỷ niệm
van-ban-moi -> LIÊN ĐOÀn lao đỘng thành phố CẦn thơ
van-ban-moi -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
van-ban-moi -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập- tự do- hạnh phúc

tải về 35.96 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương