Chuyên trang, chuyên mục Báo Tít báo


Ớt đã mất mùa, còn mất giá?



tải về 4.86 Mb.
trang23/26
Chuyển đổi dữ liệu06.06.2018
Kích4.86 Mb.
#39440
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   26

Ớt đã mất mùa, còn mất giá?

Nhận được phản ánh từ người dân về việc ớt mất mùa, PV Infonet có mặt tại vùng đất trồng ớt xã Phương Mỹ, thì người dân đã thu hoạch gần hết. Nhiều hộ bắt đầu làm đất để chuẩn bị một vụ trồng đậu mới, nhưng dấu tích mất mùa của ớt vẫn còn lưu lại.



Trên thửa đất trồng ớt, ớt xanh, đỏ vãi rụng dày dưới gốc. Quả ớt đã chuyển sang thối rữa. Có vẻ người dân đã bỏ mặc, không đi hái hoặc vì một lý do khách quan nào đó.



Do giá doanh nghiệp thu mua quá bèo bọt nên người dân không mặn mà thu hoạch ớt và nhổ vứt bỏ lên bờ (ảnh: TH)

Dọc trên bờ ruộng, những gốc cây nhiều quả nằm la liệt khắp nơi. Một cánh đồng ớt thay vì sai trĩu quả, phủ xanh một vùng đất giờ nhìn như một bãi chiến trường, ở đó dân không mặn mà với việc “thu dọn”.

Đi tìm câu trả lời, ông Trần Văn T. (xóm Hạ, xã Phương Mỹ), chia sẻ: "Đây là năm đầu tiên chúng tôi trồng ớt cho doanh nghiệp, trước đó trồng lạc, ngô, khoai… Bao nhiêu hy vọng nhen nhóm, tưởng có công ty hỗ trợ, thu bao sản phẩm nên dân hứng khởi. Sau 3 tháng trồng, chăm bón ớt vất vả, tốn công sức nhưng kết quả gần như mất trắng. Ớt bị sâu bệnh, rụng dày dưới gốc cây. Quả đậu lại thì bị cong vẹo, quả nhỏ, vỏ không mướt".

“Ớt đã mất mùa, xem như thất thu. Hy vọng giá cả bán ra sẽ cứu vớt. Đằng này, phía công ty Na Phút thu mua quá khắt khe, giá thành bèo bọt. Theo đó, 1 tạ ớt của tôi, chia ra đến 3 loại giá (loại 1: 5.500 đồng/kg, loại 2: 3.500 đồng/kg, loại 3: thỏa thuận 2.000 đồng/kg), số không bán được thì đổ đi. Tính đến thời điểm hiện nay, phía công ty đã trừ đi tiền giống, phân, thuốc trừ sâu bệnh, gia đình tôi chỉ nhận được vỏn vẹn 240.000 đồng. Trong khi, nếu trồng lạc năng xuất 1 tạ lạc cũng được 2,2 triệu đồng”- ông T. phân trần.

Do phía Công ty Na Phút bao tiêu sản phẩm quá khắt khe, lựa chọn, giá thành quá thấp nên rất nhiều hộ dân tại đây bức xúc, quyết không thu hoạch ớt ngoài đồng, mà để thế hoặc nhổ về cho trâu, bò ăn. Một số hộ khác, do tiếc đất, tiếc công bỏ ra nên hái quả về rồi ngồi lấy khăn vải lau từng quả ớt, nhặt vứt quả sâu, xấu vứt đi, đem bì ớt đẹp nhất đến nhập cho công ty lấy ít tiền, coi như chút động viên.



Trả lời cho việc trồng ớt thí điểm nhưng mất mùa, ông Nguyễn Hồng Quân, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Phương Mỹ, huyện Hương Khê giả thích, vụ ớt đầu tiên trồng tại địa bàn xã xem như thất bại. Nguyên nhân chính là do nắng nóng kéo dài, có lúc lên đến 42 0 c. Đây là vụ trồng đầu tiên nên dân chưa có kinh nghiệm trong quá trình chăm bón. Đồng thời chưa phối hợp tốt với bộ phận kỹ thuật từ phía Công ty Na Phút dẫn đến ớt bị nhiễm bệnh, mất mùa.



Nhiều hộ dân đã nhổ vứt ớt để lấy đất chuẩn bị trồng đậu (ảnh: TH)

Khi hỏi, phải chăng ớt mất mùa là do quá trình tìm, đánh giá năng lực của Công ty Na Phút chưa tốt, thì ông Quân khẳng định: Đây là một doanh nghiệp chúng ta không bàn cãi về chuyên môn của họ nữa, mà phải nói là họ rất tốt về kinh nghiệm cũng như uy tín. Còn phía xã, đã phối hợp với công ty để tập huấn về kỹ thuật trồng cây cho dân tổng cộng 4 lần, dân còn được hỗ trợ tiền xăng xe, ăn, uống, chế độ ưu đãi là rất tốt.

Ông Quân nhấn mạnh: "Theo tôi, việc ớt bị sâu bệnh dẫn đến mất mùa một phần lớn là do dân suy nghĩ, mình đang trồng ớt cho “ai” chứ không phải trồng cho mình, nên dân có thái độ ỷ lại và chăm bón cây không đến nơi, đến chốn.

Còn giá thành ớt thu mua thấp, đó việc áp giá từ phía công ty Na Phút. Giá ớt đưa ra là đã có sự cân đối theo giá thị trường. Ớt chọn lựa khắc khe là vì ớt này sản xuất là để xuất khẩu ra nước ngoài như Đài Loan…".

Sau khi nhận phản ánh từ báo chí, ông Phan Văn Tài, Phó giám đốc Ban quản lý Dự án phát triển nông thôn bền vững vì người nghèo (SRDP) đã cho đoàn lên trực tiếp hiện trường để kiểm tra, tìm nguyên nhân dẫn đến ớt thất thu.



Ông Tài nói: "Chúng tôi đang nhận báo cáo từ phía Công ty Na Phút, xã Phương Mỹ giải trình rõ nguyên nhân ớt mất mùa, giá ớt thấp. Sau đó sẽ có chính sách hỗ trợ, trong quá trình nâng cao thu nhập cho dân. Đồng thời tham mưu cho chính quyền, công ty rút kinh nghiệm lần sau, để thực hiện tốt hơn việc chuyển đổi giống cây trồng về người dân địa phương, đưa lại kinh tế cao".

Trương Hoa

Hướng tới kỷ niệm 250 năm ngày sinh đại thi hào Nguyễn Du

Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du tại xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh

GD&TĐ - Kỷ niệm 250 ngày sinh và vinh danh Danh nhân – Đại thi hào Nguyễn Du, vừa qua Tỉnh đoàn và Hội Liên Hiệp VHNT (Hà Tĩnh) phối hợp tổ chức phát động cuộc thi “Tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp Đại thi hào Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều”.

Thông qua cuộc thi nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ nhân dân, động viên, tập hợp các tổ chức, lực lượng xã hội trong và ngoài tỉnh tích cực tham gia tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp Đại thi hào Nguyễn Du và Tác phẩm Truyện Kiều, qua đó góp phần bảo tồn và phát huy, khai thác giá trị di sản của Truyện Kiều và Nguyễn Du; làm cho mọi người dân thêm hiểu, tự hào, trân trọng lịch sử văn học, văn hóa dân tộc.

Đồng thời qua đó tạo không khí sôi nổi trong các tầng lớp nhân dân, qua đó thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. Hướng tới Lễ  kỷ niệm 250 ngày sinh và vinh danh Danh nhân – Đại thi hào Nguyễn Du vào tháng 11 sắp tới.

Đối tượng dự thi bao gồm Đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh.

Bài dự thi được thực hiện bằng tiếng Việt, viết tay trên giấy A4 và đánh số trang theo thứ tự.Thời gian nhận bài dự thi đến trước 17h ngày 30/9/2015, lễ tổng kết trao giải trước ngày 30/10/2015.

Đặc biệt các bài đạt giải nhất, nhì, ba sẽ được trưng bày tại khu lưu niệm Nguyễn Du.



Huy Hiếu – Minh Thư


tải về 4.86 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương