Công ước viên 1969 về luật điều ước quốc tế


Điều 21: Những hậu quả pháp lý của những bảo lưu và của việc phản đối bảo lưu



tải về 208.41 Kb.
Chế độ xem pdf
trang8/27
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2023
Kích208.41 Kb.
#54099
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   27
Công ước Viên 1969 về luật điều ước QT
135 câu giao tiếp thường ngày
Điều 21: Những hậu quả pháp lý của những bảo lưu và của việc phản đối bảo lưu
1. Một bảo lưu đề ra với một bên chiểu theo các điều 19, 20 và 23:
a. Thay đổi trong quan hệ giữa quốc gia đề ra bảo lưu với bên tham gia điều ước khác, những quy định của điều ước
khác, những quy định của điều ước có bảo lưu, trong chừng mực mà bảo lưu đó nêu ra; và
b. Thay đổi những quy định này cũng trong chừng mực đó trong quan hệ của bên tham gia điều ước khác với quốc gia
đề ra bảo lưu.
2. Bảo lưu không thay đổi các quy định của điều ước đối với các bên khác tham gia điều ước trong những quan hệ inter
se của họ
page 6 / 23


http://www.hongha.vn/news/pdf/cong-uoc-vien-1969-ve-luat-dieu-uoc-quoc-te-1376.pdf
3. Khi một quốc gia bác bỏ một bảo lưu mà không chống lại hiệu lực của một điều ước giữa quốc gia đó và quốc gia
bảo lưu, thìnhững quy định có bảo lưu không áp dụng giữa hai quốc gia trong chừng mực mà bảo lưu đó nêu ra
Điều 22: Rút các bảo lưu và các phản đối bảo lưu
1. Trừ khi điều ước có quy định khác, bất cứ lúc nào cũng có thể rút một bảo lưu mà không cần có sự đồng ý của quốc
gia đã chấp nhận bảo lưu.
2. Trừ khi điều ước có quy định khác, bất cứ lúc nào cũng có thể rút việc phản đối bảo lưu.
3. Trừ khi điều ước có quy định khác, hoặc có sự thỏa thuận nào khác:
a. Việc rút một bảo lưu chỉ có hiệu lực đối với một quốc gia ký kết khác khi quốc gia này nhận được thông báo
b. Việc rút phản đối một bảo lưu chỉ có hiệu lực khi nào quốc gia đề ra bảo lưu nhận được thông báo về việc rút này.
Điều 23: Thủ tục liên quan đến những bảo lưu
1. Một bảo lưu, việc chấp nhận rõ ràng một bảo lưu và việc phản đối bảo lưu phải được viết thành văn bản và thông
báo cho các quốc gia ký kết và các quốc gia khác có tư cách để trở thành các bên tham gia điều ước.
2. Nếu một bảo lưu được nêu ra vào lúc ký điều ước cần có sự phê chuẩn, chấp thuận hoặc phê duyệt thì quốc gia đề ra
bảo lưu phải chính thức khẳng định bảo lưu này khi quốc gia đó biểu thị sự đồng ý chịu sự ràng buộc của điều ước.
Trong trường hợp này, bảo lưu coi như được đề ra vào ngày mà bảo lưu đó được khẳng định.
3. Việc chấp nhận rõ ràng một bảo lưu hoặc phản đối một bảo lưu, nếu được đề ra trước khi có sự khẳng định bảo lưu
đó thì việc chấp nhận và phản đối bảo lưu không cần phải khẳng định lại nữa
4. Việc rút bảo lưu hoặc rút lại việc phản đối bảo lưu phải được viết thành văn bản

tải về 208.41 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương