Căn cứ Luật Tổ chức chính phủ số 76/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015



tải về 2.67 Mb.
trang1/28
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích2.67 Mb.
#37490
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   28

CHÍNH PHỦ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: ........./2018/NĐ-CP




Hà Nội, ngày......tháng.......năm 2018


NGHỊ ĐỊNH

Quy định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều

của Luật Đường sắt
(Kèm theo Tờ trình số: 2083/TTr-CĐSVN ngày 12 tháng 10 năm 2017 của Cục Đường sắt Việt Nam)
Căn cứ Luật Tổ chức chính phủ số 76/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đường sắt số 06/2017/QH14 ngày 16 tháng 6 năm 2017;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,

Chính phủ ban hành Nghị định Quy định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt về xử lý các vị trí đường sắt giao nhau với đường sắt, đường sắt giao nhau với đường bộ không phù hợp với quy định của Luật và các lối đi tự mở để đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường sắt và lộ trình thực hiện; danh mục phụ kiện, phụ tùng, vật tư, thiết bị chuyên dùng cho đường sắt; niên hạn sử dụng phương tiện giao thông đường sắt; điều kiện kinh doanh đường sắt; miễn, giảm giá vé vận tải hành khách cho đối tượng chính sách xã hội khi đi tàu; danh mục hàng nguy hiểm và điều kiện xếp, dỡ, vận tải hàng nguy hiểm trên đường sắt; hỗ trợ đối với doanh nghiệp kinh doanh đường sắt trong việc thực hiện nhiệm vụ đặc biệt, an sinh xã hội.



Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan đến cá hoạt động đường sắt trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.



Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này các cụm từ được hiểu như sau:



1. Niên hạn sử dụng phương tiện giao thông đường sắt là thời gian được tính bằng số năm phương tiện được phép khai thác trên đường sắt tính từ khi phương tiện bắt đầu khai thác trên đường sắt đến thời điểm phương tiện giao thông đường sắt không được phép khai thác trên đường sắt theo quy định tại Nghị định này.

2. Niên hạn sử dụng phương tiện giao thông đường sắt được phép nhập khẩu là thời gian tối đa tính được theo năm mà phương tiện giao thông đường sắt đã khai thác được phép nhập khẩu.



3. Chốt gác là nơi có bố trí người được giao nhiệm vụ để thường trực 24/24 giờ trong ngày tại các vị trí thường xảy ra tai nạn giao thông đường sắt nhằm tạo ra tín hiệu vừa mang tính hỗ trợ, vừa mang tính cưỡng chế giúp người tham gia giao thông nhận biết tàu sắp qua vị trí này để có biện pháp xử lý kịp thời nhằm đảm bảo an toàn giao thông.

4. Cảnh giới là hoạt động cảnh báo của người được giao nhiệm vụ để cảnh giới theo giờ tàu chạy qua các vị trí có thể xảy ra tai nạn giao thông đường sắt, bằng hiệu lệnh và các biện pháp khác nhằm cảnh báo người tham gia thông đường bộ không vượt qua đường sắt khi có tàu đang đến gần vị trí cảnh giới.

5. Gờ giảm tốc là một dạng vạch sơn kẻ đường, có chiều dày không quá 6 milimet, có tác dụng cảnh báo (thông qua việc gây tác nhẹ lên phương tiện) cho người tham gia giao thông biết trước vị trí nguy hiểm, cần phải giảm tốc độ và chú ý quan sát để bảo đảm an toàn giao thông

6. Gồ giảm tốc là vật được lắp trên đường bộ khu vực đường ngang nhằm mục đích hạn chế tốc độ tham gia giao thông của các phương tiện qua đó hạn chế tối đa những nguy cơ gây ra tai nạn giao thông đường sắt.



Chương II

XỬ LÝ CÁC VỊ TRÍ ĐƯỜNG SẮT GIAO NHAU VỚI ĐƯỜNG SẮT, ĐƯỜNG SẮT GIAO NHAU VỚI ĐƯỜNG BỘ KHÔNG PHÙ HỢP VỚI QUY ĐỊNH CỦA LUẬT, CÁC LỐI ĐI TỰ MỞ VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

Mục 1

YÊU CẦU CHUNG

Điều 4. Yêu cầu chung

1. Phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông giao thông đường sắt và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có đường sắt đi qua.

2. Không phát sinh thêm lối đi tự mở; giảm và tiến tới xóa bỏ các lối đi tự mở bằng các biện pháp xây dựng các đường gom dọc theo đường sắt, cầu vượt qua đường sắt phù hợp khả năng huy động vốn.

3. Các công trình xây dựng gần hành lang an toàn giao thông đường sắt tại đường ngang phải có phương án bảo đảm an toàn giao thông cho người và phương tiện trong quá trình khai thác.

4. Đường ngang xây dựng mới phải đảm bảo đúng quy hoạch, đúng yêu cầu kỹ thuật.

Mục 2

VỊ TRÍ NGUY HIỂM ĐỐI VỚI AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT

Từ Điều 5 đến Điều 7, cơ quan xây dựng dự thảo đề xuất hai phương án như sau:

* Phương án 1:

Điều 5. Quy định về vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt



1. Vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt là nơi thường xảy ra hoặc có thể xảy ra tai nạn giao thông đường sắt.

2. Vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt bao gồm:

a) Nơi thường xảy ra tai nạn giao thông đường sắt (sau đây gọi là điểm đen tai nạn giao thông đường sắt);

b) Nơi có thể xảy ra tai nạn giao thông đường sắt (sau đây gọi là điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường sắt).

3. Đường ngang nguy hiểm là đường ngang thường xảy ra hoặc có thể xảy ra tai nạn giao thông trong khu vực đường ngang theo tiêu chí xác định tại Điều 6, Điều 7 của Nghị định này.

Điều 6. Tiêu chí xác định điểm đen

Điểm đen tai nạn giao thông đường sắt được xác định dựa trên số vụ và mức độ thiệt hại do tai nạn giao thông đường sắt theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã xảy ra trong vòng 12 tháng thuộc các trường hợp sau:

1. Xảy ra từ 01 vụ tai nạn rất nghiêm trọng trở lên;

2. Xảy ra từ 02 vụ tai nạn nghiêm trọng trở lên;

3. Xảy ra từ 03 vụ tai nạn ít nghiêm trọng trở lên.

Điều 7. Tiêu chí xác định điểm tiềm ẩn

Điểm tiềm ẩn được xác định dựa trên hiện trạng công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt và số vụ và mức độ thiệt hại do tai nạn giao thông đường sắt theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã xảy ra trong vòng 12 tháng thuộc các trường hợp sau:

1. Xảy ra từ 02 vụ tai nạn chỉ có người bị thương trở lên;

2. Xảy ra từ 01 vụ tai nạn có người chết trở lên;

3. Hiện trạng công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt, công tác tổ chức giao thông có các yếu tố gây mất an toàn giao thông đường sắt như: tầm nhìn lái tàu, lái xe hạn chế, mật độ giao cắt đồng mức lớn, mật độ phương tiện qua lại nhiều, giao cắt dốc, giao cắt chéo, giao cắt không được êm thuận, giao cắt trong ga, đường sắt và đường bộ chạy dọc, liền kề.”

Ưu điểm của Phương án 1:

- Đơn giản trong xác định tiêu chí đánh giá các vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt.

- Phù hợp với thực tế quản lý hiện nay của các chủ thể có liên quan đến việc thống kê, phân tích, đánh giá các yêu tố gây nguy hiểm cho từng vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt.

- Vận dụng kinh nghiệm xác định và xử lý vị trí nguy hiểm trên đường bộ đang khai thác hiện nay tại Việt Nam.



Nhược điểm của Phương án 1:

- Việc đánh giá xác định tiêu chí các vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt chủ yếu dựa vào số vụ tai nạn trong khoảng thời gian nhất định, chứ chưa xét đến tần suất xảy ra vụ tai nạn trong khoảng thời gian đó để phục vụ đánh giá. Điều này dễ dẫn đến chưa phân biệt được mức độ nguy hiểm của từng vị trí khi tần suất xảy ra tai nạn có khác nhau trong khoảng thời gian nhất định.



* Phương án 2: (Dựa trên cơ sở kinh nghiệm xử lý điểm đen tai nạn giao thông đường sắt của Hàn Quốc được trích xuất trong tài liệu “Hướng dẫn quản lý và đánh giá rủi ro” của KORAIL và kết quả nghiên cứu của chuyên gia Hàn Quốc cho Dự án “Trao đổi kinh nghiệm phát triển GTVT (DEEP) của KOICA hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ GTVT)

Điều 5. Quy định về vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt



1. Vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt là nơi thường xảy ra hoặc nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông đường sắt cần phải có biện pháp quản lý, khắc phục để bảo đảm an toàn giao thông đường sắt.

2. Vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt được đánh giá, phân loại dựa trên mức độ nguy hiểm.

Điều 6. Tiêu chí đánh giá mức độ nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt của từng vị trí

1. Mức độ nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt của từng vị trí được đánh giá được xác định dựa trên tần suất phát sinh số vụ tai nạn giao thông đường sắt và mức độ nghiêm trọng của vụ tai nạn giao thông đường sắt xảy ra tại vị trí đó.

2. Tần suất phát sinh số vụ tai nạn giao thông đường sắt tại vị trí nguy hiểm được phân ra làm năm (05) mức:

a) Mức A (Gần như không xảy ra): Xảy ra một (01) vụ tai nạn giao thông đường sắt trong khoảng thời gian từ mười (10) năm trở lên;

b) Mức B (Hiếm khi xảy ra): Xảy ra một (01) vụ tai nạn giao thông đường sắt trong khoảng thời gian từ ba (03) năm đến dưới mười (10) năm;

c) Mức C (Thỉnh thoảng xảy ra): Xảy ra một (01) vụ tai nạn giao thông đường sắt trong khoảng thời gian từ một (01) năm đến dưới ba (03) năm;

d) Mức D (Thường xuyên xảy ra): Xảy ra một (01) vụ tai nạn giao thông đường sắt trong khoảng thời gia từ từ một (01) tháng đến dưới một (01) năm;

đ) Mức E (Xảy ra theo chu kỳ): Xảy ra một (01) vụ tai nạn giao thông đường sắt trong khoảng thời gia từ một (01) ngày đến dưới một (01) tháng.

3. Mức độ nghiêm trọng của vụ tai nạn giao thông đường sắt xảy ra tại vị trí nguy hiểm được phân ra làm năm (05) mức:

a) Mức 1: Có một (01) người bị thương nhẹ hoặc một (01) bị thương nặng và làm chậm tàu dưới hai mươi (20) phút;

b) Mức 2: Có một (01) người bị thương nặng hoặc một (01) tử vong và làm chậm tàu từ hai mươi (20) phút đến dưới bốn mươi (40) phút;

c) Mức 3: Có từ một (01) đến hai (02) người tử vong và làm chậm tàu từ bốn mươi (40) phút đến dưới hai (02) tiếng;

d) Mức 4: Có từ ba (03) đến bốn (04) người tử vong và làm chậm tàu (gián đoạn vận chuyển) từ hai (02) tiếng đến dưới hai mươi bốn (24) tiếng;

đ) Mức 5: Có từ năm (05) người tử vong trở lên và làm chậm tàu (gián đoạn vận chuyển) từ hai mươi bốn (24) tiếng trở lên.

Trong đó: Số người tử vong được tính quy đổi số người bị thương nặng và số người bị thương nhẹ (01 người tử vong = 10 người bị thương nặng = 200 người bị thương nhẹ).

4. Mức độ nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt của từng vị trí được phân loại bao gồm năm (05) mức theo bảng sau:

Phân loại

Mức độ nghiêm trọng

5

4

3

2

1

Tần suất phát sinh

E

Mức 5

Mức 5

Mức 5

Mức 4

Mức 3

D

Mức 5

Mức 5

Mức 4

Mức 3

Mức 2

C

Mức 5

Mức 4

Mức 3

Mức 2

Mức 2

B

Mức 4

Mức 3

Mức 2

Mức 2

Mức 1

A

Mức 3

Mức 2

Mức 2

Mức 1

Mức 1

Điều 7. Phân loại vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt

Vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt được phân thành hai (02) loại sau:

1. Điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường sắt:

a) Vị trí có mức độ nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt được đánh giá thuộc mức 1 hoặc mức 2;

b) Các vị trí có hiện trạng công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt, công tác tổ chức giao thông có các yếu tố gây mất an toàn giao thông đường sắt như: tầm nhìn lái tàu, lái xe hạn chế; mật độ giao cắt đồng mức lớn, mật độ phương tiện qua lại nhiều, giao cắt dốc, giao cắt chéo, giao cắt không được êm thuận, giao cắt trong ga, đường sắt và đường bộ chạy dọc, liền kề.

2. Điểm đen tai nạn giao thông đường sắt: Vị trí có mức độ nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt được đánh giá thuộc một trong các mức 3, mức 4 hoặc mức 5.”

Ưu điểm của Phương án 2:

- Lượng hóa được tiêu chí trên cơ sở phân tích tần suất phát sinh và mức độ nghiêm trọng của các yếu tố gây nguy hiểm cho từng vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt.

- Dựa vào kinh nghiệm thực tế của Hàn Quốc đã và đang thực hiện theo phương pháp này.

Nhược điểm:

- Cần phải thông kê, theo dõi một cách hệ thống và đầy đủ về các vụ tai nạn giao thông đường sắt xảy ra tại các vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt.

- Chưa có sự kiểm chứng thực tế trong điều kiện của Việt Nam.

Điều 8. Nội dung quản lý vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt

1. Khảo sát, điều tra, thống kê phân loại điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường sắt.

2. Lập hồ sơ và quản lý vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt.

3. Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông tại các vị trí nguy hiểm.

4. Theo dõi, cập nhật và lưu trữ hồ sơ vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt.

Điều 9. Hồ sơ quản lý vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt

1. Mỗi vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt được lập thành một hồ sơ để phục vụ quản lý. Hồ sơ các vị trí nguy hiểm lập cho từng tuyến đường sắt và theo địa giới hành chính quản lý cấp xã, huyện, tỉnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện.



2. Hồ sơ quản lý vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt gồm:

a) Bản vẽ hiện trạng mặt bằng khu vực trong đó có vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông tỷ lệ 1/500 theo lý trình của đường sắt có các thông tin: Bề rộng và kết cấu mặt đường bộ; các thông số kỹ thuật khác liên quan hệ thống biển báo, phòng vệ khu vực và các yếu tố là nguyên nhân đã gây ra hoặc tiềm ẩn gây mất an toàn giao thông.

b) Hồ sơ các vụ tai nạn giao thông xảy ra tại vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt; ảnh chụp khu vực vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt; Tổ chức chốt, gác tại vị trí này.

c) Hồ sơ hoàn công công trình đường sắt và các công trình khác có liên quan trong khu vực là nguyên nhân đã gây ra hoặc tiềm ẩn gây mất an toàn giao thông.



3. Lập hồ sơ và quản lý vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt:

a) Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng, tổ chức, cá nhân sử dụng đường ngang chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện lập hồ sơ và quản lý, theo dõi những đường ngang thuộc phạm vi quản lý là những vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt theo quy định của Nghị định này.

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đường sắt đi qua chủ trì, phối hợp với Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng, tổ chức, cá nhân tổ chức lập và quản lý, theo dõi những vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt trừ các trường hợp đã nêu tại mục a, khoản 3 Điều này.

4. Hồ sơ vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt do Cơ quan quản lý nhà nước quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các chủ thể liên quan đến vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông nêu tại mục a, khoản 3 Điều này thống nhất quản lý.



Điều 10. Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông tại các vị trí nguy hiểm

1. Phân tích nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông đường sắt tại vị trí nguy hiểm và đưa ra biện pháp bảo đảm an toàn giao thông .

2. Thực hiện các biện pháp giảm số lượng, xóa bỏ các vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt:

a) Thực hiện các biện pháp nhằm khắc phục ngay các điểm đen tai nạn giao thông đường sắt để làm mất hẳn hoặc giảm nguyên nhân gây tai nạn giao thông tại các vị trí này;

b) Tổ chức giao thông phù hợp với mạng lưới giao thông khu vực, tăng cường các điều kiện để đảm bảo an toàn giao thông, giải tỏa hành lang an toàn giao thông đường sắt, đường bộ khu vực kết hợp thực hiện các biện pháp để giảm hoặc làm mất hẳn nguyên nhân có thể gây tai nạn giao thông theo thứ tự ưu tiên đối với các điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông.

3. Khi chưa thực hiện được các biện pháp nêu tại mục a, khoản 2 Điều này, phải tổ chức chốt gác đảm bảo an toàn giao thông cho các điểm đen tai nạn giao thông và cảnh giới đối với các điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông quy định tại Nghị định này.

4. Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông tại các vị trí nguy hiểm

a) Cơ quan quản lý nhà nước quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhan dân cấp huyện, Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt tổ chức thực hiện giảm, xóa bỏ các đường ngang trên đường sắt quốc gia là điểm đen tại nạn giao thông đường sắt theo quy định của Nghị định này;

b) Chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng, tổ chức, cá nhân sử dụng đường ngang chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nội dung nêu tại khoản 3 Điều này và biện pháp khắc phục đối với các đường ngang thuộc phạm vi quản lý, sử dụng là những vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt theo quy định của Nghị định này.

c) Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt:

Chủ trì, phối hợp với Cơ quan quản lý nhà nước quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nội dung nêu tại khoản 3 Điều này đối với các đường ngang nguy hiểm và biện pháp khắc phục đối với các đường ngang trên đường sắt quốc gia là những vị trí tiềm ẩn tai nạn giao thông đường sắt theo quy định của Nghị định này;

Tổ chức huấn luyện nghiệp vụ cảnh giới, chốt gác và cung cấp trang thiết bị, thông tin giờ tàu cho Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức cá nhân liên quan để tổ chức chốt gác, cảnh giới đối với các lối đi tự mở là vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt;

d) Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đường sắt đi qua chủ trì, phối hợp với Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng, tổ chức, cá nhân liên quan tổ chức thực hiện:

Tổ chức giao thông khu vực vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt; giải tỏa hành lang an toàn giao thông đường sắt, đường bộ và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông khu vực thuộc phạm vi quản lý;

Tổ chức thực hiện giảm, xóa bỏ các những vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt trừ các trường hợp đã nêu tại mục a,b khoản 4 Điều này.

Mục 3

XỬ LÝ CÁC VỊ TRÍ GIAO NHAU VỚI ĐƯỜNG SẮT, ĐƯỜNG SẮT GIAO NHAU VỚI ĐƯỜNG BỘ KHÔNG PHÙ HỢP VỚI QUY ĐỊNH CỦA LUẬT ĐƯỜNG SẮT

Điều 11. Đường sắt chuyên dùng giao nhau cùng mức với đường sắt quốc gia

1. Chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng phải có trách nhiệm đầu tư, xây dựng, bảo trì nút giao khác mức giữa đường sắt chuyên dùng với đường sắt quốc gia.

2. Khi chưa xây dựng được nút giao khác mức giữa đường sắt chuyên dùng với đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều này thì:

a) Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm tổ chức cải tạo, nâng cấp, bảo trì phần công trình đường sắt quốc gia giao nhau với đường sắt chuyên dùng;

b) Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia có trách nhiệm:

Thực hiện bảo trì phần công trình đường sắt quốc gia giao nhau với đường sắt chuyên dùng theo quy định của pháp luật khi được giao, cho thuê hoặc chuyển nhượng

Chủ trì, phối hợp với chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng để tổ chức phòng vệ và thống nhất thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn chạy tàu qua vị trí giao cắt này;

Chủ trì, thống nhất điều hành giao thông vận tải đường sắt đối với các đoàn tầu chạy qua điểm giao cắt này;

b) Chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng có trách nhiệm:

Cải tạo, nâng cấp, bảo trì phần công trình đường sắt chuyên dùng giao nhau với đường sắt quốc gia;

Phối hợp và chịu sự điều hành giao thông vận tải đường sắt của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia đối với các đoàn tầu chạy qua điểm giao cắt này;

Điều 12. Đường sắt giao nhau với đường bộ từ cấp III trở lên; đường sắt giao nhau với đường bộ đô thị; đường sắt có tốc độ thiết kế 100 km/h trở lên giao nhau với đường bộ; đường sắt đô thị giao nhau với đường bộ.

1. Chủ đầu tư công trình xây dựng mới có trách nhiệm đầu tư xây dựng thành nút giao khác mức và tổ chức quản lý, bảo trì nút giao này.

2. Khi chưa xây dựng được nút giao khác mức theo quy định tại khoản 1 Điều này thì:

a) Ủy ban nhân dân các cấp, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, chủ đầu tư dự án hoặc tổ chức, cá nhân có nhu cầu giao thông qua đường sắt phải tuân thủ quy định tại khoản 4 Điều 17 Luật Đường sắt.

b) Chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình xây dựng mới có trách nhiệm đầu tư, xây dựng, nâng cấp, cải tạo thành đường ngang có người gác và tổ chức bảo trì, quản lý, vận hành đường ngang này;

c) Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng tiếp nhận công trình đường ngang sau nâng cấp, cải tạo, tổ chức quản lý, bảo trì và tổ chức phòng vệ đường ngang theo giấy phép của cơ quan có thẩm quyền và thỏa thuận với chủ đầu tư, chủ sở hữu xây dựng công trình mới.




tải về 2.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương