Căn cứ Luật Giao thông đường thuỷ nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thuỷ nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014



tải về 3.37 Mb.
trang13/24
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích3.37 Mb.
#23184
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   24

đ) Hướng dẫn thực hiện chương trình môn học:

- Căn cứ vào các văn bản pháp luật về giao thông đường thủy nội địa đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;

- Tổ chức cho người học thực hành thao tác nghiệp vụ thuyền trưởng ngay tại phòng học và trên các tàu huấn luyện.

PHỤ LỤC XIX

CHƯƠNG TRÌNH BỔ TÚC NÂNG HẠNG GCNKNCM THUYỀN TRƯỞNG HẠNG NHÌ


(Ban hành kèm theo Thông tư số 57/2014/TT-BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CHƯƠNG TRÌNH BỔ TÚC NÂNG HẠNG GCNKNCM THUYỀN TRƯỞNG HẠNG NHÌ

Tên nghề: thuyền trưởng phương tiện thuỷ nội địa

Đối tượng tuyển sinh: theo quy định tại Điều 5, khoản 10 Điều 6 của Thông tư số 56/2014/TT-BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định thi, cấp, đổi GCNKNCM, CCCM thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa và đảm nhiệm chức danh thuyền viên phương tiện thuỷ nội địa.

Số lượng môn học, môđun đào tạo: 08.

GCN cấp sau tốt nghiệp: GCNKNCM thuyền trưởng hạng nhì

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức

Áp dụng và nắm vững pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa, hiểu biết về pháp luật hàng hải; biết được các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ nội địa; nắm vững sơ đồ và nguyên lý hoạt động của một số trang thiết bị thông tin vô tuyến ở trên tàu; nắm vững kỹ thuật điều động tàu tự hành, phà và các loại đoàn lai dắt; biết giải quyết các tranh chấp hợp đồng vận chuyển và các sự cố thương vụ; nắm vững mạng lưới sông, kênh và đặc điểm các sông chính ở khu vực (Bắc hoặc Nam); thuộc các tuyến vận tải đường thuỷ nội địa chính ở khu vực (Bắc hoặc Nam).

2. Kỹ năng

Sử dụng thành thạo các thiết bị thông tin liên lạc trong mọi tình huống phục vụ công tác khai thác tàu, công tác tìm kiếm cứu nạn; thực hiện đầy đủ các công việc liên quan đến hợp đồng vận tải, giải quyết linh hoạt các tranh chấp hợp đồng vận chuyển và các sự cố thương vụ; thành thạo kỹ thuật điều động tàu tự hành, phà và các loại đoàn lai dắt một cách thành thạo, chuẩn xác và an toàn khi hành trình, ra vào bến, neo đậu.

3. Thái độ, đạo đức nghề nghiệp

Có ý thức rèn luyện để nâng cao trình độ nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành đường thủy nội địa; yêu nghề, có ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, có thói quen lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh phù hợp với phong tục, tập quán và truyền thống văn hóa dân tộc.

II. THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC

Thời gian của khóa học: 295 giờ, bao gồm:

1. Thời gian các hoạt động chung: 15 giờ.

2. Thời gian học tập: 280 giờ, trong đó:

a) Thời gian thực học: 265 giờ.

b) Thời gian ôn, thi kết thúc khóa học: 15 giờ.

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔĐUN VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

MH 01

Pháp luật về giao thông đường thủy nội địa

45

MH 02

Thông tin vô tuyến

15

MĐ 03

Điều động tàu và thực hành điều động tàu

70

MH 04

Kinh tế vận tải

30

MH 05

Máy tàu thủy

15

MH 06

Luồng chạy tàu thuyền

30

MH 07

Khí tượng thủy văn

30

MH 08

Nghiệp vụ thuyền trưởng

30

Tổng cộng

265

IV. THI KẾT THÚC KHOÁ HỌC

1. Kiểm tra kết thúc môn học:

Người học phải có số giờ học tối thiểu từ 80% trở lên sẽ được dự kiểm tra kết thúc môn học, các môn học phải đạt điểm trung bình từ 5 điểm trở lên (thang điểm 10) sẽ được dự thi kết thúc khoá học.

2. Thi kết thúc khoá học:



STT

Môn thi

Hình thức thi

1

Lý thuyết tổng hợp

Trắc nghiệm

2

Lý thuyết chuyên môn

Vấn đáp

3

Điều động tàu

Thực hành

V. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔĐUN ĐÀO TẠO

1. Tên môn học: PHÁP LUẬT VỀ GIAO THỒNG ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA

a) Mã số: MH 01.

b) Thời gian: 45 giờ.

c) Mục tiêu: giúp người học có khả năng hiểu, áp dụng đúng các quy tắc giao thông và tín hiệu của phương tiện; thuộc các loại báo hiệu đường thuỷ nội địa Việt Nam; nắm được các chức danh và nhiệm vụ của thuyền trưởng, thuyền phó; biết được các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.

d) Nội dung:



STT

Nội dung

Thời gian đào tạo (giờ)

1

Chương I: Quy tắc giao thông và tín hiệu của phương tiện

10

1.1

Quy tắc giao thông

1.2

Tín hiệu của phương tiện giao thông đường thủy nội địa

1.3

Cảng vụ và hoa tiêu đường thủy nội địa

2

Chương II: Quy tắc báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam

10

2.1

Quy định chung

2.2

Những quy định của quy tắc báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam

2.3

Các loại báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam

3

Chương III: Trách nhiệm thuyền viên

12

3.1

Trách nhiệm của các chức danh

3.2

Quy định về định biên thuyền viên

4

Chương IV: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa

11

4.1

Vi phạm quy định về phương tiện thủy nội địa

4.2

Vi phạm quy định về thuyền viên, người lái phương tiện

4.3

Vi phạm quy tắc giao thông và tín hiệu của phương tiện

Kiểm tra định kỳ, kiểm tra kết thúc môn học

2

Tổng cộng

45

đ) Hướng dẫn thực hiện chương trình môn học:

- Căn cứ vào các văn bản pháp luật về giao thông đường thủy nội địa đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;

- Tổ chức cho người học thực hành, quan sát mô hình, các báo hiệu trên sa bàn.

2. Tên môn học: THÔNG TIN VÔ TUYẾN

a) Mã số: MH 02.

b) Thời gian: 15 giờ.

c) Mục tiêu: giúp người học có khả năng nắm được các khái niệm cơ bản về thông tin vô tuyến ở đường thuỷ; nắm được sơ đồ và nguyên lý hoạt động của một số trang thiết bị thông tin vô tuyến ở trên tàu; hiểu được cách thu, phát một bức điện trong tình huống khẩn cấp ở đường thuỷ.

d) Nội dung:



STT

Nội dung

Thời gian đào tạo (giờ)

1

Chương I: Đặc điểm cơ bản của dịch vụ thông tin di động hàng hải

2

1.1

Các quy định và thủ tục thông tin di động hàng hải

1.2

Các giấy tờ liên quan đến thiết bị VTĐ

1.3

Phân loại đài trạm trong liên lạc VTĐ hàng hải

2

Chương II: Các thiết bị thông tin trên tàu

6

2.1

Các thiết bị thông tin chính

2.2

Hệ thống NAVTEX

2.3

Phao định vị vô tuyến khẩn cấp EPIRB - thiết bị EPIRB, VHF - DSC

2.4

Thiết bị phản xạ radar phục vụ cho tìm và cứu SART

2.5

Vùng hoạt động của tàu theo hệ thống GMDSS

2.6

Liên lạc chọn số DSC

3

Chương III: Các phương thức thông tin liên lạc bằng DSC và thoại trên sóng mặt bằng và VHF

4

3.1

Đối với tàu

3.2

Đối với đài bờ

4

Chương IV: Thủ tục thông tin thông thường

2

4.1

Thủ tục gọi tắt liên lạc bằng điện thoại

4.2

Cước phí trong nghiệp vụ thông tin lưu động hàng hải

Kiểm tra kết thúc môn học

1

Tổng cộng

15

đ) Hướng dẫn thực hiện chương trình môn học:

- Căn cứ vào giáo trình vô tuyến điện, máy điện hàng hải và các tài liệu tham khảo về hàng hải đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;

- Tổ chức cho người học thực hành thông tin vô tuyến trên các tàu huấn luyện.

3. Tên môđun: ĐIỀU ĐỘNG TÀU

a) Mã số: MĐ 03.

b) Thời gian: 70 giờ.

c) Mục tiêu: giúp người học có khả năng nắm vững kỹ thuật điều động tàu tự hành, phà; nắm vững kỹ thuật điều động các loại đoàn lai dắt.

d) Nội dung:



STT

Nội dung

Thời gian đào tạo (giờ)

1

Chương I: Điều động tàu tự hành

30

1.1

Điều động tàu rời, cập bến

1.2

Điều động tàu thả và thu hai neo

1.3

Điều động tàu trong một số tình huống khẩn cấp

2

Chương II: Phà và điều động phà

5

2.1

Khái niệm chung về phà

2.2

Điều động phà rời, cập bến

2.3

Điều động phà sang sông

3

Chương III: Kỹ thuật điều động đoàn lai kéo

10

3.1

Điều động lai bắt dây lai, điều chỉnh dây của đoàn

3.2

Đặc điểm hoạt động của đoàn lai kéo

3.3

Điều động đoàn lai kéo rời, cập bến nước, gió ngược

4

Chương IV: Kỹ thuật điều động đoàn lai đẩy và đoàn lai áp mạn

20

4.1

Điều động đoàn lai áp mạn quay trở

4.2

Tàu đẩy

4.3

Đặc điểm hoạt động của đoàn lai đẩy

4.4

Điều động đoàn lai đẩy

Kiểm tra định kỳ, kiểm tra kết thúc môn học

5

Tổng cộng

70

đ) Hướng dẫn thực hiện chương trình môn học:

- Căn cứ vào giáo trình điều động tàu thủy và các tài liệu tham khảo về điều động tàu đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;

- Tổ chức cho người học huấn luyện thực hành ngay tại phòng học mô phỏng và trên các tàu huấn luyện.

4. Tên môn học: KINH TẾ VẬN TẢI

a) Mã số: MH 04.

b) Thời gian: 30 giờ.

c) Mục tiêu: giúp người học có khả năng nắm vững những đặc tính chung cơ bản của hàng hoá và phương pháp giao nhận hàng hoá; biết giải quyết các tranh chấp hợp đồng vận chuyển và các sự cố thương vụ.

d) Nội dung:



STT

Nội dung

Thời gian đào tạo (giờ)

1

Chương I: Vị trí, vai trò và đặc điểm của ngành vận tải đường thủy nội địa

1

1.1

Vị trí, vai trò

1.2

Đặc điểm

2

Chương II: Quy định về vận tải hàng hoá và hành khách thuỷ nội địa

2

2.1

Quy định về vận tải hàng hoá

2.2

Quy định về vận tải hành khách

3

Chương III: Những vấn đề cơ bản về hàng hoá

3

3.1

Đặc tính cơ bản của hàng hoá

3.2

Những nhân tố ảnh hưởng tới hàng hoá

3.3

Nhãn hiệu hàng hoá

3.4

Đo lường và kiểm định hàng hoá

3.5

Lượng giảm tự nhiên và tổn thất hàng hoá

4

Chương IV: Năng suất lao động và năng suất phương tiện

4

4.1

Khái niệm

4.2

Cách tính

4.3

Ý nghĩa của việc nâng cao năng suất lao động và năng suất phương tiện

4.4

Biện pháp nâng cao năng suất lao động và năng suất phương tiện

5

Chương V: Giá thành vận chuyển

5

5.1

Khái niệm, ý nghĩa

5.2

Ảnh hưởng của giá thành tới nền kinh tế quốc dân

5.3

Cách tính giá thành vận chuyển đường thủy nội địa

5.4

Biện pháp hạ giá thành vận chuyển

6

Chương VI: Thương vụ vận tải đường thủy nội địa

14

6.1

Sự cố thương vụ

6.2

Hợp đồng vận chuyển và giấy vận chuyển

6.3

Giao nhận hàng hoá theo mớn nước phương tiện

Kiểm tra kết thúc môn học

1

Tổng cộng

30

đ) Hướng dẫn thực hiện chương trình môn học:

- Căn cứ vào giáo trình kinh tế vận tải, các quy định về vận tải đường thủy nội địa và các tài liệu tham khảo đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;

- Tổ chức cho người học thực hành đo mớn nước, khai thác các bài toán về kinh tế vận tải trong một chuyến đi vòng tròn trên các tàu huấn luyện.

5. Tên môn học: MÁY TÀU THỦY

a) Mã số: MH 05.

b) Thời gian: 15 giờ.

c) Mục tiêu: giúp người học có khả năng nắm vững về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ diezen cũng như một số trang thiết bị phụ trên tàu.

d) Nội dung:



STT

Nội dung

Thời gian

đào tạo (giờ)

1

Chương I: Nguyên lý hoạt động của động cơ diezen

4

1.1

Nguyên lý hoạt động của động cơ diezen 4 kỳ

1.2

Nguyên lý hoạt động của động cơ diezen 2 kỳ

2

Chương II: Cấu tạo động cơ

4

2.1

Phần tĩnh

2.2

Phần động

3

Chương III: Các hệ thống của động cơ

6

3.1

Hệ thống phân phối khí

3.2

Hệ thống cung cấp nhiên liệu trên động cơ diezen

3.3

Hệ thống bôi trơn

3.4

Hệ thống làm mát

Kiểm tra kết thúc môn học

1

Tổng cộng

15

Каталог: Lists -> vbpq -> Attachments
Attachments -> TỈnh bến tre độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> Ban hành kèm theo Thông tư số: 29/2004/tt-btnmt
Attachments -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> PHỤ LỤC: MẪu văn bảN Áp dụng thống nhất trong công tác bổ nhiệM (Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2012/tt-btp ngày 01 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp) Mẫu số: 01/bncb
Attachments -> PHỤ LỤc I khung thời gian trích khấu hao các loại tài sản cố ĐỊNH
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI
Attachments -> UỶ ban nhân dân tỉnh sơn la cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> PHỤ LỤc số I mẫu phiếu nhận hồ SƠ

tải về 3.37 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương