ChuyêN ĐỀ 2 TƯ VẤn chọn nghề cho lao đỘng nông thôN



tải về 29.14 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2022
Kích29.14 Kb.
#52895
  1   2   3   4
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn - Chuyên đề 2
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn - Chuyên đề 2, 2081kh signed

CHUYÊN ĐỀ 2
TƯ VẤN CHỌN NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

I. Kỹ năng tư vấn chọn nghề, xác định nhu cầu học nghề, xây dựng kế hoạch triển khai các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn xã

1. Kỹ năng tư vấn chọn nghề
1.1. Khái niệm về tư vấn nghề
Tư vấn nghề là lời khuyên bằng lời hoặc các tài liệu có liên quan tới sự lựa chọn nghề của những nhà chuyên môn trên cơ sở những tư liệu do chẩn đoán nghề mang lại.
Về bản chất, tư vấn là một hoạt động thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu của một cá nhân hay của một nhóm người muốn hiểu biết về một đối tượng hoạt động nghề mà họ chưa có điều kiện tiếp cận một cách cặn kẽ và hoàn chỉnh.
Như vậy, tư vấn nghề cũng có thể được hiểu như một hoạt động thông tin nhằm giúp học sinh nâng cao nhận thức, hiểu biết về nghề và hoạt động nghề, lĩnh vực nghề riêng biệt.
Mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng thông qua nội dung trong hoạt động tư vấn có thể được biểu hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ: Mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng trong hoạt động tư vấn
H oạt động tư vấn nghề thường được tiến hành dưới 2 dạng chủ yếu là:
- Tư vấn cá biệt được thực hiện tay đôi giữa chủ thể tư vấn và một cá nhân học sinh nào đó có nhu cầu.
- Tư vấn nhóm xã hội diễn ra với sự có mặt của chủ thể tư vấn với một số người nhất định (một nhóm học sinh, một nhóm cha mẹ học sinh, một chủng loại giới tính,một tập thể lớp họ có chung một hoàn cảnh...)
1.2. Chức năng của tư vấn nghề
Chức năng thông tin: Đây là chức năng rất quan trọng của tư vấn, bởi nó có khả năng đáp ứng những thiếu hụt thông tin để hoàn tất hoặc bổ sung, sửa đổi những gì đối tượng tư vấn đã biết. Trong hoạt động thực tiễn, do sự biến động của xã hội, của hoàn cảnh, thường thì những gì chúng ta đã biết, đã quen thuộc ngày hôm nay sẽ lạc hậu bởi ngày mai và những khoảng thời gian sau nữa. Ngay cả trên một hoạt động cụ thể, không phải ai cũng hiểu biết một cách toàn diện, cặn kẽ đối tượng hoạt động của mình.
Sự hiểu biết thiếu đầy đủ, hoặc sai lệch có thể dẫn tới những hậu quả thấp kém hoặc tai hại khôn lường. Chính vì thế, việc cung cấp thông tin của chủ thể tư vấn là nguồn vốn bổ ích giúp cho đối tượng có điều kiện tham khảo, xem xét, cân nhắc trong việc thực hiện một hoạt động đáp ứng nhu cầu, mục đích của họ.
Thông tin trong tư vấn nghề là một dạng phi vật chất, song nhờ có phương tiện này, nó có thể tổng hợp thành kết quả dưới dạng một thông tin mới mang tính chủ thể của đối tượng tiếp thu nó để chỉ đạo các hoạt động tiếp theo hoặc dưới dạng lợi nhuận vật chất nhờ có quyết sách đúng.
Chức năng uốn nắn và điều chỉnh: Đây là chức năng đi kèm với chức năng thông tin, nhờ hiệu quả của chức năng thông tin mang lại.
Trong tư vấn nghề thông tin do chủ thể tư vấn mang lại có thể xuất phát thuận chiều với đề xuất, ý nguyện chứa đựng tính khách quan, phù hợp với lôgíc phát triển của thực tiễn. Song, do nhiều nguyên nhân (trạng thái tâm lý, trình độ học vấn, kinh nghiệm sống, các mối quan hệ xã hội...) khiến cho tầm nhìn và sự hiểu biết của đối tượng có tính phiến diện, lỗi thời, hoặc vượt khỏi khả năng của bản thân, khi đó chủ thể tư vấn dựa trên việc cung cấp thông tin chính diện, đưa ra những lời khuyên bổ ích,chúng được coi như những khuyến cáo giúp cho đối tượng tư vấn suy xét, điều chỉnh những suy nghĩ, việc làm của mình cho phù hợp với thực lực và đòi hỏi của khách quan. Với ý nghĩa như vậy, để thực hiện chức năng này, những thông tin do chủ thể tư vấn mang tới cho đối tượng cần đảm bảo chính xác, toàn diện và lời khuyên giải của chủ thể phải chân tình, đúng đắn.
Chức năng xã hội: tư vấn nghề là một hoạt động xã hội, biểu hiện mối quan hệ giữa con người với con người (một cá thể này với một cá thể khác hoặc một tổ chức này với một tổ chức khác), được diễn ra hàng ngày, bằng con đường tự phát hoặc tự giác. Tư vấn cũng là một quá trình giao tiếp diễn ra nhờ quá trình trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, giúp đỡ nhau trong những hoạt động đa dạng của đời sống : cha mẹ khuyên con cái, thầy cô giảng dạy học sinh/sinh viên, thầy thuốc khuyên nhủ học sinh…Những hoạt động như trên có thể khác nhau về mức độ, song ít nhiều chúng đều phản ánh màu sắc của hoạt động tư vấn. Tuy nhiên, để hoạt động xã hội này đem lại hiệu quả cao trong các mối quan hệ xã hội, nó cần được tổ chức một cách khoa học, có sự tham gia đồng bộ của nhiều lực lượng, được thiết lập và hoạt động theo những quy trình có chọn lọc để hướng tới sự phát triển của mỗi con người, mỗi cộng đồng và cho toàn xã hội trên cơ sở làm thoả mãn những nhu cầu đặt ra của đối tượng tư vấn.


tải về 29.14 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương