Chuyên trang, chuyên mục Báo Tít báo


Bích Hường Người cộng sản kiên cường



tải về 4.86 Mb.
trang9/26
Chuyển đổi dữ liệu06.06.2018
Kích4.86 Mb.
#39440
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   26

Bích Hường

Người cộng sản kiên cường

(Baohatinh.vn) Đồng chí Nguyễn Văn Linh tên thật là Nguyễn Văn Cúc, sinh ngày 1/7/1915, tại xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên, một vùng quê yêu lao động và giàu lòng yêu nước. Bạn bè, đồng chí, đồng bào thường gọi một cách thân thương, trìu mến là anh Mười Cúc.



Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh gặp gỡ các đại biểu dự Đại hội Đảng lần thứ VI khai mạc ngày 15/12/1986, tại Hà Nội. (Ảnh: Minh Đạo/TTXVN)

Sinh ra, lớn lên trong thời kỳ đất nước chịu ách nô lệ bởi thực dân Pháp, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã sớm giác ngộ cách mạng. Năm 14 tuổi, đồng chí đã tham gia hoạt động yêu nước tại Hải Phòng, một trong những cái nôi của phong trào công nhân miền Bắc. Năm 1930, do tham gia rải truyền đơn yêu nước, đồng chí bị địch bắt, bị tòa án thực dân kết án 18 tháng tù giam và sau tăng lên án chung thân, đày ra nhà tù Côn Đảo.

Những ngày bị địch giam cầm, tra khảo là những thử thách khắc nghiệt đối với người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi Nguyễn Văn Cúc. Với niềm tin sắt đá vào lý tưởng cách mạng, bất chấp sự tàn bạo của kẻ thù, đồng chí đã vượt qua mọi thử thách, kiên định con đường đã chọn. Năm 1936, sau khi ra tù, đồng chí đã bắt liên lạc với tổ chức của Đảng, được kết nạp vào Đảng và được Đảng phân công tham gia phong trào công nhân ở Hải Phòng, Hà Nội.

Sau thời kỳ khôi phục phong trào cách mạng ở Hải Phòng, đồng chí được điều vào công tác ở miền Nam, làm Phó Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn. Một thời gian sau, được Đảng giao nhiệm vụ, đồng chí trực tiếp tham gia lập lại Xứ ủy Trung Kỳ. Năm 1941, đồng chí bị địch bắt lần thứ hai ở Vinh và đưa ra nhà tù Côn Đảo. Trong lao tù của đế quốc, đồng chí không ngừng học tập và đấu tranh, luôn giữ vững niềm tin vào Đảng, cách mạng và nhân dân.

Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, đồng chí Nguyễn Văn Linh được đón từ Côn Đảo trở về Nam bộ. Ngay từ những ngày đầu khó khăn, gian khổ, khi cách mạng còn trong “thời kỳ trứng nước”, với chức vụ Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Gia định, sau đó tham gia Thường vụ Xứ ủy Nam bộ, đồng chí đã cùng tập thể Xứ ủy trực tiếp lãnh đạo đồng bào, chiến sĩ miền Nam “thành đồng Tổ quốc”, chiến đấu anh dũng, kiên cường chống bọn thực dân Pháp trở lại xâm lược, góp phần cùng cả nước làm nên cuộc kháng chiến 9 năm thắng lợi.

Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 được ký kết, đất nước tạm thời chia làm hai miền, đồng chí Nguyễn Văn Linh được Đảng cử ở lại miền Nam lãnh đạo phong trào cách mạng. Trong những ngày tháng gian nan ấy, với cương vị quyền Bí thư Xứ ủy Nam bộ, rồi Bí thư Xứ ủy Nam bộ (1957-1960), sống giữa lòng dân, được nhân dân che chở, bảo vệ, đồng chí đã vượt qua biết bao nguy hiểm, đi khắp các địa bàn thành phố và vùng ngoại vi, nhiều khi phải lặn lội ra bưng biền để nắm bắt tình hình, hoặc họp bàn những chủ trương chiến lược.

Trên cương vị là người lãnh đạo cao nhất của tổ chức Đảng ở miền Nam, Nguyễn Văn Linh cùng với các đồng chí lãnh đạo Xứ ủy, các tổ chức Đảng đã thực hiện giữ gìn lực lượng, bí mật tích cực chuẩn bị cho việc chuyển lên đấu tranh vũ trang. Những chuẩn bị của Nguyễn Văn Linh và các đồng chí lãnh đạo Xứ ủy đã được thực hiện thành công trong phong trào Đồng khởi của nhân dân Nam bộ.

Sau phong trào Đồng khởi, tương quan lực lượng giữa ta và địch có sự thay đổi, cách mạng miền Nam chuyển sang giai đoạn mới. Để kịp thời đối phó với âm mưu mới của địch, Trung ương Đảng quyết định tái lập Trung ương Cục trực tiếp lãnh đạo cách mạng miền Nam. Một lần nữa, đồng chí Nguyễn Văn Linh được cử làm Bí thư Trung ương Cục. Khi đồng chí Nguyễn Chí Thanh và Phạm Hùng được Bộ Chính trị cử vào phụ trách trực tiếp chỉ đạo cuộc đấu tranh cách mạng miền Nam, đồng chí Nguyễn Văn Linh đảm trách cương vị Phó Bí thư Trung ương Cục. Đây là thời kỳ hết sức gay go, phức tạp bởi tính chất quyết liệt của cuộc đấu tranh một mất một còn giữa cách mạng và phản cách mạng. Đồng chí Nguyễn Văn Linh đã cùng những người con ưu tú của Đảng ở miền Nam, cùng với đồng bào, chiến sĩ miền Nam kề vai sát cánh đi suốt cuộc trường kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến toàn thắng.

Là người bám trụ kiên cường ở miền Nam, đối diện với các cuộc chiến tranh của đế quốc Mỹ và chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã thể hiện năng lực lãnh đạo, tổ chức chỉ đạo thực hiện đúng đắn và sáng tạo, góp phần đưa quyết tâm, đường lối của Đảng về cách mạng miền Nam thành hiện thực. Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc thuộc về toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, trong đó có công lao to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh.



Tuấn Hiển

Phong trào thi đua ngành ngân hàng: Lôi cuốn và lan tỏa

(Baohatinh.vn) 5 năm qua, công tác thi đua, khen thưởng được ngành Ngân hàng phát động thường xuyên, liên tục và đã trở thành một giải pháp quan trọng thúc đẩy hoạt động kinh doanh hiệu quả, an toàn, khẳng định vai trò “huyết mạch” của kinh tế Hà Tĩnh - một nền kinh tế đang trên đà phát triển mạnh mẽ và sôi động.

Lôi cuốn, cổ vũ

Xem thi đua là động lực của mọi hoạt động, các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn đã ban hành văn bản triển khai cụ thể các quy định về công tác thi đua, khen thưởng của Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước (NHNN), hội sở chính các ngân hàng. Hàng năm, phong trào thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được ngân hàng phát động sớm, quyết tâm cao với nội dung: thực hiện sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển KT-XH, các mục tiêu kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh đó, các phong trào thi đua, đợt thi đua ngắn nhân các ngày kỷ niệm lớn của đất nước, của ngành (ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc; 60 năm thành lập ngành Ngân hàng; Đại hội Thi đua yêu nước ngành Ngân hàng lần thứ VII) được triển khai cụ thể gắn với đánh giá, khen thưởng kịp thời.





Các phong trào thi đua trong 5 năm qua đã giúp hệ thống ngân hàng tăng trưởng nguồn vốn huy động, đáp ứng nhu cầu vay vốn của nền kinh tế

Giám đốc NHNN tỉnh Nguyễn Huy Tiến cho biết: “Nhờ có sự đánh giá đúng mức kết quả đạt được, tìm ra những hạn chế, tồn tại để khắc phục, đồng thời, gắn với việc thường xuyên đôn đốc, kiểm tra và tổ chức sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng kịp thời những nhân tố mới tích cực, tiêu biểu trong phong trào thi đua nên công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Ngân hàng đã có tác dụng lôi cuốn và sức lan tỏa sâu rộng”.

Gắn với phong trào thi đua chung do Thống đốc, UBND tỉnh phát động, trên cơ sở yêu cầu đặt ra trong hoạt động kinh doanh, các ngân hàng thương mại đã tăng cường các đợt thi đua theo chuyên đề. Các phong trào: “Tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, phát triển đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và tiện ích ngân hàng đảm bảo kinh doanh an toàn và hiệu quả” của BIDV Hà Tĩnh; “Cán bộ, nhân viên Vietcombank và người thân sử dụng sản phẩm - dịch vụ Vietcombank” của Vietcombank Hà Tĩnh; “Thi đua tăng trưởng nguồn vốn”, “Thi đua tăng trưởng dư nợ” của Agribank Hà Tĩnh... đã thực sự thổi những luồng “gió mới” cho các cá nhân, tổ chức ở từng đơn vị.

Phó Giám đốc Vietcombank Hà Tĩnh - Nguyễn Quốc Tuấn cho biết: “Để tạo sức lôi cuốn cho các phong trào thi đua, Vietcombank Hà Tĩnh coi trọng việc đánh giá một cách cụ thể, minh bạch kết quả của từng đơn vị, cá nhân gắn với khen thưởng. Khen thưởng ở đây, ngoài việc đưa ra mức thưởng khá cao và phân định các mức rõ ràng, tương xứng với sự nỗ lực của các tập thể, cá nhân, còn là cơ sở quan trọng để Vietcombank lựa chọn nhân tố đào tạo, bổ nhiệm”.

Lan tỏa mạnh mẽ

“Các phong trào thi đua sôi nổi, toàn diện đã thực sự lan tỏa sâu rộng đến toàn bộ 137 cán bộ, nhân viên của BIDV Hà Tĩnh. Nhờ đó, những năm qua, BIDV không chỉ triển khai hiệu quả chiến lược kinh doanh, đồng hành với các dự án trọng điểm của tỉnh mà còn thực hiện các hoạt động an sinh xã hội có chiều sâu, mang lại dấu ấn rõ nét. Chỉ tính trong 5 năm, BIDV đã hỗ trợ trên 85 tỷ đồng cho các chương trình an sinh xã hội trên địa bàn toàn tỉnh”, Phó Giám đốc BIDV Hà Tĩnh - Nguyễn Văn Trung cho biết.





Sự đồng hành của Vietcombank Hà Tĩnh là động lực lớn để Công ty CP Sản xuất TM Sao Mai đầu tư hoạt động ổn định, hiệu quả tại khu công nghiệp Bắc Cẩm Xuyên.

Còn ở một ngân hàng có tới trên 500 cán bộ, nhân viên, mạng lưới trải rộng khắp toàn tỉnh như Agribank Hà Tĩnh thì, thi đua chính là đòn bẩy nâng cao năng suất lao động. Với 41 đợt thi đua cùng số tiền thưởng trên 22 tỷ đồng, trong 5 năm qua, Agribank đã giữ vững thị phần huy động vốn (gần 45%) và đầu tư tín dụng (50%), khẳng định vai trò kênh vốn chủ lực trong nông nghiệp - nông thôn.

Chị Đặng Thị Bảo Yến - cán bộ tín dụng Agribank Hương Sơn cho biết: “Nếu như thời gian trước, các phong trào thi đua chủ yếu tập trung vào huy động vốn và phát triển dịch vụ, thì những năm gần đây, hoạt động tín dụng lại là lĩnh vực có nhiều đợt phát động thi đua với phần thưởng và điểm số đánh giá cao nhất. Đối với cán bộ tín dụng như chúng tôi thì sự khích lệ, cổ vũ này đã trở thành động lực cho những ngày lăn lộn ở cơ sở, bám sát từng hộ vay, tư vấn hỗ trợ người dân tiếp cận chính sách tín dụng để đầu tư cho vay một cách hiệu quả”.

Đánh giá kết quả 5 năm thực hiện công tác thi đua, khen thưởng ngành Ngân hàng, Giám đốc NHNN tỉnh Nguyễn Huy Tiến khẳng định: Các phong trào thi đua đã tạo khí thế sôi nổi, phát huy tinh thần sáng tạo, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao. Từ các phong trào thi đua, hoạt động quản lý của chi nhánh NHNN cũng như hoạt động quản trị, kinh doanh và phục vụ tại các chi nhánh ngân hàng thương mại, Ngân hàng Chính sách xã hội và quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đã có sự chuyển biến tích cực: phong cách, thái độ, tác phong làm việc không ngừng đổi mới; văn hóa giao tiếp, ứng xử được đề cao; kỷ cương, kỷ luật hành chính được giữ vững; năng suất lao động và hiệu quả công tác tăng; đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được cải thiện; dân chủ cơ sở và đoàn kết nội bộ được đảm bảo. Đến cuối năm 2014, tổng nguồn vốn huy động và quản lý trên địa bàn tăng 251%, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế tăng 107% so với cuối năm 2009.



tải về 4.86 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương