Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003



tải về 48.03 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích48.03 Kb.
#7376

UỶ BAN NHÂN DÂN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH HÀ NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc







Số: 1401/QĐ-UBND

Hà Nam, ngày 14 tháng 11 năm 2011



QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp “Hậu xi măng”

tỉnh Hà Nam đến năm 2015



UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 21 tháng 4 năm 2011 của Tỉnh uỷ Hà Nam về phát triển công nghiệp đến năm 2015;

Xét đề nghị của Sở Xây dựng,


QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt và ban hành kèm theo Quyết định này Đề án Phát triển công nghiệp “Hậu xi măng” tỉnh Hà Nam đến năm 2015.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, Ngành của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.




TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH




CHỦ TỊCH




Mai Tiến Dũng


ĐỀ ÁN

Phát triển công nghiệp "hậu xi măng" tỉnh Hà Nam đến năm 2015

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1401/QĐ-UBND

ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam)

Thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 21 tháng 4 năm 2011 của Tỉnh ủy Hà Nam về phát triển công nghiệp tỉnh Hà Nam đến năm 2015; Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Đề án phát triển công nghiệp “hậu xi măng” tỉnh Hà Nam đến năm 2015; với các nội dung chủ yếu sau:



I. Sự cần thiết xây dựng Đề án phát triển công nghiệp “hậu xi măng” tỉnh Hà Nam đến năm 2015:

1. Tình hình phát triển công nghiệp VLXD trên địa bàn tỉnh:

Trong thời gian qua ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh có bước phát triển nhanh chóng và duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao, đặc biệt là giai đoạn 2006 -2010. Năm 2006 giá trị sản xuất công nghiệp VLXD đạt 1535,4 tỷ đồng, năm 2010 đạt 2423,3 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 29,84% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2006 - 2010 đạt 14%/năm. Năm 2010 trên địa bàn tỉnh có 517 cơ sở sản xuất VLXD, trong đó:

- Sản xuất xi măng: giai đoạn 2006 -2010 đã thu hút đầu tư thêm 7 dự án sản xuất xi măng với công suất là 8,43 triệu tấn/năm, đưa tổng công suất xi măng lên 10,27 triệu tấn/năm. Sản lượng xi măng từ 1,7 triệu tấn năm 2005 đến 2010 đã đạt 4,1 triệu tấn.

- Vật liệu xây: Trước năm 2005 trên địa bàn tỉnh chỉ có 2 cơ sở sản xuất gạch Tuynel với tổng công suất là 40 triệu viên/năm. Giai đoạn 2006 -2010 đã có thêm 7 nhà máy gạch Tuynel với tổng công suất 190 triệu viên/năm và 5 dự án gạch Tuynel đang đầu tư xây dựng với tổng công suất khoảng 155 triệu viên/năm, 3 dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư với tổng công suất khoảng 65 triệu viên/năm. Sản lượng vật liệu xây năm 2005 đạt 196 triệu viên, năm 2010 đạt 375 triệu viên.

- Ngành công nghiệp "hậu xi măng": Giai đoạn trước năm 2005 phát triển rất chậm, sản phẩm chủ yếu là gạch xi măng cốt liệu sản xuất bằng công nghệ thủ công với sản lượng năm 2005 khoảng 10 triệu viên (giai đoạn này có 1 cơ sở sản xuất gạch Block Hồng Phú với công suất khoảng 5 triệu viên/năm nhưng do sản phẩm chưa thích ứng với nhu cầu thị trường nên đã ngừng hoạt động). Ngoài ra còn có thêm một số cơ sở sản xuất các sản phẩm khác như ống cống thoát nước, cọc bê tông, cột điện, tấm bó vỉa với quy mô công suất vừa và nhỏ.

2. Dự báo nhu cầu sử dụng các vật liệu “hậu xi măng” trong xây dựng:

- Giai đoạn 2006 - 2010 ngành công nghiệp "hậu xi măng" của tỉnh bước đầu đã phát triển do ngành công nghiệp sản xuất xi măng của tỉnh đã phát triển và nhu cầu sử dụng các chủng loại sản phẩm vật liệu “hậu xi măng” của thị trường ngày càng tăng cao. Đặc biệt sau khi Thủ tướng Chính phủ có các Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg ngày 29/8/2008 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020; Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020.

- Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, tốc độ đô thị hoá và nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (hệ thống lưới điện, đường giao thông, các công trình thuỷ lợi…); nhu cầu về nhà ở (đặc biệt là nhà cao tầng) trong vùng Thủ đô Hà Nội ngày càng tăng cao đòi hỏi một khối lượng lớn các sản phẩm vật liệu xây dựng trong đó chủ yếu là các sản phẩm “hậu xi măng”.

- Về địa lý: Hà Nam là cửa ngõ phía Nam của Thủ đô Hà Nội, là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ; có hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy và đường sắt rất thuận tiện cho việc vận chuyển lưu thông hàng hóa giữa các vùng, các tỉnh trong phạm vi cả nước.

Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp “hậu xi măng”, đồng thời góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp xi măng của tỉnh nhà phát triển phù hợp với quy hoạch, theo hướng bền vững. Do đó việc xây dựng Đề án phát triển công nghiệp “hậu xi măng” tỉnh Hà Nam đến năm 2015 là hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng, nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp với xu thế phát triển chung nền kinh tế cả nước trong giai đoạn tới, đảm bảo an ninh - quốc phòng, giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu ngân sách nhà nước, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân.

II. Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:

1. Mục tiêu:

a) Mục tiêu tổng quát:

- Khai thác và sử dụng có hiệu quả thế mạnh về tài nguyên khoáng sản, nguồn xi măng tại chỗ và thị trường tiêu thụ khu vực.

- Tận dụng tối đa các nguồn phế thải của các ngành công nghiệp khác; tiết kiệm đất nông nghiệp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng và đảm bảo phát triển bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn xã hội.

- Phát triển các cơ sở sản xuất phù hợp với quy hoạch, quy mô công suất hợp lý, công nghệ tiên tiến, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước.

b) Mục tiêu cụ thể:

Phấn đấu đến năm 2015:

- Vật liệu xây không nung: gạch bê tông nhẹ đạt tổng công suất khoảng từ 1,0 đến 1,2 triệu m3/năm; gạch không nung từ đất đồi, đá mạt và phế thải công nghiệp đạt công suất từ 20 đến 60 triệu viên (QTC)/năm.

- Sản xuất tấm 3D: Tổng công suất thiết kế đạt từ 50 đến 100 ngàn m3/năm.

- Cấu kiện bê tông: Đạt từ 150 đến 170 ngàn m3/năm.

- Bê tông thương phẩm đạt 200 đến 300 ngàn m3/năm.

2. Nhiệm vụ:

a) Phát triển vật liệu xây không nung: Phấn đấu thu hút các dự án gạch không nung đạt tổng công suất thiết kế từ 1,0 đến 1,2 triệu m3/năm. Cung cấp chủ yếu cho thị trường Hà Nội, của tỉnh lân cận. Riêng trên địa bàn tỉnh đạt tỷ lệ sử dụng thay thế gạch nung từ 40%  50%.

- Giai đoạn từ năm 2011 đến 2013: Ổn định sản xuất đối với dự án đang hoạt động, tập trung triển khai thực hiện các dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư. Phấn đấu đạt tổng công suất thiết kế khoảng 550.000 m3/năm, sản lượng sản xuất gạch bê tông nhẹ đạt khoảng 100.000 đến 200.000 m3/năm. Sản lượng theo địa bàn như sau:

+ Địa bàn huyện Kim Bảng đạt tổng công suất khoảng 300.000 m3/năm.

+ Địa bàn huyện Thanh Liêm đạt tổng công suất 150.000 m3/năm.

+ Địa bàn huyện Duy Tiên đạt tổng công suất 100.000 m3/năm.

+ Phát triển thêm các cơ sở sản xuất gạch không nung khác khi có đủ điều kiện.

Giai đoạn từ năm 2014 đến 2015: Mở rộng, nâng công suất của một số dự án hiện có, đồng thời phát triển thêm một số cơ sở sản xuất gạch bê tông nhẹ chưng áp và gạch bê tông bọt với công nghệ hiện đại, công suất ≥ 100.000 m3/năm; tập trung chủ yếu tai địa bàn huyện Thanh Liêm, tổng công suất đạt khoảng 700.000 m3/năm.

- Duy trì và phát triển thêm các cơ sở sản xuất gạch bê tông cốt liệu công suất vừa và nhỏ tại các địa phương tận dụng nguyên liệu tại địa phương (xỉ lò, đá mạt, cát) để phục vụ nhu cầu xây dựng tại chỗ với sản lượng hàng năm khoảng 100 đến 150 triệu viên.

b) Vật liệu lợp:

Ổn định sản xuất của 2 cơ sở sản xuất tấm lợp Fibroximăng hiện có với công suất khoảng 4,0 triệu m2/năm. Đối với cơ sở sản xuất tại Khu công nghiệp Đồng Văn I, xây dựng phương án chuyển đổi ngành nghề sản xuất phù hợp sau năm 2015.

c) Phát triển các sản phẩm cấu kiện bê tông đúc sẵn, bê tông thương phẩm:

- Giai đoạn từ năm 2011 đến 2013: Ổn định sản xuất đối với các dự án đang hoạt động, tập trung triển khai các dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, trong đó:

+ Sản xuất tấm 3D: đạt công suất thiết kế 50.000 m3/năm.

+ Sản xuất cọc bê tông đạt công suất 1,5 đến 2,0 triệu md/năm.

+ Đầu tư mới kết hợp với mở rộng các cơ sở sản xuất cột điện ly tâm, cột điện vuông, ống cống cấp thoát nước, tấm bó vỉa…đạt công suất khoảng 0,4 đến 0,7 triệu m3/năm.

+ Ổn định và mở rộng các cơ sở sản xuất bê tông thương phẩm, đến 2013 đạt công suất 150.000 đến 200.000 m3/năm.

- Giai đoạn từ năm 2014 đến 2015:

Mở rộng, nâng công suất của các cơ sở hiện có, kết hợp phát triển thêm các dự án đầu tư sản xuất các loại cấu kiện bê tông đúc sẵn, trong đó:

+ Sản xuất tấm 3D: đạt tổng công suất thiết kế: 100.000 m3/năm.

+ Sản xuất cấu kiện bê tông lắp ghép tấm lớn đạt công suất thiết kế 1,2 đến 1,5 triệu m2 cấu kiện (700 đến 900 ngàn m3 bê tông/năm) tại huyện Duy Tiên. Cọc bê tông các loại đạt tổng công suất từ 2,5 đến 3,5 triệu md/năm tại huyện Kim Bảng và Thanh Liêm.

+ Đầu tư các cơ sở sản xuất các sản phẩm khác (cột điện ly tâm, cột điện vuông, cọc bê tông, ống cống, tấm bó vỉa…) đạt công suất khoảng 0,8 đến 1,0 triệu m3/năm tại các huyện Duy Tiên, Kim Bảng và Thanh Liêm cung cấp cho thị trường Hà Nội các tỉnh lân cận và nội tỉnh.

+ Phát triển thêm một số cơ sở sản xuất bê tông thương phẩm, đến năm 2015 đạt tổng công suất thiết kế khoảng 200.000 đến 300.000 m3/năm.

d) Phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp "hậu xi măng":

- Thu hút đầu tư các cơ sở sản xuất vôi công nghiệp để cung cấp nguyên liệu sạch cho sản xuất gạch bê tông chưng áp AAC và phục vụ cho các ngành công nghiệp khác như: luyện kim, công nghiệp hóa chất, công nghệ xử lý môi trường... đến năm 2015 đạt công suất từ 0,8 đến 1,2 triệu tấn/năm.

- Thu hút đầu tư các cơ sở sản xuất, chế tạo và gia công thiết bị cơ khí, phụ tùng thay thế phục vụ cho các ngành công nghiệp xi măng và "hậu xi măng".

3. Giải pháp chủ yếu:

- Về cơ chế, chính sách và thị trường:

+ Rà soát, bổ sung cơ chế về khuyến khích, hỗ trợ đầu tư, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước cho phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước và của tỉnh; tạo môi trường hấp dẫn, thu hút đầu tư nhưng vẫn đảm bảo sự quản lý chặt chẽ theo đúng các quy định hiện hành đối với các dự án đầu tư thuộc loại hình trên.

+ Rà soát các dự án "hậu xi măng" đã được chấp thuận đầu tư, cam kết tiến độ thực hiện, đồng thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các chủ đầu tư dự án đảm bảo các mục tiêu đã đặt ra.

+ Hạn chế mở rộng quy mô công suất và không phát triển thêm các dự án mới sản xuất gạch đất sét nung; xây dựng lộ trình, khuyến khích các doanh nghiệp chuyển đổi sang sản xuất vật liệu xây không nung.

+ Có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện sử dụng các sản phẩm "hậu xi măng" thay thế các sản phẩm truyền thống.

- Về quy hoạch và quản lý quy hoạch: Nghiên cứu xây dựng quy hoạch các địa điểm để xây dựng nhà máy, cảng chuyên dùng kết hợp với đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật (hệ thống lưới điện, cầu, đường giao thông) đảm bảo kết nối đồng bộ phục vụ phát triển công nghiệp “hậu xi măng”.

- Về công nghệ: Chú trọng phát triển các công nghệ sản xuất sản phẩm “hậu xi măng” có quy mô công suất vừa và lớn, thiết bị hiện đại, công nghệ sạch ít ô nhiễm môi trường, sử dụng đất có hiệu quả, tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, phế thải của các ngành công nghiệp khác.

- Về nguồn vốn đầu tư: Huy động đa dạng các nguồn vốn để tập trung đầu tư phát triển công nghiệp “hậu xi măng”, đặc biệt là vốn của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; kết hợp với sự tham gia của các Ngân hàng thương mại trong việc huy động vốn vay phục vụ sản xuất kinh doanh.

- Về nhu cầu vốn đầu tư để phát triển công nghiệp hậu xi măng cần khoảng 500  700 tỷ đồng, trong đó vốn huy động từ các doanh nghiệp là chủ yếu.

- Về đào tạo nguồn nhân lực: Tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao và công nhân kỹ thuật lành nghề; hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện thu hút lực lượng lao động (tạo điều kiện về nhà ở, về dịch vụ thiết yếu…).

- Về công tác tuyên truyền: Coi trọng công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách về phát triển công nghiệp “hậu xi măng”, tuyên truyền giới thiệu sản phẩm và vận động sử dụng các sản phẩm của "hậu xi măng" thay thế các sản phẩm truyền thống nhằm tạo sự thống nhất về nhận thức, hành động, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân; tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư các dự án.



III. Tổ chức thực hiện:

1. Sở Xây dựng:

- Cung cấp, giới thiệu các thông tin liên quan để nhà đầu tư tìm hiểu trong quá trình nghiên cứu đầu tư tại tỉnh (về quy hoạch, vùng nguyên liệu, địa điểm xây dựng và các thông tin khác).

- Chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và môi trường, Uỷ ban nhân dân các huyện, xã có liên quan giải quyết các thủ tục về vị trí, địa điểm, mặt bằng xây dựng cho các dự án.

- Phối hợp với các Sở, Ngành, đơn vị liên quan tổ chức thẩm định các nội dung liên quan đến việc chấp thuận chủ trương cho nhà đầu tư (ngoài các khu, cụm công nghiệp) trình Uỷ ban nhân dân tỉnh.

- Rà soát đôn đốc các dự án "hậu xi măng" đã được chấp thuận đầu tư thực hiện tiến độ theo cam kết; kịp thời tham mưu tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư.

- Chủ trì tham mưu xây dựng cơ chế khuyến khích sử dụng vật liệu “Hậu xi măng” thay thế vật liệu truyền thống; phối hợp với các nhà đầu tư để giới thiệu, hướng dẫn sử dụng vật liệu, cấu kiện, sản phẩm của các dự án “hậu xi măng” vào các công trình xây dựng.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành có liên quan tiếp nhận và thẩm định hồ sơ các dự án “Hậu xi măng”; hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư, giải quyết nhanh gọn các thủ tục trong quá trình thẩm định các dự án đầu tư.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường:

Chủ trì phối hợp với Sở xây dựng và Uỷ ban nhân dân các huyện giải quyết các thủ tục về thuê đất cho nhà đầu tư.

4. Các Sở, Ngành chức năng của tỉnh:

Giải quyết các công việc liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình sản xuất - kinh doanh của các chủ đầu tư.

5. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố:

Chủ trì phối hợp với các chủ đầu tư thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng cho dự án được chấp thuận.

6. Sở Giao thông Vận tải, Báo Hà Nam, Đài PT - TH tỉnh:



Phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành có liên quan trong việc thông tin, tuyên truyền và tổ chức triển khai thực hiện Đề án phát triển công nghiệp “hậu xi măng” của tỉnh./.




CHỦ TỊCH




Mai Tiến Dũng




Каталог: vbpq hanam.nsf -> 9e6a1e4b64680bd247256801000a8614
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Về việc công nhận lại và cấp Bằng công nhận lại trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ I chủ TỊch uỷ ban nhân dân tỉnh hà nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam văn phòNG
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Ủy ban nhân dân tỉnh hà nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> QuyếT ĐỊnh v/v thành lập Tổ công tác liên ngành kiểm tra tình hình thực hiện dự án
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh hà nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> QuyếT ĐỊnh phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu đất giáp kè sông Đáy thuộc thôn 1, xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý chủ TỊch uỷ ban nhân dân tỉnh hà nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> QuyếT ĐỊnh v/v thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch phát triển Nông nghiệp
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Hà Nam, ngày 17 tháng 8 năm 2012
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Hà Nam, ngày 17 tháng 8 năm 2012

tải về 48.03 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương