Căn cứ Luật Giáo dục 2005 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam



tải về 1.12 Mb.
trang1/12
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích1.12 Mb.
#1899
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------


Số: 9890/BGDĐT-GDTH
V/v: Hướng dẫn nội dung, phương pháp giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Hà Nội, ngày 17 tháng 09 năm 2007

 

Kính gửi: Ông (Bà) Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo

Căn cứ Luật Giáo dục 2005 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Điều lệ trường tiểu học được ban hành theo Quyết định số 51/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31/8/2007;
Căn cứ Chỉ thị số 39/2007/CT-BGDĐT ngày 31/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp và các trường, khoa sư phạm trong năm học 2007 – 2008;
Nhằm đưa công tác giáo dục trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đi vào nền nếp, đạt chất lượng thật sự và thực hiện công bằng trong giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố thực hiện nội dung và phương pháp giáo dục cho đối tượng này như sau:


I. ĐỐI TƯỢNG

a) Học sinh có hoàn cảnh khó khăn có thể xếp vào 3 loại đối tượng chính:

- Trẻ em người dân tộc thiểu số khi vào lớp 1 chưa biết Tiếng Việt; trẻ em sống ở vùng sâu, vùng xa, núi cao, biên giới, hải đảo.

- Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em lang thang; trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma túy; trẻ em vi phạm pháp luật.

- Trẻ em khuyết tật, tàn tật (gọi chung là khuyết tật) không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và hòa nhập với gia đình, cộng đồng.

Các đối tượng trên sau đây gọi chung là học sinh khó khăn.

b) Đặc điểm:

Học sinh khó khăn có đặc điểm chung là: không có đủ thời gian cho học tập, điều kiện thiếu thốn; tâm lý không ổn định, thiếu tự tin trong học tập; ngôn ngữ tiếng Việt bị hạn chế; thiếu sự quan tâm, chăm sóc của gia đình và sự hỗ trợ của cộng đồng. Riêng học sinh khuyết tật: ngôn ngữ chậm phát triển, hạn chế về nhận thức; có tổn thương về nhận thức cảm tính: cảm giác, tri giác, nhận thức lý tính: tư duy, trí nhớ, chú ý, tưởng tượng, khái quát hóa và trừu tượng hóa đều kém phát triển.



II. YÊU CẦU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

1. Nội dung dạy học

Nội dung dạy học cơ bản dựa vào chương trình và sách giáo khoa chung do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Đối với học sinh khó khăn nói chung cần tập trung giảng dạy vào 2 môn Tiếng Việt và Toán. Các môn còn lại xem như học để hiểu và hỗ trợ cho môn Tiếng Việt. Môn Tự nhiên Xã hội ở lớp 1, 2, 3 và môn Khoa học, Lịch sử và Địa lý ở lớp 4, 5 được dạy như phân môn tập đọc. Việc chọn lựa nội dung chính trong 1 tiết để dạy cho từng đối tượng học sinh trong một lớp do giáo viên quyết định.

Quá trình vận dụng vào các đối tượng được quy định cụ thể như sau:

1.1. Lớp 1, lớp 2, lớp 3

- Tập trung dạy 2 môn Tiếng Việt, Toán đảm bảo yêu cầu tối thiểu về kiến thức và kỹ năng ở mỗi tiết của môn học.

- Các môn còn lại lựa chọn các nội dung đơn giản dạy cho học sinh để có hiểu biết nhằm bồi dưỡng kỹ năng sống và củng cố môn Tiếng Việt.

- Riêng môn hát nhạc có thể dạy cho học sinh hát các bài truyền thống của địa phương hoặc một số bài đơn giản trong chương trình.

1.2. Lớp 4, lớp 5

- Nội dung cơ bản thực hiện như ở lớp 1, lớp 2, lớp 3 (mục 1.1).

- Riêng các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lý được dạy như phân môn tập đọc. Số lượng câu trong mỗi tiết để học sinh tập đọc cũng như nội dung cần thiết cho học sinh đọc do giáo viên lựa chọn sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh của lớp do giáo viên phụ trách.

1.3. Đối với học sinh khuyết tật, tàn tật

Ngoài việc chọn nội dung tương tự như trên (mục 1.1 và 1.2), giáo viên có thể:

Tăng cường dạy cho trẻ phát triển năng khiếu, chẳng hạn học sinh có năng khiếu âm nhạc thì tăng thời gian dạy hát; trẻ có năng khiếu thể thao thì giúp trẻ tăng cường hoạt động thể dục thể thao, hoặc trẻ có năng khiếu mỹ thuật thì tăng cường dạy vẽ, nặn, …



2. Về phương pháp dạy học

2.1. Thực hiện theo sự chỉ đạo tại công văn số 896/BGDĐT-GDTH về việc Hướng dẫn điều chỉnh việc dạy và học cho học sinh tiểu học.

Giáo viên phải bám sát yêu cầu cơ bản của chuẩn kiến thức, kỹ năng, để lựa chọn nội dung, thời lượng, phương pháp và hình thức thích hợp, kể cả việc sử dụng đồ dùng dạy học gần gũi với cuộc sống xung quanh học sinh. Việc dạy học phù hợp với khả năng nhận thức và điều kiện học tập của nhóm đối tượng này là vô cùng cần thiết. Giáo viên chỉ cần giúp học sinh hiểu được phần cốt lõi của bài cũ trước khi học bài mới kế tiếp.

2.2. Cán bộ quản lý cần nắm chắc đối tượng học sinh khó khăn trong mỗi lớp, có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy học để học sinh được học tập có kết quả thiết thực.

Phương pháp dạy học cơ bản cho học sinh khó khăn là cách đưa ra vấn đề đơn giản để học sinh bắt chước làm theo, không áp đặt. Cần tạo không khí vui vẻ và sự tự tin cho trẻ trong quá trình học tập, nên có những câu hỏi vừa sức để học sinh trả lời dựa trên nội dung bài học và khả năng thực tế của học sinh.

2.3. Giáo viên cần chú ý không dạy nhiều kiến thức cùng một lúc; dạy ít nhưng phải chắc chắn và đảm bảo 3 yêu cầu cơ bản:

- Các em hiểu mình đang học cái gì.

- Bài tập chỉ vừa đủ để học sinh có thể hiểu và làm đúng. Với một vài đối tượng học sinh đặc biệt chỉ cần làm 1 bài tập dạng cơ bản và cần thiết trong một tiết học.

- Việc dạy học cần đảm bảo sao cho học sinh sau lớp 1 có thể đọc được 30 chữ/1 phút; chép đúng được 1 bài trong 15 phút với 30 chữ và cộng trừ nhanh trong phạm vi 10, cộng trừ không có nhớ trong phạm vi 100 một cách chắc chắn. Học sinh học hết lớp 5 đọc được trôi chảy, làm đúng 4 phép tính, giải được 1 bài toán đố có 2 hoặc 3 câu lời giải; viết được 1 bài tập làm văn khoảng 15 câu theo một chủ đề của chương trình môn học.

2.4. Mỗi lớp học hòa nhập bố trí từ 1 đến 3 học sinh khó khăn (nếu có), hoặc 1 đến 2 học sinh khuyết tật, tàn tật. Ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng có nhiều học sinh dân tộc nếu cần dạy tập trung thì bố trí 1 giáo viên chủ nhiệm dạy tối đa 15 học sinh khó khăn/lớp.

2.5. Đối với lớp ghép, bố trí học sinh học 2 môn tiếng Việt và Toán riêng theo từng nhóm với nội dung và phương pháp như đối với học sinh khó khăn, chẳng hạn nhóm này học toán, nhóm khác học Tiếng Việt. Với các môn còn lại, giáo viên chọn nội dung nào thích hợp, vừa sức trong chương trình cho học sinh học chung một cách có hệ thống.

III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH

1. Yêu cầu chung về đánh giá

Trong thực tiễn bất cứ ở một lớp học nào đều có thể có từ một đến vài học sinh khó khăn (trong khuôn khổ của văn bản này). Sau khi thực hiện dạy học với nội dung và phương pháp đã quy định ở phần trên (mục II), giáo viên tiến hành đánh giá kết quả học tập của học sinh. Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh cần phải nghiêm túc, trách nhiệm cao và thực chất sau mỗi học kỳ, đặc biệt ở học kỳ 2.



2. Đánh giá kết quả học tập của học sinh

2.1. Đối với học sinh khuyết tật, tàn tật

- Nếu học sinh hòa nhập theo được như một học sinh bình thường thì được đánh giá theo quy định chung.

- Nếu học sinh hòa nhập nhưng thuộc diện khó khăn đặc biệt thì mỗi học sinh được lập một phiếu theo dõi kết quả học tập (theo mẫu đính kèm); mỗi tháng học sinh có 1 bài kiểm tra Tiếng Việt (1 bài tập làm văn, hoặc tập chép đối với lớp 1) và 1 bài tập toán. Giáo viên lưu giữ phiếu theo dõi và các bài kiểm tra đó của học sinh để bàn giao cho năm học kế tiếp.

Những học sinh khuyết tật được lập phiếu theo dõi kết quả học tập thì giáo viên lập danh sách báo cáo Hiệu trưởng để tổ chức khảo sát xem xét sự tiến bộ của học sinh sau một năm học. Hiệu trưởng xác nhận vào danh sách đó. Số học sinh này cần được huy động đi học để hưởng quyền được giáo dục và chăm sóc, không được xem là đối tượng ngồi nhầm lớp.

- Riêng đối với lớp 1, giáo viên báo cáo danh sách các học sinh khó khăn cho Hiệu trưởng ngay sau khi có kết quả kiểm tra học kỳ 1.

- Phiếu theo dõi cùng các bài kiểm tra cần được lưu giữ cho đến hết cấp học.



2.2. Đối với học sinh khó khăn còn lại

- Nếu trong quá trình học tập, những học sinh có đủ khả năng thì được đánh giá theo quy định chung. Chẳng hạn có trường hợp học sinh ở lớp 1 thuộc diện khó khăn nhưng lớp 3 không còn thuộc diện khó khăn thì học sinh đó được dạy học và đánh giá như học sinh bình thường.

- Với học sinh khó khăn, việc đánh giá chỉ tập trung vào 2 môn Tiếng Việt và Toán theo yêu cầu cơ bản đã được quy định tại Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các môn còn lại, học sinh cần học để hiểu nhằm hỗ trợ học tốt môn Tiếng Việt và Toán. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh kiểm tra nhưng không cần ghi nhận xét vào học bạ.

- Yêu cầu kiểm tra:

+ Đối với lớp 1: môn Tiếng Việt kiểm tra học sinh đọc được 30 chữ/phút; nhìn – viết (tập chép) tốc độ 30 chữ/15 phút. Môn Toán học sinh cộng trừ đúng không có nhớ trong phạm vi 100.

+ Đối với lớp 5: môn Tiếng Việt yêu cầu học sinh viết được 1 bài tập làm văn khoảng 15 câu theo một chủ đề có trong sách giáo khoa; làm đúng 4 phép tính và biết giải 1 bài toán có hai đến ba bước tính.

+ Đối với lớp 2, 3, 4 cũng yêu cầu theo mức độ kiến thức, kỹ năng ở 2 môn Tiếng Việt và Toán đã được quy định theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT.

Đối với những trường học có đủ 1,5 giáo viên/lớp để dạy 2 buổi/ngày cho học sinh, thì buổi thứ nhất do giáo viên chủ nhiệm phụ trách, buổi thứ hai do giáo viên khác đảm nhận. Đối với lớp 1 nên 4 buổi/tuần, lớp 2 đến lớp 5 học 5 buổi/tuần; dành 2 tiết/buổi để củng cố kiến thức hàng ngày đã được học ở buổi thứ nhất, giúp học sinh tự tin, luyện nghe nói và phát triển tư duy độc lập của các em, thời gian còn lại tổ chức cho học sinh vui chơi, sinh hoạt tập thể.



IV. TỔ CHỨC, THỰC HIỆN

1. Ở vùng đặc biệt khó khăn thì nên xếp tối đa 20 học sinh/lớp để giáo viên có thể giúp đỡ trực tiếp đến từng học sinh.

2. Ở vùng thuận lợi chỉ xếp từ 1 đến 3 học sinh khó khăn/lớp và quá trình giảng dạy cho học sinh vẫn thực hiện theo tinh thần của công văn này.

3. Phân công 1 giáo viên chủ nhiệm lớp, căn cứ vào tình hình cụ thể có thể phân theo sở trường của một số giáo viên để đảm bảo việc dạy và học có chất lượng thực. Giáo viên tăng cường sử dụng sách tham khảo để cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy.

4. Đảm bảo thực hiện dạy thật, học thật và đánh giá đúng thực chất. Việc đánh giá cần phản ảnh đúng thực tế khách quan với mục tiêu để giáo viên hiểu đúng học sinh và tìm phương pháp khuyến khích học sinh học tốt hơn.

5. Thực hiện định kỳ báo cáo tình hình giáo dục học sinh có hoàn cảnh khó khăn của nhà trường cho cấp trên.

Căn cứ vào hướng dẫn này, các Sở Giáo dục và Đào tạo cần triển khai tới các trường, các cơ sở giáo dục của địa phương để chỉ đạo, thực hiện các hoạt động cụ thể và những yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Quá trình chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ giáo dục hòa nhập trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, nếu có những vấn đề vướng mắc hoặc chưa rõ, các Sở Giáo dục và Đào tạo cần phản ánh kịp thời về Bộ Giáo dục và Đào tạo để được giải đáp hoặc tìm hướng giải quyết.

 

Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để báo cáo)
- Các Thứ trưởng (để báo cáo)
- Các Sở GD&ĐT (để thực hiện)
- Các đơn vị có liên quan (để p/h chỉ đạo)
- Website Bộ GD&ĐT
- Lưu VT, Vụ GDTH

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đặng Huỳnh Mai


 

MẪU

PHIẾU THEO DÕI KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH KHÓ KHĂN


(Kèm theo công văn số 9890/BGDĐT-GDTH ngày 17/9/2007)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

PHIẾU HỌC TẬP CỦA HỌC SINH KHÓ KHĂN

Họ và tên học sinh:

Lớp:                             Năm học:

Tháng

Nhận định chung

Nội dung và yêu cầu cần đạt

Môn năng khiếu

Môn Tiếng Việt

Môn Toán

9

 

 

 

 

10

 

 

 

 



 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM


(MẪU 2)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

DANH SÁCH HỌC SINH KHÓ KHĂN

(Mẫu dùng cho Trường hoặc lớp)



Lớp:                             Năm học:

Số TT

Họ và tên

Đặc điểm khó khăn

Môn năng khiếu

Môn Tiếng Việt

Môn Toán

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 



 

 

 

 

 



GIÁO VIÊN

HIỆU TRƯỞNG

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 6631/BGDĐT-GDTrH



V/v: Sử dụng SGK phổ thông Hà Nội, ngày 25 tháng 7 năm 2008

và tài liệu giảng dạy, học tập

Kính gửi: Các Sở Giáo dục và Đào tạo

Để thống nhất việc sử dụng sách giáo khoa (SGK) và các tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập trong trường phổ thông từ năm học 2008-2009 theo quy định của Luật Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) hướng dẫn như sau:



1. Về sử dụng sách giáo khoa và tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao

a) Theo quy định của Luật Giáo dục năm 2005, căn cứ nội dung Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT), Bộ GDĐT ban hành SGK để sử dụng cho việc giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh.

Từ lớp 1 đến lớp 12, chỉ có một bộ SGK, hầu hết các môn học ở mỗi lớp có một tên SGK. Riêng cấp trung học phổ thông (THPT) đối với 8 môn học phân hóa (Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ) có 2 loại SGK: Loại biên soạn theo chương trình chuẩn và loại biên soạn theo chương trình nâng cao. Trên SGK có ghi tên Bộ GDĐT và tên các tác giả (Tổng Chủ biên, Chủ biên, tác giả), SGK biên soạn theo chương trình nâng cao có ghi là loại nâng cao kèm theo tên sách. Ở cấp THPT, bên cạnh SGK có tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao được Bộ GDĐT ban hành để dùng cho giáo viên giảng dạy và học sinh học tập. Đối với môn học nâng cao của ban Cơ bản, có thể dạy học bằng SGK biên soạn theo chương trình nâng cao hoặc SGK biên soạn theo chương trình chuẩn kết hợp với sử dụng tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao.

b) Khi sử dụng SGK để chuẩn bị kế hoạch bài giảng (giáo án), giáo viên cần căn cứ chuẩn kiến thức, kỹ năng quy định trong chương trình môn học, xác định trọng tâm kiến thức, kỹ năng để thiết kế bài giảng phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh. Nếu gặp tình huống có các cách hiểu khác nhau về một chủ đề, nội dung nào đó giữa SGK và CTGDPT thì cần căn cứ vào CTGDPT để giảng dạy.

c) Khi tiến hành kiểm tra, đánh giá, ra đề thi, cần căn cứ chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình môn học để đặt câu hỏi, ra đề theo định hướng yêu cầu học sinh nắm vững bản chất kiến thức, có kỹ năng tư duy độc lập, biết vận dụng kiến thức một cách sáng tạo để giải quyết vấn đề; hạn chế đến mức thấp nhất chỉ yêu cầu học thuộc máy móc theo SGK.

d) Các trường học mua SGK cấp cho giáo viên để sử dụng trong giảng dạy. Các giáo viên bộ môn có trách nhiệm cập nhật đính chính nội dung SGK theo thông báo của Bộ GDĐT (nếu có) và hướng dẫn học sinh đính chính SGK các môn học.



2. Về sử dụng sách giáo viên

a) Sách giáo viên (SGV) do Bộ GDĐT tổ chức thẩm định và ban hành, dùng để hỗ trợ giáo viên nghiên cứu thiết kế bài giảng. Mỗi môn học ở mỗi lớp có một tên SGV (riêng 8 môn học phân hóa ở cấp THPT có 2 tên SGV). Trên SGV có ghi tên Bộ GDĐT và tên các tác giả (Tổng Chủ biên, Chủ biên, Tác giả), SGV theo chương trình nâng cao có ghi là loại nâng cao kèm theo tên sách.

Đối với một số môn học ở cấp Tiểu học và môn Thể dục, Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở cấp THCS và cấp THPT, Bộ GDĐT không ban hành SGK mà chỉ ban hành SGV.

Nếu gặp tình huống có các cách hiểu khác nhau về một chủ đề, nội dung nào đó giữa SGK và SGV thì căn cứ vào SGK để thiết kế bài giảng.

b) Các trường học mua SGV cấp cho giáo viên để sử dụng trong giảng dạy. Giáo viên có trách nhiệm cập nhật các nội dung đính chính theo thông báo của Bộ GDĐT (nếu có).

3. Về sử dụng sách bài tập

a) Sách bài tập (SBT) là tài liệu tham khảo do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành với sự tham gia biên soạn của một số tác giả SGK, có ghi tên Nhà xuất bản và tên tác giả. Giáo viên có thể tham khảo SBT, lấy tư liệu để giảng dạy sau khi đã xem xét độ chính xác, sự phù hợp với nội dung bài dạy; học sinh có thể tham khảo trong học tập.

Nếu gặp tình huống có cách hiểu khác nhau về một chủ đề, nội dung nào đó giữa SBT và SGK thì lấy SGK làm căn cứ để giảng dạy, học tập.

b) Các cơ quan quản lý giáo dục, các trường không bắt buộc học sinh mua SBT, khi tổ chức phát hành SBT phải thông báo rõ điều này cho giáo viên, học sinh và gia đình học sinh. Các trường học có thể lựa chọn mua SBT để cấp cho giáo viên sử dụng trong giảng dạy.



4. Về sử dụng các loại sách tham khảo khác

a) Các nguồn tài liệu (cả kênh chữ, kênh hình, kênh tiếng) có nội dung liên quan đến một số môn học, hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông là nguồn tài liệu do giáo viên và học sinh tự lựa chọn để tham khảo trong giảng dạy, học tập được gọi chung là sách tham khảo (STK) khác.

Hiệu trưởng trường phổ thông có trách nhiệm giao cho các tổ chuyên môn xem xét nội dung các STK đang lưu hành trong trường. Nếu phát hiện STK chưa chính xác hoặc không phù hợp với tính chất giáo dục phổ thông thì cần lưu ý học sinh trong việc sử dụng; nếu phát hiện STK có sai sót lớn ảnh hưởng đến dạy và học thì cần kịp thời báo cáo với cơ quan quản lý giáo dục.

b) Các cơ quan quản lý giáo dục và các trường phổ thông không bắt buộc học sinh mua STK.



5. Về sử dụng tài liệu giáo dục địa phương

Thực hiện theo hướng dẫn tại các công văn số 5977/BGDĐT-GDTrH ngày 07/7/2008 và số 5982/BGDĐT-GDTH ngày 07/7/2008 của Bộ GDĐT về thực hiện nội dung giáo dục địa phương ở các cấp học phổ thông từ năm học 2008-2009.

Nhận được công văn này, yêu cầu các Sở GDĐT phổ biến đến các Phòng GDĐT, các trường phổ thông và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, cần báo cáo với Bộ GDĐT (qua Vụ GDTH, Vụ GDTrH) để kịp thời giải quyết.

Nơi nhận:

- Như trên;

- Bộ trưởng (để b/cáo);

- Các Thứ trưởng (để ph/hợp);

- Các Vụ: GDTH, GDTrH, KHTC;

- Nhà XBGD;

-ViệnKHGDVN;
- Lưu: VT, Vụ GDTrH.


KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG
(Đã ký)

Nguyễn Vinh Hiển

c/v 9548


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số: 624/BGDĐT-GDTH Hà Nội, ngày 05 tháng 02 năm 2009

V/v Hướng dẫn thực hiện Chuẩn

kiến thức, kĩ năng các môn học ở TH


Kính gửi: Các Ông (Bà) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

Để nâng cao chất lượng dạy và học các môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học (ban hành theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT), Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng bộ tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học. Tài liệu được biên soạn theo kế hoạch dạy học đã được quy định, đối với từng bài học ở mỗi môn học tài liệu đã chỉ rõ nội dung yêu cầu cần đạt cho tất cả học sinh, nên nó sẽ hỗ trợ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục các cấp trong quá trình tổ chức dạy học, đánh giá và chỉ đạo hoạt động dạy học các môn học ở tiểu học theo chuẩn kiến thức kỹ năng, cụ thể:

1. Lập kế hoạch dạy học (Soạn bài)

Mục tiêu của bài học cần bám sát Yêu cầu cần đạt về kiến thức kĩ năng ở từng bài học, tiết dạy được nêu trong tài liệu. Trên cơ sở đó giáo viên chuẩn bị thiết bị, đồ dùng dạy học; xác định nội dung, phương pháp dạy học, hình thành tổ chức hoạt động học tập phù hợp với từng đối tượng học sinh.

2. Tổ chức dạy học.

Căn cứ vào Mục tiêu đã xác định, giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng đảm bảo cho tất cả học sinh nắm được yêu cầu cơ bản nhất về kiến thức, kĩ năng của bài học. Đồng thời cần có những hoạt động hỗ trợ học sinh yếu, khuyến khích học sinh khá, giỏi.

3. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Chuẩn kiến thức, kĩ năng là cơ sở xác định nội dung để đánh giá kết quả học tập của học sinh. Việc kiểm tra, đánh giá trước hết đảm bảo đạt yêu cầu của chuẩn kiến thức, kĩ năng (chiếm khoảng 80-90% nội dung kiểm tra); đồng thời có những yêu cầu phát triển nhằm đáp ứng sự đa dạng về trình độ nhận thức của học sinh và đặc điểm vùng miền (chiếm khoảng 10-20% nội dung kiểm tra).

4. Đánh giá giờ dạy

Việc đánh giá giờ dạy cắn cứ vào yêu cầu cần đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của bài học; lấy hiệu quả dạy học và việc tổ chức dạy học sát đối tượng học sinh làm tiêu chí cơ bản.

Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, Sở Giáo dục và Đào tạo có kế hoạch triển khai tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học đến từng giáo viên, kịp thời thực hiện từ năm học 2008-2009. Trên cơ sở đội ngũ giảng viên cốt cán đã được Bộ tập huấn, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức bồi dưỡng giáo viên, đồng thời chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường tiểu học tổ chức chuyên đề dạy học và đánh giá theo chuẩn: soạn bài, dự giờ và đánh giá các tiết dạy, xây dựng đề kiểm tra trên cơ sở chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học.

Trong quá trình triển khai thức hiện, nếu có vướng mắc, cần báo cáo về Bộ GD&ĐT (Vụ Giáo dục Tiểu học) để kịp thời giải quyết.


*Nơi nhận: KT. BỘ TRƯỞNG

- Như trên; THỨ TRƯỞNG

- Lưu:VT,Vụ GDTH.

(Đã ký)
Nguyễn Vinh Hiển

UBND tØnh L¹ng S¬n Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt nam



Së Gi¸o dôc vµ §µo t¹o §éc lËp - Tù do - H¹nh phóc


Sè: 1352/SGD§T-GDTH L¹ng S¬n, ngµy 07 th¸ng 9 n¨m 2009

V/v: H­íng dÉn d¹y häc 2 buæi/ngµy

vµ d¹y häc trªn 5 buæi/tuÇn


KÝnh göi: Phßng GD&§T huyÖn vµ thµnh phè

Thùc hiÖn chØ thÞ sè 4489/CT-BGD§T ngµy 04/8/2009 cña Bé tr­ëng Bé Gi¸o dôc vµ §µo t¹o VÒ nhiÖm vô träng t©m cña gi¸o dôc mÇm non, gi¸o dôc phæ th«ng, gi¸o dôc th­êng xuyªn vµ gi¸o dôc chuyªn nghiÖp n¨m häc 2009-2010; C«ng v¨n sè 7312/BGD§T-GDTH, ngµy 21/8/2009 cña Bé GD&§T vÒ viÖc H­íng dÉn thùc hiÖn nhiÖm vô n¨m häc 2009-2010 ®èi víi gi¸o dôc TiÓu häc;

C¨n cø c«ng v¨n sè 1306/SGD§T-GDTH, ngµy 28/8/2009 cña Së GD&§T vÒ viÖc H­íng dÉn thùc hiÖn nhiÖm vô n¨m häc 2009-2010 cÊp TiÓu häc vµ t×nh h×nh thùc tÕ cña ®Þa ph­¬ng;

Së Gi¸o dôc vµ §µo t¹o h­íng dÉn c¸c Phßng GD&§T huyÖn, thµnh phè triÓn khai, tæ chøc thùc hiÖn d¹y häc 2 buæi/ngµy vµ mét sè buæi 2/tuÇn n¨m häc 2009-2010, nh­ sau:


1. Môc tiªu:

- TiÕp tôc n©ng cao chÊt l­îng d¹y häc, thùc hiÖn chñ ®Ò n¨m häc 2009-2010 "N¨m häc ®æi míi qu¶n lý vµ n©ng cao chÊt l­îng gi¸o dôc", thùc hiÖn gi¶m t¶i ®èi víi häc sinh TiÓu häc.

- Båi d­ìng häc sinh giái, häc sinh n¨ng khiÕu.

- Båi d­ìng häc yÕu kÐm ®¹t ChuÈn kiÕn thøc, kü n¨ng cña ch­¬ng tr×nh.

- T¨ng c­êng ho¹t ®éng ngoµi giê lªn líp, gi¸o dôc toµn diÖn cho häc sinh
2. C«ng t¸c chØ ®¹o:

- C¸c Phßng GD&§T chỉ đạo các trường chñ ®éng, linh ho¹t më réng tr­êng, líp häc 2 buæi/ngµy; §a dạng hoá mô hình dạy 2 buổi/ngày theo các hình thức tổ chức lớp học và thời lượng khác nhau phù hợp với điều kiện thực tế của từng trường như: Tổ chức dạy học 10 buổi/tuần, d¹y häc trên 5 buổi/tuần; Tổ chức các mô hình nội trú, bán trú dân nuôi trong trường Tiểu học.

- C¸c tr­êng TiÓu häc kh«ng t¨ng c­êng ®é häc tËp cña häc sinh, kh«ng d¹y tr­íc ch­¬ng tr×nh. ViÖc häc tËp cña häc sinh ®Æc biÖt lµ häc sinh tiÓu häc ®­îc gãi gän trong ngµy vµ hoµn tÊt t¹i líp, cè g¾ng ®Ó häc sinh vÒ nhµ kh«ng ph¶i häc thªm, ®¶m b¶o kÕ ho¹ch d¹y häc theo quy ®Þnh cña Bé Gi¸o dôc vµ §µo t¹o

- Tõ n¨m häc 2009-2010, c¸c tr­êng d¹y häc 2 buæi/ngµy vµ d¹y häc trªn 5 buæi/tuÇn tæ chøc d¹y vµ häc thèng nhÊt néi dung, ch­¬ng tr×nh tµi liÖu mét sè m«n (TiÕng ViÖt, To¸n, TiÕng Anh,...) theo quy ®Þnh t¹i c«ng v¨n sè 1173/SGD§T-GDTH, ngµy 05/8/2009 cña Së Gi¸o dôc vµ §µo t¹o.


3. KÕ ho¹ch, nội dung, phương pháp dạy vµ học:

3.1. KÕ ho¹ch d¹y vµ häc:

* Kế hoạch dạy và häc - ¸p dụng cho c¸c lớp học 5 buổi / tuần, mçi buæi häc kh«ng qu¸ 4 giê (240 phót):


* Buæi hc th hai ®èi víi c¸c tr­êng, líp häc 2 buæi/ngµy (10 buæi/tuÇn): Cã thể tham kh¶o kÕ hoach d¹y häc (bæ trî) sau:


Mçi ngµy häc kh«ng qu¸ 7 giê (420 phót), thời gian dạy trung bình của 1 tiết học là 35 phút. Riêng đối với lớp 1 có nghỉ 5 phút giữa tiết học. Mỗi buæi học thø 2/ngµy không quá 3 giê (180 phút). Thêi gian cña buæi 2/ngµy chủ yÕu dành cho việc thc hành nội dung kiến thức ®· học; Bồi dưỡng học sinh cã năng khiếu c¸c m«n: Tiếng Việt, To¸n, Âm nhạc, Mỹ thuật, Ngoại ngữ, Tin học,...; Hỗ trợ việc học tập và bồi dưỡng học sinh yếu kÐm đạt Chuẩn kiến thức, kỹ năng cơ bản của chương tr×nh; Tổ chức học sinh tham gia c¸c hoạt động thực tế tại địa phương. Do vậy nhà trường có thể chủ động:

+ Bố trí sè tiết học trong ngày (buổi 1 và 2) hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường (GV, CSVC, ...).

+ Tăng hoặc giảm số tiết (bổ trợ) của c¸c môn để phù hợp với đối tượng học sinh của từng lớp, từng khối lớp, ... cña tõng giai ®o¹n/n¨m häc.

* Kế hoch dy và hc - ¸p dng cho c¸c lp dy hc trªn 5 bui / tun (t 6 đến 8 bui/tun): Chủ yếu dành thời gian cho việc bồi dưỡng học sinh cã năng khiếu c¸c m«n: Tiếng Việt, To¸n, Âm nhạc, Mỹ thuật, Ngoại ngữ, Tin học,... Bồi dưỡng học sinh yếu kÐm, để tạo điều kiện cho học sinh đạt Chuẩn kiến thức, kỹ năng cơ bản của chương tr×nh. Do vậy nhà trường cã thể chủ động:

+ Buæi thø nhÊt: Thùc hiÖn kÕ ho¹ch d¹y häc cña c¸c líp häc 5 buæi / tun.

+ Buæi thø hai: Bố trÝ sè tiết học trong ngày hợp lý, phï hợp với điều kiện thực tế của nhà trường (GV, CSVC, ...). Tăng hoặc giảm số tiết (b tr) của c¸c m«n để phï hợp với đối tượng học sinh của từng lớp, từng khối lớp, ... cña tõng giai ®o¹n/n¨m häc.
3.2. Néi dung dạy học:

- Ban giám hiệu, tổ chuyên môn lựa chọn nội dung dạy học buổi 2 sao cho phï hîp víi m« h×nh d¹y häc, ®iÒu kiÖn thùc tÕ vµ ®èi t­îng häc sinh.

- Đối với những trường ở vùng khó khăn việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày có thể chỉ nhằm tăng thời lượng học tập gióp học sinh đạt được Chuẩn kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu của chương trình, không thêm nội dung dạy học.
3.3. Phương ph¸p d¹y häc:

Căn cứ vào Mc tiªu kÕ ho¹ch d¹y häc, kÕ ho¹ch bµi häc đ· x¸c định gi¸o viªn tổ chøc c¸c hoạt động dạy học linh hoạt, phï hợp với từng đối tượng đảm bảo cho tất cả học sinh nắm được yªu cầu cơ bản nhất về kiến thức, kỹ năng của bài học. §ồng thời cần cã những hoạt động hỗ trợ học sinh yếu, khuyến khÝch học sinh kh¸, giỏi.

Gi¸o viªn tù gi¸c, chñ ®éng, tÝch cùc trong viÖc vËn dông linh ho¹t, s¸ng t¹o ph­¬ng ph¸p d¹y vµ häc tÝch cùc, phï hîp víi tõng ®èi t­îng häc sinh (cïng mét bµi häc, tiÕt häc víi cïng mét ®iÒu kiÖn d¹y vµ häc... nh­ nhau, nh­ng kh¸c nhau vÒ ®èi t­îng häc sinh gi÷a c¸c líp cïng mét ®iÓm tr­êng, cïng khèi líp th× viÖc tæ chøc d¹y vµ häc còng kh¸c nhau...); Phï hîp víi ®Æc ®iÓm cña tõng tiÕt häc, m«n häc; Båi d­ìng ph­¬ng ph¸p tù häc, kh¶ n¨ng lµm viÖc theo nhãm; RÌn luyÖn kü n¨ng vËn dông kiÕn thøc vµo thùc tiÔn; T¸c ®éng ®Õn t×nh c¶m, ®em l¹i niÒm vui, høng thó häc tËp cho häc sinh.

Gi¸o viªn lµ ng­êi tæ chøc vµ h­íng dÉn häc sinh häc tËp b»ng c¸ch giao c«ng viÖc häc tËp cho häc sinh qua tõng ho¹t ®éng häc, ®Ó mäi häc sinh ®Òu ®­îc tham gia vµo c¸c ho¹t ®éng häc tËp, häc sinh tù ph¸t hiÖn vµ gi¶i quyÕt c¸c vÊn ®Ò cña néi dung bµi häc råi thùc hµnh ngay c¸c kiÕn thøc míi häc... ("häc qua lµm", "häc qua hµnh") tõ ®ã häc sinh dÔ nhí, dÔ vËn dông. Gi¸o viªn, häc sinh cÇn cã c¸c ph­¬ng tiÖn (nh­ SGK, vë bµi tËp, ®å dïng häc tËp,...) ®Ó tæ chøc ho¹t ®éng d¹y vµ häc. T¨ng c­êng thêi gian thùc hµnh hîp lý ë tÊt c¶ c¸c kh©u cña mçi tiÕt häc: D¹y kiÕn thøc míi, thùc hµnh kiÕn thøc míi, cñng cè (kh¾c s©u) khai th¸c, më réng (ph¸t triÓn, n©ng cao), ®¶m b¶o nguyªn t¾c d¹y vµ häc phï hîp víi tõng néi dung kiÕn thøc, kü n¨ng c¬ b¶n cña bµi häc, phï hîp víi tõng ®èi t­îng häc sinh, ph¶i dùa vµo c¸c ho¹t ®éng häc tËp tÝch cùc, chñ ®éng, s¸ng t¹o cña ng­êi häc. VËn dông linh ho¹t c¸c h×nh thøc tæ chøc d¹y vµ häc hîp lý, phï hîp víi tõng ®èi t­îng häc sinh cña tõng khèi líp ë tõng ®iÓm tr­êng, cña tõng ®Þa ph­¬ng,… nh­ sau:



+ Häc theo líp (chiÕm ®a sè thêi gian).

+ Häc theo nhãm tr×nh ®é cïng n¨ng khiÕu, së thÝch ®èi víi häc sinh kh¸ giái (häc chuyªn s©u): Ýt nhÊt 1 tiÕt/m«n/tuÇn).

+ T¨ng c­êng tổ chức c¸c hoạt động ngoại kho¸, s©n ch¬i bæ Ých, ph¸t triÓn trÝ tuÖ thu hót học sinh tham gia (theo líp, khèi líp, ®iÓm tr­êng, ...)
4. Một sè gi¶i ph¸p tæ chøc thùc hiÖn:

- C¸c Phßng GD&§T t¨ng c­êng c«ng t¸c kiÓm tra, thanh tra chuyªn m«n, kiÓm tra chÊt l­îng d¹y vµ häc th­êng xuyªn ®èi víi c¸c tr­êng, líp d¹y häc 2 buæi/ngµy vµ d¹y häc trªn 5 buæi/tuÇn.

- §Èy m¹nh c«ng t¸c tuyªn truyÒn nhằm nâng cao nhận thức cho cán bé qu¶n lý, gi¸o viªn, phụ huynh học sinh và xã hội về mục đích, yêu cầu, hiệu quả của mô hình tổ dạy học 2 buổi/ngày vµ d¹y häc trªn 5 buæi/tuÇn. Thùc hiÖn tèt c«ng t¸c x· héi ho¸ gi¸o dôc gãp phÇn hç trî vÒ vËt chÊt vµ tinh thÇn cho c«ng t¸c d¹y vµ häc cña nhµ tr­êng.

- C¸c Phßng Gi¸o dôc vµ §µo t¹o t¨ng c­êng c«ng t¸c båi d­ìng chuyªn m«n- nghiÖp vô cho gi¸o viªn d¹y häc 2 buæi/ngµy. T¨ng thªm tû lÖ gi¸o viªn cho tr­êng, líp häc 2 buæi/ ngµy, ®Ó gi¸o viªn cã thêi gian nghiªn cøu, chuÈn bÞ kÕ ho¹ch bµi häc,...

- Quan tâm chÊt l­îng ®µo t¹o, båi d­ìng chuyªn m«n - nghiÖp vô, t¨ng c­êng tæ chøc héi th¶o, tËp huÊn, tæ chøc c¸c chuyªn ®Ò vÒ néi dung, phu¬ng ph¸p vµ h×nh thøc tæ chøc d¹y häc buæi thø 2 cho ®éi ngò c¸n bé qu¶n lý vµ gi¸o viªn; Mçi gi¸o viªn cÇn cã tinh thÇn tù häc, tù båi d­ìng n©ng cao tr×nh ®é chuyªn m«n nghiÖp vô; N©ng cao ý thøc tr¸ch nhiÖm hÕt lßng, hÕt søc thùc hiÖn tèt nhiÖm vô ®­îc giao. Thùc hiÖn nghiªm tóc, ®Çy ®ñ viÖc ®¸nh gi¸, xÕp lo¹i chuyªn m«n nghiÖp vô gi¸o viªn theo ChuÈn nghÒ nghiÖp.

- C¸c Phßng GD&§T yªu cÇu c¸c tr­êng tæ chøc d¹y häc buæi 2 / ngµy vµ d¹y häc trªn 5 buæi/tuÇn:

* Tæ chøc kh¶o s¸t chÊt l­îng häc sinh ®Çu n¨m häc ®Ó phân loại học sinh vµ tæ chøc dạy học theo đối tượng t¹i c¸c ®iÓm tr­êng. Thùc hiÖn kÕ ho¹ch d¹y vµ häc buæi 2/ngµy theo qui ®Þnh cña Bé Gi¸o dôc vµ §µo T¹o, cña Së Gi¸o dôc vµ §µo t¹o.

* Chñ ®éng vËn dông linh ho¹t trong viÖc x©y dùng kÕ ho¹ch d¹y vµ häc (buæi 1, buæi 2) hîp lý, phï hîp víi ®iÒu kiÖn thùc tÕ cña tõng ®Þa ph­¬ng,... Cã thÓ tham kh¶o:



+ §èi víi tr­êng líp d¹y vµ häc 2 buæi/ngµy (10 buæi/tuÇn): Tõ ngµy thø hai ®Õn ngµy thø s¸u.

+ §èi víi tr­êng líp d¹y vµ häc trªn 5 buæi/tuÇn: Tõ 1 ®Õn 3 buæi 2/tuÇn, mỗi buæi học thø 2/ngµy không quá 3 giê (180 phút), cã thÓ bè trÝ d¹y vµ häc vµo chiÒu thø 3, thø 5 hoÆc chiÒu thø 2, thø 4, thø 6 hoÆc chiÒu thø 2, thø 5,...

- Kinh phÝ hç trî phôc vô cho viÖc tæ chøc d¹y häc 2 buæi/ngµy: Thùc hiÖn theo c«ng v¨n sè 884/CV-GDTH, ngµy 17/6/2009 cña Së GD&§T VÒ Th«ng b¸o kÕt luËn Héi th¶o d¹y häc 2 buæi / ngµy.

- HiÖu tr­ëng c¨n cø ®Æc ®iÓm t×nh h×nh thùc tÕ cña nhµ tr­êng (CSVC, §éi ngò gi¸o viªn,...) vµ nhu cÇu, nguyÖn väng cña phô huynh häc sinh tham m­u kÞp thêi cho CÊp uû, ChÝnh quyÒn, Héi ®ång nh©n d©n, Héi ®ång gi¸o dôc cÊp x·, ph­êng ®Ó cã sù quan t©m, ®ång thuËn vµ gióp ®ì nhµ tr­êng lµm tèt c«ng t¸c x· héi ho¸ gi¸o dôc t¹i ®Þa ph­¬ng; Phèi hîp chÆt chÏ víi Ban ®¹i diÖn cha mÑ häc sinh ®Ó t¹o sù ®ång thuËn vÒ c¸c møc ®ãng gãp hîp lý, phï hîp ®iÒu kiÖn thùc tÕ cña ®Þa ph­¬ng t¹o ®iÒu kiÖn cho nhµ tr­êng tæ chøc d¹y häc 2 buæi/ngµy, d¹y häc trªn 5 buæi/tuÇn, tæ chøc b¸n tró hoÆc néi tró d©n nu«i ®¹t hiÖu qu¶.

- C¸c tr­êng líp tæ chøc b¸n tró, néi tró d©n nu«i cÇn thùc hiÖn nghiªm tóc c¸c v¨n b¶n chØ ®¹o: C«ng v¨n sè 08/2008/TTLB/BYT-BGD§T ngµy 8/7/2009 cña Liªn Bé vÒ h­íng dÉn c«ng t¸c ®¶m b¶o vÖ sinh an toµn thùc phÈm trong c¸c c¬ së gi¸o dôc; QuyÕt ®Þnh sè 4458/Q§LB, ngµy 22/8/2008 vÒ viÖc x©y dùng tr­êng häc an toµn.



Каталог: gddt -> sites -> default -> files
files -> Ubnd tỉnh lạng sơn sở giáo dục và ĐÀo tạO
files -> Ubnd tỉnh lạng sơn sở giáo dục và ĐÀo tạO
files -> Ubnd tỉnh lạng sơn sở giáo dục và ĐÀo tạO
files -> Ubnd tỉnh lạng sơn sở giáo dục và ĐÀo tạO
files -> Ubnd tỉnh lạng sơn sở giáo dục và ĐÀo tạO
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở giáo dục và ĐÀo tạO Độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo số: 28
files -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam sở NỘi vụ- sở TÀi chíNH
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo số: 430 /bgdđt-ngcbqlgd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở giáo dục và ĐÀo tạO Độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 1.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương