CẢi cách giáo dụC ĐẠi họC Ở ĐÀi loan



tải về 37.53 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu13.09.2016
Kích37.53 Kb.
#32099


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội


CẢI CÁCH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở ĐÀI LOAN

Gần đây, nền giáo dục Đại học của Đài Loan đã trải qua những cải cách quan trọng và những cải cách này gắn liền với cuộc hồi hương của một người: Yuan T. Lee, người được giải Nobel Hóa học năm 1986. Các cải cách đó có thể cho ta một trường hợp đáng nghiên cứu và học hỏi.



I. Vắn tắt về Yuan T. Lee

Sau thế chiến thứ II, Tưởng Giới Thạch bị Mao Trạch Đông đánh bại ở Hoa Lục phải chạy ra Đài Loan. Cậu bé Yuan T. Lee đã chứng kiến bao đổi thay. Từ chính quyền của đế quốc Nhật đến chế độ “quân phiệt” của Tưởng Giới Thạch, người dân tại Đài Loan bị hạn chế về tự do chính trị. Lớn lên trong giai đoạn lịch sử đầy khó khăn này, Lee đã sớm thấy rằng “xã hội này không phải là lý tưởng”.

Lee đã bắt đầu thích khoa học từ khi vừa mới lớn. Anh hy vọng rằng với phương pháp nghiên cứu khoa học để tìm ra sự thật, một ngày nào đó người ta có thể làm thay đổi xã hội. Anh nói “Tôi đã tin là khoa học có thể làm nên các điều kỳ diệu. Tôi đã tin là khoa học và dân chủ có thể làm thay đổi nước Trung Hoa”.

Khi tốt nghiệp cử nhân và cao học tại Đài Loan, cũng như các sinh viên ưu tú thời bấy giờ, anh bị lôi cuốn bởi thể chế chính trị tự do và phương tiện đầy đủ cùng trình độ nghiên cứu cao ở các Đại học Mỹ. Và anh đã đến Mỹ tiếp tục việc học và đã lấy bằng Tiến sĩ hóa học tại Đại học Berkely năm 1962. Sau khi hoàn tất chương trình sau Tiến sĩ tại Đại học Harvard, Yuan T. Lee về giảng dạy và nghiên cứu tại Đại học Chicago. Sau cùng anh trở về lại Đại học Berkely vào năm 1974. Đó cũng là năm anh vào quốc tịch Mỹ. Anh đã cưới Bernice Wu, một người bạn học thời tiểu học tại Đài Loan và hai ông bà có 3 người con. Tới năm 1994, Yuan T. Lee đã sống ở Mỹ được 32 năm, đã nhận được hàng chục giải thưởng, trong đó có giải Nobel hóa học năm 1986 cùng vói Dubley R. Herschbach và John C. Polanyi về công trình áp dụng công nghệ và lý thuyết vật lý trong nghiên cứu động lực của các phản ứng hóa học.

Yuan T. Lee cho biết thời gian ngay sau khi nhận giải thưởng Nobel lại là thời kỳ có lẽ ông chịu nhiều khổ sở nhất trong cuộc đời: “Tôi vốn là một người có cuộc sống rất riêng tư, không quen với sự chú ý của nhiều người, những cuộc phỏng vấn của các phóng viên. Tôi phải phát biểu sau các buổi ăn tối. Tôi không thể ăn được. Tôi đã trở nên quá căng thẳng thần kinh”. Có lúc vợ ông đã bảo: “Yuan, anh đang chịu khổ quá nhiều. Anh nên xem thử có nên trả lại giải thưởng Nobel cho Cơ quan phát giải Nobel không”.

Nhưng về sau, ông lại nghiệm ra rằng sự công nhận của cộng đồng quốc tế đã cho ông cơ hội để phát biểu. Ông không phải chỉ nói về khoa học, hơn nữa nhiều người, đặc biệt người ở Đài Loan muốn nghe ông nói về chính trị và các vấn đề xã hội. Ông bắt đầu qua về giữa Đài Bắc và Berkely, trong khi nhận được lời mời làm cố vấn về chính sách quốc gia cho Tổng thống Lee Tang-Hui (Lý Đăng Huy). Chẳng bao lâu sau, Nhà Trắng tỏ ý muốn mời ông làm cố vấn khoa học cho Tổng thống Mỹ. nhưng ông đã quyết định sẽ trở về Đài Loan năm 1994 và trở thành Viện trưởng của Academia Sinica (Viện Hàn lâm khoa học) sau khi từ bỏ quốc tịch Mỹ để thỏa mãn điều kiện cho nhận thức chức vụ này, bởi vì Academia Sinica là Viện nghiên cứu trực tiếp liên kết với chính phủ Đài Loan. Vì thế ông được gọi là “lương tâm của Đài Loan”. Ngày nay, các thầy giáo tiểu học thường yêu cầu học sinh học thuộc lòng một bài viết của ông có nhan đề “Các thách thức của thế kỷ 21”, còn sinh viên Đại học Đài Loan thì xem ông như một biểu tượng của sự thành công phát triển lên từ quê nhà.



II. Các cải cách giáo dục đại học

Ông Lee trở về cố hương trong bối cảnh một nền dân chủ đã được thiết lập tại Đài Loan như ông đã từng mơ ước. Chế độ quân phiệt đã được bãi bỏ năm 1987; các cuộc bầu cử dẫn chủ được tiến hành lần đầu vào năm 1992. Nhưng khoa học còn ở phía sau xa tầm thế giới. Tuy không có quyền chính thức trong Chính phủ, nhưng ông Lee có ảnh hưởng khá lớn trong việc bổ nhiệm Giáo dục và chính sách cải cách giáo dục đại học. Trước năm 1990, Đài Loan có khoảng 50 Đại học, hiện nay con số đã lên tới 144.

Sự phát triển số lượng đại học này là hệ quả của sự phát triển kinh tế trong những năm 1990 khi Đài Loan trở thành một trong những nơi sản xuất lớn nhất thế giới các sản phẩm liên quan tới máy tính điện tử. Từ năm 1991 tới năm 1995, sản xuất công nghiệp nặng của Đài Loan đã tăng từ 7% tới 9% mỗi năm. Mặc dầu có bị chậm lại do cuộc khủng hoảng tài chính ở Châu Á năm 1997 và sự sút giảm kinh tế chung hiện nay, Đài Loan vẫn còn là một trong những vùng phát triển nhất Châu Á. Khi đời sống cao lên thì cha mẹ có nhu cầu cho con cái đi học đại học nhiều hơn. Các nhà chính trị khi ra tranh cử cũng đều hứa hẹn rằng nếu trúng cử họ sẽ xây dựng đại học trong đơn vị tranh cử của mình. Theo thống kê, 38% học sinh trung học vào Đại học. Con số này làm cho Đài Loan đứng ngang hàng với một số nước ở châu Âu như Italia và Tây Ban Nha. Số lượng như thế, còn chất lượng thì sao? Ông Ovid J.L. Tzeng, người đảm nhận chức Bộ trưởng Giáo dục vào tháng 1-2003 cho biết “Vì hơn hai phần ba số đại học hiện nay là công lập và ngay cả các đại học tư cũng có nhận tiền trợ cấp của Chính phủ cho nên mỗi đại học chỉ nhận được một phần nhỏ tài trợ. Do đó chất lượng giáo dục đã bị sụt giảm”. Ông Huang, Bộ trưởng tiền nhiệm thì nói “Các đại học mới thành lập sau sao chép lại sứ mạng, chức năng, chương trình và bằng cấp của các đại học đã có trước và rồi mỗi đại học lại nhận được một phần tài trợ rất ít của Chính phủ”. Đã thế, sinh viên Đài Loan đều muốn học lên cao và độ một nửa trong số 144 trường có chương trình Tiến sĩ.

Trong tình hình đó, ông Lee, cũng như nhiều người khác, cho rằng nên giáo dục đại học Đài Loan sẽ tự động làm cho sinh viên khó trở thành nhưng người ưu tú. Ông Lee đã cho biết rằng “Ở Đài Loan, nếu bạn nói bạn muốn trở thành người trông coi vườn bách thú thì cha mẹ sẽ bảo “Không, tại sao lại không là bác sĩ?”, bởi cha mẹ vẫn nghĩ giáo dục đại học là một cách để làm giàu, để có một chức vụ cao cấp. Mọi người nên phấn đấu cho điều đó, nhưng trong một xã hội dân chủ, chúng ta cần tất cả mọi loại người”.

Để phát triển giáo dục đại học một cách đúng đắn và nâng chất lượng đào tạo lên cao hơn, ông Lee đã đề nghị sự thay đổi cơ bản: Thay đổi cách tuyển sinh vào đại học và cơ cấu lại hệ thống các đại học.

Từ trước đến nay việc tuyển sinh vào đại học ở Đài Loan cũng như ở Trung Quốc (và cả ở Việt Nam) chỉ dựa duy nhất vào tổng số điểm của các môn qua một kỳ thi vào đại học (có thể ở Trung Quốc cũng như ở ta có thêm một số điểm ưu tiên nữa). Thế nhưng Đài Loan đã có sự thay đổi trong tiêu chuẩn chọn lựa sinh viên. Vẫn còn kỳ thi tuyển sinh, nhưng khi nộp đơn vào các trường đại học thì học sinh phải nộp không những điểm thi vào đại học mà còn phải nộp học bạ trong đó có điểm của các năm cuối của trung học, các bản đánh giá giới thiệu của các thầy và các chứng từ về khả năng học tập khác như huy chương, giải thưởng,…

Về cơ cấu lại hệ thống các đại học, ông Lee đã đề nghị xây dựng một hệ thống gồm 3 cấp trường tương tự như hệ thống ở Bang California (các tất cả các Bang ở Mỹ) mà ông cho là tốt, dựa vào 20 năm kinh nghiệm làm Giáo sư tại Đại học Berkely. Ở cấp cao nhất, có hơn 10 Viện Đại học theo hướng nghiên cứu (Research-oriented University). Các Đại học này được hình thành do việc sáp nhập các Đại học mạnh, đang có các chương trình nghiên cứu hiện nay. Các Đại học theo hướng nghiên cứu này sẽ nhận được nhiều tài trợ của nhà nước hơn các Đại học khác để đẩy mạnh việc nghiên cứu. Ở cấp thứ hai gồm các Đại học đa ngành 4 năm, chủ yếu là giảng dạy cấp cử nhân. Cấp thấp nhất là hệ thống các Đại học cộng đồng 2 năm với hai chức năng chính là dạy nghề và dạy chương trình chuyển tiếp 2 năm đầu cho các Đại học 4 năm. Mục tiêu của việc cơ cấu lại này là để cho mỗi Đại học có một sứ mạng khác nhau.

Trong năm 2002, việc sáp nhập đầu tiên được tiến hành giữa National Taiwan Normal University có 9700 sinh viên và National Taiwan University of Science and Technology có 7000 sinh viên, cả hai Đại học này đều ở Đài Bắc. Việc sáp nhập được hoàn tất vào mùa thu năm 2003.

Tất nhiên việc cải tổ này không phải dễ dàng. Một số giáo sư sợ rằng việc sáp nhập và cơ cấu lại sẽ làm cho họ mất công việc làm ăn, nên họ chống đối sự cải tổ. Bộ trưởng Huang cũng thừa nhận rằng “Các phụ huynh không muốn nghĩ rằng con em họ sẽ phải vào học trường đại học loại 3”. Nhưng ông Lee, có lẽ do ảnh hưởng của hơn 20 năm tại Đại học Berkely tin rằng cái đã hoạt động tốt tại California thì cũng sẽ hoạt động tốt tại Đài Loan. Ông còn hướng tới một mục tiêu, một tham vọng xa hơn: bằng cách củng cố việc nghiên cứu khoa học và thu hút các tài năng nước ngoài, ông hi vọng là chẳng bao lâu nữa, Đài Loan sẽ là nơi có ít nhất một hay hai Viện Đại học có tầm cỡ thế giới.

III. Sự vươn lên của Academia Sinica

Khi trở về cố hương để làm Viện trưởng Academia Sinica, ông Lee lập kế hoạch tạo dựng một điển hình nghiên cứu cho các Đại học khác noi theo. Năm 1994, khi mới hồi hương, Ông nhận thấy có nhiều học giả trẻ, giỏi, được đào tạo tốt từ Mỹ và châu Âu, nhưng không có đủ những người đầu đàn, cao niên hơn để hướng dẫn họ. Vì thế, Ông nói, “tôi thấy công việc đầu tiên cần phải làm để cải thiện tình hình là lôi kéo cho được một số các nhà khoa học đã định hình (có sự nghiệp) trở về Đài Loan”. Trong các thập niên 1950, 1960 và 1970 đã có rất nhiều sinh viên ưu tú sau khi tốt nghiệp đại học tại Đài Loan đã đến Mỹ tiếp tục học tập, đã thành danh và chẳng bao giờ trở về quê hương. Thế thì làm sao lôi cuốn họ trở về? Ông nghĩ là cần phải cải thiện điều kiện làm việc và đời sống cho tốt và cần phải có tiền. Bởi thế, Ông đã thành lập Quỹ Xúc tiến Học thuật xuất sắc (Foundation for the Advancement of Outstanding Scholarship). Chỉ trong hai năm ông đã nâng ngân quỹ lên tới con số khá ấn tượng là 30,3 triệu đôla bằng cách tranh thủ sự ủng hộ của các công ty lớn của người Đài Loan như Taiwan Semiconductor Manufacturing Company và United Microelectronics Corporation. Quỹ này đã giúp Đài Loan thu hút được 60 nhà khoa học bằng cách tăng thêm một số tiền 36.000 đôla vào đồng lương hàng năm của giáo sư tại Đài Loan – vốn không cao bằng bên Mỹ - trong thời gian 5 năm. Khoản tiền trả thêm này áp dụng cho các giáo sư thực thụ (full professor) bên Mỹ với hơn 10 năm thâm niên và đã đóng góp xuất sắc vào chuyên ngành, sau khi được hội đồng quản trị của Quỹ xem xét.

Từ khi ông Lee về Đài Loan cho đến nay, với ảnh hưởng của ông, đã có khoảng 200 nhà khoa học từ các Đại học và các Trung tâm nghiên cứu tư nhân ở Mỹ đã trở về các cơ sở Đại học Đài Loan. Trong số những người trở về, có một số thuộc hạng đã đạt được vị trí cao trong khoa học tại Mỹ. Chẳng hạn, các ông Sunney I. Chan và Frant Hsia- SanShu.

- Ông Chan rời chức vụ Giáo sư và nhóm nghiên cứu đầy uy tín tại Viện Caltech (California Institute of Technology) để về làm Viện phó Academia Sinica. Ông Chan là người gốc Hoa thế hệ thứ ba ở tại Mỹ, không có một liên hệ đặc biệt gì với Đài Loan, tổ tiên ông vốn ở Hoa lục, chưa có thể nói và đọc tiếng Hoa khi ông về Việc Academia Sinica vào năm 1997. Vài năm sau, với khả năng về tiếng Hoa đã được tốt lên, ông Chan cho biết rằng ông cảm thấy phấn khởi đã tạo được ảnh hưởng tại Đài Loan lớn hơn ở Mỹ và ông muốn tiêm “nguồn ý tưởng sáng tạo và cải tiến” vào các sinh viên Đài Loan.

- Ông Frank Hsia-San Shu (rời Trung Hoa năm lên 6 tuổi để đến Mỹ) đã là Khoa trưởng Khoa Thiên văn tại Đại học Berkely. Dưới sự thuyết phục của ông Lee, ông Shu từ nhiệm chức Trưởng khoa Thiên văn ở Berkely để về làm Viện trưởng của National Tsing Hua University tại Đài Loan vào mùa Xuân năm 2002. Ông Shu cho biết rằng ông đã không hề nghĩ đến chuyện về làm Việc trưởng Đại học National Tsing Hua University mặc dầu thân phụ ông đã từng là Viện trưởng Đại học này cách đây 30 năm. Nhưng ông đã thay đổi ý kiến sau khi thân phụ ông ngã bệnh và qua đời đột ngột vào tháng 11 năm 2001. Đặc biệt ông Lee đã đóng vai trò quan trọng trong quyết định của ông như ông đã nói “Đây là một cái mà tôi cảm thấy tôi đã mắc nợ ông Lee. Ông Lee đã cho tôi tình bạn và sự giúp đỡ. Ông đang rất cần người trợ giúp, và ông đang có một sứ mạng rất cao quý: chuẩn bị các thế hệ tương lai cho một thế giới tốt đẹp hơn”.

Dưới sự lãnh đạo của ông Lee trong mấy năm gần đây, Academia Sinica quy tụ được 324 nhà khoa học trong đó có nhiều người được đào tạo từ Mỹ và châu Âu. Academia Sinica cũng đã mở ra một chương trình tài trợ cho một số nghiên cứu sinh lấy bằng Tiến sĩ tại Viện. Nhưng ông Lee vẫn chủ trương rằng sứ mạng chính của Academia Sinica vẫn là nghiên cứu: “Tôi rất hy vọng rằng Academia Sinica sẽ trở thành một cái gọi là Viện hàn lâm tầm cỡ thế giới. Đó là điều rất quan trọng đối với Đài Loan… Bấy giờ chúng ta có thể có các trao đổi học thuật ở trình độ cao nhất. Điều này rất quan trọng để tự chúng ta cải tiến, đó sẽ là một gương tốt cho các Đại học noi theo”, ông Lee nói.

Sự trở về cố hương của ông Lee phải chăng còn mang một nỗi niềm tự ái dân tộc? Một số bạn đồng nghiệp của ông nhận xét rằng với cái hào quang của giải Nobel, Ông có thể sống trong vinh quang mà không cần làm gì cho mệt xác.

Cho tới trước khi ông trở về, không một ai đặt vấn đề là Đài Loan sẽ ra sao trong 20 năm nữa. Trong quá khứ, người Đài Loan đã không có một tầm nhìn… Sinh viên chỉ được bảo “Đừng có mơ mộng, hay lo thi cho đỗ đi”. Còn ông, ông muốn dân Đài Loan không bị xem thường như được thể hiện qua tâm sự: “Trong một thời gian dài, khi bạn nghĩ về một cái gì đó được làm tại Đài Loan thì bạn đều cho rằng đó là thứ đồ dỏm rẻ tiền. Nhân dân Đài Loan thiếu tự tin. Chúng ta luôn luôn cảm thấy chúng ta không giỏi bằng người phương Tây”.



Nay ông Lee đang vào tuổi 66. Ông đã có một di sản khá ấn tượng để lại cho nhân dân Đài Loan, có thể làm cơ sở thực hiện một số mục tiêu, trong đó có việc đưa các Đại học Đài Loan ra khỏi mức tầm thường, một số đại học có tầm cỡ trong khu vực và thế giới.

Lê Tự Hỷ - Huỳnh Ngọc Phiên

Viện Công nghệ Châu Á (AIT)

Bangkok, Thái Lan

Nguồn: Dạy và học ngày nay số 4/2005




Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN
2011 -> VĂn phòng quốc hộI
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung

tải về 37.53 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương