Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4-7-1981



tải về 21.84 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích21.84 Kb.
#13590

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********


Số: 199-HĐBT

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 1988

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 199-HĐBT NGÀY 28-12-1988 VỀ VIỆC BAN HÀNH BẢN QUY CHẾ ĐẶT VÀ HOẠT ĐỘNG  \CỦA CƠ QUAN ĐẠI DIỆN THƯỜNG TRÚ CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ NƯỚC NGOÀI TẠI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM



HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4-7-1981;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kinh tế đối ngoại,


NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Nghị định này bản Quy chế về việc đặt và hoạt động của cơ quan Đại diện thường trú các tổ chức kinh tế nước ngoài tại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 2. Căn cứ quy chế nói trên, Bộ Kinh tế đối ngoại xem xét, quyết định cụ thể việc các tổ chức kinh tế nước ngoài được đặt cơ quan Đại diện tại Việt Nam.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương có trách nhiện thi hành Nghị định này.

 


 

Võ Văn Kiệt

(Đã ký)


 

QUY CHẾ

ĐẶT VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN ĐẠI DIỆN THƯỜNG TRÚ CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ NƯỚC NGOÀI TẠI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


(Ban hành kèm theo Nghị định số 199-HĐBT ngày 28-12-1988 của Hội đồng Bộ trưởng)

Chương 1:

CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Các tổ chức kinh tế và cá nhân nước ngoài (dưới đây gọi tắt là Bên nước ngoài), có quan hệ với các tổ chức kinh tế, thương mại Việt Nam, có chương trình hoạt động hữu dụng, nhằm phát triển việc hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và khoa học kỹ thuật với Việt Nam; xúc tiến trong thời gian dài việc thực hiện các hợp đồng thương mại, hợp đồng thuộc lĩnh vực đầu tư, hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật đã được ký kết với các tổ chức kinh tế có thẩm quyền của Việt Nam; thúc đẩy việc xây dựng các dự án kinh tế được phía Việt Nam quan tâm, và có yêu cầu thường xuyên có mặt tại Việt Nam, có thể được phép đặt cơ quan Đại diện thường trú tại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo những quy định và điều kiện của Quy chế này.

Điều 2. Bộ Kinh tế đối ngoại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ quan có thẩm quyền xét và cấp giấy phép cho Bên nước ngoài đặt cơ quan Đại diện tại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 3. Phòng thương mại và công nghiệp Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tổ chức hướng dẫn và giúp đỡ các thủ tục cần thiết cho bên nước ngoài xin đặt cơ quan Đại diện tại Việt Nam.

Chương 2:

TRÌNH TỰ XIN CẤP GIẤY PHÉP ĐẶT CƠ QUAN ĐẠI DIỆN

Điều 4.

Bên nước ngoài xin cấp giấy phép đặt cơ quan Đại diện tại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải gửi đơn đến Bộ Kinh tế đối ngoại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đơn được lập theo mẫu in sẵn của Bộ Kinh tế đối ngoại do Phòng Thương mại và công nghiệp Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành, một bản chính bằng tiếng Việt Nam và một bản bằng một trong các thứ tiếng thông dụng (Anh, Nga, Pháp, Đức) và phải ghi đầy đủ các chi tiết trong đơn, cụ thể gồm:

1- Tên và địa chỉ của Bên nước ngoài xin đặt cơ quan Đại diện.

2- Phạm vi hoạt động chủ yếu của Bên nước ngoài tại nước mình (kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ, sản xuất)...

3- Số vốn pháp định của Bên nước ngoài.

4- Mục đích xin đặt cơ quan Đại diện tại Việt Nam.

5- Địa điểm xin đặt trụ sở của cơ quan Đại diện.

6- Tên người đại diện và các thành viên người Việt Nam hoặc người nước ngoài (nếu có) trong cơ quan Đại diện.

7- Tài sản chủ yếu của cơ quan Đại diện.



Điều 5. Kèm theo đơn xin phép đặt cơ quan Đại diện, Bên nước ngoài phải xuất trình:

1- Giấy giới thiệu của Phòng Thương mại và công nghiệp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2- Điều lệ hoặc tài liệu cần thiết chứng minh sự tồn tại hợp pháp của Bên nước ngoài.

3- Bản tóm tắt lý lịch của người đại diện và các thành viên trong nước hoặc nước ngoài (nếu có) trong cơ quan Đại diện.

4- Giấy chứng nhận của Ngân hàng hoặc cơ quan có thẩm quyền Bên nước ngoài xác định rõ số vốn pháp định của Bên nước ngoài xin đặt cơ quan Đại diện.

5- Một số giấy tờ khác có thể được yêu cầu xuất trình trong những trường hợp cần thiết.



Điều 6. Trong thời hạn không quá 2 (hai) tháng kể từ ngày Bộ Kinh tế đối ngoại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhận đơn. Bên nước ngoài sẽ được thông báo về kết quả của việc xin đặt cơ quan đại diện.

Điều 7.

Giấy phép đặt cơ quan Đại diện cấp cho Bên nước ngoài có quy định rõ phạm vi hoạt động, mục đích và điều kiện hoạt động của cơ quan Đại diện.

Giấy phép được cấp có giá trị trong thời hạn không quá 5 (năm) năm kể từ ngày cấp, tuỳ thuộc vào nội dung hoạt động hữu quan của Bên nước ngoài. Thời hạn hiệu lực của giấy phép có thể được kéo dài theo đề nghị của Bên nước ngoài khi được Bộ Kinh tế đối ngoại chấp thuận.

Điều 8. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được giấy phép đặt cơ quan Đại diện, Bên nước ngoài phải đăng ký tại Bộ Kinh tế đối ngoại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chương 3:

NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN ĐẠI DIỆN

Điều 9. Khi được cấp giấy phép đặt cơ quan Đại diện tại Việt nam, Bên nước ngoài phải nộp một khoản phí theo biểu phí.

Điều 10. Cơ quan Đại diện được phép đặt và hoạt động tại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ được thực hiện những nhiệm vụ theo mục đích và trong phạm vi đã được quy định trong giấy phép.

Điều 11. Cơ quan Đại diện được thuê trụ sở làm việc, nhà ở và các phương tiện phục vụ hoạt động và sinh hoạt của mình, được thuê công dân Việt Nam làm việc theo các quy định hiện hành của Việt Nam.

Điều 12.

Cơ quan Đại diện được mở tài khoản bằng tiền Việt Nam và bằng ngoại tệ chuyển đổi tự do tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam hoặc Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam để phục vụ cho hoạt động của mình theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Việc chuyển đổi ngoại tệ và chuyển ngoại tệ ra nước ngoài của cơ quan Đại diện thực hiện theo Điều lệ quản lý ngoại hối của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 13. Cơ quan Đại diện được đưa vào Việt Nam và khi kết thúc hoạt động tại Việt Nam được đưa ra khỏi Việt Nam các thiết bị đồ dùng phục vụ cho công tác và sinh hoạt theo quy định tại Nghị định số 131-HĐBT ngày 27 tháng 8 năm 1987 của Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 14. Trong một số trường hợp cần thiết, cơ quan Đại diện phải báo cáo bằng văn bản về một số vấn đề có liên quan đến hoạt động nghiệp vụ của mình theo yêu cầu của Bộ Kinh tế đối ngoại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 15.

Trong thời gian được phép hoạt động tại Việt Nam, cơ quan Đại diện được pháp luật Việt Nam bảo hộ các quyền lợi theo pháp luật và tập quán quốc tế và có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Người đứng đầu hoặc nhân viên của cơ quan Đại diện khi vi phạm pháp luật Việt Nam sẽ bị xử lý theo pháp luật của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chương 4:

THAY ĐỔI VÀ CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN ĐẠI DIỆN

Điều 16. Trường hợp muốn thay đổi tên, trụ sở cơ quan Đại diện, hoặc đặt Chi nhánh của cơ quan Đại diện hoặc thay đổi người đại diện (bao gồm người đứng đầu hoặc nhân viên của cơ quan Đại diện) tại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bên nước ngoài phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Kinh tế đối ngoại trước (01) một tháng, và chỉ được thay đổi khi được Bộ Kinh tế đối ngoại chấp thuận.

Điều 17.

Hoạt động của cơ quan Đại diện tại Việt Nam được chấp dứt trong các trường hợp:

a) Hết thời hạn ghi trong giấy phép.

b) Theo đề nghị của chính Bên nước ngoài.

c) Theo quyết định của Bộ Kinh tế đối ngoại nếu cơ quan Đại diện vi phạm những điều khoản ghi trong giấy phép đặt cơ quan Đại diện.

Trong các trường hợp nói trên, Bộ Kinh tế đối ngoại thông báo cho Bên nước ngoài bằng văn bản.



Điều 18. Trong thời hạn không quá (02) hai tháng kể từ ngày Bộ Kinh tế đối ngoại gửi thông báo kết thúc hoạt động của cơ quan Đại diện tại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan Đại diện phải trả trụ sở làm việc, nhà ở, phương tiện làm việc và sinh hoạt đã thuê và thanh toán các công nợ với các tổ chức và cá nhân có liên quan phía Việt Nam.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 19. Quy chế này không áp dụng đối với các tổ chức quốc tế có cơ quan Đại diện thành lập theo công ước hoặc Hiệp định mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia ký kết, hoặc các tổ chức nước ngoài có cơ quan Đại diện thành lập theo Quyết định riêng của Hội đồng Bộ trưởng Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 20. Quy chế này có hiệu lực thi hành từ ngày ký và được áp dụng đối với cả các cơ quan Đại diện thành lập tại Việt Nam trước khi ban hành Quy chế này.
Каталог: Lists -> vbpq -> Attachments
Attachments -> TỈnh bến tre độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> Ban hành kèm theo Thông tư số: 29/2004/tt-btnmt
Attachments -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> PHỤ LỤC: MẪu văn bảN Áp dụng thống nhất trong công tác bổ nhiệM (Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2012/tt-btp ngày 01 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp) Mẫu số: 01/bncb
Attachments -> PHỤ LỤc I khung thời gian trích khấu hao các loại tài sản cố ĐỊNH
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI
Attachments -> UỶ ban nhân dân tỉnh sơn la cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> PHỤ LỤc số I mẫu phiếu nhận hồ SƠ

tải về 21.84 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương