Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009



tải về 4.05 Mb.
trang1/13
Chuyển đổi dữ liệu25.04.2018
Kích4.05 Mb.
#37131
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

BỘ Y TẾ
-------


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


Số: 3592/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 11 tháng 9 năm 2014


QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH TÀI LIỆU “HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT NỘI KHOA, CHUYÊN NGÀNH THẬN TIẾT NIỆU”



BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Chính Phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Xét Biên bản họp của Hội đồng nghiệm thu Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Thận tiết niệu của Bộ Y tế,

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này tài liệu “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thận tiết niệu”, gồm 89 quy trình kỹ thuật.

Điều 2. Tài liệu “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thận tiết niệu” ban hành kèm theo Quyết định này được áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Căn cứ vào tài liệu hướng dẫn này và điều kiện cụ thể của đơn vị, Giám đốc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xây dựng và ban hành tài liệu Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thận tiết niệu phù hợp để thực hiện tại đơn vị.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Chánh Thanh tra Bộ, Cục trưởng và Vụ trưởng các Cục, Vụ thuộc Bộ Y tế, Giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng Y tế các Bộ, Ngành và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.





Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ trưởng Bộ Y tế (để b/c);
- Các Thứ trưởng BYT;
- BHXH Việt Nam (để phối hợp);
- Cổng thông tin điện tử BYT;
- Website Cục KCB;
- Lưu VT, KCB.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Xuyên

DANH SÁCH HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT NỘI KHOA,


CHUYÊN NGÀNH THẬN TIẾTNIỆU
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3592/QĐ-BYT ngày 11 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

TT

TÊN QUY TRÌNH KỸ THUẬT

1.

Chăm sóc sonde dẫn lưu bể thận qua da/lần

2.

Chăm sóc sonde dẫn lưu tụ dịch - máu quanh thận/lần

3.

Chăm sóc catheter TMTT trong lọc máu

4.

Chăm sóc ống dẫn lưu bể thận qua da 24giờ

5.

Chăm sóc catheter đường hầm có cuff để lọc máu

6.

Chọc dò bể thận dưới hướng dẫn của siêu âm

7.

Chọc hút dịch nang thận có tiêm cồn tuyệt đối dưới hướng dẫn của siêu âm

8.

Chọc hút dịch quanh thận dưới hướng dẫn của siêu âm

9.

Chọc hút dịch nang thận dưới hướng dẫn của siêu âm

10.

Chọc hút nước tiểu trên xương mu

11.

Chụp bàng quang chẩn đoán trào ngược bàng quang niệu quản

12.

Dẫn lưu bể thận qua da cấp cứu

13.

Dẫn lưu dịch quanh thận dưới hướng dẫn của siêu âm

14.

Dẫn lưu nang thận dưới hướng dẫn siêu âm

15.

Dẫn lưu bể thận qua da dưới hướng dẫn của siêu âm

16.

Đặt catheter tĩnh mạch cảnh để lọc máu cấp cứu dưới hướng dẫn của siêu âm

17.

Đặt sonde bàng quang

18.

Đặt catherter màng bụng cấp cứu để lọc màng bụng cấp cứu

19.

Đặt ống thông niệu quản qua nội soi (sonde JJ)

20.

Đặt catheter tĩnh mạch cảnh để lọc máu cấp cứu

21.

Đặt catheter hai nòng, có cuff, tạo đường hầm vào tĩnh mạch trung tâm

22.

Điều trị phì đại tuyến tiền liệt bằng kỹ thuật laser phóng bên

23.

Điều trị tại chỗ phì đại tuyến tiền liệt bằng phương pháp nhiệt vi sóng qua đường niệu đạo

24.

Điều trị phì đại xơ hẹp cổ bàng quang bằng kỹ thuật Laser phóng bên

25.

Điều trị phì đại tuyến tiền liệt bằng kỹ thuật bốc hơi bằng kim qua niệu đạo

26.

Đo lượng nước tiểu 24 giờ

27.

Đo áp lực đồ bàng quang thủ công

28.

Đo áp lực đồ bàng quang bằng máy

29.

Đo niệu dòng đồ

30.

Đo áp lực đồ niệu đạo bằng máy

31.

Đo áp lực thẩm thấu niệu

32.

Lấy sỏi niệu quản qua nội soi

33.

Lọc màng bụng cấp cứu liên tục 24 giờ

34.

Lọc màng bụng chu kỳ (CAPD)

35.

Lọc huyết tương sử dụng 2 quả lọc (quả lọc kép-DFPP)

36.

Lọc màng bụng liên tục 24 giờ bằng máy

37.

Lọc máu bằng kỹ thuật thẩm tách siêu lọc dịch bù trực tiếp từ dịch lọc

38.

Lọc màng bụng liên tục 24 giờ

39.

Nong hẹp niệu quản qua da dưới hướng dẫn của màn tăng sáng

40.

Nong niệu đạo và đặt sonde đái

41.

Nối thông động tĩnh mạch

42.

Nối thông động tĩnh mạch có dịch chuyền tĩnh mạch

43.

Nối thông động tĩnh mạch sử dụng mạch nhân tạo

44.

Nội soi bàng quang chẩn đoán (Nội soi bàng quang không sinh thiết)

45.

Nội soi niệu quản chẩn đoán

46.

Nội soi bơm rửa niệu quản sau tán sỏi ngoài cơ thể

47.

Nội soi bàng quang để sinh thiết bàng quang đa điểm

48.

Nội soi bàng quang lấy dị vật, sỏi

49.

Nội soi đặt catherter bàng quang - niệu quản để chụp UPR

50.

Rửa bàng quang lấy máu cục

51.

Nội soi bơm rửa bàng quang, bơm hóa chất

52.

Nội soi tán sỏi niệu quản (búa khí nén, siêu âm, laser)

53.

Nội soi bàng quang gắp dị vật bàng quang

54.

Nội soi bàng quang

55.

Rút sonde dẫn lưu bể thận qua da

56.

Rút sonde dẫn lưu tụ dịch- máu quanh thận

57.

Rút sonde jj qua đường nội soi bàng quang

58.

Rút sonde modelage qua đường nội soi bàng quang

59.

Rút catheter đường hầm

60.

Rửa bàng quang lấy máu cục

61.

Rửa bàng quang

62.

Siêu lọc máu chậm liên tục (SCUF)

63.

Sinh thiết thận dưới hướng dẫn của siêu âm

64.

Sinh thiết thận ghép sau ghép thận dưới hướng dẫn của siêu âm

65.

Tán sỏi ngoài cơ thể định vị bằng X quang hoặc siêu âm

66.

Thay huyết tương trong bệnh lupus ban đỏ rải rác

67.

Thay transfer set ở người bệnh lọc màng bụng liên tục ngoại trú

68.

Thay huyết tương

69.

Lọc máu cấp cứu bằng kỹ thuật thận nhân tạo

70.

Lọc máu chu kỳ bằng kỹ thuật thận nhân tạo

71.

Rút catheter tĩnh mạch trung tâm chạy thận nhân tạo cấp cứu

72.

Rút catheter tĩnh mạch đùi chạy thận nhân tạo cấp cứu

73.

Rút catheter tĩnh mạch trung tâm ở người bệnh sau ghép thận

74.

Rút sonde dẫn lưu hố thận ghép qua da

75.

Đặt ống thông niệu quản qua nội soi (sonde JJ) có tiền mê

76.

Nội soi bàng quang chẩn đoán có gây mê

77.

Nội soi bơm rửa niệu quản sau tán sỏi ngoài cơ thể có gây mê

78.

Nội soi bàng quang để sinh thiết bàng quang đa điểm có gây mê

79.

Nội soi bàng quang lấy sỏi, dị vật có gây mê

80.

Nội soi đặt catheter bàng quang - niệu quản để chụp UPR có gây mê

81.

Nội soi bàng quang và bơm hóa chất có gây mê

82.

Nội soi bàng quang gắp dị vật bàng quang có gây mê

83.

Nội soi bàng quang có gây mê

84.

Rút sonde JJ qua đường nội soi bàng quang có gây mê

85.

Rút sonde modelage qua đường nội soi bàng quang có gây mê

86.

Đặt catheter một nòng hoặc hai nòng tĩnh mạch đùi để lọc máu

87.

Phối hợp thận nhân tạo (HD) và hấp thụ máu (HP) bằng quả hấp phụ máu HA 130

88.

Kỹ thuật tạo đường hầm trên cầu nối (AVF) để sử dụng kim đầu tù trong lọc máu (Kỹ thuật button hole)

89.

Nội soi bơm rửa bàng quang lấy máu cục

(Tổng số 89 quy trình kỹ thuật)




KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Xuyên


CHĂM SÓC SONDE DẪN LƯU BỂ THẬN QUA DA/LẦN


(Thực hiện chăm sóc cho một lần)


I. ĐẠI CƯƠNG

Chăm sóc dẫn lưu bể thận qua da nhầm mục đích đảm bảo dẫn lưu duy trì được chức năng, phòng, phát hiện và xử trí sớm các biến chứng trong thời gian mang dẫn lưu.



II. CHỈ ĐỊNH

Người bệnh có dẫn lưu bể thận qua da



III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định



IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ: 01 bác sỹ thực hiện thủ thuật

- Điều dưỡng: 01 phụ giúp các bác sỹ tiến hành thủ thuật.

2. Phương tiện

- Giường thực hiện thủ thuật: 01

- Bộ dây truyền huyết thanh: 01 bộ

- Túi đựng nước tiểu: 01 chiếc

- Dung dịch Betadin sát trùng: 01 lọ

- Săng vô khuẩn loại có lỗ: 01 chiếc

- Săng vô khuẩn không có lỗ: 01 chiếc

- Nước muối sinh lý 0,9%: 500ml

- Bơm tiêm 20ml: 2 chiếc

- Bông băng, gạc vô trùng: 4 gói

- Găng tay vô trùng: 2 đôi

3. Người bệnh: Người bệnh và người nhà được nghe bác sỹ giải thích kỹ về thủ thuật và đồng ý phối hợp cùng với bác sỹ.

4. Hồ sơ bệnh án: Bệnh án được hoàn thiện với các thủ tục dành cho người bệnh tiến hành làm thủ thuật.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ: Kiểm tra các xét nghiệm đã được làm

2. Kiểm tra người bệnh: đối chiếu tên, tuổi, chẩn đoán bệnh

3. Thực hiện kỹ thuật

- Người bệnh được kiểm tra mạch, huyết áp trước khi tiến hành thủ thuật

- Người bệnh được nằm nghiêng bộc lộ bên thận dẫn lưu

- Bác sỹ rửa tay, đi găng vô trùng

- Sát trùng da vùng dẫn lưu

- Trải săng vô trùng loại có lỗ

- Sát trùng sạch vùng chân sonde

- Kiểm tra chỉ cố định chân sonde dẫn lưu có bị đứt, tuột không, nếu không còn cố định được sonde thì phải khâu lại chân sonde.

- Nối sonde dẫn lưu với bộ dây truyền và túi đựng nước tiểu.

- Siêu âm kiểm tra lại vị trí sonde dẫn lưu trong bể thận.

- Băng vùng chân dẫn lưu.

- Cho người bệnh về giường bệnh.



VI. THEO DÕI

- Các thông số sinh tồn: toàn trạng, mạch, huyết áp, nhịp thở.

- Kiểm soát đau.

- Theo dõi dịch số lượng, tính chất, màu sắc qua sonde dẫn lưu.

- Siêu âm lại thận - tiết niệu sau 24 giờ.

- Kháng sinh theo tình trạng bệnh.



VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

Hầu như không có tai biến nếu có chảy máu tại chỗ dẫn lưu: băng ép hoặc khâu lại vị trí dẫn lưu nếu cần thiết.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Mark J, Hogan M, Brian D et al. (2001). “Percutaneous Nephrostomy in Children and Adolescents: Outpatient Management”. Radiology 218: pp.207- 10

2. Mosbah A, Siala A (1990). “Percutaneous nephrostomy in the treatment of Pyonephrosis. A comparative study apropos of 36 cases”. Ann Urol (Paris) 24 (4): pp.279 - 81.

3. Ogg CS, Pedersen JS (1969). “Percutaneous Needle Nephrostomy”. Bristish Medical Journal 4: pp.657 - 60.

4. Karim SS R, Samanta S, Aich RK et al. (2010). “Percutaneous nephrostomy by direct puncture technique: An observational study”. Indial journal of Nephrology 20 (2): pp.84 - 8.

5. Radecka E MA (2004). “Complications associated with percutaneous nephrostomies. A retrospective study”. Acta Radiol 45 (2): pp.184 - 8.

CHĂM SÓC SONDE DẪN LƯU TỤ DỊCH-MÁU QUANH THẬN/LẦN
(Thực hiện cho một lần)


I. ĐẠI CƯƠNG

Chăm sóc dẫn lưu tụ dịch-máu quanh thận là cần thiết để dẫn lưu đảm bảo được chức năng dẫn lưu hết dịch và máu, phòng tránh biến chứng và phát hiện sớm nếu có biến chứng theo thời gian mang dẫn lưu.



II. CHỈ ĐỊNH

Người bệnh có dẫn lưu



III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định



IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ: 01 bác sỹ

- Điều dưỡng: 01 điều dưỡng

2. Phương tiện

- Giường thực hiện thủ thuật: 01

- Bộ dây truyền huyết thanh: 01 bộ

- Túi đựng nước tiểu: 01 chiếc

- Dung dịch Betadin sát trùng: 01lọ

- Săng vô khuẩn loại có lỗ: 01 chiếc

- Nước muối sinh lý 0,9%: 500ml

- Bơm tiêm 20ml: 02 chiếc

- Bông băng, gạc vô trùng: 04 gói

- Găng tay vô trùng: 02 đôi



3. Người bệnh: Người bệnh và người nhà được nghe bác sỹ giải thích kỹ về kỹ thuật và đồng ý phối hợp cùng với bác sỹ.

4. Hồ sơ bệnh án: Bệnh án được hoàn thiện với các thủ tục cần thiết.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh: đối chiếu tên, tuổi, chẩn đoán bệnh

3. Thực hiện kỹ thuật

- Người bệnh được theo dõi mạch, huyết áp trước khi tiến hành thủ thuật

- Người bệnh nằm nghiêng bộc lộ bên thận dẫn lưu

- Bác sỹ rửa tay, đi găng vô trùng

- Sát trùng da vùng dẫn lưu

- Trải săng vô trùng loại có lỗ

- Sát trùng sạch vùng chân sonde

- Kiểm tra tại chỗ xem có chảy máu hoặc nhiễm trùng không; Chỉ cố định chân sonde dẫn lưu có bị đứt tuột không, nếu không còn cố định được sonde thì phải khâu lại chân sonde.

- Nối sonde dẫn lưu với bộ dây truyền và túi đựng nước tiểu.

- Băng vùng chân dẫn lưu.

- Cho Người bệnh về giường bệnh.

VI. THEO DÕI

- Các thông số sinh tồn: toàn trạng, mạch, huyết áp, nhịp thở

- Kiểm soát đau

- Theo dõi dịch số lượng, tính chất, màu sắc qua sonde dẫn lưu

- Siêu âm lại thận - tiết niệu

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

Hầu như không có tai biến nếu có chảy máu tại chỗ dẫn lưu: băng ép hoặc khâu lại vị trí dẫn lưu nếu cần thiết.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Mark J, Hogan M, Brian D et al. (2001). “Percutaneous Nephrostomy in Children and Adolescents: Outpatient Management”. Radiology 218: pp.207 - 10.

2. Mosbah A, Siala A (1990). “Percutaneous nephrostomy in the treatment of Pyonephrosis. A comparative study apropos of 36 cases”. Ann Urol (Paris) 24 (4): pp.279 - 81.

3. Ogg CS, Pedersen JS (1969). “Percutaneous Needle Nephrostomy”. Bristish Medical Journal 4: pp.657 - 60.

4. Karim SS R, Samanta S, Aich RK et al. (2010). “Percutaneous nephrostomy by direct puncture technique: An observational study”. Indial journal of Nephrology 20 (2): pp.84 - 8.

5. Radecka E MA (2004). “Complications associated with percutaneous nephrostomies. A retrospective study”. Acta Radiol 45 (2): pp.184 - 8.

CHĂM SÓC CATHETER TĨNH MẠCH TRUNG TÂM TRONG LỌC MÁU
(Chăm sóc cetheter TMTT trong lọc máu)


I. ĐẠI CƯƠNG

Chăm sóc catheter tĩnh mạch trung tâm trong lọc máu nhằm đảm bảo catheter thực hiện được chức năng lưu thông dòng máu, dự phòng và phát hiện sớm những biến chứng tắc mạch, nhiễm trùng. Không được sử dụng catherter lọc máu cho mục đích tiêm, truyền thuốc, hỗ trợ dinh dưỡng hoặc lấy máu làm xét nghiệm.

II. CHỈ ĐỊNH

Người bệnh có catheter tĩnh mạch trung tâm cho lọc máu



III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định



IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ: 01 bác sỹ

- Điều dưỡng: 01 điều dưỡng

2. Phương tiện

- Giường thực hiện thủ thuật: 01

- Bàn đựng dụng cụ thủ thuật: 01 chiếc

- Dung dịch Betadin sát trùng: 01 lọ

- Săng vô khuẩn loại có lỗ: 01 chiếc

- Bông băng, gạc vô trùng: 04 gói

- Găng tay vô trùng: 02 đôi

3. Người bệnh: Người bệnh được nghe bác sỹ giải thích qui trình chăm sóc catheter và ký vào giấy cam kết đồng ý làm thủ thuật.

4. Hồ sơ bệnh án: Bệnh án được hoàn thiện với các thủ tục dành cho người bệnh tiến hành làm thủ thuật.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

3. Thực hiện kỹ thuật

- Người bệnh được kiểm tra mạch, huyết áp.

- Người bệnh được nằm ngửa, đầu nghiêng tư thế Trendelenburg, đầu quay 45 độ về phía đối diện.

- Bác sỹ rửa tay, đi găng vô trùng.

- Trải săng vô trùng loại có lỗ.

- Tháo băng catheter.

- Sát trùng sạch vùng chân catheter.

- Kiểm tra chỉ cố định chân catheter có bị đứt tuột không, nếu không còn cố định được catheter thì phải khâu lại chân catheter.

- Băng vùng chân catheter.

- Cho Người bệnh về giường bệnh.



VI. THEO DÕI

- Các thông số sinh tồn: toàn trạng, mạch, huyết áp, nhịp thở.

- Kiểm soát đau.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

Hầu như không có tai biến nếu có chảy máu tại chỗ: băng ép hoặc khâu lại chân catheter nếu cần thiết.



Tài liệu tham khảo

1. Scott O. Trerotola. 2000. Hemodialysis Catheter Placement and Management. Radiology: 215:651-658.

2. Julie AG, Alan DK. 2012. Ultrasound-Guided Central vein Cannulation: Current recommendations and guideline. Anesthesiology News. June: 1-6.

3. Gibbs FJ, Murphy MC. 2006. Ultrasound Guidance for Central venous catheter placement. Hospital physician. March: 23-31.

CHĂM SÓC ỐNG DẪN LƯU BỂ THẬN QUA DA 24GIỜ



tải về 4.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương