Căn cứ Nghị định số 73/cp ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn



tải về 1.61 Mb.
trang1/9
Chuyển đổi dữ liệu06.06.2018
Kích1.61 Mb.
#39506
  1   2   3   4   5   6   7   8   9

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 10/2002/QĐ-BNN

Hà Nội, ngày 17 tháng 01 năm 2002 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ TRAO ĐỔI QUỐC TẾ TÀI NGUYÊN DI TRUYỀN THỰC VẬT



Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;
Căn cứ Nghị định 07/CP ngày 05 tháng 2 năm 1966 của Chính phủ về quản lý giống cây trồng;
Căn cứ Thông tư 02/BNN-KN-KL/TT ngày 1/3/1997 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn thi hành Nghị định 07/CP;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và CLSP,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về trao đổi quốc tế tài nguyên di truyền cây trồng và các văn bản kèm theo: Danh mục các nguồn gen trao đổi quốc tế trong trường hợp đặc biệt (Danh sách 1); Danh mục các nguồn gen cây trồng hạn chế trao đổi quốc tế (Danh sách 2); Đơn xin xuất (hoặc nhập) tài nguyên di truyền cây trồng (Mẫu 1); Bản kê lý lịch tài nguyên di truyền cây trồng đề nghị xuất/hoặc nhập (Mẫu 2).

Điều 2. Danh sách các nguồn gen trao đổi quốc tế trong trường hợp đặc biệt và Danh sách các nguồn gen cây trồng hạn chế trao đổi quốc tế sẽ được sửa đổi, bổ sung theo định kỳ cho phù hợp với tình hình, nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen trong tong giai đoạn.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Những văn bản trước đây với Quy định này đều bãi bỏ.

Điều 4. Chánh văn phòng Bộ, Cục trưởng cục Khuyến nông khuyến lâm, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.






KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THỨ TRƯỞNG
Bùi Bá Bổng


QUY ĐỊNH


VỀ TRAO ĐỔI QUỐC TẾ TÀI NGUYÊN DI TRUYỀN CÂY TRỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 10/QĐ-BNN, ngày 17 tháng 01 năm 2002)

Tài nguyên di truyền cây trồng là tài sản quan trọng của mỗi quốc gia, được Nhà nước thống nhất quản lý. Việc trao đổi quốc tế tài nguyên di truyền cây trồng là xu hướng tất yếu trong quá trình hội nhập quốc tế của nước ta. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học và làm phong phú thêm nguồn gen cây trồng, góp phần vào sự phát triển nông nghiệp bền vững ở nước ta.

Điều 1: Quy định chung.


  1. Tại Quy định này, cơ quan hoặc tổ chức thực hiện việc trao đổi quốc tế tài nguyên di truyền cây trồng được gọi chung là người trao đổi.

  2. Quy định này chỉ áp dụng đối với việc trao đổi quốc tế tài nguyên di truyền cây trồng phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học, không bao gồm việc nhập khẩu giống thương phẩm. Việc trao đổi quốc tế tài nguyên di truyền cây trồng phải gắn liền với nhiệm vụ bảo tồn tài nguyên di truyền mà người trao đổi được giao và với những nội dung hợp tác quốc tế cụ thể.

  3. Tài nguyên di truyền cây trồng trong quy định này được hiểu là những sinh vật sống hoàn chỉnh hay bộ phận sống của chúng (hạt, quả, củ, rễ, thân, cành, lá, cây con, mắt ghép, chồi, hạt phấn, mô, tế bào, và đoạn ADN...) mang thông tin di truyền, có khả năng tạo ra cơ thể sống hoàn chỉnh.

  4. Tài nguyên di truyền của một loài cây trồng bao gồm các giống trồng trọt của loài đó và các đơn vị phân loại (taxon, thường là các loài và chi) cây hoang dại (wild relatives) có quan hệ họ hàng gần gũi với loài trồng trọt đó.

  5. Theo nguồn gốc xuất xứ và trung tâm đa dạng di truyền, các loài cây trồng được chia thành ba nhóm có tầm quan trọng khác nhau về trao đổi tài nguyên di truyền. Mỗi loài trong từng nhóm đều có các giống: địa phương, cải tiến, nhập nội và các đơn vị phân loại cây hoang dại gần gũi với loài đó.

Nhóm 1: Gồm các loài mà nước ta thuộc khu vực xuất xứ hoặc khu vực đa dạng di truyền cao.

Nhóm 2: Gồm các loài nhập nội vào nước ta từ lâu đời, đã trở thành cây địa phương của ta.

Nhóm 3: Gồm các loài mới nhập nội gần đây.

Điều 2: Mục đích của quy định hợp tác và trao đổi quốc tế tài nguyên di truyền cây trồng.



  1. Tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý nhà nước về hợp tác và trao đổi quốc tế tài nguyên di truyền cây trồng của nước ta.

  2. Việc hợp tác trao đổi quốc tế nguồn gen cây trồng dựa trên cơ sở bình đẳng, các bên đều có lợi, ngăn chặn sự mất mát nguồn gen quý hiếm, bảo vệ và làm phong phú thêm đa dạng sinh học, cung cấp giống cho sản xuất nông lâm nghiệp cũng như vật liệu di truyền cho nghiên cứu khoa học và lai tạo giống ở nước ta.

Điều 3: Quản lý công tác trao đổi tài nguyên di truyền cây trồng.

  1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao cho Cục Khuyến nông - Khuyến lâm chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về việc trao đổi quốc tế tài nguyên di truyền cây trồng.

  2. Người trao đổi khi có nhu cầu phải có hồ sơ xin phép trao đổi quốc tế tài nguyên di truyền cây trồng bao gồm:

- Đơn xin xuất hoặc nhập tài nguyên di truyền (Theo mẫu 1),

- Lý lịch tài nguyên di truyền cần trao đổi quốc tế (Theo mẫu 2),

- Các văn bản liên quan đến xuất hoặc nhập tài nguyên di truyền (Dự án hợp tác nghiên cứu, Hợp đồng nghiên cứu theo quy định tại Khoản 2, Điều 1 của Quy định này).

Cục trưởng Cục Khuyến nông - Khuyến lâm có trách nhiệm làm văn bản trình Bộ trưởng xem xét cấp giấy phép trao đổi tài nguyên di truyền cây trồng.



  1. Cục Khuyến nông - Khuyến lâm kết hợp với Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản, Trung tâm Tài nguyên di truyền thực vật và các cơ quan tham gia nhiệm vụ bảo tồn tài nguyên di truyền cây trồng tổ chức xây dựng Danh mục nguồn gen cây trồng hạn chế hoặc chỉ trao đổi quốc tế trong trường hợp đặc biệt. Danh mục này được sửa đổi, bổ sung theo định kỳ cho phù hợp với tình hình, nhiệm vụ trong từng giai đoạn và được bảo quản theo chế độ tài liệu mật tại Cục Khuyến nông - Khuyến lâm.

  2. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu trao đổi quốc tế nguồn gen cây trồng phải thực hiện theo các quy định của pháp luật về: Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, An toàn vệ sinh thực phẩm và Vệ sinh môi trường của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 4: Nội dung trao đổi tài nguyên di truyền cây trồng

  1. Danh mục trao đổi quốc tế tài nguyên di truyền cây trồng gồm ba phần: Tài nguyên di truyền chỉ được phép trao đổi quốc tế trong trường hợp đặc biệt, tài nguyên di truyền trao đổi hạn chế và tài nguyên di truyền được trao đổi.

Danh sách 1: Danh sách tài nguyên di truyền chỉ được phép trao đổi quốc tế trong trường hợp đặc biệt, bao gồm: Các loài cây hoang dại có quan hệ họ hàng gần gũi với cây trồng đang dược chú ý khai thác, sử dụng và một số tài nguyên di truyền cây trồng quý hiếm có giá trị kinh tế kỹ thuật cao.

Danh sách 2: Danh sách tài nguyên di truyền trao đổi hạn chế bao gồm: Một số nguồn gen cây trồng địa phương có giá trị kinh tế kỹ thuật đang được sử dụng trong sản xuất và bảo tồn trong ngân hàng gen.

Ngoài Danh sách 1Danh sách 2 là tài nguyên di truyền cây trồng được trao đổi.

Để phục cho nhu cầu cấp thiết của việc xét duyệt trao đổi quốc tế tài nguyên di truyền cây trồng, cần xây dựng danh mục tài nguyên di truyền cây trồng trao đổi quốc tế thuộc Danh sách 1Danh sách 2.

Việc trao đổi tài nguyên di truyền cây trồng thuộc Danh sách 1 và Danh sách 2 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định.



Việc trao đổi tài nguyên di truyền cây trồng không thuộc thuộc Danh sách 1 Danh sách 2, do Cục Khuyến nông - Khuyến lâm quyết định.

  1. Khi cung cấp tài nguyên di truyền cây trồng cho một đối tác quốc tế, cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Khi Việt Nam yêu cầu thì đối tác có trách nhiệm cung cấp lại tài nguyên di truyền mà Việt Nam đã cấp trước đó.

- Cung cấp cho Việt Nam số liệu đánh giá và sử dụng tài nguyên di truyền cây trồng của ta.



- Phải có sự thoả thuận (bằng văn bản) của Việt Nam thì mới cung cấp tài nguyên di truyền của ta cho đối tác thứ ba.

- Khi đối tác sử dụng tài nguyên di truyền do Việt Nam cung cấp thuộc quyền tác giả của Việt Nam để phổ biến trong sản xuất hoặc tạo ra giống mới, Việt Nam được hưởng quyền tác giả theo quy định của Công ước UPOV mà hai bên là các nước thành viên của UPOV; nếu không, đối tác chia sẻ quyền lợi với Việt Nam theo thoả thuận giữa hai bên theo thông lệ quốc tế.

Quy định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những văn bản trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.

Danh sách 2

DANH MỤC CÁC NGUỒN GEN CÂY TRỒNG HẠN CHẾ TRAO ĐỔI QUỐC TẾ

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 10/2002/QĐ-BNN, ngày 17 tháng 1 năm 2002)

TT

Nhóm, loài cây trồng

Tên giống

(Nguồn gen)



N. gốc,

T. tâm đa dạng

di truyền

của loài


Nguồn gen bản địa ở nước ta

Hạn chế trao đổi

Cơ quan đang lưu giữ nguồn gen

(1)



tải về 1.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương