Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật Bình đẳng giới ngày 29 tháng 11 năm 2006



tải về 43.54 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích43.54 Kb.
#21944


UỶ BAN NHÂN DÂN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH HÀ NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc







Số: 495/QĐ-UBND

Hà Nam, ngày 25 tháng 4 năm 2011



QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ tỉnh Hà Nam học nghề,

tạo việc làm” giai đoạn 2010 - 2015



UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật Bình đẳng giới ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Quyết định số 295/QĐ-TTg ngày 26 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm” giai đoạn 2010 - 2015;

Xét đề nghị của Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ tỉnh Hà Nam học nghề, tạo việc làm” giai đoạn 2010 - 2015.

Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.







TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH




CHỦ TỊCH




Mai Tiến Dũng


ĐỀ ÁN

Hỗ trợ phụ nữ tỉnh Hà Nam học nghề, tạo việc làm” giai đoạn 2010 - 2015



(Ban hành kèm theo Quyết định số 495/QĐ-UBND

ngày 25/4/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh)



I. MỤC TIÊU

- Lao động nữ được tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về dạy nghề và việc làm đạt 75% trở lên.

- Tỷ lệ lao động nữ trong tổng số chỉ tiêu tuyển sinh học nghề đạt 40%, trong đó tăng nhanh tỷ lệ lao động nữ được đào tạo trung cấp nghề, cao đẳng nghề; tỷ lệ lao động nữ có việc làm sau khi học nghề nghề tối thiểu đạt 70%.

II. ĐỐI TƯỢNG

Lao động nữ trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, chưa có tay nghề, ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi, người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người tàn tật, phụ nữ ở độ tuổi trung niên, phụ nữ khu vực nông thôn, phụ nữ trong diện thu hồi đất canh tác, phụ nữ bị mất việc làm trong các doanh nghiệp.



III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tiến hành khảo sát thực trạng về lao động nữ trên địa bàn toàn tỉnh:

- Lao động nữ trong độ tuổi lao động và trình độ học vấn, tay nghề của họ.

- Ngành nghề và thu nhập của từng ngành nghề.

- Nhu cầu học nghề, nhu cầu việc làm của phụ nữ.

- Các vấn đề liên quan đến học nghề và việc làm của phụ nữ...

2. Xây dựng Kế hoạch và triển khai công tác truyền thông nâng cao nhận thức về học nghề và việc làm; về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với dạy nghề và việc làm cho phụ nữ:

- Xây dựng kế hoạch truyền thông về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của việc học nghề và việc làm đối với phụ nữ;

- Tuyên truyền đối với phụ nữ, cộng đồng và các cơ sở dạy nghề nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi quan niệm về học nghề, ý thức về học nghề, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho phụ nữ và cho xã hội;

- Tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề và việc làm để lao động nữ biết và chủ động tham gia học nghề;

- Sử dụng các hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn và điều kiện cụ thể của cơ quan, đơn vị, địa phương về các đơn vị, cá nhân có thành tích dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ; lao động nữ giỏi nghề và tham gia học nghề đạt kết quả cao nhằm khuyến khích sự tham gia của xã hội trong dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ và khuyến khích phụ nữ tích cực học nghề, làm nghề tốt.

3. Triển khai chương trình, giáo trình dạy nghề đặc thù cho lao động nữ:

- Triển khai chương trình, giáo trình dạy nghề phù hợp với các cấp độ đào tạo cho lao động nữ; cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới cho các nghề truyền thống, nghề có thu nhập cao, thu hút nhiều lao động nữ;

- Sử dụng giáo án, giáo trình những nghề mới phù hợp với thị trường lao động và phù hợp với lao động nữ.

- Triển khai chương trình dạy nghề điện tử (E-learning) áp dụng dạy nghề cho phụ nữ.



4. Triển khai các hoạt động hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm:

a) Hỗ trợ phụ nữ học nghề:

- Dạy các ngành nghề mới đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Mở rộng đào tạo các nghề mới xuất hiện trên thị trường thu hút nhiều lao động nữ.

- Phương thức đào tạo: dạy nghề chính quy và dạy nghề thường xuyên; mở rộng liên kết, thực hiện đào tạo liên thông giữa các trình độ đào tạo nghề, tăng dần lao động nữ học nghề ở trình độ cao; mở rộng đào tạo các nghề phù hợp với đặc điểm của lao động nữ, nghề có khả năng thu hút lao động nữ độ tuổi trung niên; liên kết, phối hợp tổ chức dạy nghề cho lao động nữ tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ hợp tác; liên kết với các doanh nghiệp để dạy nghề, thực hành nghề; Tổ chức thực hành nghề tại các cơ sở dạy nghề và tại các doanh nghiệp đặt hàng.

- Dạy nghề, tạo việc làm theo mô hình “3 trong 1” (các cơ sở dạy nghề vừa là nơi dạy nghề, vừa là nơi thực hành nghề, vừa là nơi giới thiệu việc làm cho học viên sau học nghề).

- Dạy nghề, tạo việc làm thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình dạy nghề cho lao động của nông thôn, khuyến nông, khuyến công, dạy nghề cho người khuyết tật, dạy nghề cho người nghèo,…

b) Hỗ trợ phụ nữ tạo việc làm:

- Tổ chức các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, tạo việc làm trước, trong và sau đào tạo nghề. Đa dạng hóa các hình thức tư vấn học nghề, tư vấn giới thiệu việc làm phù hợp với từng nhóm đối tượng tại cơ sở;

- Tổ chức, tham gia ngày tư vấn và tuyển dụng lao động trực tiếp, ngày hội việc làm, sàn giao dịch việc làm của tỉnh, huyện, thành phố và doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh.

- Hỗ trợ xúc tiến thương mại sản phẩm do phụ nữ làm ra (sản phẩm từ các địa phương, làng nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh do nữ làm chủ, doanh nghiệp sử dụng lao động nữ) thông qua các Hội chợ trong và ngoài tỉnh.

- Hỗ trợ tín dụng chính thức (từ nguồn vốn uỷ thác với Ngân hàng Chính sách xã hội, vốn giải quyết việc làm, tín chấp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và bán chính thức (từ nguồn hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, phong trào tiết kiệm của phụ nữ…) để hỗ trợ phụ nữ sau học nghề phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập.

5. Nâng cao năng lực cơ sở dạy nghề:

- Củng cố, nâng cấp Trung tâm dạy nghề, giới thiệu việc làm thuộc Hội Liện hiệp Phụ nữ tỉnh;

- Đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên trung tâm dạy nghề thuộc Hội; đào tạo cán bộ Hội tham gia công tác dạy nghề, nâng cao năng lực giám sát, đánh giá chính sách dạy nghề cho phụ nữ;

- Huy động các nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các trường đại học, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh… tham gia dạy nghề cho lao động nữ;

- Xây dựng hạ tầng thông tin học nghề, lao động việc làm thuộc Hội;

- Quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế nhằm tăng cường huy động các nguồn lực đầu tư, hợp tác để dạy nghề cho phụ nữ.



6. Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án:

- Xây dựng tiêu chí giám sát, đánh giá Đề án;

- Tổ chức giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án hàng năm, giữa giai đoạn và kết thúc giai đoạn;

- Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Đề án; tình hình quản lý và sử dụng ngân sách của Đề án.



IV. KINH PHÍ

- Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí đối với các nội dung công việc do các cơ quan thuộc địa phương thực hiện.

- Huy động các nguồn lực khác để hỗ trợ thực hiện Đề án.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh:

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đoàn thể có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Xây dựng Kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện Đề án; lập dự toán kinh phí thực hiện Đề án hàng năm (lưu ý lồng ghép trong các Đề án dạy nghề đang xây dựng và thực hiện) trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt làm căn cứ phân bổ kinh phí thực hiện nhiệm vụ của Đề án.

- Chỉ đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ các huyện, thành phố phối hợp với các phòng, ban, ngành liên quan của huyện, thành phố triển khai, thực hiện Đề án ở địa phương.

- Phối hợp với các Sở, ngành, cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát thực hiện Đề án.

- Định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Điều hành Đề án Trung kết quả thực hiện; đánh giá, tổng kết việc thực hiện Đề án.

2. Trách nhiệm của các Sở:

a) Sở Lao động Thương binh và Xã hội:

- Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh nghiên cứu, bổ sung các hoạt động của Đề án, lồng ghép vào các chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục- đào tạo và các dự án, đề án khác có liên quan;

- Hướng dẫn các đơn vị, các cơ sở dạy nghề thực hiện Đề án;

- Chủ trì, phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giám sát, đánh giá việc triển khai, thực hiện Đề án.

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính:

Bảo đảm ngân sách cấp hàng năm để thực hiện Đề án và hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí.

c) Sở Giáo dục - Đào tạo:

- Rà soát, bổ sung các hoạt động có liên quan của Đề án vào Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo;

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp thực hiện Đề án; phối hợp giám sát thực hiện Đề án.

d) Sở Nội vụ:

- Phối hợp thực hiện các hoạt động có liên quan trong Đề án.

- Rà soát, bổ sung các hoạt động của Đề án vào Chương trình đào tạo lại cán bộ.

đ) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Phối hợp thực hiện và bổ sung các hoạt động có liên quan của Đề án vào các Chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, dạy nghề cho lao động nông thôn.

e) Sở Công Thương:

Phối hợp thực hiện và bổ sung các hoạt động có liên quan của Đề án vào Chương trình xúc tiến thương mại, chương trình khuyến công.

3. Trách nhiệm của các Sở, ngành, đoàn thể khác:

Theo chức năng nhiệm vụ, phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức thực hiện các hoạt động cụ thể nêu trong Đề án theo thẩm quyền được phân công.



4. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố:

- Thành lập Ban Chỉ đạo cấp huyện, thành phổ để chỉ đạo thực hiện Đề án ở huyện, thành phố;

- Theo chức năng nhiệm vụ, phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện Đề án theo thẩm quyền được phân công và chỉ đạo các phòng, ban, ngành của huyện, thành phố tham mưu giúp Ban Chỉ đạo cấp huyện xây dựng Kế hoạch và triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án ở huyện, thành phố.

- Tổng hợp và báo cáo Ban Chỉ đạo cấp tỉnh kết quả thực hiện Đề án trước ngày 05 tháng 11 hàng năm.



Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, cơ quan chủ trì (Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh) đề xuất để điều chỉnh, bổ sung trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.





TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH




CHỦ TỊCH




Mai Tiến Dũng




Каталог: vbpq hanam.nsf -> 9e6a1e4b64680bd247256801000a8614
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Về việc công nhận lại và cấp Bằng công nhận lại trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ I chủ TỊch uỷ ban nhân dân tỉnh hà nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam văn phòNG
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Ủy ban nhân dân tỉnh hà nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> QuyếT ĐỊnh v/v thành lập Tổ công tác liên ngành kiểm tra tình hình thực hiện dự án
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh hà nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> QuyếT ĐỊnh phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu đất giáp kè sông Đáy thuộc thôn 1, xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý chủ TỊch uỷ ban nhân dân tỉnh hà nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> QuyếT ĐỊnh v/v thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch phát triển Nông nghiệp
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Hà Nam, ngày 17 tháng 8 năm 2012
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Hà Nam, ngày 17 tháng 8 năm 2012

tải về 43.54 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương