Căn cứ Quyết định số 188/2005/QĐ-ttg ngày 26/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006



tải về 126.68 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích126.68 Kb.
#30164
UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH BÌNH ĐỊNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 1354/QĐ-CTUBND Quy Nhơn, ngày 12 tháng 6 năm 2006


QUYẾT ĐỊNH


V/v ban hành Kế hoạch Tổng điều tra nông thôn,

nông nghiệp và thủy sản năm 2006

¾¾¾š˜™›¾¾¾



CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 188/2005/QĐ-TTg ngày 26/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006;

Căn cứ Phương án Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006 của Ban chỉ đạo trung ương ban hành theo Quyết định số 288/QĐ-TCTK ngày 27/3/2006;

Xét đề nghị của Thường trực Ban chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006 của tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:


Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2006 tại địa bàn tỉnh Bình Định (thực hiện Quyết định số 188/2005/QĐ-TTg ngày 26/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ).

(Có Kế hoạch cụ thể kèm theo)



Điều 2. Giao Ban chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006 của tỉnh chủ trì phối hợp các sở, ban liên quan, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch nêu trên đạt hiệu quả..

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Ban chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006 của tỉnh, Giám đốc các Sở, Ban liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký ./.

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Văn Thiện

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH BÌNH ĐỊNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 



KẾ HOẠCH

TỔNG ĐIỀU TRA NÔNG THÔN, NÔNG NGHIỆP

VÀ THỦY SẢN NĂM 2006


(Ban hành kèm theo Quyết định số 1354/QĐ - CTUBND

ngày 12/6/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh)

¾¾¾š˜™›¾¾¾

Thực hiện Quyết định số 188/2005/QĐ-TTg ngày 26/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006 và Phương án Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006 của Ban chỉ đạo trung ương ban hành theo Quyết định số 288/QĐ-TCTK ngày 27/3/2006; Ban chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản tỉnh Bình Định hướng dẫn kế hoạch triển khai cuộc Tổng điều tra trên phạm vi toàn tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

Cuộc Tổng điều tra thu thập những thông tin cơ bản về nông thôn, nông nghiệp và thủy sản nhằm:



    - Phục vụ công tác kế hoạch, hoạch định chính sách và chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của cả nước và mỗi địa phương;

    - Nghiên cứu đánh giá tình hình thực hiện một số nội dung của các chương trình, mục tiêu quốc gia trong nông thôn, nông nghiệp;

    - Xây dựng cơ sở dữ liệu về nông thôn, nông nghiệp và thủy sản phục vụ cho công tác nghiên cứu chuyên sâu, lập dàn chọn mẫu cho các cuộc điều tra chọn mẫu và kiểm tra điều chỉnh một số chỉ tiêu thống kê hàng năm về sản xuất nông nghiệp và thủy sản.


II. NỘI DUNG:

1. NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ĐIỀU TRA

1.1. Nội dung điều tra:

Bao gồm những nội dung về nhận dạng đơn vị điều tra; các thông tin về điều kiện sản xuất; kết quả, hiệu quả sản xuất và nhóm thông tin về nông thôn.



1.2. Đối tượng và đơn vị điều tra:

- Các hộ ở nông thôn;

- Các hộ sản xuất nông, lâm, thủy sản ở khu vực thành thị;

- Các xã;

- Các HTX, trang trại, các doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản;

- Các cơ sở nông, lâm, thủy sản là đơn vị trực thuộc các doanh nghiệp phi nông, lâm nghiệp và thủy sản.



1.3. Phạm vi điều tra:

 Điều tra toàn bộ các đơn vị điều tra có trên địa bàn tại thời điểm 01/7/2006 đối với các nội dung:

- Thông tin cơ bản của hộ nông thôn và hộ nông, lâm, thủy sản ở khu vực thành thị ( Phiếu số 1/ĐTH)

- Kinh tế trang trại ( Phiếu số 2/ĐTTT)

- Cơ sở hạ tầng ở nông thôn ( Phiếu số 3/ĐTX)

- Hợp tác xã nông, lâm, thủy sản ( Phiếu số 4/ĐTHTX)

- Doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, thủy sản và các cơ sở sản xuất nông, lâm, thủy sản phụ thuộc (Phiếu số 5A/ĐTDN và 5B/ĐTCSTT).

 Điều tra chọn mẫu đối với các nội dung:

- Thu thập thông tin về kinh tế hộ ở nông thôn về việc làm, tình hình sản xuất như thủy lợi, sử dụng phân bón, kết quả sản xuất, thị trường, nguồn cung cấp thông tin khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, vốn vay sản xuất kinh doanh, vốn đầu tư trong năm 2005, vốn tích lũy và khả năng huy động vốn của hộ ở nông thôn; an ninh lương thực ở nông thôn (Phiếu số 6/ĐTHM). Cỡ mẫu thu thập thông tin nhóm nội dung này gồm 1280 hộ nông thôn, rải trên phạm vi 35 xã.

- Thu thập thông tin giá thành sản suất cây lúa, gồm 100 hộ vụ Đông Xuân và 100 hộ vụ Hè Thu.



2. THỜI ĐIỂM VÀ THỜI GIAN TỔNG ĐIỀU TRA

2.1. Vẽ sơ đồ và lập bảng kê:

     Địa bàn vẽ sơ đồ điều tra là thôn, ấp, bản khu vực nông thôn. Trường hợp qui mô thôn lớn (trên 350 hộ ở đồng bằng, 250 hộ ở miền núi) thì phân chia thành nhiều địa bàn nhỏ để vẽ sơ đồ, đảm bảo mỗi địa bàn nhỏ phải có từ 120- 200 hộ, có ranh giới rõ ràng các cụm dân cư nhằm tránh trùng, sót.

     Địa bàn lập bảng kê là tất cả các hộ khu vực nông thôn, các hộ sản xuất nông lâm thủy sản ở khu vực thành thị.

     Khối lượng, nội dung phải hoàn thành:

    - Sơ đồ tổng quát của 128 xã;

    - Sơ đồ địa bàn điều tra;

    - Bảng kê danh sách các hộ nông thôn phân theo địa bàn điều tra;

    - Bảng kê danh sách các hộ sản xuất nông, lâm, thủy sản khu vực thành thị phân theo địa bàn điều tra;

    - Bảng kê danh sách trang trại;

    - Bảng kê danh sách Hợp tác xã nông, lâm, thủy sản;

    - Bảng kê danh sách các doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản;

    - Bảng kê danh sách các cơ sở sản xuất nông lâm thủy sản phụ thuộc;

    - Báo cáo kết quả lập bảng kê của các xã, phường, thị trấn; các huyện, thành phố; BCĐ tỉnh.

    - Danh sách các hộ nông thôn tại địa bàn điều tra mẫu (đĩa mềm vi tính).

    - Danh sách chọn mẫu điều tra giá thành cây lúa Đông Xuân và Hè Thu.

     Các bước và thời gian tiến hành:


- Trung ương tập huấn cho cấp tỉnh: 4 người đi dự từ 24 đến 28/4/2006 tại Quảng Nam

- Thời gian BCĐ tỉnh tập huấn vẽ sơ đồ, lập bảng kê cho các huyện, thành phố: 09/5/2006.

- Thời gian huyện, thành phố tập huấn cho cấp xã, phường, thị trấn: 15-18/5/2006.

- Thời gian vẽ sơ đồ và lập bảng kê tại các địa bàn điều tra: 16/5- 05/6/2006.

- Thời gian huyện, thành phố nghiệm thu tại xã: 01/6 – 05/6/2006.

- Thời gian huyện, thành phố có báo cáo về BCĐ tỉnh: 10/6/2006.

- Thời gian BCĐ tỉnh có báo cáo tại BCĐ TW: 15/6/2006.

- Thời gian BCĐ tỉnh công bố danh sách điều tra hộ mẫu: 25/6/2006.



2.2. Thời điểm Tổng điều tra:

     Các thông tin thời điểm: Lấy số liệu thực tế tại thời điểm 01/7/2006;

     Các thông tin thời kỳ: Tùy theo chỉ tiêu và đơn vị điều tra. Các thông tin thời kỳ là số phát sinh trong 12 tháng trước thời điểm điều tra hoặc số chính thức năm 2005.



2.3. Thời gian thu thập thông tin:

     Thời gian thu thập thông tin tại địa bàn đối với các đơn vị điều tra toàn bộ là 25 ngày, từ ngày 01/7-25/7/2006 ;

     Thời gian thu thập thông tin tại địa bàn đối với các đơn vị điều tra mẫu là 15 ngày, từ 01/8-15/8/2006.


3. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA


Điều tra thu thập thông tin được thực hiện 2 bước:

Bước 1: Xác định số lượng, lập danh sách các đơn vị điều tra qua kết quả công tác vẽ sơ đồ và lập bảng kê.

Bước 2: Tiến hành thu thập thông tin tại đơn vị điều tra. Phương pháp được áp dụng thống nhất là phương pháp điều tra trực tiếp, nghĩa là điều tra viên trực tiếp đến đơn vị điều tra phỏng vấn và ghi phiếu.

4. TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO VÀ THỰC HIỆN ĐIỀU TRA

4.1. Thành lập Ban chỉ đạo Tổng điều tra các cấp


    a. Cấp tỉnh:

    - Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban;

    - Cục trưởng Cục Thống kê là Phó trưởng Ban thường trực;

    - Phó Cục trưởng Cục Thống kê là Phó Ban, trực tiếp chỉ đạo Tổ công tác giúp việc.

    - Lãnh đạo các Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn, Sở Thủy sản, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Hội Nông dân làm thành viên.


Phân công các thành viên Ban chỉ đạo cấp tỉnh như sau:

1. Trưởng Ban: Phụ trách chung;

2. Phó trưởng Ban thường trực: Chịu trách nhiệm giúp Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch, phối hợp chặt chẽ các ngành, các địa phương tổ chức triển khai Tổng điều tra theo đúng Phương án và qui trình nghiệp vụ do Ban chỉ đạo TW qui định, hoàn thành tốt đảm bảo chất lượng về số liệu của điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006. Trực tiếp điều hành về tổ chức và kinh phí cuộc điều tra đúng chế độ theo Trung ương quy định. Thực hiện đôn đốc, kiểm tra, giám sát tất cả các địa bàn điều tra trong toàn tỉnh.

3. Phó Trưởng Ban trực tiếp chỉ đạo Tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo điều hành cụ thể về nghiệp vụ điều tra, đảm bảo cuộc điều tra diễn ra theo đúng qui trình, tiến độ và chất lượng. Thực hiện việc đôn đốc, kiểm tra, giám sát các huyện: Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước, Tây Sơn, Quy Nhơn.

4. Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT – thành viên Ban chỉ đạo, cử một chuyên viên tham gia Tổ công tác; cung cấp các thông tin có liên quan đến công tác điều tra; trực tiếp đôn đốc, kiểm tra, giám sát các đơn vị điều tra do ngành quản lý; phối hợp với thường trực BCĐ tỉnh tham gia chỉ đạo trực tiếp tại các huyện: An Lão, Hoài Ân.

5. Phó Giám đốc Sở Thủy sản – thành viên Ban chỉ đạo, cử một chuyên viên tham gia Tổ công tác chỉ đạo ngành mình phụ trách; cung cấp các thông tin có liên quan đến công tác điều tra từ tỉnh đến huyện, xã; trực tiếp đôn đốc, kiểm tra, giám sát các đơn vị điều tra do ngành quản lý; phối hợp với thường trực BCĐ tỉnh tham gia chỉ đạo trực tiếp tại các huyện: Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn, Tuy Phước, thành phố Quy Nhơn.

6. Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường: Chỉ đạo các địa phương cung cấp các thông tin về biến động đất đai, môi trường ở các xã nông thôn.; Phối hợp với thường trực BCĐ, tham gia chỉ đạo tại các huyện: Vân Canh, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn.

7. Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh: Chỉ đạo Hội Nông dân các cấp tổ chức tuyên truyền, vận động hội viên hưởng ứng cung cấp thông tin cho điều tra viên.

8. Lãnh đạo Sở Tài chính: Giúp Ban chỉ đạo hướng dẫn việc chi tiêu kinh phí điều tra cho các địa phương đúng quy định của Ban chỉ đạo Trung ương.

9. Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư giúp Ban chỉ đạo cung cấp các thông tin có liên quan đến nội dung cuộc điều tra, tham gia cùng BCĐ tổng kết đánh giá kết quả thực hiện các chương trình, mục tiêu về nông nghiệp, nông thôn, miền núi, hải đảo...sau khi có kết quả điều tra.



    b. Cấp huyện (kể cả thành phố):

Thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện do:

- Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch làm Trưởng Ban;

- Trưởng Phòng Thống kê huyện làm Phó Ban thường trực;

- Lãnh đạo các phòng, ban liên quan: Nông nghiệp-PTNT, Tài chính, Kế hoạch, Tài nguyên-Môi trường, Hội Nông dân làm ủy viên.

Giúp việc cho BCĐ cấp huyện có Tổ thường trực Ban chỉ đạo Tổng điều tra cấp huyện.


    c. Cấp xã :

    Ban chỉ đạo Tổng điều tra cấp xã do Chủ tịch hoặc phó Chủ tịch UBND xã làm Trưởng Ban chỉ đạo, cán bộ các ngành Văn phòng-Thống kê, Địa chính, Nông nghiệp, Thủy sản làm ủy viên, trong đó cán bộ Văn phòng - Thống kê làm ủy viên thường trực



    d. Đối với các phường, thị trấn:

    Chỉ thành lập Ban chỉ đạo khi có số lượng hộ nông, lâm, thủy sản chiếm trên 60% tổng số hộ trên địa bàn. Những địa phương không thành lập BCĐ thì do Chủ tịch UBND phường, thị trấn trực tiếp chỉ đạo và cán bộ Văn phòng-Thống kê làm thường trực.


Trách nhiệm Ban chỉ đạo các địa phương:


Trách nhiệm của Ban chỉ đạo Tổng điều tra các cấp ở địa phương là giúp UBND cùng cấp thực hiện phương án điều tra trong phạm vi địa phương mình; tham mưu về chủ trương, giải pháp để hỗ trợ các cấp, các ngành trong Tổng điều tra và chịu trách nhiệm về sự thành công của cuộc Tổng điều tra trong phạm vi địa phương.

Để cuộc điều tra được diễn ra thuận lợi, BCĐ các cấp cần chỉ đạo thực hiện các công tác chuẩn bị sau:

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chủ trương và kế hoạch thực hiện Tổng điều tra ở địa phương.

- Tuyển chọn điều tra viên, tổ trưởng tại các địa bàn điều tra đảm bảo đủ số lượng, chất lượng và dành thời gian cho cán bộ Tổ thường trực tập trung công việc của Tổng điều tra.

- Chuyển và phân phối phiếu điều tra đến các địa bàn điều tra.

- Vẽ sơ đồ, lập bảng kê các địa bàn điều tra.

- Đảm bảo thông tin liên lạc thường xuyên, thông suốt giữa các cấp phục vụ cho công tác chỉ đạo Tổng điều tra. Hàng tuần vào chiều thứ Sáu thực hiện báo cáo tiến độ cho BCĐ cấp trên theo thời gian thống nhất như sau:

+ Cấp xã báo cáo cho huyện: 14h-15h

+ Cấp huyện báo cáo cho BCĐ tỉnh: 16h-17h.

+ Cấp tỉnh báo cáo BCĐ TW qua mạng GSO.net sau 17h cùng ngày.

Thời gian tiến hành thành lập Ban chỉ đạo các cấp hoàn thành trong tháng 2/2006.

4.2. Trưng tập điều tra viên và tổ trưởng


Do mức độ phức tạp của từng loại phiếu điều tra, nên việc trưng tập điều tra viên và tổ trưởng điều tra tùy theo từng loại đơn vị điều tra và từng nội dung điều tra.

    - Điều tra phiếu số 1/ĐTH, phiếu thu thập thông tin về tình hình cơ bản của hộ:

Lực lượng điều tra viên, tổ trưởng trưng tập cần chọn theo địa bàn điều tra (thôn, ấp, bản) và hướng vào học sinh đã tốt nghiệp phổ thông trung học, giáo viên, cán bộ hưu trí, cán bộ xã, trưởng thôn có trình độ văn hóa khá, hiểu biết về nông thôn, nông nghiệp, thủy sản, có trách nhiệm và nhiệt tình với công việc, có uy tín đối với nhân dân.

Sau khi có kết quả lập bảng kê số hộ, Ban chỉ đạo huyện phân bổ số lượng ĐTV và tổ trưởng cho BCĐ xã để tuyển chọn, trưng tập và báo cáo danh sách về BCĐ huyện, huyện tổng hợp số lượng báo cáo BCĐ tỉnh.



    - Đối với các loại phiếu có nội dung phức tạp, chuyên sâu: Phiếu số 2/ĐTTTT (điều tra trang trại), phiếu số 4/ĐTTHTX (điều tra Hợp tác xã), phiếu số 5/ĐTDN (điều tra doanh nghiệp), phiếu số 6/ĐTHM (điều tra hộ mẫu), phiếu số 7/ĐTHQ (điều tra hiệu quả, giá thành cây lúa) thì điều tra viên là cán bộ của huyện, thành phố và một số điều tra viên, tổ trưởng, cán bộ Văn phòng - Thống kê cấp xã có nhiều kinh nghiệm, năng lực trong công tác thống kê.

    - Đối với phiếu số 3/ĐTX (tình hình cơ bản kết cấu hạ tầng của xã) giao Ban chỉ đạo xã thực hiện.



Nhiệm vụ của tổ trưởng và điều tra viên sẽ được quy định cụ thể bằng văn bản cùng với các qui trình được áp dụng trong Tổng điều tra.

4.3. Tập huấn nghiệp vụ điều tra:

     Ban chỉ đạo Tổng điều tra tỉnh tổ chức 1 lớp tập huấn cho Ban chỉ đạo, Tổ thường trực Tổng điều tra các huyện, thành phố Quy Nhơn và các thành viên Tổ thường trực tỉnh chưa dự tập huấn do TW tổ chức, thời gian 4 ngày.

Nội dung tập huấn:

    - Vẽ sơ đồ và lập bảng kê (9/5/2006);

    - Phương án Tổng điều tra và Kế hoạch triển khai của BCĐ tỉnh.

    - Toàn bộ hệ thống các loại phiếu điều tra;

    - Các qui trình triển khai, thực hiện Tổng điều tra;

    - Phương pháp kiểm tra số liệu, tổng hợp nhanh, nghiệm thu kết quả, bàn giao tài liệu;

    - Những vấn đề khác liên quan đến thực hiện Tổng điều tra.

    - Kiểm tra bài tập lý thuyết tại lớp;

    - Thực hành tại địa bàn điều tra thử.

     Ban chỉ đạo Tổng điều tra huyện tổ chức các lớp tập huấn cho Ban chỉ đạo điều tra các xã, tổ trưởng và điều tra viên. Để đảm bảo chất lượng mỗi lớp, nên bố trí khoảng 70 học viên trở lại. Những huyện có số học viên đông thì chia thành 2-3 lớp, tạo điều điều kiện đi lại thuận lợi cho học viên.


Thời gian tập huấn mỗi lớp là 3 ngày.

Thời gian tập huấn ở cấp huyện từ 20/6 và phải hoàn tất chậm nhất đến ngày 28/6/2006.

Nội dung tập huấn:


    - Vẽ sơ đồ và lập bảng kê;

    - Kế hoạch triển khai Tổng điều tra tại huyện;

    - Giải thích nội dung các phiếu, các chỉ tiêu và cách thức ghi chép, kiểm tra, phương pháp tiếp cận đối tượng và đơn vị điều tra. Các nội dung này được thể hiện trong 5 loại phiếu điều tra toàn bộ: phiếu 1/ĐTH; phiếu 2/ĐTTTT; phiếu 3/ĐTX; phiếu 4/ĐTHTX; phiếu 5/ĐTDN. Chú ý dành thời lượng nhiều nhất cho hướng dẫn giải thích phiếu số 1/ĐTH.

    - Nhiệm vụ của điều tra viên và tổ trưởng: Qui trình thu thập thông tin và kiểm tra phiếu của điều tra viên và tổ trưởng.

    - Phương pháp kiểm tra số liệu, tổng hợp nhanh, nghiệm thu kết quả điều tra tại các địa bàn điều tra của BCĐ xã.

    - Kiểm tra bài tập; thảo luận tại lớp.

    - Điều tra thử tại hộ; rút kinh nghiệm cách ghi phiếu, phỏng vấn hộ; giải đáp vướng mắc.

    4.4. Tuyên truyền cuộc điều tra:

    Công tác tuyên truyền có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản. BCĐ các cấp sử dụng bằng nhiều phương thức tuyên truyền: Khẩu hiệu, panô, áp phích, các phương tiện truyền thông Đài truyền thanh, Đài Phát thanh-Truyền hình Bình Định, Báo Bình Định... trước và sau ngày ra quân 01/7/2006 khoảng 5 ngày.



4.5. Triển khai thu thập số liệu:

Từ 28/6-30/6/2006, BCĐ xã (phường, thị trấn) phân công điều tra viên và tổ trưởng tiến hành rà soát và bổ sung sơ đồ, bảng kê tại các địa bàn điều tra; tiếp nhận và phân phối phiếu điều tra cho các tổ trưởng; đưa tin, truyên truyền, cổ động bằng các phương tiện thông tin công cộng để nhân dân biết. Tất cả mọi công việc đều phải tập trung cho ngày ra quân đầu tiên trong công tác Tổng điều tra.



Ngày ra quân triển khai thu thập số liệu là ngày 01/7/2006.

Ban chỉ đạo cấp xã cần tập trung các điều tra viên, tổ trưởng tại trụ sở UBND xã, mời đại diện các ngành, Mặt trận, tổ chức đoàn thể, đại diện nhân dân để phổ biến, quán triệt kế hoạch thu thập thông tin của BCĐ xã. Sau đó các tổ trưởng cùng các điều tra viên về tại các địa bàn điều tra thu thập thông tin.

Ngày đầu tiên, tổ trưởng và các điều tra viên phỏng vấn thí điểm một vài hộ, họp rút kinh nghiệm cách phỏng vấn và ghi phiếu của từng điều tra viên. Lưu ý, chống sai hệ thống (thường rơi vào nhận thức chủ quan của điều tra viên).

4.6. Tổng hợp nhanh

Kết quả Tổng điều tra phải được tổng hợp nhanh một số thông tin chủ yếu về tình hình cơ bản của nông thôn, nông nghiệp và thủy sản.

Thời gian hoàn thành báo cáo kết quả tổng hợp nhanh ở mỗi cấp được qui định như sau:

- Cấp xã: 10/8/2006;

- Cấp huyện: 05/9/2006.

- Cấp tỉnh: 25/9/2006.



5. CÔNG TÁC GIÁM SÁT, KIỂM TRA, THANH TRA

Ban chỉ đạo Tổng điều tra các cấp thực hiện việc giám sát, kiểm tra kết hợp thanh tra thường xuyên hoặc đột xuất trong suốt thời gian từ khâu tập huấn vẽ sơ đồ, lập bảng kê đến thu thập, tổng hợp nhanh số liệu điều tra tại các địa bàn.

Lực lượng giám sát viên của tỉnh sẽ được BCĐ tỉnh phân công chịu trách nhiệm giám sát tại các huyện, thành phố.

Lực lượng giám sát viên của huyện do BCĐ huyện, thành phố huy động từ tổ thường trực và cán bộ huyện tham gia chịu trách nhiệm giám sát tại các xã, phường, thị trấn.

Ban chỉ đạo xã, hoặc Chủ tịch UBND (nơi không thành lập BCĐ) có trách nhiệm trực tiếp kiểm tra, giám sát công tác điều tra tại địa phương mình, đảm bảo cuộc điều tra được thực hiện đúng qui trình, đảm bảo chất lượng, tiến độ đã đề ra.

BCĐ tỉnh thành lập đội thanh tra cơ động, cùng thanh tra cơ động TW kiểm tra đột xuất việc thực hiện phương án và các qui trình điều tra tại các địa phương theo quyết định 485/QĐ-TCTK ngày 3/4/2006 của Tổng cục Thống kê.



6. CÔNG TÁC PHÚC TRA

BCĐ Tổng điều tra huyện, thành phố tiến hành phúc tra đối với phiếu 1/ĐTH. Tỉ lệ phúc tra 0,5% số hộ nông thôn theo qui trình phúc tra của BCĐ TW.

Mục đích phúc tra nhằm phát hiện những sai sót trong quá trình điều tra, đánh giá chất lượng điều tra và công bố độ tin cậy số liệu cho người sử dụng thông tin. Nội dung phúc tra là kiểm tra lại một số chỉ tiêu cơ bản đã ghi trong phiếu điều tra số 1/ĐTH.

7. NGHIỆM THU KẾT QUẢ TỔNG ĐIỀU TRA CÁC CẤP

- Nội dung nghiệm thu bao gồm: Kiểm kê số lượng phiếu đã điều tra theo từng loại, chất lượng số liệu và thời gian giao nộp phiếu điều tra ở mỗi cấp, kết quả tổng hợp nhanh, biên bản bàn giao tài liệu.

- Quy trình nghiệm thu được tiến hành ở các cấp theo trình tự: Ban chỉ đạo cấp trên trực tiếp nghiệm thu kết quả điều tra của BCĐ cấp dưới. Sau khi nghiệm thu, BCĐ các cấp ký vào biên bản nghiệm thu và chịu trách nhiệm về kết quả đã nghiệm thu.

- Thời gian nghiệm thu: Thời gian nghiệm thu ở mỗi cấp từ 1-2 ngày tùy theo số lượng đơn vị điều tra và chất lượng phiếu điều tra ở địa phương và cơ sở.

Nghiệm thu kết quả Tổng điều tra được thực hiện theo qui trình nghiệm thu của BCĐ TW qui định.

8. XỬ LÝ SỐ LIỆU VÀ CÔNG BỐ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA

Xử lý số liệu:

Việc xử lý số liệu Tổng điều tra được thực hiện theo phương án thống nhất trong cả nước.

Cục Thống kê sẽ bố trí cán bộ và máy tính đủ lượng cần thiết cho việc nhập tin Tổng điều tra.

Cán bộ nhập tin chịu trách nhiệm các khâu từ nhập tin, chỉnh lý, hoàn thiện toàn bộ kết quả nhập tin của mình.

Cán bộ quản trị mạng Cục Thống kê có trách nhiệm phối hợp cùng Tổ thường trực BCĐ tổ chức điều hành, quản lý về khối lượng, chất lượng công tác xử lý số liệu.

Công tác nghiệm thu kết quả nhập tin theo từng địa bàn (thôn, ấp, bản) do Thường trực Ban chỉ đạo tỉnh đảm nhiệm.

Công bố số liệu:

Việc công bố số liệu Tổng điều tra được thực hiện theo qui định thống nhất của TW:

- BCĐ tỉnh công bố số liệu tổng hợp nhanh thống nhất với số liệu BCĐ TW.

- BCĐ huyện, thành phố công bố số liệu tổng hợp nhanh thống nhất số liệu BCĐ tỉnh.

- BCĐ xử lý số liệu Tổng điều tra theo phần mềm thống nhất cả nước. Sau khi kết quả tổng hợp được BCĐ TW nghiệm thu, BCĐ tỉnh tiến hành biên soạn hệ thống số liệu, phân tích kết quả điều tra, đánh giá thực trạng tình hình phát triển nông nghiệp, thủy sản và phát triển nông thôn qua kết quả 3 kỳ điều tra 1994, 2001 và 2006.



9. BẢO QUẢN TÀI LIỆU

Toàn bộ phiếu điều tra sau khi nghiệm thu phải được bảo quản an toàn tuyệt đối tại Cục Thống kê Bình Định. Biên bản bàn giao tài liệu phải bảo đảm đầy đủ các thủ tục hành chính qui định.

- Tài liệu điều tra do BCĐ huyện, thành phố bàn giao, Tổ thường trực BCĐ tỉnh tiếp nhận và trực tiếp quản lý theo chế độ an toàn, bảo mật. Phải bố trí kho có khóa, chống cháy nổ, chống mối mọt, ẩm ướt và có người quản lý, bảo vệ.

Tài liệu điều tra phải được sắp xếp trong cặp tài liệu theo từng địa bàn điều tra, từng loại phiếu điều tra, có ETIKÉT, được đánh số thứ tự và sắp xếp theo từng địa phương để thuận tiện lấy ra và trả về trước và sau khi nhập tin, kiểm tra nghiệm thu.

- Trong quá trình giao nhận tài liệu cho cán bộ nhập tin phải tuân thủ trình tự thủ tục giao nhận tài liệu. Người nhập tin phải có trách nhiệm giữ gìn tài liệu điều tra, tuân thủ chế độ bảo mật. Sau khi nhập tin xong phải bàn giao tài liệu cho Tổ thường trực.

- Ban chỉ đạo Tổng điều tra cấp tỉnh có trách nhiệm bảo quản toàn bộ phiếu điều tra lâu dài và chỉ được hủy khi có văn bản cho phép của BCĐ TW.



10. KINH PHÍ TỔNG ĐIỀU TRA

Kinh phí Tổng điều tra được cấp từ ngân sách trung ương, được sử dụng theo sự hướng dẫn của Bộ Tài chính và theo định mức công việc được BCĐ TW qui định.

Kinh phí Tổng điều tra chỉ dùng để phục vụ cho cuộc điều tra đã được qui định trong phương án.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trưởng Ban chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006 của tỉnh căn cứ Kế hoạch nêu trên phân công nhiệm vụ cụ thể từng thành viên ban chỉ đạo để tổ chức thực hiện Kế hoạch này.

2. Thủ trưởng các sở, ban liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố theo nhiệm vụ được giao, tổ chức thực hiện Kế hoạch này. Giao Phó Ban thường trực Ban chỉ đạo tỉnh (Cục trưởng Cụ Thống kê) có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch nêu trên; thường xuyên báo cáo tiến độ thực hiện, đề xuất giải quyết các vấn đề nảy sinh cho UBND tỉnh để theo dõi, chỉ đạo, giải quyết kịp thời ./.

KT.CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Văn Thiện

PHỤ LỤC

KẾ HOẠCH THỜI GIAN THỰC HIỆN

STT

Nội dung công việc

Thời gian

01

Thành lập Ban chỉ đạo Tổng điều tra và Tổ thường trực các cấp

2/2006 xong

02

Thường trực BCĐ tỉnh và Tổ công tác tập huấn nghiệp vụ tại Quảng Nam

24/4 - 28/4/2006

03

BCĐ tỉnh tập huấn vẽ sơ đồ và lập bảng kê cho Tổ thường trực huyện, thành phố

9/5/2006

04

Xây dựng kế hoạch triển khai PA Tổng điều tra các cấp

- Tỉnh: 15/6/2006

- Huyện: 25/6/2006

- Xã: 30/6/2006


05

BCĐ huyện tập huấn các xã vẽ sơ đồ và lập bảng kê

18/5/2006 xong

06

Các xã vẽ sơ đồ; các xã, phường, thị trấn lập bảng kê

- 05/6 huyện nghiệm thu tại xã;

- 10/6 huyện báo cáo tổng hợp cho tỉnh;

- 15/6 tỉnh báo cáo TW.


07

BCĐ tỉnh, huyện kiểm tra thực hiện vẽ sơ đồ, lập bảng kê tại địa bàn điều tra

15-16/5; 24-31/5

08

Chọn mẫu các cấp, các loại phiếu điều tra

3/5 - 20/6/2006

09

Tập huấn tại tỉnh

12/6 - 15/6/2006

10

Tuyển chọn điều tra viên và tổ trưởng

10/6 - 18/6/2006

11

Các huyện tập huấn cho ĐTV và Tổ trưởng điều tra

20/6 - 28/6/2006

12

- Rà soát sơ đồ, bảng kê,

- Chuyển biểu mẫu về các địa phương.



28 - 30/6/2006

13

Tuyên truyền, cổ động

26/6 - 5/7/2006

14

Thu thập số liệu tại địa bàn điều tra

- Điều tra toàn bộ: 01/7 - 25/7/2006

- Điều tra mẫu: 01/8 - 15/8/2006



15

Tổng hợp nhanh

- Xã : 10/8/2006

- Huyện: 05/9/2006

- Tỉnh: 25/9/2006


16

Nghiệm thu tại BCĐ các cấp

- Huyện nghiệm thu xã: 10 - 30/8/2006;

- Tỉnh nghiệm thu huyện: 06/9 - 20/9




17

BCĐ huyện, thành phố phúc tra

- Huyện: 01/8 - 30/8/2006

- Tỉnh: báo cáo tổng hợp cho TW: 15/10/2006



18

Viết báo cáo tổng kết điều tra và phân tích sơ bộ kết quả điều tra

- Huyện:10/9 - 30/10/2006

- Tỉnh: 9/2006 đến 30/10/2006



19

Họp BCĐ các cấp tổng kết công tác điều tra và xét khen thưởng thành tích

- Huyện: 30/10 xong

- Tỉnh: 03/11/2006



20

Xử lý số liệu Tổng điều tra tại tỉnh

10/2006 - 03/2007

21

Tổng hợp, phân tích kết quả điều tra, đánh giá thực trạng nông thôn, nông nghiệp, thủy sản Bình Định sau 3 kỳ Tổng điều tra 1994, 2001, 2006

05/2007 - 12/2007

22

In ấn, công bố tài liệu

12/2007


tải về 126.68 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương