Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010



tải về 1.04 Mb.
trang1/8
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1.04 Mb.
#23834
  1   2   3   4   5   6   7   8

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------


Số: 1997/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG QUẶNG CHÌ KẼM ĐẾN NĂM 2020, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng chì kẽm đến năm 2020, có xét đến năm 2030 với các nội dung chính sau:

1. Quan điểm phát triển

- Thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng chì kẽm phù hợp với Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, Chiến lược khoáng sản và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững, củng cố công tác quốc phòng, an ninh và phải hài hòa lợi ích quốc gia, địa phương, doanh nghiệp và dân cư trong vùng khai thác, chế biến quặng chì kẽm.

- Thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng chì kẽm đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên và các nguồn tài nguyên khác.

- Các dự án khai thác, chế biến quặng chì kẽm phải áp dụng công nghệ tiên tiến thân thiện với môi trường, sử dụng tổng hợp và tiết kiệm tài nguyên, gắn liền với các cơ sở, dự án luyện kim chì, kẽm.

- Hạn chế, tiến tới chấm dứt các dự án khai thác, tuyển và chế biến sâu quặng chì kẽm quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, tổn thất tài nguyên, tiêu thụ năng lượng cao và gây ô nhiễm môi trường để hình thành các doanh nghiệp có quy mô đủ lớn, đầu tư công nghệ hiện đại, đảm bảo yêu cầu về môi trường, sở hữu nhiều mỏ để chế biến sâu quặng chì kẽm ổn định, lâu dài.

2. Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu tổng quát: Phát triển bền vững thăm dò, khai thác, chế biến quặng chì kẽm nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu nguyên liệu khoáng của nền kinh tế và gắn với các nhà máy hiện có, dự án luyện kim chì, kẽm; không xuất khẩu quặng nguyên khai, quặng tinh chì, kẽm và bột oxyt kẽm.

b) Mục tiêu cụ thể

- Thăm dò:

+ Giai đoạn đến năm 2020: Phấn đấu đạt khoảng 1.161 nghìn tấn chì kẽm trữ lượng cấp 121 và 122.

+ Giai đoạn 2021-2030: Phấn đấu đạt khoảng 520 - 620 nghìn tấn chì kẽm trữ lượng cấp 121 và 122.

- Khai thác, chế biến (tuyển):

+ Giai đoạn đến năm 2020: Sản lượng khai thác, tuyển quặng đạt khoảng 16,6 nghìn tấn chì và 24,5 nghìn tấn kẽm (quy đổi từ quặng tinh chì, kẽm). Sản lượng quặng oxyt nguyên khai hàm lượng Zn  15% duy trì khoảng 1,5 nghìn tấn kẽm/năm.

+ Giai đoạn 2021-2030: Tăng dần và duy trì sản lượng khai thác và tuyển quặng hàng năm đạt khoảng 24 nghìn tấn chì và 30 - 32 nghìn tấn kẽm.

- Sản xuất bột oxyt kẽm: Phấn đấu duy trì sản lượng bột oxyt kẽm nguyên liệu (có hàm lượng Zn là 60,2%) đạt khoảng 1,9 nghìn tấn bột/năm.

3. Định hướng phát triển

- Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, đánh giá và thăm dò các khu vực quặng chì kẽm có triển vọng tại các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Tuyên Quang, Điện Biên, đặc biệt ở các vùng có tiềm năng khoáng sản chì kẽm phân bố ở phần sâu như Chợ Điền, Bắc Kạn và Lang Hít, Thái Nguyên.

- Đẩy mạnh nghiên cứu, áp dụng công nghệ tuyển quặng chì kẽm và luyện bột oxyt kẽm tiên tiến nhằm sử dụng tiết kiệm, tổng hợp và có hiệu quả các loại quặng chì kẽm, nhất là quặng oxyt có hàm lượng kẽm trên dưới 10%.

- Nghiên cứu thị trường thế giới để nhập khẩu quặng oxyt giàu kẽm nói riêng, quặng nguyên khai, quặng tinh chì, kẽm nói chung, phục vụ luyện bột oxyt kẽm, luyện kim chì, kẽm trong nước sau năm 2020.

4. Dự báo nhu cầu về quặng chì kẽm

Nhu cầu về quặng, quặng tinh chì kẽm từ nguồn quặng trong nước dự báo như sau:

TT

Nội dung

2020

2025

2030

1

Nhu cầu của luyện bột oxyt kẽm (tấn Zn)

6.446

6.942

7.438

Quy quặng oxyt giàu kẽm (tấn quặng thô)

42.976

46.282

49.588

2

Nhu cầu của luyện chì (tấn Pb)

23.920

29.926

31.765

Quy quặng tinh chì 50% (tấn quặng tinh)

47.840

59.852

63.531

3

Nhu cầu của luyện kẽm (tấn Zn)

27.398

44.720

44.720

Quy quặng tinh kẽm 50% (tấn quặng tinh)

33.511

52.872

52.872

và bột oxyt kẽm 60,2% (tấn bột)

17.678

30.372

30.372

5. Quy hoạch phát triển

a) Trữ lượng và tài nguyên quặng chì kẽm

Tổng trữ lượng và tài nguyên quặng chì kẽm đã được điều tra, đánh giá và thăm dò của nước ta hiện có khoảng 7.461 nghìn tấn Pb+Zn phân bố trong 130 mỏ, biểu hiện quặng chì kẽm thực thụ và đi kèm. Trong đó, quặng sulfur chiếm 83,2% tổng trữ lượng và tài nguyên quặng chì kẽm thực thụ.

Trữ lượng huy động trong kỳ quy hoạch là 962.759 tấn chì kẽm.

Tổng hợp trữ lượng và tài nguyên quặng chì kẽm nêu tại Phụ lục I kèm theo Quyết định này.

b) Quy hoạch phát triển thăm dò quặng chì kẽm

- Giai đoạn đến năm 2020:

Hoàn thành 27 đề án thăm dò trên địa bàn 9 tỉnh, thành phố, trong đó:

+ Hoàn thành 5 đề án đã cấp phép thăm dò từ năm 2012 đến nay tại các tỉnh Hà Giang, Bắc Kạn, Tuyên Quang và Yên Bái;

+ Cấp phép thăm dò 5 đề thuộc mỏ đang khai thác nhưng chưa tiến hành thăm dò tại các tỉnh Lào Cai, Bắc Kạn và Yên Bái;

+ Cấp phép mới 17 đề án thăm dò tại các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Điện Biên, Yên Bái và Quảng Bình.

- Giai đoạn 2021-2030:

Trên cơ sở kết quả đánh giá tiềm năng khoáng sản chì kẽm theo Quyết định số 1388/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ các tỉnh, thành phố sẽ lựa chọn 13 đến 16 khu vực quặng chì kẽm để thăm dò, trong đó:

+ Trong kỳ 2021 - 2025: 6 đề án tại tỉnh Bắc Kạn và Tuyên Quang;

+ Trong kỳ 2026-2030: 7 - 10 đề án tại các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Điện Biên, Nghệ An và một số địa phương các vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.

Danh mục các đề án thăm dò quặng chì kẽm được nêu tại Phụ lục II kèm theo Quyết định này.

c) Quy hoạch phát triển khai thác, chế biến (tuyển) quặng chì kẽm

- Giai đoạn đến năm 2020:

Hoàn thành 29 dự án đầu tư mới, cải tạo và mở rộng khai thác, chế biến (tuyển) quặng chì kẽm trên địa bàn 9 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó:

+ 7 dự án đã cấp phép khai thác, chế biến trong hai năm 2013 và 2014 tại các tỉnh Bắc Kạn, Tuyên Quang và Thái Nguyên;

+ 6 dự án cải tạo và mở rộng khai thác, chế biến tại các tỉnh Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn và Yên Bái;

+ 16 dự án khai thác, chế biến tại các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Điện Biên, Yên Bái và Quảng Bình.

- Giai đoạn 2021-2030:

+ Trong kỳ 2021-2025: Hoàn thành 9 dự án đầu tư khai thác, chế biến quặng chì kẽm trên địa bàn hai tỉnh Bắc Kạn và Tuyên Quang.

+ Trong kỳ 2026-2030: Đẩy mạnh đầu tư khai thác, chế biến quặng chì kẽm tại các tỉnh: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Điện Biên, Nghệ An và một số địa phương khác ở các vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.

Danh mục các dự án đầu tư khai thác, chế biến (tuyển) quặng chì kẽm được nêu tại Phụ lục III kèm theo Quyết định này.

d) Quy hoạch sản xuất (luyện) bột oxyt kẽm và kim loại chì, kẽm

- Giai đoạn đến năm 2020: Duy trì các cơ sở chế biến bột oxyt kẽm và chì, kẽm kim loại hiện có và đầu tư mới 03 Dự án luyện chì, kẽm; hoàn thành việc đóng cửa, tháo dỡ nhà xưởng và phục hồi môi trường tại các cơ sở luyện bột oxyt kẽm công nghệ lò phản xạ lạc hậu ở Tràng Đà, tỉnh Tuyên Quang và Lưu Xá, tỉnh Thái Nguyên.

- Giai đoạn 2021-2030: Duy trì các dự án đã đầu tư và bổ sung 03 Dự án luyện chì, kẽm tại các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và Thái Nguyên.

Danh mục các dự án luyện kim chì, kẽm nêu tại Phụ lục IV.

đ) Quy hoạch sử dụng quặng chì kẽm

- Không xuất khẩu quặng nguyên khai, quặng tinh chì, kẽm và bột oxyt kẽm nguyên liệu (hàm lượng Zn = 60,2 - 64,2%).

- Các dự án đầu tư khai thác, chế biến quặng chì kẽm phải gắn với các cơ sở sử dụng (luyện kim chì, kẽm) cụ thể theo Quy hoạch.

Quy hoạch sử dụng quặng chì kẽm được nêu tại Phụ lục III kèm theo Quyết định này.

6. Vốn đầu tư

Tổng nhu cầu vốn đầu tư thăm dò, khai thác, chế biến (tuyển) quặng chì kẽm đến năm 2030 dự kiến khoảng 3.730 - 3.755 tỷ đồng, trong đó, thăm dò khoảng 530 - 555 tỷ đồng và khai thác, chế biến khoảng 3.200 tỷ đồng.

Nguồn vốn dự kiến:

- Vốn cho lập, điều chỉnh Quy hoạch quặng chì kẽm; đầu tư cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào các dự án khai thác, chế biến quặng chì kẽm: nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định.

- Vốn cho thăm dò, khai thác và chế biến quặng chì kẽm: Nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp, vốn vay thương mại trong và ngoài nước, vốn huy động qua thị trường chứng khoán, phát hành trái phiếu công trình và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Chi tiết về nhu cầu vốn đầu tư thăm dò, khai thác, chế biến quặng chì kẽm đến năm 2020, có xét đến năm 2030 được nêu tại Phụ lục V kèm theo Quyết định này.

7. Các giải pháp và cơ chế chính sách

a) Giải pháp

- Về quản lý tài nguyên:

+ Nâng cao chất lượng điều tra, đánh giá và thăm dò quặng chì kẽm. Làm tốt công tác báo cáo thống kê, công khai các số liệu khai thác, chế biến, tổn thất tài nguyên.

+ Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên quặng chì kẽm phục vụ cho công tác quy hoạch và quản trị tài nguyên.

+ Ưu tiên cấp phép khai thác đáp ứng nguồn nguyên liệu cho các dự án chế biến sâu quặng chì kẽm đã và đang đầu tư.

- Về khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế: Đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị trong khai thác, tuyển quặng và chế biến bột ôxyt kẽm nhằm giảm tổn thất tài nguyên, đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường. Phát triển nghiên cứu khoa học, công nghệ, hợp tác quốc tế chuyển giao công nghệ tiên tiến trong khai thác, chế biến quặng chì kẽm nghèo, ôxy hóa dở dang; thu hồi tối đa kim loại chì, kẽm trong các khoáng sản khác có chì, kẽm đi kèm.

- Về huy động vốn đầu tư: Phát huy nội lực, đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư thông qua việc góp vốn đầu tư, cổ phần, liên doanh, ... và các nguồn vốn tín dụng khác.

- Về quản lý nhà nước:

+ Tăng cường sự phối hợp giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương và UBND cấp tỉnh trong việc cấp phép hoạt động khoáng sản, cung cấp thông tin về tình hình khai thác, chế biến sau cấp phép.

+ Tiếp tục rà soát hoàn thiện, bổ sung, sửa đổi các chính sách pháp luật về khoáng sản để gắn các dự án thăm dò, khai thác với các dự án chế biến sâu (luyện kim chì, kẽm) đạt hiệu quả. Kiểm soát chặt chẽ hoạt động thăm dò, khai thác đảm bảo tuân thủ chính sách pháp luật về khoáng sản, an toàn lao động và môi trường.

+ Tăng cường công tác kiểm tra, bảo vệ ranh giới các khu vực quặng chì kẽm chưa khai thác.

+ Cấu trúc lại các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, sử dụng nguồn tài nguyên hạn chế, công nghệ lạc hậu, tổn thất tài nguyên cao và gây ô nhiễm môi trường hoặc khai thác không gắn kết với địa chỉ sử dụng để hình thành các doanh nghiệp có quy mô đủ lớn, khai thác, chế biến tập trung với công nghệ tiên tiến, đảm bảo an toàn lao động và thân thiện môi trường theo với các hình thức sát nhập, liên doanh, liên kết, chuyển nhượng giấy phép hoạt động khoáng sản chì kẽm.

b) Các cơ chế, chính sách

- Về khai thác, chế biến quặng chì kẽm: Khuyến khích việc sáp nhập các mỏ có quy mô nhỏ để phát triển thành các dự án có quy mô đủ lớn, áp dụng công nghệ hiện đại.

- Về tài chính: Rà soát, điều chỉnh kịp thời các loại thuế, phí, lệ phí hợp lý, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân địa phương nơi có quặng chì kẽm được khai thác;

- Về khoa học và công nghệ: Ưu tiên nguồn vốn khoa học và công nghệ nhằm nghiên cứu áp dụng công nghệ chế biến hiệu quả quặng sulfur và quặng oxyt nghèo, quặng oxy hóa dở dang.

- Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khi thực hiện chủ trương cấu trúc lại doanh nghiệp.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Công Thương

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, địa phương liên quan thực hiện việc công bố Quy hoạch, hướng dẫn triển khai, kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch;

- Đề xuất các giải pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ việc lưu thông, tiêu thụ quặng chì kẽm; phối hợp với các Bộ, địa phương xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể khuyến khích, thúc đẩy việc sử dụng quặng chì kẽm tiết kiệm, hiệu quả và bảo đảm môi trường;

- Chủ trì, phối hợp với các địa phương triển khai việc thực hiện đầu tư các dự án khai thác và chế biến quặng chì kẽm tuân thủ theo Quy hoạch;

- Định kỳ tiến hành rà soát, đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch; cập nhật thông tin và đề xuất việc bổ sung, điều chỉnh Quy hoạch khi cần thiết.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Đẩy mạnh điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản chì kẽm tại các vùng có triển vọng như Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên, đặc biệt là vùng có tiềm năng khoáng sản chì kẽm phân bố ở phần sâu như Chợ Điền, tỉnh Bắc Kạn, Lang Hít, tỉnh Thái Nguyên. Rà soát, chỉ đạo chủ đầu tư các dự án khẩn trương thực hiện công tác đánh giá, thăm dò các mỏ quặng chì kẽm đã cấp phép khai thác nhưng chưa được thăm dò tuân thủ theo quy định của pháp luật về khoáng sản. Khoanh định, bổ sung các khu vực quặng chì kẽm chưa huy động trong Quy hoạch vào khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan trong việc cấp phép hoạt động khoáng sản chì kẽm để nâng cao hiệu quả quản lý quy hoạch, đảm bảo dự án khai thác, chế biến (tuyển) sử dụng công nghệ tiên tiến, an toàn lao động, bảo vệ môi trường và hiệu quả kinh tế-xã hội, đảm bảo nguyên liệu ổn định, lâu dài cho dự án chế biến sâu (luyện kim chì, kẽm).

- Phối hợp chặt chẽ với các Bộ Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư trong quản lý hoạt động khoáng sản chì kẽm, chia sẻ thông tin về hoạt động khoáng sản chì kẽm của các doanh nghiệp sau cấp phép.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các địa phương trong việc kiểm tra, thanh tra các dự án khai thác, chế biến quặng chì kẽm, có biện pháp xử lý đối với các dự án không tuân thủ quy định của pháp luật về khoáng sản.

- Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương trong việc kiểm tra, thanh tra thực hiện các giải pháp về môi trường đối với các dự án khai thác, chế biến quặng chì kẽm, có biện pháp xử lý đối với các dự án không tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Chủ trì xây dựng, cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu về trữ lượng và tài nguyên quặng chì kẽm cùng các hoạt động liên quan khác.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ

Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương quản lý về hoạt động chuyển giao công nghệ, chế tạo thiết bị chế biến (tuyển) quặng sulfur và oxyt nghèo, quặng oxy hóa dở dang. Ứng dụng công nghệ tiên tiến, cơ giới hóa, đồng bộ thiết bị, nâng cao năng suất, chất lượng khai thác, chế biến quặng chì kẽm.

4. Bộ Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát điều chỉnh chính sách về thuế, phí phù hợp với đặc thù trong khai thác, chế biến và sử dụng quặng chì kẽm; tăng cường công tác quản lý nguồn thu về tài chính, đảm bảo thu đúng, đủ đối với hoạt động khoáng sản nói chung, khoáng sản chì kẽm nói riêng.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương nghiên cứu chính sách hỗ trợ doanh nghiệp triển khai chủ trương cấu trúc lại doanh nghiệp.

5. Các Bộ, ngành khác có liên quan phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai hiệu quả các dự án trong Quy hoạch.

6. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có hoạt động khoáng sản chì kẽm

- Phối hợp chặt chẽ với các Bộ Công Thương trong tổ chức triển khai thực hiện và quản lý Quy hoạch quặng chì kẽm.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, đánh giá lại các doanh nghiệp khai thác, chế biến quặng chì kẽm trên địa bàn thúc đẩy việc đầu tư các dự án chế biến sâu chì kẽm đúng tiến độ quy hoạch, đạt hiệu quả và bảo vệ môi trường.

- Có biện pháp tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động khoáng sản quặng chì kẽm trên địa bàn; ngăn chặn hiệu quả hoạt động khai thác khoáng sản trái phép và xuất lậu khoáng sản. Xử lý triệt để các cơ sở khai thác, chế biến quặng chì kẽm không đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật an toàn, gây ô nhiễm môi trường.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về khoáng sản khi triển khai Quy hoạch quặng chì kẽm trên địa bàn. Vận động các doanh nghiệp quy mô nhỏ thực hiện chủ trương cấu trúc lại doanh nghiệp.

Điều 3. Quyết định này thay thế Quyết định số 176/2006/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2006 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các doanh nghiệp liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.



 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ: TH, KTTH, Công báo;
- Lưu: VT, KTN (3b)

THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng


Каталог: uploads -> laws -> files
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> TỈnh lạng sơn số: 89 /QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 152/2008/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> Hỗ trợ cải cách chế độ công vụ, công chức Việt Nam
files -> BỘ XÂy dựng số: 1066/bxd-ktxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Ubnd tỉnh cao bằng sở TÀi nguyên và MÔi trưỜNG
files -> Số: 112/2004/NĐ-cp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Ubnd tỉnh cao bằNG
files -> Hướng dẫn số 1156/hd-tlđ về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của tổ chức Công đoàn
files -> UỶ ban nhân dân huyện bảo lâM

tải về 1.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương