Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-cp ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương



tải về 60.65 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích60.65 Kb.
#26419


BỘ CÔNG THƯƠNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM




Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số: 36/2009/TT-BCT

Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2009

THÔNG TƯ

Ban hành Quy chế đại lý kinh doanh xăng dầu


Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;

Thực hiện ý kiến chỉ đạo tại công văn số 7484/VPCP-KTTH ngày 26 tháng 10 năm 2009 của Văn phòng Chính phủ về việc hướng dẫn Nghị định kinh doanh xăng dầu,

Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định như sau:



Điều 1: Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế đại lý kinh doanh xăng dầu.

Điều 2: Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2009, là ngày Nghị định số 84/2009/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu có hiệu lực thi hành.

Thông tư này thay thế Quyết định số 1505/2003/QĐ-BTM ngày 17 tháng 11 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc ban hành Quy chế đại lý kinh doanh xăng dầu; Quyết định số 11/2007/QĐ-BTM ngày 22 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đại lý kinh doanh xăng dầu, ban hành kèm theo Quyết định số 1505/2003/QĐ-BTM ngày 17 tháng 11 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Thương mại.



Điều 3: Các đơn vị có liên quan thuộc Cơ quan Bộ Công Thương; Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; tổ chức, cá nhân có liên quan; thương nhân kinh doanh xăng dầu chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Các đơn vị thường xuyên báo cáo về Bộ Công Thương kết quả tổ chức thực hiện và phản ảnh kịp thời các khó khăn, vướng mắc để Bộ Công Thương bổ sung, điều chỉnh./.



KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG


Nơi nhận:

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;

- Văn Phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chính phủ;

- Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Bộ Tài chính;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);

- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Công báo;

- Website Bộ Công Thương;

- Các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu;

- Các Vụ: PC, KH; các Cục: QLTT, XTTM, QLCT;

- Lưu: VT, TTTN.


(Đã ký)

Nguyễn Cẩm Tú







BỘ CÔNG THƯƠNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM




Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


QUY CHẾ ĐẠI LÝ KINH DOANH XĂNG DẦU

(Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2009/TT-BCT

ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)



CHƯƠNG I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này hướng dẫn thực hiện các quy định về đại lý kinh doanh xăng dầu tại thị trường Việt Nam.



Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy chế này áp dụng đối với các thương nhân kinh doanh phân phối xăng dầu tại thị trường Việt Nam theo quy định tại Nghị định 84/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu (dưới đây gọi tắt là Nghị định số 84/2009/NĐ-CP).



Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Bên giao đại lý là thương nhân đầu mối hoặc tổng đại lý có hệ thống phân phối theo quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP, giao xăng dầu cho bên đại lý. 

2. Bên đại lý là thương nhân đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Nghị định số 84/2009/NĐ-CP, nhận xăng dầu của bên giao đại lý để bán và hưởng thù lao.  

Tổng đại lý là bên đại lý khi nhận xăng dầu của thương nhân đầu mối; là bên giao đại lý khi giao xăng dầu cho bên đại lý.

3. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Điều 4. Quy định về sử dụng nhãn hiệu

1. Việc sử dụng nhãn hiệu của bên giao đại lý do bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận bằng hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu phù hợp với Luật Sở hữu trí tuệ.

2. Trường hợp cửa hàng bán lẻ xăng dầu của đại lý hoặc của tổng đại lý không sử dụng nhãn hiệu theo quy định tại khoản 1 Điều này, ngoài việc treo biển hiệu theo quy định của pháp luật hiện hành, phải ghi rõ tên thương nhân đầu mối giao xăng dầu cho cửa hàng.

CHƯƠNG II

HOẠT ĐỘNG ĐẠI LÝ KINH DOANH XĂNG DẦU


Điều 5. Tổ chức hệ thống đại lý kinh doanh xăng dầu    

1. Hệ thống đại lý kinh doanh xăng dầu là một bộ phận của hệ thống phân phối xăng dầu của thương nhân đầu mối, gồm các tổng đại lý và đại lý bán lẻ xăng dầu.

2. Hệ thống đại lý kinh doanh xăng dầu của thương nhân đầu mối được tổ chức như sau: 

Thương nhân đầu mối trực tiếp thiết lập hệ thống đại lý bán lẻ xăng dầu; hoặc thiết lập hệ thống đại lý bán lẻ xăng dầu thông qua tổng đại lý. 

3. Thương nhân đầu mối: 

a) Tổ chức hệ thống phân phối xăng dầu của doanh nghiệp phù hợp với khả năng kinh doanh; đăng ký hệ thống phân phối này với Bộ Công Thương trước ngày 31 tháng 01 hàng năm (theo Mẫu số 01 đính kèm); khi có sự thay đổi trong hệ thống phân phối của mình, trong vòng 30 (ba mươi) ngày làm việc phải gửi đăng ký bổ sung về Bộ Công Thương;

b) Chỉ được bán xăng dầu dưới hình thức đại lý cho các thương nhân là tổng đại lý, đại lý thuộc hệ thống phân phối của mình theo đúng hợp đồng đại lý đã ký kết;

c) Báo cáo tồn kho xăng dầu (theo Mẫu số 02 đính kèm) về Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) theo các kỳ 10 (mười) ngày, tháng, quý, năm. Thời gian gửi báo cáo chậm nhất 02 (hai) ngày sau khi kết thúc kỳ báo cáo;

d) Phối hợp với các cơ quan chức năng của trung ương, địa phương để quản lý các tổng đại lý, các đại lý bán lẻ hoạt động kinh doanh xăng dầu theo đúng các quy định của pháp luật, bảo đảm ổn định thị trường, giá cả; lập kế hoạch phát triển mạng lưới phân phối, cơ sở vật chất kỹ thuật kinh doanh xăng dầu của mình tại các vùng, miền và các tỉnh, thành phố đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường.

4. Tổng đại lý:  

a) Thiết lập hệ thống phân phối xăng dầu của mình, bao gồm: cửa hàng bán lẻ trực thuộc và các đại lý bán lẻ theo quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP; đăng ký hệ thống này với thương nhân đầu mối khi ký hợp đồng làm tổng đại lý; chịu trách nhiệm trước pháp luật và thương nhân đầu mối về hoạt động của hệ thống phân phối xăng dầu do mình tổ chức và quản lý;

b) Chỉ được bán xăng dầu dưới hình thức đại lý cho các thương nhân là đại lý thuộc hệ thống phân phối của mình;

c) Tổng đại lý chỉ được ký hợp đồng làm đại lý bán lẻ xăng dầu cho 01 (một) thương nhân đầu mối. Tổng đại lý phải thanh lý hợp đồng đại lý với thương nhân đầu mối hiện tại trước khi ký hợp đồng làm tổng đại lý cho thương nhân đầu mối khác;

c) Trên cơ sở hợp đồng ký kết với thương nhân đầu mối, bảo đảm tổ chức cung ứng xăng dầu liên tục, ổn định đến các đại lý bán lẻ thuộc hệ thống phân phối của mình để đáp ứng nhu cầu của thị trường;

Không được tiếp nhận xăng dầu từ nguồn trôi nổi, không rõ xuất xứ để bán tại các cửa hàng bán lẻ trực thuộc và giao cho các đại lý bán lẻ thuộc hệ thống phân phối của mình;

d) Chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng xăng dầu đã nhận của thương nhân đầu mối theo hợp đồng đã ký. Phải thể hiện rõ trong hợp đồng ký với các đại lý bán lẻ về trách nhiệm của các bên đối với chất lượng xăng dầu; quy định chế độ kiểm soát, giám sát chất lượng xăng dầu và liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng, số lượng xăng dầu bán ra của cửa hàng bán lẻ trực thuộc và các đại lý bán lẻ thuộc hệ thống phân phối của mình;

đ) Trước ngày 31 tháng 01 hàng năm, tổng đại lý đăng ký hệ thống phân phối của mình (theo Mẫu số 01 đính kèm) với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể:

Trường hợp tổng đại lý có hệ thống phân phối nằm trên địa bàn 01 (một) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, phải đăng ký hệ thống phân phối của mình với Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổng đại lý có trụ sở chính.

Trường hợp tổng đại lý có hệ thống phân phối nằm trên địa bàn từ 02 (hai) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên, ngoài việc gửi báo cáo hệ thống phân phối về Sở Công Thương nơi tổng đại lý có trụ sở chính, đồng thời phải đăng ký hệ thống phân phối của mình với Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước).

Khi có sự thay đổi trong hệ thống phân phối của mình, trong vòng 30 (ba mươi) ngày làm việc phải gửi báo cáo bổ sung về Sở Công Thương (nếu hệ thống phân phối nằm trên địa bàn 01 (một) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) hoặc về Sở Công Thương và Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) nếu hệ thống phân phối nằm trên địa bàn từ 02 (hai) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

5. Đại lý bán lẻ:

a) Thương nhân là đại lý chỉ được ký hợp đồng làm đại lý bán lẻ xăng dầu cho 01 (một) thương nhân đầu mối hoặc cho 01 (một) thương nhân là tổng đại lý. Đại lý phải thanh lý hợp đồng đại lý với tổng đại lý hoặc thương nhân đầu mối hiện tại trước khi ký hợp đồng làm đại lý cho tổng đại lý hoặc thương nhân đầu mối khác;

b) Bảo đảm cung ứng liên tục xăng dầu ra thị trường và không được bán cao hơn giá bán lẻ do thương nhân đầu mối quy định;

c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và bên giao đại lý về số lượng, chất lượng xăng dầu bán ra. Được quyền từ chối tiếp nhận xăng dầu của bên giao đại lý trong trường hợp có cơ sở khẳng định xăng dầu không bảo đảm chất lượng theo đúng tiêu chuẩn quy định;

d) Không tiếp nhận xăng dầu từ nguồn trôi nổi, không rõ xuất xứ để bán tại cửa hàng bán lẻ của mình;

đ) Trước ngày 31 tháng 01 hàng năm, đại lý đăng ký hệ thống phân phối của mình (theo Mẫu số 01 kèm theo) với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể:

Trường hợp đại lý có hệ thống phân phối nằm trên địa bàn 01 (một) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, phải đăng ký hệ thống phân phối của mình với Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đại lý có trụ sở chính.

Trường hợp đại lý có hệ thống phân phối nằm trên địa bàn từ 02 (hai) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên, ngoài việc gửi báo cáo hệ thống phân phối về Sở Công Thương nơi đại lý có trụ sở chính, đồng thời phải đăng ký hệ thống phân phối của mình với Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước).

Khi có sự thay đổi trong hệ thống phân phối của mình, trong vòng 30 (ba mươi) ngày làm việc phải gửi báo cáo bổ sung về Sở Công Thương (nếu hệ thống phân phối nằm trên địa bàn 01 (một) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) hoặc về Sở Công Thương và Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) nếu hệ thống phân phối nằm trên địa bàn từ 02 (hai) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

 Điều 6. Ký kết hợp đồng đại lý     


1. Hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản, bao gồm các nội dung chủ yếu sau: tên, địa chỉ, mã số thuế của bên đại lý và bên giao đại lý; hình thức đại lý; số lượng, chất lượng, chủng loại xăng dầu, cách thức giao nhận, giá bán, thù lao đại lý; các cam kết khác theo quy định của pháp luật và của Thông tư này.

2. Thời hạn hợp đồng do các bên thoả thuận, tối thiểu phải là 12 (mười hai) tháng.  

3. Quy định rõ trong hợp đồng đại lý về trách nhiệm của các bên đối với chất lượng xăng dầu; chế độ kiểm tra, giám sát chất lượng xăng dầu và liên đới chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng xăng dầu bán ra trong hệ thống đại lý xăng dầu của thương nhân đầu mối.    

4. Quy định rõ trong hợp đồng đại lý cam kết thực hiện đúng hợp đồng đã ký; bảo đảm tính hợp pháp của nguồn xăng dầu cung ứng cho các đại lý.

5. Quy định rõ trong hợp đồng đại lý về việc cung cấp hoá đơn, chứng từ; trả thù lao; hoá đơn, chứng từ về hàng hoá lưu thông trên đường cho phương tiện vận tải xăng dầu đại lý theo quy định của Bộ Tài chính.

6. Quy định rõ trong hợp đồng đại lý chỉ những phương tiện vận tải xăng dầu hợp pháp, bảo đảm quy định hiện hành về an toàn kỹ thuật, an toàn phòng cháy chữa cháy và vệ sinh môi trường, được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận kiểm định và còn hiệu lực thi hành mới được tham gia vận chuyển xăng dầu đại lý.   

7. Việc lựa chọn phương tiện vận tải xăng dầu đại lý, quy định trách nhiệm bảo hiểm người, phương tiện, bảo đảm an toàn trong khi vận chuyển, trách nhiệm về số lượng, chất lượng xăng dầu, rủi ro tổn thất, quy trình giao nhận, cước phí vận chuyển và các quy định khác do các bên thoả thuận, cam kết trong hợp đồng đại lý.

Điều 7. Giá xăng dầu    

1. Thương nhân đầu mối quy định giá bán cho đại lý và giá bán lẻ áp dụng tại cửa hàng bán lẻ thuộc hệ thống phân phối của mình. Giá bán lẻ là cơ sở xác định giá bán và thù lao cho các đại lý.

2. Giá bán lẻ được thương nhân đầu mối quy định bằng văn bản dưới hình thức quyết định và phải gửi cho các đơn vị trong hệ thống phân phối xăng dầu của mình trước thời điểm giá có hiệu lực thi hành; đồng thời gửi về Sở Công Thương nơi thương nhân đầu mối có hệ thống phân phối để kiểm tra, giám sát.

3. Các cửa hàng bán lẻ xăng dầu không được bán cao hơn giá bán lẻ do thương nhân đầu mối quy định; phải niêm yết mức giá bán lẻ, thời gian bán hàng rõ ràng và ở nơi dễ quan sát; phải bán đúng giá niêm yết (trừ trường hợp theo chương trình khuyến mại của thương nhân đầu mối theo quy định của pháp luật hiện hành).

4. Thương nhân đầu mối tổ chức kiểm tra và liên đới chịu trách nhiệm về việc thực hiện giá bán lẻ xăng dầu trong hệ thống phân phối của mình.

Điều 8. Thù lao đại lý

Thù lao đại lý là khoản tiền do bên giao đại lý trả cho bên đại lý, do các bên thoả thuận và ghi trong hợp đồng đại lý. Mức thù lao đại lý bảo đảm cho bên giao và bên nhận đại lý bù đắp đủ chi phí, có lợi nhuận hợp lý và làm nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.

Phương thức thanh toán thù lao đại lý do các bên thoả thuận, cam kết trong hợp đồng đại lý.

CHƯƠNG III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Trách nhiệm của Sở Công Thương 


Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng địa phương có liên quan, kiểm tra, xử lý việc chấp hành các quy định tại Quy chế này, cụ thể: 

1. Tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất khi cần thiết đối với tất cả các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn. 

2. Kiểm tra và phối hợp với các thương nhân đầu mối để kiểm tra các tổng đại lý, các đại lý bán lẻ xăng dầu trong hệ thống phân phối khi có vụ việc liên quan. 

3. Kiểm tra, kiểm soát về điều kiện của tổng đại lý, đại lý và cửa hàng bán lẻ xăng dầu.

4. Xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm được quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 31 Nghị định số 84/2009/NĐ-CP.

Điều 10. Xử lý vi phạm

Thương nhân kinh doanh xăng dầu vi phạm các quy định tại Quy chế này và các quy định của pháp luật có liên quan, tuỳ theo mức độ vi phạm, bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành./.





Каталог: App File -> laws
laws -> Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 107
laws -> CHÍnh phủ Số: 14
laws -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng số: 26/2011/tt-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
laws -> Số: 672/QĐ-qld cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
laws -> Phụ lục I bản công bố HỢp quy
laws -> CỤc quản lý DƯỢc số: 511/QĐ-qld cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
App File -> TÌnh hình hoạT ĐỘng ngành công nghiệp và thưƠng mại tháng 8 VÀ 8 tháng năM 2010
laws -> QuyếT ĐỊnh của bộ trưỞng bộ y tế Về việc ban hành "Thường quy kiểm tra nhanh chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm"
laws -> BỘ y tế Số: 206/QĐ-byt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 60.65 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương