Chuyển dich cơ CẤu lao đỘng nông thôn ciem-mispa viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ưƠNG



tải về 2.73 Mb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu28.05.2018
Kích2.73 Mb.
#39100
  1   2   3   4   5

CHUYỂN DICH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CIEM-MISPA

VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG
ĐỀ TÀI TRONG KHUÔN KHỔ DỰ ÁN IAE-MISPA, HỢP ĐỒNG NGHIÊN CỨU SỐ 2005/IAE/SF/002

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU



CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN VIỆT NAM

Nhóm nghiên cứu:

TS. Lê Xuân Bá (Chủ nhiệm đề tài)

TS. Nguyễn Mạnh Hải

Ths. Trần Toàn Thắng

Ths. Vũ Xuân Nguyệt Hồng

Ths. Lưu Đức Khải


Hà nội, tháng 1-2006
MỤC LỤC

DANH SÁCH CÁC BIỂU ii

DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ iii

DANH SÁCH CÁC BẢN ĐỒ iii

DANH SÁCH CÁC HÌNH iii

DANH SÁCH CÁC HỘP iii

GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 4

1.3. Kết cấu của đề tài 4

CHƯƠNG MỘT 7

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NHIỆM QUỐC TẾ VỀ VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 7

I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐÔNG Ở NÔNG THÔN 7

II. KINH NGHIỆM VÀ THỰC TẾ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 22

CHƯƠNG HAI 40

THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM 40

I. MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CÓ MỤC TIÊU TÁC ĐỘNG TỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 40

II. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN TRONG 10 NĂM TRỞ LẠI ĐÂY 50

CHƯƠNG BA 90

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 90

CHƯƠNG BỐN 137

KẾT LUẬN VÀ CÁC ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY TÍCH CỰC QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN VIỆT NAM 137

I. CÁC KẾT LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU 137

II. CÁC ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY TÍCH CỰC CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 144

TÀI LIỆU THAM KHẢO 148




DANH SÁCH CÁC BIỂU


Biểu 1.Kết quả thực hiện phát triển cụm công nghiệp đến 1997 của Hàn Quốc 25

Biểu 2.Lao động được thu hút vào lĩnh vực phi nông nghiệp ở nông thôn Trung Quốc 25

Biểu 3.Dân số, lao động của Thái Lan 2000-2004 28

Biểu 4.Cơ cấu dân số nông thôn và cơ cấu GDP theo ngành 29

Biểu 5. Lao động nhập cư vào Malaysia làm việc 32

Biểu 6.Các chính sách đất đai có tác động đến cơ cấu lao động nông thôn 41

Biểu 7.Một số chính sách về tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực nông thôn. 46

Biểu 8. Số lượng lao động Việt Nam thời kỳ 1996-2004 52

Biểu 9.Tổng sản phẩm (GDP) cả nước của các ngành sản xuất 55

Biểu 10.Cơ cấu lực lượng lao động có việc làm 56

Biểu 11. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp 1996-2004 61

Biểu 12.Cơ cấu lao động phi nông nghiệp theo vùng 61

Biểu 13.Cơ cấu lao động tự làm của các vùng và cả nước 62

Biểu 14.Cơ cấu lao động làm thuê nông thôn của các vùng 63

Biểu 15. Số lao động di cư đi và đến theo vùng trong cả nước 64

Biểu 16. Cơ cấu lao động nông thôn di cư theo vùng và theo nơi điều tra 67

Biểu 17.Cơ cấu lao động di cư theo độ tuổi 69

Biểu 18.Cơ cấu lao động di cư theo độ tuổi theo nơi điều tra 70

Biểu 19.Cơ cấu lao động di cư theo trình độ văn hoá 72

Hộp 1: Thu nhập không phải là tất cả mà giữ nghề cho con cháu cũng quan trọng 76

Hộp 2. Vì có làng nghề không nghĩ đến chuyển đổi công việc 77

Hộp 3. Thu nhập từ nông nghiệp quá thấp nên phải giữ việc làm ở nhà máy 80

Hộp 4: Tôi không có việc gì làm sau khi tái định cư 83

Hộp 5: “Tốt nhất là làm phi nông nghiệp ở tại địa phương” 83

Hộp 6: Hết đất chúng tôi buộc phải làm nghề khác 86

Biểu 20.Các biến số sử dụng trong mô hình 101

Biểu 21.Kết quả mô hình với các biến vế đặc điểm của người lao động 107

Hộp 7: Nếu có đủ ruộng, làm nông nghiệp cũng tốt 113

Biểu 22.Kết quả mô hình với các biến vế đặc điểm của hộ gia đình 116

Hộp 8: Sức ép của chi tiêu 120

Biểu 23.Kết quả mô hình với các biến vế đặc điểm của cộng đồng 124



DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ


Đồ thị 1.Tuổi của lao động nông nghiệp Hàn Quốc 23

Đồ thị 2.Thay đổi cơ cấu GDP và việc làm ở Trung Quốc 26

Đồ thị 3.Dân số và lao động nông thôn cả nước 50

Đồ thị 4.Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế ở nông thôn 51

Đồ thị 5.Lực lượng lao động cả nước và lực lượng lao động nông thôn 53

Đồ thị 6.Tăng trưởng GDP, GDP nông nghiệp và lao động ở nông thôn 53

Đồ thị 7.Chất lượng lao động theo trình độ văn hóa ở nông thôn 54

Đồ thị 8.Tỷ trọng lao động có trình độ ở nông thôn 55

Đồ thị 9.Cơ cấu kinh tế 1995-2004 56

Đồ thị 10.Cơ cấu lao động di cư đi và đến của cả nước phân theo vùng 65

Đồ thị 11.Di cư tính theo địa bàn của nơi đi 66

Đồ thị 12.Tỷ lệ lao động di cư theo giới tính 67

Đồ thị 13.Phân bố lao động di cư theo độ tuổi 70

Đồ thị 14.Cơ cấu lao động di cư theo giới và tuổi 71

Đồ thị 15.Cơ cấu lao động di cư nông thôn theo trình độ văn hoá ở nơi đến 72

Đồ thị 16. Lý do lao động nông thôn di cư theo vùng 73


DANH SÁCH CÁC BẢN ĐỒ


Bản đồ 1: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp ở nông thôn năm 2001 57

Bản đồ 2: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp ở nông thôn năm 2004 59

Bản đồ 3: Thay đổi về tỷ lệ lao động phi nông nghiệp ở nông thôn 96-04 60

DANH SÁCH CÁC HÌNH


Hình 1.Các mối liên kết giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp 11

Hình 2.Phân bổ thời gian của hộ nông dân với hoạt động phi nông nghiệp 17

Hình 3. Phân bổ thời gian của hộ nông dân không có hoạt động phi nông nghiệp 19

Hình 4.Nhân tố quyết định của hoạt động phi nông nghiệp 20


DANH SÁCH CÁC HỘP


Biểu 1.Kết quả thực hiện phát triển cụm công nghiệp đến 1997 của Hàn Quốc 25

Biểu 2.Lao động được thu hút vào lĩnh vực phi nông nghiệp ở nông thôn Trung Quốc 25

Biểu 3.Dân số, lao động của Thái Lan 2000-2004 28

Biểu 4.Cơ cấu dân số nông thôn và cơ cấu GDP theo ngành 29

Biểu 5. Lao động nhập cư vào Malaysia làm việc 32

Biểu 6.Các chính sách đất đai có tác động đến cơ cấu lao động nông thôn 41

Biểu 7.Một số chính sách về tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực nông thôn. 46

Biểu 8. Số lượng lao động Việt Nam thời kỳ 1996-2004 52

Biểu 9.Tổng sản phẩm (GDP) cả nước của các ngành sản xuất 55

Biểu 10.Cơ cấu lực lượng lao động có việc làm 56

Biểu 11. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp 1996-2004 61

Biểu 12.Cơ cấu lao động phi nông nghiệp theo vùng 61

Biểu 13.Cơ cấu lao động tự làm của các vùng và cả nước 62

Biểu 14.Cơ cấu lao động làm thuê nông thôn của các vùng 63

Biểu 15. Số lao động di cư đi và đến theo vùng trong cả nước 64

Biểu 16. Cơ cấu lao động nông thôn di cư theo vùng và theo nơi điều tra 67

Biểu 17.Cơ cấu lao động di cư theo độ tuổi 69

Biểu 18.Cơ cấu lao động di cư theo độ tuổi theo nơi điều tra 70

Biểu 19.Cơ cấu lao động di cư theo trình độ văn hoá 72

Hộp 1: Thu nhập không phải là tất cả mà giữ nghề cho con cháu cũng quan trọng 76

Hộp 2. Vì có làng nghề không nghĩ đến chuyển đổi công việc 77

Hộp 3. Thu nhập từ nông nghiệp quá thấp nên phải giữ việc làm ở nhà máy 80

Hộp 4: Tôi không có việc gì làm sau khi tái định cư 83

Hộp 5: “Tốt nhất là làm phi nông nghiệp ở tại địa phương” 83

Hộp 6: Hết đất chúng tôi buộc phải làm nghề khác 86

Biểu 20.Các biến số sử dụng trong mô hình 101

Biểu 21.Kết quả mô hình với các biến vế đặc điểm của người lao động 107

Hộp 7: Nếu có đủ ruộng, làm nông nghiệp cũng tốt 113

Biểu 22.Kết quả mô hình với các biến vế đặc điểm của hộ gia đình 116

Hộp 8: Sức ép của chi tiêu 120

Biểu 23.Kết quả mô hình với các biến vế đặc điểm của cộng đồng 124



GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề


Công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam thực hiện trong hai thập kỷ vừa qua đặc trưng bởi những chính sách cải cách kinh tế, mở cửa nền kinh tế và chuyển sự vận hành các quan hệ kinh tế theo hướng thị trường. Tăng trưởng kinh tế và sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô đã khẳng định tính đúng đắn của chính sách đổi mới. Cơ cấu kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng công nghiệp hóa; xu hướng này thể hiện đặc biệt rõ hơn trong 10 năm trở lại đây. Tỷ trọng nông nghiệp trong tổng GDP của cả nước giảm dần, từ 27,18% năm 1995 xuống 24,37% năm 2000 và 21,76% vào năm 2004. Ở khu vực nông thôn, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng diễn ra mạnh mẽ. Tỷ trọng các ngành nghề phi nông nghiệp đã tăng lên rõ rệt, đóng góp nhiều vào cải thiện và đa dạng hóa thu nhập của người dân.

Đi liền với thay đổi về cơ cấu kinh tế trong nông thôn là sự biến đổi về cơ cấu của lực lượng lao động. Tuy nhiên thực tế cho thấy sự thay đổi đó rất chậm. Các số liệu thống kê cho thấy sự thay đổi trong cơ cấu lao động của các ngành không hoàn toàn diễn ra tỷ lệ thuận với GDP do các ngành đó tạo ra. Do năng suất lao động trong các ngành công nghiệp lớn hơn trong nông nghiệp, tỷ trọng tăng lên của lao động được thu hút vào khu vực công nghiệp thường thấp hơn mức tăng của tỷ trọng GDP của ngành này so với nông nghiệp. Kết quả là một lực lượng lao động lớn vẫn nằm ở khu vực nông thôn. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở nông thôn cao hơn ở khu vực thành thị kết hợp với tốc độ tăng việc làm ở nông thôn chậm hơn đã dẫn đến càng làm tăng sức ép về việc làm ở khu vực nông thôn. Thêm vào đó, năng suất lao động trong nông nghiệp thấp, đất đai nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do các nhu cầu về phát triển các khu công nghiệp, các khu đô thị càng làm cho thời gian nông nhàn tăng lên và sức ép về việc làm càng thêm gay gắt.

Trong thời gian qua, Việt nam đã có nhiều chính sách khác nhau nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nói chung và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn nói riêng. Những chính sách này tập trung vào: xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, cung cấp tín dụng, tăng khả năng tiếp cận tín dụng của nông dân cho mục tiêu phát triển ngành nghề phi nông nghiệp, khuyến khích phát triển các làng nghề, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn, đào tạo nghề v.v.. Những giải pháp chính sách kể trên được đánh giá là đã góp phần không nhỏ vào cải thiện đời sống kinh tế nông thôn và làm thay đổi cơ cấu lao động ở nông thôn. Tuy nhiên một câu hỏi đặt ra là liệu những giải pháp chính sách này có thực sự là đòn bẩy, có tính quyết định cho chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn trrong thời gian qua cũng như trong thời gian tới hay không vẫn còn bỏ ngỏ?

Trên thế giới, đã có khá nhiều các nghiên cứu về đề tài chuyển dịch cơ cấu lao động có thể kể đến như C. Cindy Fan (2002) về chuyển dịch ở Trung quốc; Colin Green và Gareth Leeves về quá trình chuyển từ lao động phổ thông sang các lao động có công việc ổn định ở Australia; Bhattacharya (2000) về di cư nông thôn thành thị ở Ấn Độ; Haan Arjan và Ben Rogaly (2002); Lanzona về Philipnes v.v... Các nghiên cứu này phần nào đã phân tích nguyên nhân của chuyển dịch lao động hoặc di cư từ nông thôn ra thành thị nhưng số các nghiên cứu phân tích mức độ tác động của các nhân tố này đến khả năng di chuyển lao động giữa các ngành hoặc các vùng cũng chưa thật nhiều.

Ở Việt nam vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động cũng được sự quan tâm nhiều của các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách. Lê Hồng Thái, 2002 nghiên cứu về thực trạng lao động việc làm nông thôn chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến dịch chuyển chậm lao động ở nông thôn là: việc phân bố dân cư không đồng đều giữa các vùng, đất nông nghiệp/người quá thấp lại có xu hướng ngày càng thấp hơn khiến nông dân có ít tích lũy cho phát triển sản xuất phi nông nghiệp, chất lượng lao động ở nông thôn quá thấp dẫn đến khả năng chuyển đổi nghề thấp. Thân Văn Liên và cộng sự (1997) phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động thông qua di cư nông thôn-thành thành thị ở Hà nội và Huế cho rằng các yếu tố kinh tế – xã hội yếu kém ở nông thôn là những lực đẩy và sự hấp dẫn ở cuộc sống đông thị là những lực hút làm tăng sự di cư nông thôn thành thị hiện nay. Nguyễn Văn Tài (1998) và Đỗ Văn Hoà (1999) đưa ra các kết luận quan trọng là di dân là kết quả tất yếu của quá trình phát triển kinh tế xã hội. Di dân chịu sự tác động trực tiếp và gián tiếp của chính sách phát triển kinh tế xã hội, chính sách phát triển vùng .v.v... Các nghiên cứu về thị trường lao động của Việt Nam như John Luke Gallup (2002), Adam McCarty (1999); Patrick Belser (2000) cho rằng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm vừa qua không nằm ở những ngành dựa vào lao động nhưng nhận định rằng trong tương lai sắp tới tăng trưởng kinh tế sẽ phụ thuộc nhiều hơn ở những ngành này.

Tổng kết những nghiên cứu trên cho thấy hầu hết các nghiên cứu về đề tài thị trường lao động và những vấn đề liên quan ở Việt Nam chưa đề cập hoặc đã có đề cập nhưng ở một mức độ còn tương đối sơ lược, sử dụng phương pháp thống kê mô tả là chủ yếu. Việc phân tích sâu về vấn đề chuyển dịch lao động và đặc biệt là các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch này ở Việt Nam trong thập kỷ vừa qua còn tương đối ít. Ngoài ra, cũng ít có nghiên cứu nào đánh giá chung cho cả quá trình chuyển dịch từ những năm 1993 trở lại đây.

Một đặc điểm quan trọng khác trong các nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu lao động thời gian qua đó là hầu như ít có nghiên cứu nào đánh giá vấn đề này trên góc độ kinh tế hộ gia đình. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tác động mạnh như một yếu tố tạo cầu cho lao động phi nông nghiệp và sẽ kéo theo quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động. Tuy nhiên việc đánh giá nó nếu chỉ dừng trên bình diện vĩ mô sẽ khó có những kết quả thỏa đáng. Về cơ bản việc chuyển dịch lao động nói chung và chuyển dịch từ lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp nói riêng gắn kết chặt chẽ vói những đặc điểm của người lao động, của hộ gia đình nơi họ đang sinh sống cũng như của cộng đồng xung quanh hộ gia đình đó. Điều này giúp giải thích được tại sao trong cùng một môi trường chính sách như nhau việc chuyển dịch cơ cấu lao động ở các địa phương lại rất khác nhau. Hoặc ngay trong cùng một địa phương, có những hộ phát triển được rất mạnh ngành nghề phi nông nghiệp của mình nhưng lại có những hộ bị bỏ lại khá xa.

Quá trình công nghiệp hoá và hội nhập kinh tế đang diễn ra nhanh chóng ở Việt Nam càng làm cho các luồng di chuyển lao động, biến động về cơ cấu lao động phát triển mạnh mẽ hơn và các vấn đề kinh tế - xã hội và khó khăn nảy sinh ngày càng gay gắt. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động, việc làm ở nông thôn cũng ngày càng trở lên cấp thiết hơn. Những vấn đề đó đòi hỏi việc phân tích một cách hệ thống các yếu tố ảnh hưởng và mức độ tác động của các yếu tố này đến quá trình chuyển dịch lao động nông thôn. Nghiên cứu này được đặt ra để phần nào trả lời các câu hỏi đó.


1.2 Mục tiêu nghiên cứu


Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn từ giữa thập kỷ 1990 đến nay, chỉ ra các yếu tố ngăn cản và thúc đẩy quá trình chuyển dịch và đưa ra các đề xuất chính sách nhằm tác động tích cực tới quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam.

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát trên được chi tiết hóa bằng các mục tiêu cụ thể sau:



  • Mô tả thực trạng và xu thế chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn trong 10 năm qua: (a) giữa các ngành nghề công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ; (b) Cơ cấu lao động giữa các hình thức tự tạo việc làm và làm thuê.

  • Mô tả quá trình chuyển dịch lao động nông thôn ra thành thị (theo lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ văn hoá, chuyên môn tay nghề và mức thu nhập…) trong 10 năm trở lại đây.

  • Tổng kết và xem xét tác động của các nhóm chính sách liên quan đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nói chung và cơ cấu lao động nông thôn nói riêng.

  • Xác định các yếu tố chính ngăn cản và thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn: (a) trong nội bộ nông thôn; (b) giữa nông thôn và thành thị, trong đó tập trung vào tác động của các chính sách kể trên.

  • Đề xuất các chính sách cụ thể nhằm tác động tích cực đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn.

1.3. Kết cấu của đề tài


Ngoài phần giới thiệu, Đề tài được kết cấu thành bốn chương chính: Chương một làm rõ về cơ sở lý thuyết, khung khổ nghiên cứu của đề tài. Trong đó làm rõ các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu, những mô hình lý thuyết về mối liên kết giữa hai khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp (dựa trên lý thuyết hai khu vực của Lewis), về nhóm các yếu tố tác động đến chuyển lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Đặc biệt phần này sẽ tóm lược lại mô hình kinh tế hộ sử dụng trong trường hợp hộ tham gia vào họat động phi nông nghiệp- Đây là những khung khổ lý thuyết chính được dùng để phân tích trong phần phân tích định lượng của báo cáo. Cũng trong chương này, nhóm nghiên cứu điểm lại kinh nghiệm quốc tế về chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn trong đó tập trung vào một số nước có tình trạng tương đồng như ở Việt nam nhằm làm rõ những bài học mà trong quá trình phát triển các nước này đã gặp phải, những kinh nghiệm hay mà Việt nam có thể tham khảo trong họach định chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn

Chương Hai của Đề tài tập trung phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn Việt nam từ đầu những năm 1990 trở lại đây. Trong phần mở đầu của Chương hai, Đề tài tập trung điểm lại những chính sách trực tiếp và gián tiếp tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn, điểm lại những chương trình hỗ trợ của Nhà nước cho mục tiêp phát triển kinh tế nông thôn nói chung và tạo việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn nói riêng. Bằng phương pháp phân tích đồ thị kết hợp với các bảng biểu, Chương Hai tập trung làm rõ xu hướng chuyển dịch lao động nông thôn hiện nay; đánh giá những mặt tích cực và tiêu cực, mặt được và chưa được trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động. Cũng trong Chương này, sử dụng số liệu Điều tra Di cư mới nhất của Tổng cục Thống kê và số liệu Điều tra Lao động Việc làm, Đề tài làm rõ thực trạng di cư lao động nông thôn-thành thị trong những năm gần đây, cũng như phân tích về đặc điểm của người di cư và không di cư, trên cơ sở đó rút ra những đặc điểm quan trọng là yếu tố tác động đến người di cư.

Chương Ba của Đề tài là chương chính trong nghiên cứu này. Bằng phương pháp phân tích định lượng, sử dụng mô hình hồi quy đa biến Probit trong khuôn khổ của Mô hình kinh tế hộ gia đình đề tài sẽ tập trung vào tìm hiểu các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch lao động ở nông thôn trong thời gian qua. Do những hạn chế về mặt số liệu, Đề tài tập trung đánh giá các yếu tố chuyển dịch trong hai giai đoạn 1993-1997 và 2001-2004 và không xét đến khía cạnh chuyển dịch lao động trong nội bộ khu vực nông nghiệp. Trên cơ sở so sánh mô hình ước lượng giữa các vùng, miền, giữa các loại hình chuyển dịch từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, từ nông nghiệp sang làm thuê, sang lao động tự làm, từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, từ nông nghiệp sang họat động dịch vụ ở nông thôn giữa hai thời kỳ khác nhau, Đề tài sẽ tổng kết những yếu tố cơ bản tác động đến việc tham gia lao động phi nông nghiệp của nông dân.

Trên cơ sở của những phân tích của các Chương Một, Hai, Ba, Chương Bốn của Đề tài sẽ tóm lược lại những phát hiện chính trong quá trình nghiên cứu, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp chính sách thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn.



CHƯƠNG MỘT

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NHIỆM QUỐC TẾ VỀ VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐÔNG Ở NÔNG THÔN




1.1. Một số khái niệm


Thực tế hiện đang tồn tại nhiều khái niệm, cách hiểu khác nhau về lao động và việc làm nông thôn, đã có những khái niệm tương đối rõ và dễ dàng được chấp thuận, nhưng cũng còn những khái niệm còn đang gây nhiều tranh cãi. Trong Đề tài này Nhóm nghiên cứu không đi sâu vào phân tích nhằm đưa ra một khái niệm mới liên quan đến lao động, việc làm nông thôn mà chỉ đề cập một số khái niệm đã và đang được sử dụng hiện nay để có một cách hiểu thống nhất trong toàn bộ báo cáo.

Cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế được hiểu là tỷ trọng giá trị gia tăng của các thành phần cấu tạo của nền kinh tế. Có nhiều cách phân loại về cơ cấu kinh tế, ví dụ như phân theo cơ cấu ngành, cơ cấu vùng, cơ cấu theo thành phần. Cách phân loại về cơ cấu kinh tế được sử dụng trong nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào cơ cấu ngành. Cơ cấu kinh tế theo ngành được hiểu là cơ cấu giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trong tổng GDP của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế trong mỗi ngành được hiểu là tỷ trọng của giá trị gia tăng của mỗi phân ngành trong ngành đó. Ví dụ trong ngành nông nghiêp, cơ cấu kinh tế nông nghiệp được phân chia làm hai nhóm cơ bản là trồng trọt và chăn nuôi. Chú ý trong phân ngành ở đây chúng tôi không phân loại theo nông nghiêp-thủy sản-lâm nghiệp như cách phân loại thường thấy mà chỉ phân làm 2 nhóm: nhóm liên quan đến cây trồng (bao gồm cả cây lâm nghiệp, cây hàng năm, cây ăn quả, cây lâu năm…) được gọi chung là họat động trồng trọt. Nhóm họat động liên quan đến vật nuôi, bao gồm cả nuôi trồng thủy sản, nuôi gia súc gia cầm…được gọi chung là họat động chăn nuôi. Sở dĩ chúng tôi nhóm các họat động như vậy do dựa trên đặc thù phân bố thời gian lao động cho từng loại họat động. Ví dụ, trong họat động trồng trọt, dù là cây trồng ngắn ngày hay dài ngày hay cây lâm nghiệp, việc phân bố thời gian không thể đều trong suốt các ngày trong năm mà thường chỉ diễn ra cao điểm tại một số ngày vào thời vụ gieo trồng họăc thu hoạch…Ngược lại đối với ngành chăn nuôi, thời gian thường được phân bổ đều cho các ngành trong một năm.

Họat động nông nghiệp và phi nông nghiêp: Thực tế hiện nay mọi người tương đối thống nhất với nhau về khái niệm việc làm nông nghiệp nhưng lại không thống nhất với nhau về khái niệm việc làm phi nông nghiệp. Họat động nông nghiệp và khái niệm liên quan tới việc làm nông nghiệp trong nghiên cứu này được hiểu là các họat động liên quan trực tiếp đến cây trồng và vật nuôi. Họat động phi nông nghiệp là các họat động ngoài các họat động kể trên. Như vậy, khái niệm họat động-việc làm phi nông nghiệp (non-farm activities) là khá rộng, bao gồm toàn bộ các họat động sản xuất công nghiêp, dịch vụ tại các cơ sở kinh tế và hộ gia đình. Sự phân loại này không đề cập đến địa điểm hoạt động đó diễn ra, quy mô của hoạt động, công nghệ được sử dụng cũng như liệu thành phần tham gia chỉ là hộ nông nghiệp hay hộ gia đình có hoạt động phi nông nghiệp.

Thực tế, trong một số trường hợp, các nhà nghiên cứu và quản lý phân chia các hoạt động vào các khu vực một cách không thống nhất. Các hoạt động được làm tại nhà với các đầu vào là các loại cây trồng, vật nuôi và được làm ở quy mô nhỏ sử dụng lao động nông nhàn là chính đôi khi được xem là hoạt động nông nghiệp. Ví dụ, một số người thường xếp họat động chế biến nông sản quy mô hộ gia đình là họat động nông nghiệp. Một số người đưa cả vị trí hoặc quy mô của sản xuất vào phân loại theo ngành. Các hoạt động này có liên quan mật thiết đến nông nghiệp nhưng về bản chất chúng lại không phải là các hoạt động nông nghiệp. Ngược lại, cũng có một số người lại xếp lao động làm thuê trong nông nghiệp (ví dụ làm ruộng thuê cho người khác) là họat động phi nông nghiệp. Cách phân loại như vậy không phản ánh đúng bản chất của tên gọi. Khái niệm họat động phi nông nghiệp trong nghiên cứu này là toàn bộ các họat động không liên quan trực tiếp đến sản xuất cây trồng và vật nuôi. Nó bao gồm cả các họat động chế biến nông sản tại nhà cũng như họat động làm thuê tại các nhà máy lớn; không bao gồm các họat động làm thuê trong nông nghiệp.



Làm công ăn lương và việc làm tự tạo (wage employment và self-employment). Cách phân loại việc làm này có ý nghĩa rất quan trọng khi chúng ta xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển dịch cơ cấu lao động việc làm ở nông thôn, cũng như khi đưa ra các giai pháp để khuyến khích chuyển dịch cơ cấu lao đọng, việc làm do bản chất các họat động này là khác nhau.

Trong nghiên cứu này, việc làm công ăn lương liên quan đến các hợp đồng lao động mà người thuê lao động đưa ra các điều khoản với người lao động và thu nhập của người lao động chỉ phụ thuộc vào thời gian lao động. Công việc của người lao động được thực hiện dưới sự giám sát của người sử dụng lao động.

Các hoạt động, được xem như là “việc làm tự tạo”, liên quan đến việc tự quản lý và sở hữu một cơ sở sản xuất các hàng hoá và dịch vụ. Người mua loại lao động này không thể đưa ra các điều khoản trực tiếp về sản phẩm. Ví dụ, những người có các xưởng sản xuất, cửa hàng cửa hiệu…họ chỉ có trách nhiệm đối với các kết quả với chính bản thân họ.

Ở các nước đang phát triển, sự phân chia giữa làm công ăn lương và việc làm tự tạo nhiều khi không rõ. Có một khoảng trùng lắp giữa lao động được trả công và lao động tự trả công mà ở đó các hoạt động này vừa có thể được xem là lao động được thuê vừa có thể là lao động tự thuê. Ví dụ, những người đóng đồ đạc họăc thợ may, đôi khi có thể làm công việc kinh doanh của họ ở nhà của khách hàng, dưới sự giám sát của khách hàng trong suốt quá trình sản xuất cũng như sửa sang các sản phẩm cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Loại kinh doanh này có thể được xem là lao động làm thuê nếu xét theo quan điểm họ bị giám sát bởi khách hàng và thu nhập của họ phụ thuộc vào thời gian lao động. Nhưng hoạt động này cũng có thể được xem là việc làm tự tạo vì anh ta phải tự đầu tư vào nguyên liệu, công cụ sản xuất và tự điều hành hoạt động kinh doanh của mình. Trong nghiên cứu này, những họat động có đặc thù “giao thoa” như vậy đuợc xếp vào họat động tự tạo việc làm.



Lao động địa phương và lao động di cư: Các hoạt động tại một địa phương có thể được chia thành 2 loại phụ: (a) tại nhà và (b) không ở tại nhà nhưng vẫn tại địa phương. Các hoạt động xa nhà cũng được chia thành 2 loại (a) làm tại các thành phố khác, nước khác và (b) các vùng nông thôn khác. Trong nghiên cứu này lao động di cư được hiểu là người có thời gian đi ra khỏi địa phương (tỉnh) từ 6 tháng trở lên. Lao động di cư có thể là di cư nông thôn ra thành thị, nông thôn-nông thôn. Một thực tế không rõ ràng trong cách phân loại hiện nay là lao động di cư ra các khu công nghiệp lớn ở ngoại ô (ví dụ lao động di cư từ nông thôn ở Thái Bình ra làm việc tại các khu công nghiệp ở Gia lâm Hà nội) mặc dù là ngoại ô nhưng lại có đặc thù như những vùng đô thị nếu xem xét trên góc độ điều kiện sinh họat, chi tiêu, dịch vụ đời sống…Trong nghiên cứu này những lao động di cư như thế đuợc xếp vào di cư nông thôn thành thị. Như vậy lao động địa phương sẽ là những người còn lại, không di chuyển ra khỏi địa phương hoặc có thời gian di chuyển ít hơn 6 tháng hoặc di chuyển nhưng trong nội tỉnh.

Tuy nhiên, giống như các cách phân loại khác, cũng xảy ra một số vấn đề khi phân loại một hoạt động cụ thể vào một trong các loại trên. Thứ nhất, một hộ gia đình có thể ở tại nông thôn nhưng hoạt động kinh doanh lại vừa ở nông thôn vừa ở vùng thành thị; ví dụ như một người kinh doanh buôn bán khi anh ta mua sản phẩm nông nghiệp ở vùng nông thôn và đem bán các sản phẩm này ở vùng thành thị. Bởi vậy, nơi định cư có thể khác với nơi kinh doanh và sự phân chia các vùng nông thôn về mặt hành chính có thể khác so với các vùng nông thôn về mặt kinh tế. Thứ hai, thành viên của hộ gia đình có thể đến thành phố để làm việc nhưng không định cư lâu dài ở đó. Gia đình của họ vẫn sống ở nông thôn và gần như mọi chi tiêu của hộ gia đình vẫn được thực hiện ở nông thôn. Trong trường hợp này, phân loại hoạt động của anh ta như là hoạt động di cư hay như là hoạt động ở địa phương đều không có tính thuyết phục. Thậm chí trong trường hợp mà một người đang sống ở địa phương nhưng không lâu dài, hoặc người đó chỉ vừa mới chuyển đi vì một lý do nào đó thì cũng người đó cũng không được xem là người di cư nông thôn – thành thị. Thứ ba, có sự không rõ ràng trong viêc phân chia thành thị, nông thôn. Về mặt hành chính, các vùng thành thị là các thành phố mà có mật độ dân số và diện tích đất nhất định. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thường phân chia các vùng nông thôn và thành thị trên cơ sở các tiêu chuẩn kinh tế, xã hội, chứ không dựa vào tính chất địa lý, vị trí hành chính. Khó khăn nhất hiện nay có lẽ là việc thu thập số liệu liên quan đến hai khái niệm này, mặc dù chúng ta về mặt chính sách có phân định rõ thành thị và nông thôn nhưng số liệu kinh tế xã hội lại rất ít khi được phân chia rõ ràng. Trong nghiên cứu này, để đơn giản nông thôn được hiểu là các làng quê, các thị trấn. Thị xã và các thành phố lớn, vùng công nghiệp tập trung ven đô đều được coi là đô thị.


1.2. Các mối liên kết giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp


Hình 1. dưới đây tóm tắt mối liên kết giữa hai khu vực nông nghiêp và phi nông nghiêp. Mối quan hệ này không hoàn toàn ở nông thôn mà chung cho toàn nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu như không xem xét mức độ mạnh, yếu của các mối quan hệ thì có thể coi như đây là mối quan hệ giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn.


  1. Các mối liên kết giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp


Có ba nhóm liên kết chính giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp. Nhóm liên kết sản xuất thể hiện mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau về đầu vào và cả đầu ra của cả hai khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp. Người nông dân cần các sản phẩm của ngành công nghiệp phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của mình như cày, cuốc, các dịch vụ cung cấp, phân bón, thuốc trừ sâu... và nhu cầu của người nông dân cho việc chế biến sản phẩm như xay, quay, đóng gói và bán các sản phẩm nông nghiệp. Ngược lại, khu vực sản xuất phi nông nghiệp cũng cần đầu vào là sản phẩm của nông nghiệp cũng như sử dụng đầu ra cho sản xuất nông nghiệp. Nhóm liên kết thứ hai chỉ mối liên hệ về tiêu dùng, trong đó người nông dân mua sản phẩm của khu vực sản xuất phi nông nghiệp phục vụ cho sinh họat của họ và ngược lại người sản xuất phi nông nghiệp mua lương thực thực phẩm từ nông dân. Chú ý là trong sơ đồ này đã đơn giản hóa quan hệ sản xuất, người nông dân chỉ là người sản xuất các sản phẩm nông nghiệp và tương tự như vậy người sản xuất phi nông nghiệp chỉ sản xuất các sản phẩm phi nông nghiệp, mặc dù trong thực tế có sự giao thoa, đa dạng hóa sản xuất của cả hai khu vực.

Một nhóm quan hệ khác cũng rất đáng quan tâm đó là các liên kết về vốn và lao động, luồng vốn có thể di chuyển giữa hai khu vực. Tiết kiệm của khu vực nông nghiệp có thể được đầu tư cho phát triển công nghiệp và ngược lại. Ngược lại, ở một thời điểm nào đó thu nhập từ phi nông nghiệp có thể được sử dụng cho nông nghiệp. Năng suất lao động trong nông nghiệp tăng lên vừa có thể giải phóng lao động vừa có thể tăng tỷ lệ lương trong khu vực phi nông nghiệp do mức thu nhập trung bình của khu vực nông nghiệp được tăng lên, đòi hỏi mức lương của khu vực phi nông nghiệp cũng phải tăng cao mới thu hút được lao động. Ngược lại năng suất lao động tăng lên trong khu vực phi nông nghiệp có thể hạn chế dòng lao động từ nông nghiệp chuyển sang do cầu về lao động giảm. Điều này có nghĩa rằng nó tác động cả lên hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp.

Mối quan hệ về chia sẽ rủi ro cũng rất đáng được chú ý. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tham gia vào họat động phi nông nghiệp là một hành vi để chia sẻ rủi ro. Do bản chất của họat động nông nghiệp phụ thuộc vào thời tiết vì vậy thường chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro và người nông dân thường đa dạng hóa họat động của mình không đơn giản chỉ vì năng suất lao động phi nông nghiệp cao hơn mà còn là đỡ rủi ro hơn. Việc chia sẻ rủi ro giữa hai khu vực được xem là một lý do quan trọng thúc đẩy sự tham gia các hoạt động phi nông nghiệp của người nông dân. Mặc dù vậy, cũng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chia sẻ rủi ro không phải là nguyên nhân chính mặc dù nó thường được nhắc đến khi xem xét yếu tố xác định đến sự đa dạng hóa thu nhập của người nông dân, chính họat động phi nông nghiệp cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.


1.3. Các yếu tố “kéo” và đẩy” việc tham gia hoạt động phi nông nghiệp nông thôn của nông dân


Như đã đề cập, trọng tâm của việc xem xét chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn trong đề tài này là xem xét quá trình chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp. Sơ đồ liên kết hai khu vực ở trên, về mặt bản chất có thể cho phép đưa ra các yếu tố tác động đến dòng chuyển dịch lao động này. Sự thay đổi của các yếu tố bao hàm trong sơ đồ cũng như sự thay đổi về mức độ liên kết giữa chúng đều có thể dẫn việc chuyển dịch lao động giữa hai khu vực. Ví dụ, sự phát triển của khu vực phi nông nghiệp sẽ làm gia tăng nhu cầu lao động cho khu vực này. Năng suất lao động tăng cao trong khu vực phi nông nghiệp sẽ tăng mức hấp dẫn về mặt thu nhập đối với lao động nông nghiệp chuyển sang nhưng cũng có thể làm hạn chế lao động di chuyển do nhu cầu lao động phi nông nghiệp ít đi (giả sử rằng nhu cầu sử dụng sản phẩm phi nông nghiệp là không đổi họăc thay đổi chậm hơn với tốc độ thay đổi của năng suất). Các hạn chế trong khu vực sản xuất nông nghiệp (đất đai, năng suất cây trồng vật nuôi…) sẽ làm cho lao động nông nghiệp dư thừa và có nhu cầu chuyển dịch sang khu vực khác. Tuy nhiên điều dễ nhận thấy trong sơ đồ trên là sự quan hệ giữa bản thân các yếu tố với nhau, yếu tố này phụ thuộc vào yếu tố kia. Mặt khác mô hình này cũng không giải thích được lý do tại sao nguời nông dân lại chọn đa dạng hóa sang họat động phi nông nghiệp ở nông thôn mà không phải là di cư ra thành thị hoặc đa dạng hóa họat động nông nghiệp.

Trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu chú ý tới một mô hình khác về các yếu tố tác động tới quyết định sự chuyển dịch cơ cấu lao động. Mô hình này cho rằng hộ gia đình quyết định tham gia vào họat động phi nông nghiệp là do hai nhóm yếu tố khác nhau “kéo” và “đẩy” lao động vào họat động phi nông nghiệp. Reardon (1997) đưa ra các nhân tố “đẩy” sau đây: (1) tăng trưởng dân số, (2) tăng sự khan hiếm của đất có thể sản xuất, (3) giảm khả năng tiếp cận với đất phì nhiêu, (4) giảm độ màu mỡ và năng suất của đất, (5) giảm các nguồn lực tự nhiên cơ bản, (6) giảm doanh thu đối với nông nghiệp, (7) tăng nhu cầu tiền trong cuộc sống, (8) các sự kiện và các cú sốc xảy ra, (9) thiếu khả năng tiếp cận đối với các thị trường đàu vào cho sản xuất nông nghiệp, (10) thiếu vắng các thị trường tài chính nông thôn. Hơn nữa, ông cũng gợi ý các nhân tố “kéo” sau đây: (1) doanh thu cao hơn của lao động phi nông nghiệp, (2) doanh thu cao hơn khi đầu tư vào lĩnh vực phi nông nghiệp, (3) rủi ro thấp hơn của khu vực phi nông nghiệp so với khu vực nông nghiệp, (4) tạo ra tiền mặt để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của gia đình và (5) nhiều cơ hội đầu tư. Tóm lại, nhân tố “kéo” đưa ra những sự hấp dẫn của khu vực phi nông nghiệp đối với người nông dân. Nhân tố đẩy liên quan đến áp lực hoặc các hạn chế của khu vực nông nghiệp buộc nông dân tìm kiếm thu nhập khác nếu họ muốn cải thiện các điều kiện sống của mình.

Quan hệ “kéo” và “đẩy” đưa ra một khung khổ tương đối toàn diện cho việc xác định sự tham gia của hộ nông dân vào các hoạt động phi nông nghiệp. Tuy nhiên công cụ này chỉ phân tích cung lao động của hộ. Về mặt thực tiễn, hai hộ gia đình có các điều kiện giống nhau nhưng ở hai vùng địa lý khác nhau có thể có các phản ứng khác nhau. Nói cách khác, các đặc điểm của vùng cũng ảnh hưởng đến sự tham gia hoạt động phi nông nghiệp của hộ nông dân. Thêm vào đó còn có những yếu tố của chính bản thân người lao động. Điều này giải thích tạo sao hai người có cùng điều kiện như nhau nhưng lại chọn cách phản ứng khác nhau khi tham gia vào họat động phi nông nghiệp.

Cũng như mô hình về mối liên kết giữa hai khu vực, một điểm khá quan trọng trong quan hệ “kéo” và “đẩy” là sự giao thoa giữa hai nhóm yếu tố. Thực tế, có những yếu tố khó có thể ghép vào quan hệ “kéo” hay “đẩy”. Bởi vì, ở một quy mô nhất định nó là yếu tố "kéo", nhưng ở một quy mô khác nó lại là yếu tố “đẩy”.


1.4. Mô hình kinh tế hộ nông dân với hoạt động phi nông nghiệp


Mô hình hộ nông dân đưa ra khung phân tích tương đối tổng hợp cho việc phân tích quyết định của hộ nông dân về phân bổ thời gian, tiêu dùng và sản xuất. Phiên bản đầu tiên của mô hình này do Chyanov- một nhà kinh tế học người Nga từ đầu thế kỷ 20 xây dựng. Một phiên bản sau này được tìm thấy trong Singh, Squire and Strauss (1986). Phiên bản này có sự cải tiến nhất định so với mô hình ban đầu và được xây dựng trong khung khổ của mô hình liên kết hai khu vực. Tuy nhiên, mô hình của của Singh được phát triển cho việc xem xét mối quan hệ giữa làm thuê và tự làm dựa trên mức lương ở thị trường lao động. Trong bối cảnh nông thôn của các nước đang phát triển-khi thị trường lao động còn sơ khai thì mô hình của Singh không hoàn tòan phù hợp. Một phiên bản khác của mô hình kinh tế hộ đưa ra khung phân tích sâu hơn về quan hệ nông nghiệp và phi nông nghiệp là của Lopez (1986). Mô hình có thể tóm lược như sau:

Hộ nông dân tối đa hoá độ thỏa dụng dựa trên hàm sau:

M
Tf , Th , Tn, C
ax U(Th, Ch; Zh ) (1)

Giới hạn bởi:

Tổng thời gian: T=Tf + Th + Tn (2)

Tiêu dùng: C=g(Tf , p, Zf) + wnTn + V (3)

Không âm: Tn  0 (4)

Trong đó:



Th

=

Thời gian ở nhà (nghỉ ngơi, việc nhà….)

Ch

=

Tiêu dùng

Zh

=

Các đặc điểm cá nhân

T

=

Tổng thời gian

Tf

=

Thời gian làm việc nông nghiệp

Tn

=

Thời gian làm việc phi nông nghiệp

P

=

Giá của đầu vào và đầu ra, không bao gồm lao động

Zf

=

Đầu vào cố định cho sản xuất nông nghiệp

Wn

=

Tiền công cho hoạt động phi nông nghiệp

Hn

=

Chất lượng của người lao động

Zn

=

Biến khác tác động đến mức tiền công

V

=

Thu nhập ngoài lao động

U

=

Hàm lợi ích (hàm thỏa dụng)

G

=

Hàm thu nhập từ nông nghiệp của hộ

Hàm lợi ích được xác định bởi thời gian ở nhà và tiêu dùng.

Có hai ràng buộc trong mô hình: thứ nhất, hộ gia đình bị hạn chế bởi thời gian sử dụng; thứ hai, tiêu dùng của hộ bị hạn chế bởi thu nhập từ nông nghiệp, phi nông nghiệp và thu nhập ngoài lao động. Thu nhập nông nghiệp bằng với giá nhân với đầu ra được thể hiện như một hàm của thời gian lao động nông nghiệp.

Để tối đa hoá hàm lợi ích, ta lập công thức biến đổi Lagragian:

L  U(Th, Ch; Zh ) +  (T-Tf - Th - Tn )+ (g(Tf , p, Hf, Zf) + wnTn +V-C)+ Tn (5)

Các điều kiện Kuhn-Tucker có thể được viết như sau1:



= U1 -  = 0 (6)

= U2 -  = 0 (7)

= g1 -  = 0 (8)

= wn + - = 0 (9)

= Tn  0 ,   0, . =0 (10)

Trong đó U1, U2 là đạo hàm bậc nhất của hàm lợi ích theo thời gian ở nhà và tiêu dùng, tương ứng, g1 là đạo hàm bậc nhất của hàm g(Tf) theo Tf . Bây giờ chúng ta xem xét 2 trường hợp:



Các quyết định kinh tế trong trường hợp hộ nông dân với thời gian lao động phi nông nghiệp

Nếu thời gian lao động phi nông nghiệp là dương (Tn>0),  bằng 0, ta có thể đơn giản hoá các điều kiện tối ưu:

Nhân (9) với –1 sau đó cộng với (8), khi  = 0 ta có

 (g1-wn) = 0, do   0 ta có g1 = wn (11)



Chia (6) cho (7) và thay  với g1 (có được từ (8)) và sau đó g1 với wn1 (có được từ (11)) ta có = wn (12)

Lấy Tn từ (2) và thay vào (3) ta có

C+wnTh = wnT+[g(Tf)-wnTf ] + V (13)

Ý nghĩa của phương trình (13) là ta có tổng tiêu dùng ở bên trái bằng với tổng thu nhập. Trong trường hợp này, tổng thu nhập bao gồm thu nhập từ nông nghiệp [g(Tf)-wnTf ] trong đó thời gian lao động nông nghiệp có giá bằng tỷ lệ tiền công theo thị trường và [g(Tf)-wnTf ] có thể được xem là thu nhập ròng. Một bộ phận khác của thu nhập của hộ là wnT có giá trị bằng tổng thời gian sử dụng nhân với mức lương trên thị trường. V là thu nhập không do lao động và được xác định là ngoại sinh.

Phương trình (11) g1 = wn thường là điều kiện tối ưu của vấn đề tối đa hoá lợi nhuận sản xuất nông nghiệp Max  = g(Tf ;p, Zn ) - wnTf (14)

Việc giải quyết phương trình (14) ta tìm Tf* , thay trở lại vào (14) ta có hàm mục tiêu gián tiếp:

*(wm, p, Zf) = g (Tf*; p, Zf )-wn Tf* (15)

Sử dụng bổ đề của Hotelling, ta có đạo hàm của hàm đầu vào

Tf* = -* (wn, p Zf ). (16)

Ta có thể tính tương tự đối với đầu ra tối ưu và hàm cầu được đạo hàm theo đầu vào khác. Trong trường hợp này, lao động nông nghiệp tối ưu được xác định bởi w, p, Zf là các biến phù hợp của sản xuất (không bao gồm các biến phù hợp cho tiêu dùng).



Các nhân tố quyết định tiêu dùng

Thay (15) như là hàm giá trị của lợi ích vào (13), ta có

C+wnTh = wnT+ *(wm, p, Zf) + V (17)

Phương trình này kết hợp với (12) tạo thành điều kiện tối ưu của tiêu dùng. Khi phương trình (12) được xem như là tỷ lệ thay thế biên giữa thời gian ở nhà và tiêu dùng (U1/U2)= mức giá, thì hệ phương trình của (12) và (17) là tương tự với các điều kiện của tối đa hoá lợi ích của người tiêu dùng. Do đó, cầu tiêu dùng C có thể được viết như các hàm cầu Marshalian:

C=C(1,wn, wnT+ *(wn, p, Zf) + V) = C (1,wn, k) (18)

Như vậy, các quyết định về sản xuất và tiêu dùng của hộ có thể được xác định dựa trên 2 giai đoạn. Thứ nhất, thời gian lao động nông nghiệp được quyết định từ tối đa hoá lợi nhuận từ nông nghiệp. Thứ hai, tổng thu nhập được phân bổ cho tiêu dùng và thời gian ở nhà bởi vậy tỷ lệ thay thế biên giữa chúng là bằng wn. Nói cách khác là khi tồn tại mức lương ở thị trường lao động thì việc xác định giữa sản xuất và tiêu dùng của hộ là độc lập.



Hình 2. dưới đây là mô hình kinh tế hộ trong trường hợp hộ gia đình có tham gia vào họat động sản xuất phi nông nghiệp. Trong hình này, đường cong của hàm thu nhập nông nghiệp g có độ dốc tại điểm A trùng với mức lương của họat động phi nông nghiệp. Tại điểm A, lao động dành cho họat động nông nghiệp được xác định là Tf*. Cũng với mức lương đó đường bàng quan có độ dốc trùng với đường thu nhập nói cách khác là đạt được độ thỏa dụng tối đa trong hàm tiêu dùng. Cũng tại điểm đó, thời gian cho lao động phi nông nghiệp được xác định tại Tn*. Việc thay đổi mức lương trong họat động phi nông nghiệp sẽ làm thay đổi mức lao động dành cho họat động phi nông nghiệp và nông nghiệp cũng như thời gian giành cho nghỉ ngơi và việc nhà là phần còn lại của tổng quỹ thời gian T- Tn*- Tf*

  1. Phân bổ thời gian của hộ nông dân với hoạt động phi nông nghiệp



Trong trường hợp hộ nông dân không có hoạt động phi nông nghiệp

Quay trở lại điều kiện tối ưu Kuhn Tucker (6)-(10), trong trường hợp không có hoạt động phi nông nghiệp, Tn = 0, T=Th+Tf và định nghĩa w0 như / hệ phương trình này có thể được sắp xếp lại như sau:



g1 = wo (19)

= w0 (20)

C+w0Th = w0T+[g(Tf)-w0Tf ] + V (21)

Quay trở lại các phương trình (5-10)  là độ thoả dụng biên của thời gian sử dụng và  là độ thoả dụng biên của thu nhập ngoài lao động. W0 có thể được xem như là giá bóng của thời gian sử dụng thể hiện trong tiêu dùng. Trong trường hợp này, giá bóng w0 không phải là biến ngoại sinh. Không có phương trình nào trong hệ phương trình này (19-21) có thể quyết định một biến nội sinh một cách độc lập, do đó, w0 là hàm của tất cả các biến ngoại sinh trong hệ phương trình này.

w0 = w0 (T,V,Zh,P,Zf) (22)



Thời gian lao động nông nghiệp và các quyết định sản xuất

Thời gian lao động nông nghiệp tối ưu Tf có thể được đạo hàm từ hàm sản xuất (g). Đạo hàm bậc nhất của (g) theo Tf được thiết lập bằng với w0 như trong phương trình (19). Chúng ta cũng biết rằng w0 bị tác động bởi các biến trong phương trình (22), bởi vậy giải pháp tối ưu cho Tf* có thể được thể hiện như sau:

Tf* = Tf*(w0(T,V,p,Zh,Zf),p,Zf) = Tf(T,V,p,Zh,Zf),p,Zf) (23)

Từ (23) (xem lại 23 hay 26) ta có lợi ích nông nghiệp tối đa hoá từ phương trình *= g (Tf*)-w0 Tf*

Sử dụng bổ đề Hotelling để đạt được

Tf=-w* (w0, p, Zf) (24)



Quyết định tiêu dùng

Thay thế lợi ích tối ưu vào (24) ta có thể phân tích các nhân tố quyết định đến tiêu dùng và thời gian ở nhà.

C+w0Th = w0T+[g(Tf)-w0Tf ] + V = w0T+* (w0)+ V (25)

Xem đến (28) và (23) ta có điều kiện cho tối đa hoá tiêu dùng. Các nhu cầu cho tiêu dùng C được đạo hàm có thể được thể hiện dưới dạng đường cầu Marshalian:

C=C(1,w0,w0T+* (w0)+V) (26)

Do w0 là biến nội sinh và bị tác động bởi các biến ngoại sinh khác trong mô hình, tất cả các biến ngoại sinh có 2 tác động, tác động giá (w0) và tác động thu nhập (*).



  1. Phân bổ thời gian của hộ nông dân không có hoạt động phi nông nghiệp


Trong hình trên trên, độ thoả dụng tối đa nếu đạt được tại A, nơi đường cong của hàm thu nhập nông nghiệp (g) có cùng độ dốc với đường cong bàng quan I*. Giá bóng của thời gian nghỉ ngơi là độ dốc chung của 2 đường cong tại A. Khi giá bóng được quyết định, các quyết định kinh tế của hộ có thể được miêu tả như là nghiệm của (1) bài toán tối đa hoá lợi nhuận và tiếp theo đó là (2) bài toán tối đa độ thoả dụng. Trong cả hai phương trình này giá bóng của thời gian được quyết định một cách nội sinh (w0), là giá kinh tế của lao động nông nghiệp trong phương trình tối đa hoá lợi nhuận và giá kinh tế của thời gian nghỉ ngơi ở nhà và một trong các nhân tố quyết định đến tổng thu nhập trong vấn đề tối đa hoá độ thoả dụng, nó đóng vai trò như wn trong Hình 2..

Giá bóng và quyết định tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp

Điều kiện (9) và (10) giúp đưa ra quyết định tham gia hoạt động phi nông nghiệp của hộ. Nếu không có hoạt động phi nông nghiệp

wnw0 (27)

do  trong (10) không có giới hạn không âm. Bất đẳng thức này có nghĩa rằng nếu giá trị tối ưu của Tn là bằng 0, tiền công từ hoạt động phi nông nghiệp (wn) không vượt quá giá bóng (w0) của thời gian nghỉ ngơi (xác định thông qua giải phương trình với lao động phi nông nghiệp là bằng 0). Ngược lại, nếu wn vượt quá w0, thời gian lao động phi nông nghiệp tối ưu (Tn) không thể bằng 0 và do đó, phải là dương. Do vậy, việc có tham gia vào họat động phi nông nghiệp hay không phụ thuộc vào liệu wn có vượt quá w0 hay không. Sự phụ thuộc của quyết định tham gia này trong bất đẳng thức (27) được miêu tả trong Hình 4..



Ở Hình 4., w0 là độ dốc chung của hàm thu nhập từ nông nghiệp (g) và đường cong bàng quan I0 tại điểm tiếp tuyến của chúng là A. Đường cong I0 tương ứng với độ thoả dụng tối đa đạt được dưới điều kiện hộ không tham gia vào họat động phi nông nghiệp. Nếu độ dốc của đường tiền công phi nông nghiệp, ví dụ đường w1 nhỏ hơn w0 , thì độ thỏa dụng của hộ không được cải thiện nếu như hộ tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp. Ngược lại, nếu đường tiền công w2 vượt quá w0 khi đó độ thoả dụng có thể được đẩy lên đến mức I2 . Ngay cả khi không có sự điều chỉnh thời gian lao động nông nghiệp thì sự tăng lên của độ thoả dụng vẫn có thể đạt được. Với sự điều chỉnh này, độ thoả dụng có thể được tăng lên ở mức như đường bàng quan I2 .

  1. Nhân tố quyết định của hoạt động phi nông nghiệp

Thảo luận trên có thể được tóm tắt bằng hệ phương trình dưới đây:


(28)
Tn >0 nếu i*(Hn,,Zn,Hf, Zh,T,V)  wn(Hn, Zn)-w0(Zf,Hf,p,Zh,T,V) >0

Tn =0 nếu i*(Hn,,Zn,Hf, Zh,T,V)  wn(Hn, Zn)-w0(Zf,Hf,p,Zh,T,V)  0

Hàm i* thường được gọi là “hàm tham gia phi nông nghiêp”. Ước lượng hàm này là một trong các mục tiêu chính của nhiều nghiên cứu thực nghiệm về các hoạt động phi nông nghiệp ở các vùng nông thôn. Có thể thấy khi các biến wn tăng hoặc thấp hơn w0, i* là thực sự tăng. Do đó, biến nguồn lực (Hn) và biến khác (Zn), biến đặc trưng cho thực trạng thị trường lao động, được cho là tác động lên quyết định tham gia cùng một hướng như khi chúng tác động lên tiền công. Đây là cơ sở cho việc kiểm định các giả thuyết khi ước lượng hàm tham gia phi nông nghiệp.

Mặt khác, sự tác động của các biến Hf, p, Zf, Zh, T và V đến quyết định tham gia luôn luôn ngược với sự tác động của các biến này lên w0. Điều này thực sự rõ khi w0 được quyết định từ việc giải hệ phương trình (22-24).


1.5. Tóm tắt về khung lý thuyết


Khung lý thuyết liên quan đến hoạt động phi nông nghiệp của hộ nông dân được xây dựng dựa trên cả khung lý thuyết khác nhau: mô hình liên kết giữa hai khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp, các yếu tố kéo và đẩy và mô hình kinh tế hộ. Xét về mối liên hệ giữa nông nghiệp và phi nông nghiệp, các nhân tố quyết định của sự tham gia vào khu vực phi nông nghiệp được xác định dựa trên các mối quan hệ và các chủ thể tham gia vào mối quan hệ giữa hai khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp. Mô hình tiếp theo khẳng định rằng cả nhân tố đẩy và nhân tố kéo đều có tác động đến sự tham gia vào họat động phi nông nghiệp. Xét về mô hình của hộ nông nghiệp, các nhân tố quyết định đến hoạt động phi nông nghiệp được chỉ rõ trên cơ sở mô hình của hộ kết hợp chặt chẽ với khu vực phi nông nghiệp. Mô hình này cho rằng hộ nông dân cung cấp lao động cho khu vực phi nông nghiệp khi và chỉ khi tiền công của khu vực phi nông nghiệp cao hơn sơ với giá bóng (shadow price) của thời gian trong đó bao gồm cả thời gian nghỉ ngơi của hộ gia đình. Đáng chú ý là trong mô hình kinh tế hộ, không chỉ tiêu dùng sản phẩm vật chất hay thu nhập xác định mức độ thỏa dụng của người nông dân, thời gian nghỉ ngơi cũng được xác định là một đại lượng quan trọng. Nói cách khác khi mà mức thu nhập ở một mức nhất định nào đó, người nông dân sẽ xác định thời gian nghỉ nghơi cũng có giá như là thời gian lao động. Đây là lập luận chính để thiết lập hàm tham gia vào khu vực phi nông nghiệp. Tiền công bóng theo thời gian được biết như là tiền công được hình thành dựa trên ý chủ quan của hộ mà chỉ tham gia vào hoạt động nông nghiệp.

Каталог: images -> 2006
2006 -> Lúa gạo Việt Nam Giới thiệu
2006 -> Nghiªn cøu triÓn väng quan hÖ kinh tÕ th­¬ng m¹i viÖt nam – trung quèc ViÖn nghiªn cøu th­¬ng m¹i 2000 Lêi nãi ®Çu
2006 -> B¸o c¸o tæng kÕt ®Ò Tµi
2006 -> BÁo cáo nghiên cứu khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập afta
2006 -> NGÀnh lúa gạo việt nam nguyễn Ngọc Quế Trần Đình Thao Hà Nội, 5-2004 MỤc lụC
2006 -> Hµ Néi, th¸ng 10 n¨m 2006
2006 -> §inh Xun Tïng Vò träng B×nh TrÇn c ng Th¾ng Hµ NéI, th¸ng 12 N¡M 2003
2006 -> Nhãm nghiªn cøu: Hoµng Thuý b ng (M. Sc) NguyÔn V¨n NghÖ (mba) Lª Hoµng Tïng
2006 -> PHÁt triển hệ thống tín dụng nông thôN Ở việt nam1
2006 -> ¶nh h­ëng cña viÖc Trung Quèc vµo wto vµ mét sè bµi häc cho ViÖt Nam1

tải về 2.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương