CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do –Hạnh phúc



tải về 472.28 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích472.28 Kb.
#1961
  1   2   3   4


UỶ BAN NHÂN DÂN

HUYỆN THAN UYÊN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do –Hạnh phúc

Số: /BC-UBND





Than Uyên, ngày tháng 01 năm 2011


BÁO CÁO

QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU

PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ GIAI ĐOẠN 2004 - 2010


Thực hiện Phổ cập giáo dục trung học cơ sở (PCGDTHCS) là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta nhằm nâng cao trình độ dân trí, tạo nguồn đào tạo nhân lực cho địa phương, để xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho nhân dân, góp phần quan trọng vào củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, là động lực quan trọng để phát triển kinh tế xã hội vùng sâu, vùng xa. Đây là một nhiệm vụ khó khăn, nhất là đối với các huyện miền núi, vùng đặc biệt khó khăn như Than Uyên.

Quán triệt Chỉ thị số 61-CT/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 41/2000/QH10 của Quốc hội về thực hiện phổ cập giáo dục THCS, Nghị định số 88/2001/NĐ-CP ngày 22/11/2001 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT; trong những năm qua nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác PCGDTHCS, đặc biệt là đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện, Ban chỉ đạo Phổ giáo dục tiểu học - chống mù chữ huyện Than Uyên đã xác định rõ mục tiêu tiếp tục duy trì vững chắc kết quả đạt chuẩn PCGDTHCS vào năm 2009 và đã triển khai tích cực, đồng bộ, quyết liệt các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Đến nay đã thực hiện được những kết quả đáng tự hào. Sau đây là báo cáo tình trình thực hiện các mục tiêu PCGDTHCS của huyện Than Uyên:
Phần thứ nhất

ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐỊA LÝ, KINH TẾ - XÃ HỘI

TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG, VĂN HOÁ, GIÁO DỤC
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐỊA LÝ - KINH TẾ XÃ HỘI

Huyện Than Uyên là huyện miền núi, phía Bắc giáp huyện Tân Uyên, phía Nam giáp huyện Mù Cang Chải- Yên Bái, huyện Mường La- Sơn La, phía Tây giáp huyện Quỳnh Nhai- Sơn La, phía đông giáp huyện Sa Pa, huyện Văn Bàn- Lào Cai, huyện Mù Cang Chải- Yên Bái, với 12 xã, thị trấn, trong đó có 7 xã được thực hiện chương trình 135 của Chính phủ. Địa hình huyện Than Uyên tương đối phức tạp, giao thông đi lại còn khó khăn, điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Diện tích tự nhiên của huyện Than Uyên là 79.678,6 ha, dân số hơn 57.172 người bao gồm 10 dân tộc anh em, trong đó dân tộc ít người chiếm khoảng 87%, cư trú ở hầu hết các xã trong huyện và thường tập trung ở vùng sâu, vùng xa.

Trong những năm qua, kinh tế - xã hội của huyện đã có bước phát triển khá, đời sống của nhân dân các dân tộc trong huyện từng bước được cải thiện nhưng do xuất phát điểm thấp nên Than Uyên vẫn là một huyện nghèo, trình độ dân trí thấp, đời sống của nhân dân còn khó khăn. Những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Than Uyên đã có giao lưu thông thương với các địa phương khác và mở rộng xuất nhập khẩu hàng hoá qua tuyến quốc lộ 32, phát triển kinh tế nông lâm nghiệp - công nghiệp - thương mại dịch vụ nên đời sống nhân dân đã có những cải thiện.

2. Về truyền thống cách mạng

Nhân dân các dân tộc huyện Than Uyên có truyền thống đấu tranh cách mạng, từ những năm kháng chiến chống Pháp, nơi đây đã là căn cứ cách mạng, nuôi dưỡng phong trào đấu tranh chống ngoại xâm. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân các dân tộc huyện Than Uyên đã động viên con em lên đường đánh giặc góp phần vào sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước. Trong thời kỳ đổi mới của đất nước, nhân dân các dân tộc huyện Than Uyên đã đoàn kết, sát cánh bên nhau xây dựng, phát triển kinh tế - văn hoá, xã hội, củng cố an ninh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, xoá đói, giảm nghèo, từng buớc đưa huyện Than Uyên phát triển hoà nhập với tình hình phát triển chung của đất nước.



3. Về văn hóa, giáo dục

Sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo của huyện Than Uyên trong những năm qua có những bước chuyển biến rõ rệt cả về số lượng và chất lượng. Mạng lưới trường lớp được củng cố và phát triển, tỷ lệ trẻ 6 đến 14 tuổi đến trường đạt trên 97%; chất lượng giáo dục của các cấp học, ngành học được nâng lên; đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên ngày càng được bổ sung và từng bước được chuẩn hoá, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục; cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồ dùng dạy học trong các nhà trường, cơ sở giáo dục được bổ sung đầu tư; công tác xã hội hoá giáo dục ngày càng càng được mở rộng. Tỷ lệ đạt chuẩn Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và Phổ cập giáo dục trung học cơ sở hàng năm có tăng và từng bước đạt được vững chắc.



II. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ

1. Thuận lợi:

Tỉnh uỷ, Ủy ban nhân dân tỉnh xác định phổ cập giáo dục trung học cơ sở là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược quan trọng nhằm nâng cao dân trí, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần đảm bảo sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Được sự chỉ đạo sâu sát và đồng bộ kịp thời của Lãnh đạo Huyện uỷ, HĐND và UBND huyện, sự phối hợp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội đã tạo sự đồng thuận trong tổ chức thực hiện.

Ngành giáo dục huyện đóng vai trò nòng cốt trong việc tham mưu với Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân các cấp triển khai thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở.



2. Khó khăn:

Tiến độ xây dựng trường chuẩn quốc gia chậm. Vẫn còn điểm trường nhỏ, lẻ, với ít học sinh nên cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy những nơi này chưa đồng bộ và đầy đủ như điểm tập trung dẫn đến chất lượng dạy học chưa cao.

Phần lớn học sinh trong độ tuổi Phổ cập giáo dục trung học cơ sở tham gia phụ giúp công việc gia đình; gia đình nghèo; gia đình có cha, mẹ thường xuyên đi làm ăn xa đã ảnh hưởng rất lớn đến việc huy động, duy trì sĩ số.

Một số đơn vị trường học mới thành lập chưa có bộ thiết bị thí nghiệm thực hành, cơ sở vật chất không đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập nên chất lượng dạy học không cao.

Một bộ phận nhân dân nhận thức còn hạn chế nên thiếu quan tâm đến việc học của con em, trong đó, cũng có gia đình điều kiện kinh tế khá giả nhưng vẫn cho con nghỉ học.
Phần thứ hai

QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU PHỔ CẬP

GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ
I. SỰ QUAN TÂM LÃNH ĐẠO CỦA CÁC CẤP ỦY ĐẢNG, HĐND, UBND

Huyện ủy, HĐND, UBND huyện lãnh đạo và chỉ đạo kịp thời công tác Phổ cập giáo dục trung học cơ sở, tạo điều kiện cho cho công tác Phổ cập giáo dục trung học cơ sở thực hiện đúng tiến độ theo kế hoạch. Các cấp uỷ đảng, HĐND, UBND các xã, thị trấn quán triệt Chỉ thị 61-CT/TU của Bộ Chính trị đã chỉ đạo cho các ban, ngành, đoàn thể thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Ban chỉ đạo PCGD huyện Than Uyên chỉ đạo các xã, thị trấn kịp thời củng cố kiện toàn ban chỉ đạo với đầy đủ thành phần để hoạt động có hiệu quả, phân công trách nhiệm cụ thể từng thành viên. Phát huy tốt vai trò các thành viên trong ban chỉ đạo. Các cơ sở tổ chức triển khai quán triệt chủ trương của Đảng và Nhà nước về thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở đến các cấp uỷ đảng, các ban ngành, tổ chức đoàn thể và quần chúng nhân dân, từ đó nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa và sự cần thiết phải phổ cập giáo dục.

II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO

1. Quyết định thành lập Ban chỉ đạo PCGD của huyện

Sau khi hoàn thành công tác PCGDTH-CMC vào năm 2000 và được kiện toàn hàng năm để phù hợp với tình hình đặc điểm thực tế của địa phương theo từng giai đoạn. Năm 2010 Ban chỉ đạo PCGD huyện có 14 thành viên, do đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện làm Phó ban Thường trực, các thành viên BCĐ là trưởng hoặc phó các ban, ngành, đoàn thể của huyện có liên quan, tổ thư ký giúp việc cho Ban chỉ đạo gồm 03 đồng chí thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo.



2. Phân công trách nhiệm Ban chỉ đạo:

Ban chỉ đạo PCGD huyện phân công trách nhiệm chỉ đạo thực hiện công tác phổ cập giáo dục ở cấp huyện, xã.

Ban chỉ đạo cấp huyện có nhiệm vụ:

+ Xây dựng kế hoạch phổ cập và chỉ đạo thực hiện kế hoạch của đơn vị.

+ Hướng dẫn Ban chỉ đạo cấp xã, thị trấn làm công tác điều tra cơ bản, tập huấn cán bộ giáo viên thống kê, lập kế hoạch phổ cập giáo dục.

+ Tuyên truyền vận động các tổ chức đoàn thể tham gia công tác phổ cập.

+ Kiểm tra công nhận cấp cơ sở và đề nghị cấp trên công nhận.

+ Thanh toán các khoản kinh phí phổ cập.

Phòng Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ: Chịu trách nhiệm quản lí và chủ trì thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục, hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai kế hoạch, theo dõi tiến độ thực hiện phổ cập giáo dục, kịp thời kiểm điểm rút kinh nghiệm, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc. Phối hợp với các ngành, các cấp có liên quan quy hoạch mạng lưới trường lớp phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường; từng bước xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, nhằm đảm bảo tiêu chuẩn phổ cập giáo dục. Tập trung xây dựng đội ngũ giáo viên của các ngành học, cấp học, đủ về số lượng, mạnh về chất lượng. Tích cực giảm lưu ban, chống bỏ học, nâng cao hiệu quả đào tạo. Phối hợp với các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội các cấp vận động nhân dân tích cực chủ động tham gia vào công tác PCGD.

Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ: Thực hiện chính sách hỗ trợ, giúp đỡ thanh thiếu niên là con liệt sĩ, con thương binh, con gia đình thuộc hộ đói nghèo theo quy định của nhà nước, và Quyết định số 62/2005/QĐ-TTg, ngày 24/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ thực hiện Phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Phòng Văn hoá - Thể dục thể thao, Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện: Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục về vai trò, vị trí của công tác phổ cập giáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ dân trí, phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá của huyện.

Mặt trận Tổ quốc: Chỉ đạo các cơ quan thuộc quyền, vận động nhân dân tích cực hưởng ứng, huy động thanh thiếu niên trong độ tuổi phổ cập giáo dục đến lớp, không để em nào bị thất học, góp phần tổ chức thực hiện thành công công tác phổ cập giáo dục.

Huyện Đoàn TNCSHCM: Thường xuyên phát động trong thanh niên ra sức phấn đấu học tập và 95% thanh niên trong độ tuổi phổ cập giáo dục đều được đi học.

Hội Nông dân: Chịu trách về việc tổ chức triển khai tới các hội viên Hội Nông dân tuyên truyền, vận động hội viên tham gia, huy động tối đa trẻ em và đối tượng trong độ tuổi đi học để đảm bảo thực hiện có hiệu quả kế hoạch PCGD đã đề ra.

Hội Liên hiệp Phụ nữ: Chịu trách nhiệm tuyên truyền về công tác PCGD-CMC tới các Chi hội phụ nữ và toàn thể phụ nữ. Vận động thanh, thiếu niên đặc biệt là thanh, thiếu niên là nữ; thanh, thiếu niên là người dân tộc thiểu số trong độ tuổi đi học.

Hội Cựu chiến binh: Chịu trách nhiệm tuyên truyền về công tác PCGD-CMC đối với các Chi hội cựu chiến binh và toàn thể hội viên. Phối hợp với các cơ quan, đoàn thể trong việc tổ chức tuyên truyền công tác PCGD-CMC đến các khu dân cư, thôn, bản vận động thanh, thiếu niên trong độ tuổi đi học.

Hằng năm, Ban chỉ đạo Phổ cập giáo dục trung học cơ sở huyện thành lập Đoàn kiểm tra tiến độ thực hiện Phổ cập giáo dục trung học cơ sở của các xã, thị trấn. Ngoài việc kiểm tra tiến độ thực hiện PCGDTHCS, Ban chỉ đạo huyện còn đi kiểm tra thực tế ở một số gia đình có đối tượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở để giúp Ban chỉ đạo cơ sở rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn trong giai đoạn tới.

Thành phần - Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo cấp xã, thị trấn:



Thành phần:

+ Trưởng ban: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch xã, thị trấn;

+ Phó trưởng ban: Hiệu trưởng trường THCS (nếu xã, thị trấn có số đơn vị trường lớn hơn 1, thì chức vụ này giao cho Hiệu trưởng trường số 1).

+ Đại diện các ngành đoàn thể, Hiệu trưởng các trường tiểu học, các trường mầm non, trưởng các thôn, bản làm thành viên, cử một tổ thư ký gồm một nhóm giáo viên trung học cơ sở, giáo viên tiểu học và giáo viên Mầm non.



Nhiệm vụ:

+ Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.

+ Tổ chức điều tra, cập nhật các đối tượng phổ cập.

+ Lập các biểu mẫu thống kê báo cáo theo quy định.

+ Vận động các đối tượng trong độ tuổi ra lớp.

+ Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, phân phối tài liệu, sách giáo khoa.

+ Kiểm tra hoạt động của các lớp phổ cập và tự kiểm tra theo tiêu chuẩn.

+ Đề nghị cấp trên kiểm tra công nhận.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, Ban chỉ đạo huyện chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo nắm số liệu và trình độ học vấn của đối tượng phổ cập, theo dõi tiến độ mở lớp cũng như việc giảng dạy, duy trì sĩ số học sinh các lớp chính quy, các lớp bổ túc trung học cơ sở phục vụ công tác phổ cập giáo dục.

Các ban chỉ đạo cơ sở kịp thời bổ sung thành viên khi có sự thay đổi nhân sự. Chỉ đạo Hiệu trưởng các trường học trên địa bàn nâng cao chất lượng dạy học, hạn chế bỏ học. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, vận động nhân dân cùng tham gia xây dựng trường xanh - sạch - đẹp, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.

Các trường phân công giáo viên phụ trách địa bàn làm nhiệm vụ phúc tra trình độ học vấn, theo dõi đối tượng phổ cập trên địa bàn dân cư, tham mưu với lãnh đạo các cấp có liên quan giúp đỡ đối tượng bỏ học ra lớp học lại.

3. Xây dựng kế hoạch thực hiện PCGDTHCS

Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của Huyện, Ban chỉ đạo PCGD huyện đã ban hành kịp thời hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện PCGD; hướng dẫn xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm; hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, định hướng những giải pháp thực hiện.

Tập trung vào chỉ đạo thực hiện kế hoạch PCGDTHCS; trong đó, trọng tâm là chỉ đạo xã khó khăn, đặc biệt khó khăn, những xã đã đạt chuẩn những năm trước phải tiếp tục duy trì, củng cố nâng cao chất lượng giáo dục phổ cập. Các hoạt động chỉ đạo trong năm 2010 được tăng cường mạnh mẽ hơn, thường xuyên, cụ thể và ráo riết hơn. Cụ thể là:

- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch chi tiết cụ thể sát với tình hình địa phương.

- Tổ chức ký cam kết trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ phổ cập giữa BCĐ cấp xã nhằm xác định rõ trách nhiệm của các BCĐ và mục tiêu phấn đấu của các đơn vị.

- Phân bổ, hướng dẫn sử dụng các nguồn kinh phí.

- Chỉ đạo phát hành rộng rãi tiêu chí Phổ cập giáo dục THCS để thành viên BCĐ các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở và các nhà trường nắm vững để tổ chức thực hiện .

- Kiểm điểm việc thực hiện tiến độ kế hoạch hàng tháng, hàng quí.

- Đề ra các chủ trương biện pháp sát thực với tình hình thực tế.

- Tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục nói chung và công tác PCGD nói riêng.

- Huy động mọi nguồn lực trong toàn xã hội để đẩy mạnh công tác Phổ cập THCS đảm bảo phát triển sâu rộng, có chất lượng hơn.

- Việc duy trì nề nếp giao ban hàng tháng, hàng quý là dịp để các cơ sở phản ánh tình hình; BCĐ các cấp có biện pháp kịp thời giải quyết, đồng thời để các thành viên BCĐ nắm chắc tình hình tiến độ phổ cập thuộc phạm vi phụ trách.



4. Tổ chức tập huấn về công tác PCGDTHCS

Phòng Giáo dục và Đào tạo - Thường trực Ban chỉ đạo PCGD huyện tổ chức thành công lớp tập huấn về sử dụng phần mềm phổ cập EduStatist và hướng dẫn các đơn vị xã, thị trấn cập nhật, hoàn thiện hồ sơ phổ cập giáo dục giai đoạn 2010-2015.



5. Tăng cường sự kiểm tra, giám sát

Hàng năm Ban chỉ đạo PCGD huyện đã kiểm tra khép kín 12/12 xã, thị trấn; Ban chỉ đạo cấp huyện đã kiểm tra khép kín các xã, có xã được kiểm tra nhiều lần và đặc biệt công tác tự kiểm tra ở cấp xã đã được chú trọng. Kết quả kiểm tra đã được kết luận, thông báo, đồng thời qua kiểm tra đã có chỉ đạo, đôn đốc, chấn chỉnh kịp thời. Việc kiểm tra, đánh giá công nhận đơn vị xã, thị trấn đạt chuẩn PCGDTHCS được thực hiện theo đúng quy định và quy trình của Bộ GD&ĐT; hàng năm đều kiểm tra, đánh giá công nhận duy trì đối với những đơn vị đã đạt chuẩn những năm trước.



III. THAM MƯU CỦA NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHO CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN

1. Phát triển mạng lưới giáo dục

Toàn huyện hiện có 54 trường và 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên, tổng số 130 điểm trường chia ra: Mầm non 17 trường, 99 điểm; Tiểu học 17 trường, 92 điểm (trong đó trường liên cấp Tiểu học và THCS 02 trường, 16 điểm); THCS 16 trường, 19 điểm, 01 trường PTDT Nội trú, 03 trường THPT. Tổng số phòng học hiện có 712 phòng, trong đó: 292 phòng học kiên cố, 140 phòng học cấp 4; đã bàn giao mặt bằng xây dựng thêm 61 phòng mới với tổng số tiền là 23 tỷ 180 triệu đồng (Mầm non: 17 phòng, Tiểu học: 16 phòng, THCS: 28 phòng). Tiếp nhận, cấp phát 2.110 bộ sách giáo khoa cho học sinh dân tộc theo Quyết định 186 (lớp 1: 489 bộ, lớp 2: 477 bộ, lớp 3: 263 bộ, lớp 4: 312 bộ, lớp 5: 194, lớp 6: 112, lớp 7: 97, lớp 8: 79, lớp 9: 87); 293 bộ sách giáo viên (lớp 2: 106 bộ, lớp 3: 97 bộ, lớp 4: 90 bộ); 49.720 quyển vở ô ly; 34.164 quyển vở kẻ ngang.

Số trường đạt danh hiệu “trường học thân thiện, học sinh tích cực” là 15 trường trên tổng số 50 trường, đạt tỉ lệ 30%. Đang xây dựng 02 thư viện đạt chuẩn Quốc gia (THCS Thị trấn Than Uyên và THCS Mường Than), chiếm tỷ lệ 13% và 01 trường THCS đạt chuẩn quốc gia vào năm 2011.

Bảng thống kê cơ sở vật chất giai đoạn 2004-2010



Bậc Tiểu học

Năm

Tổng số phòng

học

Đầu tư CSVC

Thiết bị dạy học

(bộ)

Số phòng chức năng

Số trường

Số lớp

Kiên cố


Tỉ lệ

%

Tạm


Tỉ lệ

%

Tổng số

PT

BT

2004

498

238

48

260

52







26

583

577

6

2005

524

252

48

272

52







26

603

597

6

2006

604

288

48

316

52







27

668

668




2007

642

313

49

329

51

45




28

705

705




2008

700

354

51

346

49

59




30

703

703




2009

336

187

51

179

49

22




17

382

382




2010

393

231

58,8

162

41,2







19

408

408




Bậc THCS

Năm

Tổng số phòng

học

Đầu tư CSVC

Thiết bị dạy học

(bộ)

Số phòng chức năng

Số trường

Số lớp

Kiên cố


Tỉ lệ

%

Tạm


Tỉ lệ

%

Tổng số

PT

BT

2004

213

48

22.5

165

77.5

15




23

205

170

35

2005

215

53

24.7

162

75.3

15




24

281

175

106

2006

223

61

27.4

53

23.8

15

33

24

280

193

87

2007

198

74

37.4

41

20.7

15

22

24

246

220

26

2008

199

84

42.2

40

20.1

15

16

25

262

238

24

2009

152

77

50.7

35

23.0

14

20

16

143

142

1

2010

149

92

61.7

29

19.5

14

21

16

145

145




Каталог: thongke
thongke -> TỔng cục thống kê TÀi liệu nghiệp vụ ĐIỀu tra dân số VÀ nhà Ở giữa kỳ thờI ĐIỂM 1/4/2014
thongke -> Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên so với kế hoạch năm 2012 giảm 339 người
thongke -> 01. ĐẤT ĐAI, khí HẬU, ĐƠn vị HÀnh chính t0101. Diện tích và cơ cấu đất
thongke -> CỦa thủ TƯỚng chính phủ SỐ 144/2008/QĐ-ttg ngàY 29 tháng 10 NĂM 2008 ban hành chưƠng trình đIỀu tra thống kê quốC GIa thủ TƯỚng chính phủ
thongke -> Biểu 11: Thống kê Công trình năm 2012 Báo cáo thống kê kết quả công bố, kết quả nghiên cứu năm 2012
thongke -> Khi người bạn hỏi lấy đâu ra tiền mà đi, anh Thành vừa nói vừa giơ hai bàn tay
thongke -> CỤc thống kê TỈnh phú thọ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
thongke -> Phần II: Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
thongke -> Phụ lục CÁc biểu mẫu báo cáo và HƯỚng dẫN ĐIỀn biểu báo cáo thống kê CƠ SỞ VỀ khoa học và CÔng nghệ

tải về 472.28 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương