Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009



tải về 1.23 Mb.
trang1/10
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích1.23 Mb.
#8250
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


Số: 1576/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 19 tháng 07 năm 2011


QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI GIAI ĐOẠN 2011-2020



BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020;

Theo đề nghị của Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Giao thông vận tải giai đoạn 2011-2020 ban hành kèm theo Quyết định này với những nội dung cơ bản sau:



1. Mục đích:

Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Giao thông vận tải giai đoạn 2011-2020 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch) là bước đầu tiên thực hiện Chiến lược phát triển nhân lực quốc gia đến năm 2020 trong ngành Giao thông vận tải; làm cơ sở cho việc xây dựng Kế hoạch 5 năm và hàng năm về phát triển nhân lực của ngành Giao thông vận tải nói chung và của các cơ sở đào tạo của Bộ Giao thông vận tải nói riêng. Đồng thời, trên cơ sở mục tiêu, nội dung của các giải pháp thực hiện quy hoạch để triển khai xây dựng cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện phát triển nhân lực của toàn ngành.



2. Yêu cầu:

Quy hoạch là Quy hoạch mở và động, chịu tác động của điều kiện phát triển kinh tế xã hội toàn quốc và thế giới; Quy hoạch được cập nhật, bổ sung hàng năm phù hợp với từng thời kỳ phát triển. Quy hoạch tác động lên toàn bộ hệ thống quản lý nhà nước; cơ quan, doanh nghiệp có hoạt động trong lĩnh vực Giao thông vận tải hoặc sử dụng cán bộ chuyên môn về Giao thông vận tải; hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ngành Giao thông vận tải. Đối tượng tác động là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động công tác trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp trong bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương; các tổ chức nhà nước, tư nhân có hoạt động trong các lĩnh vực Giao thông vận tải.



3. Phạm vi của Quy hoạch:

Quy hoạch đề cập đến toàn bộ nhân lực khu vực công của ngành Giao thông vận tải. Số lượng lao động của Quy hoạt không bao gồm lực lượng lao động cá thể, hợp tác xã, nghiệp đoàn, lao động thuộc các lĩnh vực vận tải, xây lắp, công nghiệp cơ khí làm việc tại các ngành kinh tế khác mặc dù có sự ảnh hưởng và chi phối đến lực lượng này. Quy hoạch đề cập những nội dung về phát triển trí lực (bao gồm trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng làm việc, quản lý), tình hình sử dụng nhân lực, trong đó đặt trọng tâm vào các nhóm đối tượng có vai trò quyết định và đột phá trong phát triển nhân lực và phát triển ngành (đội ngũ nhân lực chuyên môn kỹ thuật, công nhân kỹ thuật, nhân lực quản lý và doanh nhân).



4. Những căn cứ chủ yếu xây dựng Quy hoạch:

Quy hoạch được xây dựng trên cơ sở các quan điểm chỉ đạo của Đảng, bảo đảm phù hợp với các chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục đào tạo và mục tiêu phát triển ngành Giao thông vận tải như: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020; Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020; Chiến lược phát triển giáo dục; Chiến lược phát triển dạy nghề; Chiến lược phát triển Giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chiến lược phát triển Giao thông vận tải đường sắt đến năm 2020, định hướng đến năm 2050 và Quy hoạch phát triển các chuyên ngành như đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không.



5. Nội dung của Quy hoạch:

- Mở đầu;

- Phần thứ nhất: Hiện trạng phát triển nhân lực;

- Phần thứ hai: Phương hướng phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2020;

- Phần thứ ba: Những giải pháp phát triển nhân lực;

- Phần thứ tư: Kết quả dự kiến và tác động của Quy hoạch.



(Nội dung chi tiết trong Quy hoạch kèm theo).

Điều 2. Tổ chức thực hiện Quy hoạch:



1. Các cơ quan, đơn vị thực hiện:

a) Cơ quan quản lý nhà nước:

Vụ Tổ chức cán bộ là cơ quan chủ trì, phối hợp với các Vụ: Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính, Khoa học – Công nghệ, Môi trường, Hợp tác quốc tế và các Tổng cục, Cục có trường tham mưu cho lãnh đạo Bộ trong việc tuyên truyền, chỉ đạo, tổ chức triển khai hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch và các đề án phát triển nhân lực ngành Giao thông vận tải. Cụ thể bao gồm những nội dung cơ bản sau:

- Xây dựng Kế hoạch 5 năm và hàng năm;

- Thẩm định và trình lãnh đạo Bộ phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực của các trường thuộc Bộ Giao thông vận tải giai đoạn 2011-2020;

- Chủ trì, tham mưu cho lãnh đạo Bộ trong việc giao chỉ tiêu kế hoạch đào tạo hàng năm cho các cơ sở thuộc Bộ (số lượng tuyển sinh, kinh phí đào tạo);

- Thẩm định và trình lãnh đạo Bộ phê duyệt các chương trình đào tạo, bồi dưỡng;

- Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, giáo viên ngành Giao thông vận tải;

- Tổ chức các hội thi giáo viên, học sinh, sinh viên giỏi ngành Giao thông vận tải;

- Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết và báo cáo lãnh đạo Bộ về kết quả thực hiện Quy hoạch.

b) Các cơ sở đào tạo:

Tổ chức thực hiện Quy hoạch và các đề án phát triển nhân lực ngành Giao thông vận tải theo sự chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải, cụ thể bao gồm những nội dung cơ bản sau:

- Xây dựng Chiến lược phát triển nhân lực của trường giai đoạn 2011-2020;

- Xây dựng Kế hoạch 5 năm và hàng năm của trường

- Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển nhân lực của trường mình; Kế hoạch 5 năm và hàng năm sau khi đã được phê duyệt;

- Xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng;

- Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết và báo cáo Bộ Giao thông vận tải (qua Vụ Tổ chức cán bộ) về kết quả thực hiện Quy hoạch.

c) Doanh nghiệp trực thuộc Bộ Giao thông vận tải:

Phối hợp với các cơ sở đào tạo triển khai thực hiện Quy hoạch, cụ thể bao gồm những nội dung cơ bản sau:

- Tham gia vào xây dựng nhu cầu đào tạo nhân lực;

- Tham gia hỗ trợ về kinh phí, thiết bị, cơ sở để học sinh, sinh viên thực tập.

2. Tiến độ thực hiện:

a) Từ tháng 8/2011 đến 12/2011: phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực của các trường thuộc Bộ Giao thông vận tải giai đoạn 2011-2020;

b) Từ năm 2012 đến 2015: triển khai Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Giao thông vận tải giai đoạn I;

c) Từ năm 2016 đến 2020: triển khai Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Giao thông vận tải giai đoạn II.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng các Cục, Hiệu trưởng các Trường, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.





Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân (để báo cáo);
- Văn Phòng Chính phủ (để báo cáo);
- Các Bộ: KH&ĐT, Tài chính, GD&ĐT, LĐ-TB&XH;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Các Vụ: KH-ĐT, TC, KH-CN, MT, HTQT;
- Website Bộ GTVT;
- Viện Chiến lược và Phát triển GTVT;
- Lưu: VT, TCCB (Tđt).

BỘ TRƯỞNG
Hồ Nghĩa Dũng



CÁC TỪ VIẾT TẮT



Cao đẳng

CĐN

Cao đẳng nghề

CN

Công nhân

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNKT

Công nhân kỹ thuật

ĐH

Đại học

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GD-ĐT

Giáo dục - Đào tạo

GTCC

Giao thông công cộng

GTĐT

Giao thông đô thị

GTVT

Giao thông vận tải

KH-CN

Khoa học - công nghệ

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KCHT

Kết cấu hạ tầng

KS

Kỹ sư

KT-XH

Kinh tế - xã hội

LLCT

Lý luận chính trị

NNL

Nguồn nhân lực

NN

Ngoại ngữ

QLNN

Quản lý nhà nước

QL

Quốc lộ

SĐH

Sau đại học

TCCN

Trung cấp chuyên nghiệp

TCN

Trung cấp nghề

ThS

Thạc sỹ

TP

Thành phố

TS

Tiến sỹ

TSKH

Tiến sỹ khoa học

UBND

Ủy ban nhân dân

XDCT

Xây dựng công trình

XDCB

Xây dựng cơ bản


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU


I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG QUY HOẠCH

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ PHẠM VI CỦA QUY HOẠCH

III. NHỮNG CĂN CỨ CHỦ YẾU ĐỂ XÂY DỰNG QUY HOẠCH

IV. NỘI DUNG CỦA QUY HOẠCH

Phần thứ nhất: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC

I. HIỆN TRẠNG NHÂN LỰC

1. Quy mô nhân lực

2. Phân tích, đánh giá chất lượng nhân lực và tình hình sử dụng nhân lực

II. HIỆN TRẠNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC

1. Hệ thống đào tạo nhân lực ngành GTVT

2. Tổ chức đào tạo nhân lực ngành GTVT

3. Hiện trạng quản lý nhà nước và cơ chế, chính sách phát triển nhân lực của ngành GTVT

4. Đánh giá chung về phát triển nguồn nhân lực trong thời gian qua

III. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN NHỮNG ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI VỚI PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CỦA NGÀNH GTVT

1. Những điểm mạnh

2. Những điểm yếu

3. Cơ hội

4. Thách thức

Phần thứ hai: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

I. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH GIAO THÔNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

1. Những nhân tố bên ngoài

2. Những nhân tố trong nước

II. MỤC TIÊU VÀ QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

1. Quan điểm phát triển nhân lực

2. Mục tiêu phát triển nhân lực

III. DỰ BÁO NHU CẦU NHÂN LỰC GTVT

1. Dự báo nguồn nhân lực ngành GTVT được xây dựng dựa trên các căn cứ cơ bản sau đây

2. Những yếu tố tác động đến nhu cầu nhân lực

3. Dự báo nhu cầu nhân lực

4. Mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến 2020

5. Mục tiêu chiến lược phát triển ngành GTVT đến 2020

6. Dự báo các chỉ tiêu kinh tế của ngành GTVT

7. Dự báo nhu cầu sử dụng nhân lực khu vực công ngành GTVT giai đoạn 2011 - 2020:

Phần thứ ba: NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC

I. GIẢI PHÁP VỀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH GTVT

1. Định hướng chung

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015

2.2. Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020

3. Các giải pháp chủ yếu

3.1. Xây dựng, hoàn thiện quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo của ngành GTVT

3.2. Chương trình nâng cao chất lượng đào tạo

3.3. Giữ và thu hút chuyên gia trình độ cao và nhân tài

3.4. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

3.5. Chương trình đẩy nhanh xã hội hóa đào tạo

3.6. Áp dụng các cơ chế hỗ trợ phát triển sự nghiệp đào tạo

3.7. Đẩy mạnh xây dựng nền nếp, kỷ cương trong dạy - học và sinh hoạt của học sinh, sinh viên

3.8. Thực hiện tốt hơn công bằng xã hội trong giáo dục - đào tạo

3.9. Đào tạo theo ngành, nghề trọng điểm

3.10. Hợp tác quốc tế về đào tạo nhân lực

II. CẢI TIẾN CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO CÁC NGUỒN LỰC

1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, xây dựng quy hoạch mạng lưới và tuyên truyền, nâng cao nhận thức về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong GTVT

2. Tập trung phát triển đào tạo nhân lực ngành GTVT, ưu tiên đào tạo các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành và cán bộ ở cơ sở

3. Đầu tư, xây dựng và phát triển mạng lưới các cơ sở đào tạo về GTVT đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

4. Xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đào tạo lĩnh vực GTVT

5. Xây dựng và hoàn thiện chương trình, giáo trình

III. KIẾN NGHỊ

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Các cơ quan, đơn vị thực hiện

1.1. Cơ quan quản lý nhà nước

1.2. Các cơ sở đào tạo

1.3. Doanh nghiệp trực thuộc Bộ GTVT

2. Tiến độ thực hiện

Phần thứ tư: KẾT QUẢ DỰ KIẾN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA QUY HOẠCH

I. KẾT QUẢ DỰ KIẾN

1. Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật và quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo lĩnh vực GTVT

2. Đào tạo mới, đào tạo nâng cao và bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành GTVT

II. TÁC ĐỘNG CỦA QUY HOẠCH NGUỒN NHÂN LỰC

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG QUY HOẠCH:

Giao thông vận tải là một ngành lớn bao gồm 5 chuyên ngành: đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không. Lực lượng lao động của ngành hoạt động trên các lĩnh vực chủ yếu là xây dựng hạ tầng giao thông, vận tải xếp dỡ, công nghiệp cơ khí, QLNN, KH-CN, GD-ĐT và các hoạt động khác như in ấn, phát hành, báo chí, các dịch vụ về y tế các hoạt động của các đơn vị duy tu, quản lý công trình giao thông, các ban quản lý dự án, an toàn giao thông, phòng chống bão lụt … của Bộ GTVT và các sở GTVT địa phương.

Sự nghiệp CNH-HĐH đất nước thời kỳ tới là một cuộc cách mạng về KH-CN khoa học quản lý, để phát triển CNH-HĐH ngành GTVT, ngoài việc xác định đúng mục tiêu, có chính sách đúng đắn còn cần phải chuẩn bị đủ nguồn vốn, máy móc thiết bị hiện đại và một nguồn nhân lực dồi dào, trong đó NNL là yếu tố vô cùng quan trọng. Đó là đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân có trình độ cao, được đào tạo bài bản và tiếp cận nhanh những thành tựu khoa học công nghệ của thế giới.

Trong sự phát triển chung của toàn xã hội, ngành GTVT phải đối mặt với những thách thức để đứng vững trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường nội địa và thị trường quốc tế, ngành GTVT phải nâng cao chất lượng quản lý, đặc biệt là chất lượng quản lý nhân lực của ngành đóng một vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ngành, đảm bảo cho việc thực hiện thành công những kế hoạch, những chiến lược trước mắt và lâu dài.

Chất lượng của đội ngũ nhân lực của ngành GTVT về tay nghề, kiến thức và kinh nghiệm có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành; vì vậy, ngành GTVT cần xác định được những yêu cầu về tay nghề, kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành.

Để giải quyết vấn đề nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh của ngành GTVT trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước thì việc xây dựng “Quy hoạch phát triển nhân lực ngành GTVT giai đoạn 2011-2020” là hết sức cần thiết.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ PHẠM VI CỦA QUY HOẠCH:



1. Mục đích:

Quy hoạch phát triển nhân lực ngành GTVT giai đoạn 2011 - 2020 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch) là bước đầu tiên thực hiện chiến lược phát triển nhân lực quốc gia đến năm 2020 trong ngành GTVT; làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm về phát triển nhân lực của ngành GTVT nói chung và của các cơ sở đào tạo của Bộ GTVT nói riêng. Đồng thời, trên cơ sở mục tiêu, nội dung của các giải pháp thực hiện quy hoạch để triển khai xây dựng cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện phát triển nhân lực của toàn ngành.



2. Yêu cầu:

Quy hoạch là Quy hoạch mở và động, chịu tác động của điều kiện phát triển kinh tế xã hội toàn quốc và thế giới; Quy hoạch được cập nhật, bổ sung hàng năm phù hợp với từng thời kỳ phát triển. Quy hoạch tác động lên toàn bộ hệ thống quản lý nhà nước; cơ quan, doanh nghiệp có hoạt động trong lĩnh vực GTVT hoặc sử dụng cán bộ chuyên môn về GTVT; hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ngành GTVT. Đối tượng tác động là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động công tác trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp trong bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương; các tổ chức nhà nước, tư nhân có hoạt động trong các lĩnh vực GTVT.



3. Phạm vi của Quy hoạch:

Quy hoạch đề cập đến toàn bộ nhân lực khu vực công của ngành GTVT. Số lượng lao động của Quy hoạch không bao gồm lực lượng lao động cá thể, hợp tác xã, nghiệp đoàn, lao động thuộc các lĩnh vực vận tải, xây lắp, công nghiệp cơ khí làm việc tại các ngành kinh tế khác mặc dù có sự ảnh hưởng và chi phối đến lực lượng này. Quy hoạch đề cập những nội dung về phát triển trí lực (bao gồm trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng làm việc, quản lý), tình hình sử dụng nhân lực, trong đó đặt trọng tâm vào các nhóm đối tượng có vai trò quyết định và đột phá trong phát triển nhân lực và phát triển ngành (đội ngũ nhân lực chuyên môn kỹ thuật, công nhân kỹ thuật, nhân lực quản lý và doanh nhân).

III. NHỮNG CĂN CỨ CHỦ YẾU ĐỂ XÂY DỰNG QUY HOẠCH:

Quy hoạch được xây dựng trên cơ sở các quan điểm chỉ đạo của Đảng, bảo đảm phù hợp với các chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục đào tạo và mục tiêu phát triển ngành GTVT như: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020; Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020; Chiến lược phát triển giáo dục; Chiến lược phát triển dạy nghề; Chiến lược phát triển GTVT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chiến lược phát triển GTVT đường sắt đến năm 2020, định hướng đến năm 2050 và Quy hoạch phát triển các chuyên ngành như đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không.



IV. NỘI DUNG CỦA QUY HOẠCH:

MỞ ĐẦU


Phần thứ nhất:

HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC



Phần thứ hai:

PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC GIAI ĐOẠN 2011 - 2020



Phần thứ ba:

NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC



Phần thứ tư:

KẾT QUẢ DỰ KIẾN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG TÁC QUY HOẠCH


Phần thứ nhất.

HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC

I. HIỆN TRẠNG NHÂN LỰC:

1. Quy mô nhân lực:

Trong thời gian vừa qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành GTVT thì đội ngũ công chức, viên chức, người lao động trong ngành cũng nhanh chóng được củng cố và phát triển cả về số lượng và chất lượng.



Số lao động hoạt động trong lĩnh vực vận tải của toàn quốc phân theo ngành kinh tế tăng dần theo các năm thể hiện trong Bảng 1

Bảng 1. Tổng số lao động trong các doanh nghiệp vận tải phân theo ngành kinh tế

Năm

Vận tải bộ

Vận tải thủy

Vận tải hàng không

Vận tải sắt

Hàng hải

Phụ trợ Vận tải

Tổng số

2005 (1000 người)

155.644

44.961

9.318

21.055

14.191

99.054

344.223

Cơ cấu (%)

45%

13%

3%

6%

4%

29%

100%

2006 (1000 người)

169.106

49.959

9.347

20.948

13.797

101.729

364.886

Cơ cấu (%)

46%

14%

3%

6%

4%

28%

100%

2007 (1000 người)

184.236

55.361

9.415

20.661

13.466

114.750

397.889

Cơ cấu (%)

46%

14%

2%

5%

3%

29%

100%

2008 (1000 người)

211.519

47.987

12.675

20.530

13.313

113.492

419.516

Cơ cấu (%)

50%

11%

3%

5%

3%

27%

100%

2009 (1000 người)

230.700

49.130

13.807

20.295

15.519

121.753

451.204

Cơ cấu (%)

51%

11,5%

3%

4%

3,5%

27%

100%

Phân theo ngành kinh tế, đến năm 2010 số lao động lĩnh vực vận tải trong các doanh nghiệp toàn quốc có 451.204 người, trong đó:

- Vận tải đường bộ có 230.700 người, chiếm 51,1%;

- Vận tải đường thủy nội địa có 49.130 người chiếm 10,9%;

- Vận tải hàng không có 13.807 người, chiếm 3,1%;

- Vận tải đường sắt có 20.295 người chiếm 4,5%;

- Vận tải hàng hải có 15.519 người chiếm 3,4%;

- Khối phụ trợ vận tải 121.753 người chiếm 27%.

Theo kết quả điều tra phục vụ công tác Quy hoạch nhân lực ngành GTVT giai đoạn 2011 - 2020 thì năm 2010 lao động trong khu vực công của ngành GTVT ước có 481.939 công chức, viên chức, người lao động (chỉ tính số lao động thường xuyên do ngành GTVT quản lý trực tiếp, không kể số lao động không thường xuyên như lao động huy động ngắn hạn, không thường xuyên trong công tác phòng chống bão lụt, vận chuyển đất đá, cát sỏi …, số lao động cá thể, hợp tác xã, nghiệp đoàn, lao động thuộc các lĩnh vực vận tải, xây lắp, công nghiệp cơ khí làm việc tại các ngành kinh tế khác) đang làm việc trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp chia theo cấp quản lý và lĩnh vực như sau:



1.1. Khối Trung ương quản lý:

Khoảng 282.493 người chiếm 58,4% toàn ngành, chia theo các lĩnh vực:

- Lĩnh vực Vận tải xếp dỡ: 127.863 người, chiếm 45,3%;

- Lĩnh vực Cơ khí công nghiệp: 46.737 người chiếm 16,5%;

- Lĩnh vực Xây dựng hạ tầng: 65.900 người chiếm 23,3%;

- Lĩnh vực Quản lý nhà nước: 14.029 người chiếm 4,9%;

- Lĩnh vực Khoa học và Đào tạo: 3.817 người chiếm: 1,4%;

- Lĩnh vực khác: 30.124 người chiếm 10,7%.



1.2. Khối địa phương quản lý:

Ước khoảng 199.446 người chiếm 41,6% toàn ngành.




tải về 1.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương