CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam ðộc lập Tự do Hạnh phúc



tải về 1.35 Mb.
trang1/10
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích1.35 Mb.
#6445
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10


ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH QUẢNG NAM


Số: 45 /BC-UBND



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc




Quảng Nam, ngày 20 tháng 4 năm 2012


BÁO CÁO

Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản

gắn với bảo vệ môi trường

Thực hiện Công văn số 208/VPQH-TH ngày 08/02/2012 của Văn phòng Quốc hội, Công văn số 901/VPCP-KTN ngày 17/02/2012 của Văn phòng Chính phủ v/v báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản (KTKS) gắn với bảo vệ môi trường (BVMT; UBND tỉnh Quảng Nam kính báo cáo như sau:



I. VIỆC BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (VBQPPL) VỀ QUẢN LÝ, KHAI THÁC KHOÁNG SẢN GẮN VỚI BVMT

1. Việc ban hành văn bản VBQPPL thi hành Luật Khoáng sản, Luật BVMT và các luật khác có liên quan

a) Việc ban hành VBQPPL: Có Bảng thống kê số 1 kèm theo.

b) Nhận xét, đánh giá việc ban hành VBQPPL

- Những mặt tích cực của các VBQPPL trong lĩnh vực khoáng sản, BVMT và lĩnh vực khác có liên quan: Các VBQPPL được ban hành tương đối đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế, tạo cơ sở pháp lý để tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về khoáng sản, BVMT, an toàn lao động, an ninh, quốc phòng trong hoạt động khoáng sản (HĐKS), tạo điều kiện phát triển ngành công nghiệp khai khoáng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội;

- Hạn chế, bất cập của hệ thống VBQPPL có liên quan: Một số văn bản dưới Luật chậm được ban hành; một số văn bản có nội dung chưa đầy đủ, cụ thể, chưa phù hợp với tình hình thực tế, tính ổn định không cao, chẳng hạn như:

+ Khoản 3, Điều 43, Nghị định số 160/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định: Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định nội dung đề án và thủ tục đóng cửa mỏ. Tuy nhiên, khi Luật Khoáng sản năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung năm 2005 đã hết hiệu lực thi hành Bộ Tài nguyên và Môi trường vẫn chưa ban hành văn bản quy định do đó không có cơ sở để tổ chức thực hiện;

+ Theo giải thích từ ngữ quy định tại Luật Khoáng sản năm 1996, Luật Khoáng sản năm 2010 thì tài nguyên đất khai thác để san lấp, xây đắp công trình (đất đồi, núi) được hiểu là khoáng sản nhưng các điều, khoản trong Luật và các văn bản dưới luật chưa quy định cụ thể khoáng sản này thuộc danh mục khoáng sản nào (danh mục khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không ghi có tài nguyên khoáng sản này) và chưa quy định hình thức, mức xử lý vi phạm đối với loại khoáng sản này. Trong khi đó, Luật Thuế tài nguyên số 45/2009/QH12 đã xếp đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình vào nhóm khoáng sản không kim loại. Do đó, địa phương rất lúng túng trong việc cấp giấy phép cũng như xử lý vi phạm;

+ Các quy hoạch HĐKS đã được Thủ tướng Chính phủ, các Bộ: Công Thương, Xây dựng phê duyệt chưa xác định cụ thể tọa độ các điểm góc khép kín (theo hệ tọa độ quốc gia) của các khu vực được quy hoạch; Luật Khoáng sản năm 2010 đã có hiệu lực thi hành hơn 09 tháng nhưng khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ chưa được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố, một số văn bản hướng dẫn thi hành Luật vẫn chưa được các Bộ có liên quan ban hành,… do đó địa phương rất khó khăn trong công tác quản lý, lập quy hoạch HĐKS, cấp giấy phép HĐKS thuộc thẩm quyền của tỉnh cũng như lập các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội khác;

+ Theo quy định của Luật Khoáng sản, đề án thăm dò khoáng sản phải được thẩm định trước khi cấp giấy phép, tuy nhiên chưa có văn bản quy định, hướng dẫn thu phí thẩm định (không có kinh phí cho các thành viên tham gia nhận xét), khó khăn cho việc tổ chức thẩm định;

+ Một số loại khoáng sản như: Đất sét, cát, sỏi lòng sông, cát trắng,… phân bố không tập trung do đó việc khai thác thường tiến hành theo kiểu quy mô nhỏ, quy mô hộ gia đình phục vụ cho xây dựng các công trình có mô rất nhỏ, san nền nhà ở cho dân. Trong khi đó, điều kiện để được cấp phép KTKS làm vật liệu xây dựng có công suất khai thác nhỏ, thời gian khai thác ngắn, phục vụ cho nhu cầu tại chỗ là quá chặt chẽ nên nhiều trường hợp nếu lập thủ tục xin cấp giấy phép khai thác theo đúng quy định thì sẽ không đủ điều kiện, mất thời gian, đôi khi làm chậm trễ tiến độ thi công công trình, không phù hợp với chủ trương cải cách thủ tục hành chính,... Do đó, các tổ chức, cá nhân chỉ lén lút khai thác trái phép;

+ Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ký quỹ, cải tạo phục hồi môi trường (PHMT) đối với hoạt động KTKS quy định chưa cụ thể, một số nội dung chưa sát với thực tế, chẳng hạn như: Khi chuyển nhượng dự án KTKS (đã nộp tiền ký quỹ cải tạo, PHMT) việc tính toán tiền ký quỹ giữa bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng như thế nào? Cơ quan, đơn vị nào chịu trách nhiệm giải quyết việc này ( Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện hay các doanh nghiệp tự thương lượng) và trình tự, thủ tục giải quyết như thế nào; tính toán tiền ký quỹ chưa tính đến hệ số trượt giá cho các năm sau (đối với các dự án dài hạn); quy định sau 05 (năm) năm kể từ khi các công trình cải tạo, PHMT đã được hoàn thành và duy trì chăm sóc,... tổ chức, cá nhân KTKS được rút tiền lần cuối là chưa phù hợp với các dự án mà công trình cải tạo, PHMT sau khai thác không cần phải duy trì chăm sóc, chẳng hạn như các dự án chỉ san gạt trả lại mặt bằng mà không trồng cây,...;

+ Dự án cải tạo, PHMT có một số nội dung trùng lặp với Bản cam kết BVMT hoặc Báo cáo ĐTM và phải thành lập quá nhiều bản vẽ. Văn bản quy định, hướng dẫn về thu phí thẩm định Dự án cải tạo, PHMT vẫn chưa được ban hành;

+ Luật Đất đai năm 2003 chưa bắt buộc tổ chức, cá nhân KTKS không sử dụng lớp đất mặt hoặc không ảnh hưởng đến việc sử dụng mặt đất phải thuê đất.

2. Việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về HĐKS gắn với BVMT: Không có

II. THỰC TRẠNG THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN, SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG HĐKS TẠI ĐỊA PHƯƠNG

1. Thực trạng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản tại địa phương

a) Tiềm năng tài nguyên khoáng sản tại địa phương

Tài liệu về điều tra, đánh giá địa chất, khoáng sản và tài liệu thăm dò các loại khoáng sản không phải là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (VLXDTT) trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đều được lưu trữ tại Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, UBND tỉnh Quảng Nam không được cung cấp tài liệu cụ thể để quản lý. Do đó, ngoài khoáng sản làm VLXDTT, số liệu các loại khoáng sản có tiềm năng lớn, trung bình còn lại trên địa bàn tỉnh chỉ dựa vào số liệu các giấy phép KTKS do các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) cấp, được thống kê ở Bảng số 3 kèm theo.

b) Tình hình hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến một số khoáng sản tại địa phương

Tính đến ngày 31/3/2012, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 81 giấy phép thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản (đá làm VLXDTT: 23 giấy phép; cát, sỏi: 09 giấy phép; đất sét làm VLXDTT: 07 giấy phép, vàng gốc: 27 giấy phép, than đá: 02 giấy phép, cát trắng: 03 giấy phép, felspat: 02 giấy phép, đá ốp lát: 03 giấy phép, titan: 04 giấy phép, nước khoáng: 01 giấy phép) do Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công nghiệp và UBND tỉnh Quảng Nam cấp cho 65 doanh nghiệp (60 doanh nghiệp ngoài nhà nước và 05 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài) đang còn hiệu lực. Số lượng, loại hình doanh nghiệp, loại khoáng sản đang khai thác, chế biến; sản lượng khai thác, chế biến khoáng sản của địa phương được thống kê ở Bảng số 4 kèm theo.

c)Thực trạng về sử dụng khoáng sản tại địa phương: Có Bảng thống kê số 5 kèm theo.

d) Nhận xét, đánh giá



* Về tiềm năng tài nguyên khoáng sản tại địa phương

Quảng Nam được đánh giá là tỉnh tương đối giàu tiềm năng khoáng sản, đến nay, đã phát hiện được hàng trăm mỏ và điểm khoáng của 45 loại khoáng sản. Tuy nhiên, ngoài một số mỏ có trữ lượng từ trung bình đến lớn, đã và đang đầu tư khai thác quy mô công nghiệp như: Cát trắng Hương An, vàng Bồng Miêu, Phước Sơn, đá làm VLXDTT Tam Nghĩa, phần lớn khoáng sản còn lại phân bố phân tán trên diện rộng, hơn nữa một số loại khoáng sản như: vàng, thiếc thường phân bố chủ yếu ở khu vực trung du, miền núi, nơi có địa hình hiểm trở, đi lại không thuận lợi nên cũng rất khó khăn trong việc thực hiện công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản của các cấp, các ngành cũng như đầu tư khai thác và thực hiện biện pháp BVMT của các doanh nghiệp.



* Về thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tại địa phương:

- Mặt được: Những năm qua, nguồn tài nguyên khoáng sản của tỉnh đã được các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư khai thác phục vụ cho nhu cầu của xã hội. UBND tỉnh luôn nhất quán chủ trương hạn chế, tiến đến chấm dứt xuất khẩu khoáng sản thô hoặc chỉ qua sơ chế, do đó hiện nay, trên địa bàn tỉnh có một số doanh nghiệp đã và đang đầu tư nhà máy chế biến sâu các loại khoáng sản với quy mô lớn, công nghệ, thiết bị tiên tiến như: Nhà máy chế biến titan của Công ty Cổ phần Khoáng sản Đất Quảng Chu Lai, Nhà máy Kính nổi Chu Lai của Công ty Cổ phần Kính nổi Chu Lai - INDEVCO, các nhà máy tuyển luyện vàng của Công ty TNHH Khai thác vàng Bồng Miêu, Công ty TNHH vàng Phước Sơn, Nhà máy xi măng Thạnh Mỹ của Công ty Cổ phần Xuân Thành Group, Nhà máy sản xuất Sô đa Chu Lai của Công ty Cổ phần Sản xuất Sô đa Chu Lai, Nhà máy chế biến bột silica và Nhà máy vải, sợi thủy tinh của Công ty Cổ phần kỹ nghệ khoáng sản Quảng Nam. Nhìn chung, HĐKS được cấp phép trên địa bàn tỉnh đã đáp ứng một phần nhu cầu nguyên nhiên vật liệu cho việc phát triển kinh tế - xã hội, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm, góp phần quản lý được địa bàn,...

- Tồn tại, hạn chế:

+ Một số doanh nghiệp được cấp giấy phép khai thác chưa thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong quá trình hoạt động, chủ yếu ở các lĩnh vực: BVMT, thiết kế mỏ, quy trình, công nghệ khai thác, an toàn lao động, quản lý lao động; thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động; quản lý, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, sử dụng gỗ,… tác động tiêu cực đến kinh tế, xã hội và môi trường;

+ Số lượng mỏ đưa vào khai thác trong thời gian qua tương đối nhiều nhưng phần lớn là khai thác quy mô nhỏ và chủ yếu được thực hiện bởi các doanh nghiệp nhỏ và vừa, với công nghệ khai thác, chế biến còn đơn giản, đầu tư còn manh mún, chắp vá;

- Nguyên nhân:

+ Vì mục tiêu lợi nhuận nên doanh nghiệp được cấp phép chưa tự giác chấp hành các quy định pháp luật trong quá trình hoạt động;

+ Khoáng sản phân bố ở vị trí, địa hình không thuận lợi cho công tác quản lý của các cấp, các ngành cũng như đầu tư khai thác và thực hiện biện pháp BVMT của các doanh nghiệp;

+ Công tác kiểm tra, giám sát sau cấp phép của các ngành và chính quyền các cấp chưa được thường xuyên nên không phát hiện hoặc phát hiện không kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp được cấp phép; đôi khi, phát hiện sai phạm nhưng việc xử lý chưa nghiêm hoặc thiếu hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp khắc phục.

2. Hiện trạng môi trường trong HĐKS tại địa phương

a) Chất lượng môi trường nước (nước mặt, nước ngầm, nước biển); ô nhiễm nước thải trong HĐKS



* Chất lượng môi trường nước mặt (sông, suối, ao, hồ,...)

Đối với hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản, mối liên quan với nguồn nước mặt ở các sông, suối, ao, hồ, kênh, lạch... thể hiện một số đặc điểm sau:

- Hoạt động khai thác vàng gốc và vàng sa khoáng: Hầu hết đều sử dụng nguồn nước sông, suối ở các nhánh vùng thượng lưu, chủ yếu diễn ra trên hai hệ thống sông lớn là sông Vu Gia và Thu Bồn. Một số doanh nghiệp khai thác vàng gốc chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoặc đã xây dựng nhưng chỉ mang tính đối phó, chưa xử lý triệt để các thành phần tác nhân ô nhiễm có trong nước thải, xả thải trực tiếp vào nguồn nước mặt gây ô nhiễm và làm giảm chất lượng nguồn nước.

Đặc thù của quá trình khai thác vàng sa khoáng là nhu cầu sử dụng nước khai thác và tuyển quặng khá lớn, ngoài ra còn có một lượng lớn các chủ cơ sở, hộ gia đình khai thác trái phép dùng bơm nước trực tiếp từ sông, suối để rửa quặng, khối lượng nước này được lấy trực tiếp từ sông, suối rồi xả trực tiếp trở lại, không qua xử lý. Nguồn nước thải này mang tính chất độc hại thấp, nhưng hàm lượng cặn lơ lửng rất cao do nguồn nước bị xáo trộn, vật liệu rắn bị đưa vào trạng thái lơ lửng, do đó gây vẩn đục và làm ô nhiễm nguồn nước;

- Hoạt động khai thác và chế biến đá: Tuy không phát sinh nước thải sản xuất nhưng nước mưa chảy tràn qua khu vực khai thác sẽ kéo theo các thành phần bụi của đất đá, chất thải rắn đưa vào nguồn nước gây ảnh hưởng đến nguồn nước mặt;

- Hoạt động khai thác cát lòng sông: Làm tăng hàm lượng chất lơ lửng, ngăn cản quá trình khuếch tán oxy,... gây ảnh hưởng đến môi trường và đời sống thuỷ sinh của vi sinh vật trong môi trường nước ;

- Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản titan và một số khoáng sản khác như than đá, đất sét,... : Có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước mặt, tăng hàm lượng chất phóng xạ, thoái hoá đất ảnh hưởng đến môi trường.

* Chất lượng môi trường nước ngầm

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh công tác quan trắc đánh giá chất lượng nước ngầm nông còn ít được quan tâm. Trong chương trình quan trắc môi trường định kỳ hàng năm do Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện thì việc theo dõi, đánh giá chất lượng nước ngầm chỉ tập trung vào một vài khu vực, số lượng mẫu phân tích còn hạn chế, công tác quan trắc chất lượng nước ngầm tại các khu vực hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh chưa được quan tâm.

Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản đã và đang có những tác động xấu đến chất lượng nước ngầm nông, đặc biệt dễ nhận thấy được sự tác động của các hoạt động này là ở các khu vực khai thác titan, than đá, vàng,... do chất thải của loại hình này thải trực tiếp vào môi trường đất, nước hoặc làm bẩn túi nước ngầm.

* Chất lượng môi trường nước thải: Tình hình xử lý nước thải từ khâu tuyển, rửa cát trắng ở nhiều doanh nghiệp chưa đạt giới hạn xả thải cho phép, mặt dù các cơ sở đều đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải.

b) Chất lượng môi trường không khí và bức xạ

- Về chất lượng môi trường không khí: HĐKS đang tác động mạnh mẽ đối với môi trường không khí, chủ yếu là tạo ra bụi và các khí độc. Thực tế tại một số khu vực khai thác, chế biến đá xây dựng đã xuất hiện ô nhiễm bụi cục bộ là nguyên nhân đang làm gia tăng và gây ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn tỉnh;

- Về bức xạ: Theo khảo sát đánh giá từ các cơ quan nghiên cứu thì Quảng Nam là một trong những tỉnh có các mỏ đá, than đá, đất gây phóng xạ. Tuy nhiên số lượng các mỏ phát sinh nguồn phóng xạ không nhiều và nằm rải rác. Ở vùng đất cát dọc ven biển có chứa titan là nguồn phát sinh phóng xạ nhưng ở mức thấp; ở vùng núi, có 4 vùng là Pà Lừa- Pà Rồng ( Nam Giang ), Khe Hoa- Khe Cao ( Nam Giang- Đại Lộc ), Nông Sơn và Tiên An( Tiên Phước ).



c) Loại chất thải nguy hại và phương pháp xử lý

- Loại: Chất thải nguy hại phát sinh trong hoạt động KTKS có một số loại như : Giẻ lau dầu mỡ, thùng đựng hóa chất, thùng đựng dầu,… nhưng chủ yếu là xianua dùng để ngâm chiết vàng ;

- Xử lý: Thực hiện Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại thì trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã cấp được 19 sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại cho 19 doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp đã có sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại thì tiến hành hợp đồng với đơn vị chức năng đưa đi xử lý theo đúng quy định. Còn đối với trường hợp chưa có đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại (chủ yếu là KTKS trái phép) thì công tác quản lý gặp nhiều khó khăn.

III. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ, KHAI THÁC KHOÁNG SẢN GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1. Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của UBND các cấp về khoáng sản và BVMT trong HĐKS tại địa phương

a) Việc chỉ đạo, điều hành của UBND các cấp trong tổ chức, thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, KTKS gắn với BVMT

Thực hiện Luật Khoáng sản năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung năm 2005, Luật BVMT năm 2005 và các văn bản liên quan, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định số 45/2004/QĐ-UB ngày 07/6/2004 và Quyết định số 45/2006/QĐ-UBND ngày 26/9/2006 về việc ban hành Quy định về quản lý khoáng sản trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 40/2007/QĐ-UBND ngày 25/9/2007 ban hành quy định về BVMT trên địa bàn tỉnh nhằm cụ thể hóa Luật Khoáng sản, Luật BVMT cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 13/4/2011 và UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 15/4/2011 về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đã được pháp luật quy định, hằng năm UBND các cấp đã ban hành rất nhiều văn bản để chỉ đạo, điều hành cấp dưới và các cơ quan chuyên môn liên quan tổ chức, thực hiện các chính sách, pháp luật về quản lý, KTKS gắn với BVMT.

b) Việc quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tại địa phương

Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2025 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 144/QĐ-UBND ngày 10/01/2011.

c) Việc khoanh định khu vực cấm HĐKS, khu vực tạm thời cấm HĐKS; quyết định khu vực không đấu giá quyền KTKS theo thẩm quyền

- Khoanh định khu vực cấm HĐKS đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 05/2009/QĐ-UBND ngày 13/3/2009;

- Chưa thực hiện việc khoanh định khu vực tạm thời cấm HĐKS;

- Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26/3/2012 của Chính phủ Quy định về đấu giá quyền KTKS chưa có hiệu lực thi hành và chưa có Thông tư hướng dẫn do đó chưa có cơ sở để quyết định khu vực không đấu giá quyền KTKS.

d)Việc công nhận chỉ tiêu tính trữ lượng khoáng sản; phê duyệt trữ lượng khoáng sản; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép

- Khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò của UBND tỉnh trong thời gian qua toàn bộ là khoáng sản làm VLXDTT. Do đó, việc công nhận chỉ tiêu tính trữ lượng khoáng sản căn cứ vào các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam và các quy định về công nhận chỉ tiêu tính trữ lượng khoáng sản của cấp có thẩm quyền;

- Việc phê duyệt trữ lượng khoáng sản; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của UBND tỉnh đều tuân theo quy định pháp luật.

e) Việc cấp, gia hạn, thu hồi Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép KTKS, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản; tổ chức đấu giá quyền KTKS thuộc thẩm quyền

- Việc cấp, gia hạn giấy phép HĐKS: Hầu hết các giấy phép đã cấp, gia hạn thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh đều thực hiện đúng theo quy định pháp luật, chỉ có giấy phép số 3690/QĐ-UBND 25/12/2006 của UBND tỉnh về việc cho phép Công ty TNHH Thương mại Khánh Linh khai thác, chế biến titan kết hợp rà phá bom mìn, làm sạch môi trường tại khu vực sân bay Chu Lai, xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành chỉ có ý kiến thống nhất của Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, chưa có ý kiến của Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên, ngày 07/4/2008, Bộ Quốc phòng đã có Công văn số 1703/BQP-TM chấp thuận cho Sư đoàn 372 tiếp tục hợp tác với một số doanh nghiệp có chức năng tận thu khoáng sản titan kết hợp rà phá bom mìn, chất cháy, tiêu hủy chất độc hại, làm sạch môi trường theo quy định của pháp luật và đã thực hiện các nghĩa vụ về trồng cây, BVMT trong khu vực sân bay Chu Lai. Hơn nữa, Công ty TNHH Thương mại Khánh Linh đã ngừng hoạt động khai thác, chế biến titan tại khu vực này từ khi có ý kiến của Đoàn kiểm tra Liên Bộ do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì kiểm tra vào các ngày 23-26/10/2007;

- Việc thu hồi giấy phép HĐKS: Chủ trương của UBND tỉnh là kiên quyết thu hồi các giấy phép HĐKS của các doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật hoặc chay ì, cố tình không khắc phục các vi phạm. Do đó, từ năm 2008 đến quý I/2012, UBND tỉnh đã thu hồi 12 giấy phép KTKS;

- Việc tổ chức đấu giá quyền KTKS: Do Nghị định quy định về đấu giá quyền KTKS chưa có hiệu lực thi hành và chưa có Thông tư hướng dẫn do đó chưa có cơ sở để tổ chức đấu giá quyền KTKS thuộc thẩm quyền.

f) Việc cho thuê đất HĐKS, sử dụng hạ tầng kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan cho tổ chức, cá nhân được phép HĐKS

Tổ chức, cá nhân được phép HĐKS trên địa bàn tỉnh có ký hợp đồng thuê đất theo quy định pháp luật. Trong quá trình KTKS, nhiều tổ chức, cá nhân đã đóng góp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương nơi có mỏ.

g) Việc thực hiện các biện pháp BVMT, trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội tại khu vực có khoáng sản



* Việc thực hiện các biện pháp BVMT

- Đối với loại hình KTKS có sử dụng hóa chất: Đây là loại hình phát sinh nhiều chất thải nguy hại nếu không được xử lý triệt để sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt là môi trường nước, ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như đời sống của người dân. Trong những năm qua, các cấp, các ngành đã tăng cường công tác quản lý và kiểm soát nghiêm đối với loại hình này, cụ thể như: Thực hiện việc xác nhận hoàn thành các công trình xử lý môi trường trước khi đi vào hoạt động (Vàng Bồng Miêu, Vàng Đăk Sa), định kỳ cán bộ quản lý môi trường của tỉnh tham gia giám sát việc lấy mẫu quan trắc môi trường trước khi xả thải và báo cáo kết quả giám sát môi trường định kỳ theo đúng quy định;

- Đối với hoạt động KTKS thông thường: Chủ yếu là các loại hình khai thác đất, đá thì cơ bản tuân thủ theo đúng các nội dung Báo cáo ĐTM và Bản cam kết BVMT được cấp thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên, đối với loại hình này thì việc phát sinh bụi là không thể tránh khỏi nên đã gây nhiều bức xúc của người dân;

- Công tác ký quỹ cải tạo, PHMT được thực hiện tương đối đầy đủ, đúng thời gian quy định; thực hiện cải tạo, PHMT sau khai thác đúng theo phương án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận. Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp thực hiện chưa đầy đủ, cố tình trì hoãn việc ký quỹ với lý do gặp khó khăn về tài chính đặc biệt là việc ký quỹ ở các lần tiếp theo.

*Trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác

HĐKS trái phép luôn có tác động xấu đến kinh tế, xã hội và môi trường, do đó việc ngăn chặn, xử lý dứt điểm tình trạng HĐKS trái phép là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản của các cấp, ngành có liên quan. Trong những năm qua, đặc biệt là năm 2011 và 2012, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã quan tâm, theo dõi, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt và bố trí nguồn kinh phí lớn cho các cấp, các ngành tổ chức thực hiện đồng loạt với nhiều biện pháp mạnh và đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng:

- Chấn chỉnh một số trường hợp chính quyền địa phương cho phép các tổ chức, cá nhân KTKS, thuê đất để tập kết, kinh doanh khoáng sản hoặc bao che, làm ngơ để thu tiền cho ngân sách địa phương không đúng quy định;

- Phá hủy, tịch thu nhiều cơ sở, công trình, máy móc, thiết bị, nhiên liệu, lương thực, thực phẩm,… phục vụ cho HĐKS trái phép; xử lý vi phạm hành chính rất nhiều trường hợp;

Qua đó đã chấn chỉnh, cảnh tỉnh, răn đe các tổ chức, cá nhân đã vi phạm hoặc có ý định vi phạm các quy định pháp luật trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản cũng như HĐKS; góp phần ngăn chặn những tác động tiêu cực do HĐKS trái phép gây ra.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết quả bước đầu, còn thiếu bền vững do thiếu kinh phí thực hiện và chính quyền cấp huyện, xã (nhất là cấp xã) chưa nắm kỹ các quy định về trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác của cấp mình, xem việc bảo vệ khoáng sản chưa khai thác là trách nhiệm của chính quyền cấp trên nên chưa cương quyết thực hiện hoặc đùn đẩy cho cấp trên, thậm chí cho phép các tổ chức, cá nhân KTKS, thuê đất để tập kết, kinh doanh khoáng sản không đúng quy định.

i) Việc thực hiện quy định về BVMT trong HĐKS, quy định về thẩm định ĐMC đối với quy hoạch khoáng sản; thẩm định Báo cáo ĐTM và đăng ký bản Bản cam kết BVMT đối với dự án thăm dò, KTKS

Nhìn chung, công tác thẩm định, phê duyệt Báo cáo ĐTM và xác nhận Bản cam kết BVMT trong HĐKS trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây đã có sự chuyển biến đáng kể về chất lượng. Các dự án đầu tư KTKS trước khi được cấp giấy phép khai thác đều phải lập Phương án cải tạo, PHMT (trước khi có Thông tư 34/2009/TT-BTNMT) hoặc Dự án cải tạo, PHMT kèm theo Báo cáo ĐTM hoặc Bản cam kết BVMT trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt. Tuy nhiên, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Báo cáo ĐTM còn hạn chế do thiếu nguồn lực. (có Bảng thống kê số 9 kèm theo)

k) Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về khoáng sản: Có Bảng thống kê số 10 kèm theo.

m) Đầu tư, sử dụng kinh phí cho công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và về BVMT trong HĐKS: Có Bảng thống kê số 11a, 11b và 11c kèm theo.

n) Công tác tổ chức thông tin, tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật về khoáng sản, về BVMT và quy định khác của pháp luật có liên quan

Các Sở, Ban, ngành và UBND một số huyện, thành phố đã tự tổ chức hoặc phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về khoáng sản, BVMT và pháp luật khác có liên quan cho các cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về khoáng sản, BVMT, các tổ chức, cá nhân tham gia HĐKS cũng như nhân dân trên địa bàn thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các buổi tập huấn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm,... nhờ đó đã nâng cao hiểu biết pháp luật về khoáng sản, BVMT cho các đối tượng này; các tổ chức, cá nhân tham gia HĐKS đã từng bước có ý thức tự giác chấp hành pháp luật, nhân dân đã có sự tham gia vào công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản, BVMT, giám sát việc thi hành pháp luật về khoáng sản, BVMT trên địa bàn.

u) Việc kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm pháp luật về khoáng sản, về BVMT trong HĐKS và quy định khác của pháp luật có liên quan: Có Bảng thống kê số 12a và 12b kèm theo.

p) Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về khoáng sản, pháp luật về BVMT và các quy định pháp luật khác có liên quan

Các khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về khoáng sản, pháp luật về BVMT và các quy định pháp luật khác có liên quan đều được các cấp, các ngành kiểm tra, xem xét giải quyết theo đúng quy định pháp luật.


Каталог: vbpq quangnam.nsf -> 9e6a1e4b64680bd247256801000a8614
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Số: 1037/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> TỈnh quảng nam số: 2483/ubnd-ktn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> UỶ ban nhân dân tỉnh quảng nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Danh môc vµ gi¸ Gãi thçu thiõt bþ D¹y nghò mua s¾M §îT 2 N¡M 2008 cña tr­êng trung cÊp nghÒ tØnh qu¶ng nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Số: 3571 /QĐ-ubnd
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> U Ỷ ban nhân dân tỉnh quảng nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> UỶ ban nhân dân tỉnh quảng nam

tải về 1.35 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương