CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam ðộc lập Tự do Hạnh phúc



tải về 69.37 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích69.37 Kb.
#375


UBND QUẬN GÒ VẤP

PHÒNG NỘI VỤ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 333/HD-NV

Gò Vấp, ngày 29 tháng 4 năm 2016

HƯỚNG DẪN

Tổ chức ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV

và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016- 2021

vào ngày 22 tháng 5 năm 2016

Căn cứ Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; Thông tư số 02/2016/TT-BNV ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Bộ Nội vụ hướng dẫn nghiệp vụ công tác tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021;

Căn cứ Hướng dẫn số 910/HD-SNV ngày 18 tháng 3 năm 2016 của Sở Nội vụ về tổ chức ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021;

Phòng Nội vụ quận Gò Vấp hướng dẫn tổ chức ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 -2021 vào ngày 22 tháng 5 năm 2016, như sau:

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

- Tổ chức ngày bầu cử thực sự dân chủ, đúng luật, bảo đảm an toàn, tiết kiệm và thể hiện là ngày hội của toàn dân; Lựa chọn những người có uy tín, có trách nhiệm, có kinh nghiệm và am hiểu pháp luật để tham gia Tổ bầu cử.

- Phòng bỏ phiếu phải bảo đảm trang nghiêm, có đủ các điều kiện, phương tiện vật chất cần thiết phục vụ cho việc bầu cử và thuận tiện cho cử tri đến bầu cử.

II. TRƯỚC NGÀY BẦU CỬ:

1. Tập huấn nghiệp vụ cho Tổ bầu cử:

Tổ bầu cử tham gia tập huấn về nghiệp vụ do Ủy ban nhân dân quận tổ chức vào ngày 05, 06 tháng 5 năm 2016. Các Tổ bầu cử thực tập về trình tự bỏ phiếu, cách kiểm phiếu và lập biên bản kiểm phiếu.

Tổ trưởng Tổ bầu cử phải phân công nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên trong tổ; Thành viên Tổ bầu cử phải nắm rõ nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc, thể lệ bầu cử và nắm vững nghiệp vụ để làm tốt nhiệm vụ được phân công.

2. Tổ chức và trang trí phòng bỏ phiếu:

- Địa điểm bố trí phòng bỏ phiếu phải thuận tiện để cử tri đi bầu cử, đồng thời bảo đảm các điều kiện cần thiết để cử tri có thể xem lại danh sách ứng cử viên và cân nhắc, lựa chọn. Việc bố trí các bàn trong phòng bỏ phiếu phải theo đúng trình tự, các phòng viết phiếu phải có vách ngăn để đảm bảo nguyên tắc trực tiếp và bỏ phiếu kín.

- Phòng bỏ phiếu phải được bố trí trang nghiêm, có cờ Tổ quốc, ảnh hoặc tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt bên trái.

- Mỗi phòng bỏ phiếu có 4 thùng phiếu chính (mỗi thùng phiếu chính bầu một cấp). Ngoài ra, có một thùng phiếu phụ để đưa đến phục vụ cử tri ốm đau, già yếu, tàn tật không thể đến phòng bỏ phiếu được.

- Nội quy phòng bỏ phiếu, danh sách, tiểu sử ứng cử viên phải được niêm yết nơi dễ đọc.

- Ủy ban nhân dân phường phân công lực lượng bảo vệ bên ngoài các địa điểm bỏ phiếu. Bên trong phòng bỏ phiếu do Tổ bầu cử phụ trách bảo vệ, phân công người bảo vệ thùng phiếu, danh sách cử tri, phiếu bầu, các con dấu phải đảm bảo an toàn.

(Khu vực bên ngoài và khu vực bên trong phòng bỏ phiếu được trang trí theo Mẫu số 01 và Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 02/2016/TT-BNV ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Bộ Nội vụ và Công văn số 1181/SNV-XDCQ ngày 08 tháng 4 năm 2016 của Sở Nội vụ Thành phố).

Thời hạn 10 ngày, trước ngày bầu cử (trước ngày 12 tháng 5 năm 2016), Tổ bầu cử phải thường xuyên thông báo cho cử tri biết ngày bầu cử, nơi bỏ phiếu, thời gian bỏ phiếu bằng hình thức niêm yết, phát thanh và các phương tiện thông tin đại chúng khác của địa phương.

3. Tổng kiểm tra công việc chuẩn bị:

Sau khi trang trí phòng bỏ phiếu, cần dành thời gian kiểm tra lại toàn bộ công tác chuẩn bị cho ngày bầu cử để điều chỉnh kịp thời những thiếu sót (đóng dấu Tổ bầu cử vào phiếu bầu, bài phát biểu của Tổ trưởng Tổ bầu cử, danh sách cử tri, phương tiện vật chất phục vụ bầu cử: ổ khóa, băng niêm phong thùng phiếu, băng nhạc chào cờ, …).

III. TRONG NGÀY BẦU CỬ:

1. Lễ khai mạc ngày bầu cử:

­Tất cả thành viên Tổ bầu cử phải có mặt lúc 06 giờ sáng ngày 22 tháng 5 năm 2016 để chuẩn bị công việc (riêng công tác bảo vệ địa điểm bỏ phiếu cần được thực hiện ngay khi trang trí xong phòng bỏ phiếu).

Việc bỏ phiếu bắt đầu từ 07 giờ sáng đến 07 giờ tối ngày 22 tháng 5 năm 2016. Do vậy, Lễ khai mạc ngày bầu cử bắt đầu lúc 06 giờ 45 phút sáng ngày 22 tháng 5 năm 2016.

Chương trình Lễ khai mạc:

- Chào cờ, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.

- Tổ trưởng Tổ bầu cử đọc Quyết định thành lập Tổ bầu cử và giới thiệu các thành viên trong Tổ bầu cử.

- Đọc lời khai mạc, đọc nội quy, thể lệ phòng bỏ phiếu.

- Trước khi bỏ phiếu, Tổ bầu cử phải kiểm tra thùng phiếu chính, thùng phiếu phụ trước sự chứng kiến của cử tri; mời 02 cử tri không phải là người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ứng cử tại khu vực bỏ phiếu để chứng kiến việc kiểm tra thùng phiếu, sau đó khóa lại, niêm phong và để vào vị trí.

- Tổ trưởng Tổ bầu cử tuyên bố bắt đầu việc bỏ phiếu (đúng 07 giờ sáng ngày 22 tháng 5 năm 2016, sau phần nghi thức khai mạc).

2. Trong thời gian cử tri bỏ phiếu:

- Trong ngày bầu cử, việc bỏ phiếu phải được tiến hành liên tục. Có thể sắp xếp và vận động cử tri theo từng Tổ dân phố đi bỏ phiếu lần lượt theo từng thời gian để tránh tình trạng tập trung quá đông lúc đầu giờ, nhưng tránh gò ép.

- Tuyên truyền, vận động để cử tri tích cực tham gia bầu cử. Cử tri phải tự mình đi bầu, không được nhờ người khác bầu thay, khi bầu cử phải xuất trình Thẻ cử tri, mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu cho đại biểu Quốc hội và một phiếu bầu cho mỗi cấp Hội đồng nhân dân.

- Khi bắt đầu việc bỏ phiếu, Tổ bầu cử mời những cử tri có tên trong danh sách cử tri và lãnh đạo cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, người có công với cách mạng, chức sắc tôn giáo (nếu có) và cử tri là người cao tuổi nhất có mặt tại thời điểm khai mạc bỏ phiếu trước.

- Khi cử tri viết phiếu bầu, không ai được xem, kể cả thành viên Tổ bầu cử. Nếu viết hỏng, cử tri có quyền đổi phiếu bầu khác. Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu. Người viết hộ phải đọc đầy đủ họ và tên những người ứng cử trên phiếu bầu để cử tri tự mình quyết định. Người viết hộ phải ghi trung thực ý muốn của cử tri nhờ viết hộ và đảm bảo bí mật phiếu bầu. Khi viết hộ phiếu bầu xong phải giao lại phiếu bầu cho cử tri tự mình bỏ phiếu vào thùng phiếu, nếu vì tàn tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào thùng phiếu.



- Khi cử tri bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử có trách nhiệm đóng dấu “ĐÃ BỎ PHIẾU” lên mặt trước thẻ cử tri.

- Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, tàn tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang thùng phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở của cử tri để cử tri nhận phiếu và bầu. Sau khi cử tri bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử phải mang thùng phiếu phụ về khu vực bỏ phiếu.

- Mọi người đều phải tuân theo nội quy của phòng bỏ phiếu; không được vận động bầu cử tại phòng bỏ phiếu. Trong quá trình bầu cử, thành viên Tổ bầu cử phải ân cần, lịch sự, hướng dẫn tận tình, chu đáo cho cử tri đến bàn dò danh sách cử tri, nhận phiếu bầu, bỏ phiếu bầu vào thùng phiếu… Các thành viên Tổ bầu cử được phân công đảm nhiệm từng công việc trong ngày bầu cử, chủ động thực hiện nhiệm vụ được phân công và hỗ trợ thành viên khác hoàn thành nhiệm vụ chung của Tổ bầu cử.

- Nếu có người khiếu nại, Tổ trưởng Tổ bầu cử trực tiếp giải quyết, không làm mất trật tự trong phòng bỏ phiếu.

- Trong trường hợp có sự kiện bất ngờ làm gián đoạn việc bỏ phiếu thì Tổ bầu cử phải lập tức niêm phong thùng bỏ phiếu, tài liệu liên quan trực tiếp đến cuộc bầu cử, kịp thời báo cáo cho Ban bầu cử biết để có phương án giải quyết, đồng thời phải có những biện pháp cần thiết để việc bỏ phiếu được tiếp tục.

- Khi đã hết giờ bỏ phiếu, nếu còn cử tri có mặt tại phòng bỏ phiếu mà chưa kịp bỏ phiếu thì chỉ sau khi số cử tri này bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử mới được tuyên bố kết thúc cuộc bỏ phiếu.

3. Trong ngày bầu cử, Ban bầu cử thực hiện những công việc sau:

- Kiểm tra, đôn đốc việc thi hành các quy định của pháp luật về bầu cử, việc niêm yết danh sách những người ứng cử và công việc bầu cử ở các phòng bỏ phiếu.

- Giải quyết các khiếu nại, tố cáo về công tác bầu cử do các Tổ bầu cử chuyển đến.

- Nhận, tổng hợp và kiểm tra biên bản kiểm phiếu do các Tổ bầu cử chuyển đến; làm biên bản xác định kết quả bầu cử và chuyển giao biên bản xác định kết quả bầu cử, hồ sơ, tài liệu về bầu cử theo quy định.

4. Chế độ báo cáo, kiểm tra trong ngày bầu cử:

a) Về thời gian báo cáo:

Để đảm bảo sự chỉ đạo của quận và kịp thời báo cáo Thành phố (Hội đồng nhân dân, Ủy ban bầu cử Thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố và Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam Thành phố), thực hiện chế độ báo cáo như sau:



- Tổ bầu cử: báo cáo tình hình, tiến độ thực hiện công tác bầu cử trong ngày bầu cử đến Ủy ban nhân dân phường vào lúc 8 giờ, 10 giờ, 12 giờ, 2 giờ chiều, 4 giờ chiều và lần cuối vào lúc kết thúc việc bỏ phiếu (7 giờ tối).

- Ủy ban nhân dân phường: báo cáo tình hình trong ngày bầu cử đến Ủy ban nhân dân, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận và Ủy ban bầu cử, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường vào lúc 8 giờ 30, 10 giờ 30, 12 giờ 30, 2 giờ 30 chiều, 4 giờ 30 chiều và 7 giờ 30 tối.

- Ủy ban nhân dân quận: báo cáo tình hình, tiến độ công tác bầu cử trong ngày bầu cử đến Ủy ban nhân dân Thành phố (thông qua Sở Nội vụ) vào lúc 9 giờ, 11 giờ, 1 giờ chiều, 3 giờ chiều, 5 giờ chiều và 8 giờ tối.

b) Nội dung báo cáo trong ngày bầu cử (theo mẫu) gồm:

- Giờ khai mạc, không khí bầu cử và các điều kiện phục vụ cho ngày bầu cử (chỉ báo cáo trong lần đầu tiên lúc 8 giờ).

- Số cử tri và tiến độ bầu cử:

+ Tổng số cử tri trong danh sách: …… (trong đó Nữ: …).

+ Số cử tri đã tham gia bỏ phiếu: ……

+ Tỷ lệ % cử tri đã tham gia bỏ phiếu so với cử tri trong danh sách: ……. (trong đó số cử tri là khách vãng lai đã tham gia bỏ phiếu: ………).

+ Số Tổ bầu cử đạt tỷ lệ 100% cử tri đã tham gia bỏ phiếu: ………..).

- Những thuận lợi, khó khăn về giao thông, thời tiết ảnh hưởng đến việc bầu cử.

- Dư luận trong Nhân dân về cuộc bầu cử và những người ứng cử.

- Tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội và những khó khăn ảnh hưởng đến việc cử tri đi bỏ phiếu.

- Những vấn đề phát sinh cần xin ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn.

5. Việc kiểm phiếu và tổng hợp kết quả bầu cử:



a) Công tác chuẩn bị kiểm phiếu:

- Việc kiểm phiếu phải được tiến hành tại phòng bỏ phiếu, ngay sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc.

- Tổ bầu cử phân công các thành viên Tổ bầu cử thành 04 nhóm độc lập nhau, mỗi nhóm 03 người (01 người đọc, 02 người ghi) để kiểm phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố, quận, phường.

Đối với các Tổ bầu cử không đủ số lượng thành viên để phân thành 4 nhóm thì Tổ trưởng Tổ bầu cử phân công các nhóm kiểm phiếu bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp cho phù hợp.

- Trước khi mở thùng phiếu, Tổ bầu cử phải kiểm kê số phiếu không sử dụng đến (Số phiếu không sử dụng đến = Số phiếu Tổ bầu cử đã nhận về - Số phiếu phát ra – Số phiếu cử tri đổi do gạch hỏng), lập biên bản kiểm kê việc sử dụng phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 theo Mẫu số 31/BCĐBQH & BCĐBHĐND (ban hành kèm theo Nghị quyết số 41/NQ-HĐBCQG của Hội đồng bầu cử quốc gia), niêm phong số phiếu không sử dụng đến.

- Mời 02 cử tri là người biết chữ, có uy tín trong Nhân dân tại địa bàn và không phải là người ứng cử để chứng kiến việc mở thùng phiếu. Người ứng cử, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức, đơn vị, khu phố, tổ dân phố có người ứng cử có quyền chứng kiến và khiếu nại về việc kiểm phiếu; các phóng viên báo chí được chứng kiến việc kiểm phiếu, tuy nhiên phải đảm bảo trật tự nhằm tạo điều kiện cho Tổ bầu cử thực hiện nhiệm vụ.



b) Kiểm phiếu:

- Mở thùng phiếu chính và thùng phiếu phụ, sau đó phân loại phiếu (gồm các phiếu hợp lệ, phiếu không hợp lệ) và chỉ kiểm phiếu hợp lệ.



Phiếu hợp lệ: là phiếu bầu theo mẫu quy định do Tổ bầu cử phát, có dấu của Tổ bầu cử; phiếu bầu đủ hoặc ít hơn số đại biểu mà đơn vị bầu cử được bầu; phiếu bầu gạch tên ứng cử viên không được tín nhiệm bằng cách gạch chéo, gạch xiên, gạch dọc hoặc gạch ngang, nhưng phải gạch hết họ và tên.

Phiếu không hợp lệ: là phiếu không theo mẫu quy định do Tổ bầu cử phát, phiếu không có dấu của Tổ bầu cử; phiếu để số người được bầu quá số đại biểu mà đơn vị bầu cử được bầu; phiếu gạch tất cả những người ứng cử trong phiếu bầu; phiếu ghi tên người ngoài danh sách ứng cử, phiếu có viết thêm; phiếu gạch vào khoảng cách giữa họ và tên hai ứng cử viên; phiếu khoanh tròn họ và tên ứng cử viên…

Nếu phát hiện nghi ngờ phiếu nào không hợp lệ, Tổ trưởng Tổ bầu cử phải đưa ra toàn Tổ để xem xét giải quyết. Tổ bầu cử không được gạch xóa hoặc sửa chữa các tên trong phiếu bầu.

- Sau khi phân loại, xếp phiếu theo từng xấp 100 phiếu để dễ kiểm phiếu. Số phiếu phát ra bằng số phiếu thu vào (nếu thiếu cần xác định lý do mất).

- Phương pháp kiểm phiếu (có 02 phương pháp): kiểm xuôi và kiểm ngược.

+ Kiểm xuôi: ghi số phiếu được bầu cho từng ứng cử viên (tên ứng cử viên trong phiếu bầu không bị gạch).

+ Kiểm ngược: ghi số phiếu không bầu (tên ứng cử viên bị gạch trong phiếu bầu), sau đó lấy tổng số phiếu hợp lệ trừ đi số phiếu bị gạch, thì có kết quả số phiếu bầu cho từng ứng cử viên (trong bảng kiểm phiếu ô vuông phải ghi rõ kiểm ngược).

- Nguyên tắc kiểm phiếu và ghi phiếu:

+ 01 người đọc và 02 người ghi độc lập vào 02 bảng kiểm phiếu ô vuông.

+ Cách ghi vào bảng kiểm phiếu ô vuông phải ghi đồng dạng ( ), phải ghi hết hàng trên mới đến hàng dưới, theo thứ tự cho từng ứng cử viên trong đơn vị bầu cử (thứ tự theo phiếu bầu).

- Kiểm theo từng xấp 100 phiếu, đối chiếu lại kết quả số phiếu cho từng ứng cử viên ở 2 bảng kiểm phiếu ô vuông, nếu không khớp cần kiểm tra lại xấp phiếu vừa đọc.

- Sau khi kiểm tra xong phiếu hợp lệ, người ghi bảng kiểm phiếu ghi kết quả số phiếu của mỗi ứng cử viên. Nếu kiểm phiếu ngược, thì lấy tổng số phiếu hợp lệ trừ đi số phiếu bị gạch để ghi kết quả số phiếu ứng cử viên đó được nhận được.

- Sau khi kiểm phiếu xong, tiến hành thử kết quả, dùng công thức: tổng số phiếu của các ứng cử viên nhận được phải bằng hoặc nhỏ hơn tổng số phiếu mà các ứng cử viên được bầu cử (tổng số phiếu hợp lệ nhân với số đại biểu được bầu) – đó là kiểm phiếu đúng.



Ví dụ 1: Đơn vị bầu cử số 1, bầu 3 đại biểu, có 5 ứng cử viên. Cử tri trong danh sách là 2.500, cử tri đi bỏ phiếu là 2.400 (96%).

Phân loại phiếu: số phiếu hợp lệ là 2.400, số phiếu thực tế cho các ứng cử viên (kiểm ngược).

+ Ứng cử viên A: 2.000 (2.400 – 400)

+ Ứng cử viên B: 1.150 (2.400 – 1.250)

+ Ứng cử viên C: 1.350 (2.400 – 1.050)

+ Ứng cử viên D: 1.800 (2.400 – 600)

+ Ứng cử viên E: 900 (2.400 – 1.500)

Tổng cộng: 7.200 = 2.400 x 3 = 7.200 (Như vậy kết quả kiểm phiếu đã thực hiện đúng).



Ví dụ 2: Đơn vị bầu cử số 5, bầu 2 đại biểu, có 4 ứng cử viên. Cử tri trong danh sách là 3.000, cử tri đi bỏ phiếu là 2.900 (96,66%).

Phân loại phiếu: số phiếu hợp lệ là 2.900, số phiếu thực tế cho các ứng cử viên (kiểm ngược).

+ Ứng cử viên A: 850 (2.900 – 2.050)

+ Ứng cử viên B: 1.900 (2.900 – 1.000)

+ Ứng cử viên C: 1.550 (2.900 – 1.350)

+ Ứng cử viên D: 1.300 (2.900 – 1.600)

Tổng cộng: 5.600 < 2.900 x 2 = 5.800 (Như vậy kết quả kiểm phiếu đã thực hiện đúng).

c) Lập biên bản kiểm phiếu:

Sau khi thử đúng kết quả kiểm phiếu, Tổ bầu cử tiến hành lập biên bản kiểm phiếu như sau:

- Bầu cử đại biểu Quốc hội: lập Biên bản kiểm phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV (Mẫu số 20/BCĐBQH). Biên bản lập thành 03 bản có ký tên, đóng dấu Tổ bầu cử (01 bản gửi Ban bầu cử đại biểu Quốc hội – Đơn vị số 8, 01 bản gửi Ủy ban nhân dân phường và 01 bản gửi Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường).

- Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố: lập Biên bản kiểm phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố (Mẫu số 25/BCĐBHĐND). Biên bản lập thành 03 bản có ký tên, đóng dấu Tổ bầu cử (01 bản gửi Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố – Đơn vị số 19 & 20, 01 bản gửi Ủy ban nhân dân phường và 01 bản gửi Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường).

- Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân quận: lập Biên bản kiểm phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân quận (Mẫu số 25/BCĐBHĐND). Biên bản lập thành 03 bản có ký tên, đóng dấu Tổ bầu cử (01 bản gửi Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân quận – Đơn vị số 1 -> 12, 01 bản gửi Ủy ban nhân dân phường và 01 bản gửi Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường).

- Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân phường: lập Biên bản kiểm phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân phường (Mẫu số 25/BCĐBHĐND). Biên bản lập thành 03 bản có ký tên, đóng dấu Tổ bầu cử (01 bản gửi Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân phường, 01 bản gửi Ủy ban nhân dân phường và 01 bản gửi Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường).

6. Tổng hợp và xác định kết quả bầu cử:

a) Bầu cử đại biểu Quốc hội: Bộ phận tổng hợp của quận tổng hợp các biên bản kiểm phiếu do các Tổ bầu cử 16 phường gửi lên. Sau khi kiểm tra chính xác, tổng hợp và gửi tới Ban bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV – Đơn vị số 8 (Quận 12 và quận Gò Vấp) để tổng hợp theo quy định.



b) Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố: Bộ phận tổng hợp của quận giúp Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố tổng hợp các biên bản kiểm phiếu do các Tổ bầu cử theo đơn vị bầu cử gửi lên. Sau khi kiểm tra chính xác, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố - Đơn vị số 19 và đơn vị số 20 lập biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố (Mẫu 26/BCĐBHĐND). Biên bản thành lập 04 bản gửi ngay lên bộ phận tổng hợp của Ủy ban bầu cử Thành phố (Sở Nội vụ) hoặc Fax trước, gửi biên bản sau đó, để gửi tới Ủy ban bầu cử, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố.

c) Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân quận: Bộ phận tổng hợp của Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân quận tổng hợp các biên bản kiểm phiếu do các Tổ bầu cử theo đơn vị bầu cử gửi lên. Sau khi kiểm tra chính xác, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân quận lập Biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân quận (Mẫu số 26/BCĐBHĐND). Biên bản lập thành 04 bản gửi ngay lên bộ phận tổng hợp của Ủy ban bầu cử quận (Phòng Nội vụ), để gửi tới Ủy ban bầu cử Thành phố (Sở Nội vụ), Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố.

d) Ban bầu cử Hội đồng nhân dân phường: Nếu đơn vị bầu cử chỉ có 01 khu vực bỏ phiếu, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân phường sau khi kiểm tra kết quả kiểm phiếu của Tổ bầu cử, lập Biên bản kiểm phiếu và xác định kết quả bầu cử của đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân phường (Mẫu số 26/BCĐBHĐND). Biên bản lập thành 04 bản để gửi tới Ủy ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân phường, Ủy ban bầu cử, Ủy ban nhân dân, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường.

Nếu đơn vị bầu cử có nhiều khu vực bỏ phiếu, thì tổng hợp các biên bản kiểm phiếu của các Tổ bầu cử theo đơn vị bầu cử. Sau khi tổng hợp xong, kiểm tra chính xác, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân phường lập Biên bản xác định kết quả bầu cử của đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân phường (Mẫu số 26/BCĐBHĐND). Biên bản lập thành 04 bản, để gửi tới Ủy ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân phường, Ủy ban bầu cử, Ủy ban nhân dân, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường.

IV. SAU NGÀY BẦU CỬ:



- Tổ bầu cử thu dọn phòng bỏ phiếu, bàn giao Ủy ban nhân dân phường biên bản kiểm phiếu, phiếu bầu, hồ sơ tài liệu, dụng cụ phục vụ bầu cử. Sau đó, Tổ bầu cử họp nhận xét, rút kinh nghiệm, đề nghị khen thưởng các cá nhân tích cực trong công tác phục vụ bầu cử. (Lưu ý: Việc bàn giao, tiếp nhận phiếu bầu (sau bầu cử) phải đảm bảo riêng biệt cho mỗi Tổ bầu cử, để có thể kiểm tra lại khi cần thiết).

- Ủy ban nhân dân phường có trách nhiệm lưu trữ, quản lý các biên bản kiểm phiếu, toàn bộ các phiếu bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp (kể cả phiếu bầu chưa sử dụng đến đã được niêm phong), con dấu và thùng phiếu, sắp xếp hồ sơ theo từng cấp bầu cử và đóng gói, niêm phong các tài liệu bầu cử theo thứ tự của từng Tổ bầu cử, đến khi Hội đồng bầu cử quốc gia kết thúc việc tổng kết công tác bầu cử đại biểu Quốc hội trong cả nước, Ủy ban bầu cử thành phố, quận, phường kết thúc việc tổng kết công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố, quận, phường.

Trên đây là Hướng dẫn Tổ chức ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 của Phòng Nội vụ quận Gò Vấp. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Phòng Nội vụ quận để được hướng dẫn, giải quyết./.


Nơi nhận:

- Ủy ban bầu cử quận;

- UBND quận: CT, các PCT;

- UBMTTQVN quận;

- Các Tiểu ban thuộc UBBC quận;

- Ban bầu cử ĐBHĐND quận;

- UBND 16 phường;

- Tổ bầu cử;

- Lưu: VT-NV.


TRƯỞNG PHÒNG

(đã ký)


Lê Thị Kim Thủy



Каталог: Hnh%20nh%20bn%20tin -> 2016-5
2016-5 -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh
2016-5 -> SỞ TƯ pháp số: 2918 / stp-vp v/v hướng dẫn thực hiện chế độ báo cáo thống kê về công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2016 CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2016-5 -> SỞ TƯ pháp số: 2919 / stp-vp v/v hướng dẫn thực hiện chế độ báo cáo thống kê về công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2016 CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2016-5 -> Biểu số: 28a/btp/Đkqggdbđ
2016-5 -> Biểu số: 10a/btp/pbgdpl
2016-5 -> Biểu số: 12a/btp/pbgdpl/hgcs
2016-5 -> Biểu số 01a/btp/VĐC/xdpl
2016-5 -> SỞ TƯ pháp số: 2917/ stp-vp v/v hướng dẫn thực hiện chế độ báo cáo thống kê về công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2016 CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2016-5 -> SỞ TƯ pháp số: 3844
2016-5 -> DỰ thảo danh mục văn bản quy phạm pháp luật của hộI ĐỒng nhân dâN

tải về 69.37 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương