CẢm nhận từ MỘt chuyếN ĐI



tải về 17.36 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích17.36 Kb.
#17568
CẢM NHẬN TỪ MỘT CHUYẾN ĐI

****


Thực hiện thông tri số 06TT/TU ngày 28 tháng 07 năm 2014 của Tỉnh ủy ;chỉ thị số 05/ CT-UBND ngày 26 tháng 08 năm 2014 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2014- 2015. Vừa qua, Nhà trường THPT Lê Anh Xuân đã đề ra kế hoạch Dạy học Ngoài Thực địa cho năm học 2014-2015. Và để thực hiện kế hoạch này, Trường đã tổ chức một chuyến đi Dạy học Ngoài Thực địa ở huyện Thanh Phú. Mục đích của chuyến đi là để cho các em học sinh , đặc biệt là học sinh lớp 12, có dịp tìm hiểu về vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, sinh thái, dân cư cũng như tìm hiểu những di tích lịch sử, những truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước ở nơi đầu sóng ngọn gió trong chiến tranh và cả trong thời bình của vùng biển Thạnh Phú.

Năm giờ 30 phút sáng- ngày 26 tháng 10 năm 2014, tập trung tại trường, 6giờ xe khởi hành , tâm trạng ai cũng hồ hởi . Chuyến đi này trong ý thức của mỗi cá nhân là vừa tham quan vừa học tập .

Có lẽ đây là lần đầu tiên Trường THPT Lê Anh Xuân tổ chức một cuộc ra đi đầy quy mô đến thế- 7 xe với hơn 200 học sinh và giáo viên. Đoàn xe chúng tôi đi qua suốt tỉnh lộ 888 khi những cánh đồng, hàng dừa, ngọn cỏ còn vương chút sương mai. Vượt thị trấn Mỏ Cày đến Hương Mĩ rồi Thạnh Phú

Chúng tôi đến biển Hàng Dương thuộc xãThạnh Hải trong cảm giác ngỡ ngàng khi đứng trước biển lúc bình minh. Đến đây , Đoàn nhanh chống tập trung thành ba phân nhóm để nghe các giáo viên của bộ môn Địa, Sinh báo cáo về đặc điểm đất trồng, khí hậu, hệ sinh thái, đê thiên tạo và một số hoạt động kinh tế của địa phương. Ngoài báo cáo , giáo viên bộ môn còn định hướng cho học sinh sử dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn. Sau đó, học sinh tản ra đi quan sát , tìm hiểu thực tế. Các em đến trao đổi với những người dân sống ven biển, nhặt những vỏ ốc, những bụi cỏ lông nhông, những cọng rau muống biển, chụp ảnh những loài cây có mặt ở nơi đây.

Từ giã biển, chúng tôi lại di chuyển đến khu vực rừng đước. Các học sinh với đồng phục của Trường lội sát bờ sông tìm hiểu những cây đước ven sông. Các em tranh thủ nhặt các loại bông, trái, rơi ven bờ, chụp hình, ghi ảnh. Có lẽ đây là lần đầu tiên được xa nhà xem rừng, ngắm biển nên em nào cũng thích.Rời cánh rừng đước xanh um, những cây đước mà rễ bám vào đất như giữ đất khỏi bị trôi ra biển,dường như ý thức giữ gìn môi trường, thiên nhiên nhắc nhở mọi người nhiều hơn.

Chia tay rừng đước, Đoàn trường THPT Lê Anh Xuân lại đến thăm khu di tích “ Mộ 21 người” - chết khi trốn máy bay oanh kích cùng một hầm đã bị một trái bom Napalm thả xuống ngay miệng hầm tại Cồn Rừng - Hồ Cỏ vào giáp Tết năm 1964. Để tưởng nhớ những người dân vô tội -nơi vị trí hầm cũ- một ngôi mộ tập thể được xây nên. Các em được thầy cô bộ môn lịch sử thuyết minh về nơi bảo tồn di tích lịch sử này. Nơi đây mặc dù cái nắng đã khá gay gắt nhưng các em học sinh vẫn tranh thủ chụp ảnh cho bằng được.

Hơn 10h . Đoàn chúng tôi lại di chuyển đến UBND xã Thạnh Phong . Đến nơi Đoàn chia nhau chỗ nghỉ ngơi, ăn trưa bằng thức ăn mang theo sẵn.

Đầu buổi chiều , cả đoàn lại di chuyển đến Căn cứ Tiếp nhận vũ khí Bắc- Nam năm xưa, thuộc địa phận xã Thạnh Phong- huyện Thạnh Phú.Đến đây, cả đoàn tập trung lại để nghe các chú trong quân đội báo cáo về chiến công thầm lặng của những chiến sĩ trên các con tàu không số năm nào đã bí mật vượt biển ra Bắc đem tài liệu và vũ khí mang về Nam phục vụ cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1947 cho đến những năm kháng chiến chống Mĩ sau này.

Các em chăm chú nghe. Tôi cảm thấy lần học tập này ,những học sinh của Trường, đặc biệt là các em học sinh lớp 12 sẽ được tôi luyện thêm lòng yêu nước, tinh thần quả cảm rất nhiều. Trước khi đến khu di tích này, cả đoàn đã phải đi bộ một đoạn đường khá xa, qua những đồng cỏ vẫn còn đó nét hoang sơ. Dù gần 40 năm miền Nam đã giải phóng ,đâu đó phố xá nhộn nhịp hơn. Nhưng với khu di tích đường Hồ Chí Minh trên biển này , chúng tôi vẫn có thể cảm nhận được những khó khăn mà các chiến sĩ cách mạng khi xưa đã vượt qua để làm nên chiến thắng. Bồi hồi tưởng niệm những chiến sĩ cách mạng đã hi sinh trên chiến trường năm xưa mà thêm tự hào về mảnh đất anh hùng đã từng làm cho kẻ thù phải thầm thán phục.

Tiếp tục cuộc hành trình , Đoàn chúng tôi lại tìm về nơi từng diễn ra cuộc thảm sát tàn khốc của lực lượng biệt kích Seal của quân đội Mĩ tại ấp Thạnh Hòa, xãThạnh Phong xảy ra ngày 25 tháng 02 năm 1969 đã giết hại 21 thường dân gồm người già, phụ nữ và trẻ em. Nơi đây giờ không có tiếng súng mà chỉ còn là khoảng lặng bình yên như đang xoa dịu những mất mác đau thương trong quá khứ. Chúng tôi lại chia tay nơi này trong ngậm ngùi thương tưởng.

Chiều sắp kết thúc,Đoàn Trường chúng tôi lại phải quay về. Mặc dù hành trình phải trải qua nhiều chặng, đi bộ cũng nhiều nhưng khi lên xe trở lại nơi xuất phát, ai cũng cảm thấy vui. Xe lại dừng ở một vùng đất phèn, đất mặn , với những mô hình nuôi tôm để học sinh tham quan , các em học sinh tranh thủ lấy mẩu nước và chụp ảnh lưu niệm.rồi lại lên xe. Suốt chặng đường về,dù ngồi trên xe nhưng những bài ca cách mạng vẫn cất lên, tinh thần đoàn kết càng được các em học sinh thể hiện.

Chuyến đi Dạy học Ngoài Thực địa lần này đã hoàn thành tốt đẹp. Thầy và trò Trường THPT Lê Anh Xuân có dịp khảo sát thực tế, trải nghiệm bản thân và đặc biệt là học tập được những điều rất cụ thể về môi trường sống, để có thể vạch định một hướng đi, để có thể dự thảo một kế hoạch cho tương lai ở vùng đất Thạnh Phú- Nơi được xem là huyết mạch nối Bến Tre với những vùng đất khác của đất nước trong đấu tranh giành độc lập lẫn trong thời kì kiến thiết đất nước. Chuyến đi lần này còn nhằm để các em học sinh củng cố thêm kiến thức liên môn trong học tập-Một phương pháp học tập mới đã và đang được áp dụng trong kế hoạch đổi mới của Ngành Giáo dục đối với Trường Trung học Phổ thông.

Mặc dù chuyến đi Dạy học Ngoài Thực địa đã qua rồi , nhưng những cảm xúc, những dấu ấn về chuyến đi, có lẽ không mấy phai mờ trong tâm tưởng, suy nghĩ của những thầy cô và đặc biệt là các em học sinh lớp 12- thế hệ những thanh niên đang chuẩn bị bước vào đời. Các em sẽ học được ở đây những gì hào hùng của quá khứ, những vinh quang của lịch sử. Những kiến thức trong sách vở cộng với những hiểu biết từ thực tế, thiết nghĩ đấy là nền tảng cho những ước mơ, chấp cánh cho những cánh chim nhỏ bé bay cao và bay xa hơn đến những bến bờ tươi sáng hơn.
Mỏ Cày Nam ngày 28 tháng 10 năm 2014

Nguyễn Thị Mỹ Hạnh



giáo viên Trường THPT Lê Anh Xuân,

huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre.

tải về 17.36 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương