ChuẩN ĐẦu ra các ngàNH/chuyên ngành đÀo tạO ĐẠi học của học việN Âm nhạc huế



tải về 324.04 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu26.09.2016
Kích324.04 Kb.
#32429
  1   2   3
CHUẨN ĐẦU RA CÁC NGÀNH/CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CỦA HỌC VIỆN ÂM NHẠC HUẾ

LỜI NÓI ĐẦU tr. 02

PHẦN I: QUY ĐỊNH CHUNG VỀ CHUẨN ĐẦU RA HỌC VIỆN ÂM NHẠC HUẾ tr. 04

PHẦN II: QUY ĐỊNH ĐẶC THÙ CHUẨN ĐẦU RA TỪNG NGÀNH/CHUYÊN NGÀNH - HỌC VIỆN ÂM NHẠC HUẾ tr. 05

2.1. Chuẩn đầu ra quy định đối với sinh viên tốt nghiệp ngành Âm nhạc học tr. 05

2.2. Chuẩn đầu ra quy định đối với sinh viên tốt nghiệp ngành Sáng tác âm nhạc tr. 08

2.3. Chuẩn đầu ra quy định đối với sinh viên tốt nghiệp ngành Thanh nhạc tr. 10

2.4. Chuẩn đầu ra quy định đối với sinh viên tốt nghiệp ngành Biểu diễn nhạc cụ Phương Tây

tr. 14

2.5. Chuẩn đầu ra quy định đối với sinh viên tốt nghiệp ngành Biểu diễn nhạc cụ Truyền thống tr. 32



2.6. Chuẩn đầu ra quy định đối với sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm âm nhạc tr. 41

PHẦN PHỤ LỤC tr. 45

PHỤ LỤC 1. Tổng quan Học viện Âm nhạc Huế tr. 45

PHỤ LỤC 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy và nhân sự Học viện Âm nhạc Huế tr. 48

PHỤ LỤC 3. Sơ đồ tổ chức bộ máy Học viện Âm nhạc Huế tr. 50

PHỤ LỤC 4. Dự án xây dựng Học viện Âm nhạc Huế tr. 45



LỜI NÓI ĐẦU

Chuẩn đầu ra quy định đối với sinh viên tốt nghiệp các ngành/chuyên ngành đào tạo trình độ đại học của Học viện Âm nhạc Huế là hệ thống các tiêu chí quy định đối với sinh viên: phẩm chất đạo đức, kết quả học tập bậc đại học, năng lực, sức khoẻ, hành vi và thái độ nhằm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học theo từng ngành/chuyên ngành đáp ứng nhu cầu xã hội.

Hệ thống các tiêu chí của “Chuẩn đầu ra quy định đối với sinh viên tốt nghiệp các ngành/chuyên ngành đào tạo trình độ đại học của Học viện Âm nhạc Huế là một trong những căn cứ quan trọng để Học viện Âm nhạc Huế chuẩn hoá các khâu trong quá trình đào tạo như: xây dựng chương trình và kế hoạch đào tạo, xây dựng kế hoạch giảng dạy và đánh giá kết quả học tập của sinh viên, xây dựng quy trình quản lý kết quả học tập của sinh viên, xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học và biện pháp thực hiện… Cũng từ hệ thống các tiêu chí đó, Đảng uỷ Học viện Âm nhạc Huế chỉ đạo và phối hợp với chính quyền, các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên… xây dựng kế hoạch hoạt động sát với thực tế và phù hợp với các hoạt động của Học viện nhằm đạt được các tiêu chí đã đề ra. Đồng thời, Học viện Âm nhạc Huế cũng thông qua kết quả của các hoạt động kiểm định chất lượng đào tạo như: Tự đánh giá, nội dung trả lời phiếu khảo sát của nhà tuyển dụng, của cựu SV, SV năm cuối, tư vấn việc làm sinh viên để ngày càng hoàn thiện hệ thống thiết chế đào tạo đạt chuẩn, góp phần xây dựng Học viện Âm nhạc Huế trở thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học có uy tín trong nước và khu vực.

Chuẩn đầu ra quy định đối với sinh viên tốt nghiệp các ngành/chuyên ngành đào tạo trình độ đại học của Học viện Âm nhạc Huế còn là cơ sở để các cơ quan, đơn vị tuyển dụng cán bộ, công chức làm công tác âm nhạc, nghệ thuật theo yêu cầu của nhà sử dụng; là căn cứ để học sinh phổ thông lựa chọn nguyện vọng (nghề nghiệp) khi thi tuyển vào đại học và là căn cứ để các bậc phụ huynh định hướng nghề nghiệp cho con em mình.

Sinh viên đạt “Chuẩn đầu ra” của Học viện Âm nhạc Huế có thể làm việc tốt trong các nhà hát, đoàn nghệ thuật, các trường phổ thông, các cơ quan truyền thông, thông tấn báo chí, các cơ quan nghiên cứu âm nhạc - văn hóa - nghệ thuật, các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp thuộc lĩnh vực âm nhạc - văn hóa - nghệ thuật trong khu vực và cả nước.

Chuẩn đầu ra quy định đối với sinh viên tốt nghiệp các ngành/chuyên ngành đào tạo trình độ đại học của Học viện Âm nhạc Huếđược xây dựng trên các căn cứ pháp lý sau:

1. Luật Giáo dục 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009)

2. Điều lệ trường đại học (2012)

3. Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy (2006)

4. Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp (2007)

5. Chỉ thị số 296/CT-TTg về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2012

6. Công văn số 1374/GDĐT-GDĐH về hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 296 của Thủ tướng Chính phủ

7. Quyết định số 1492/QĐ-TTg ngày 08/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Học viện Âm nhạc Huế

8. Quyết định số 1497/QĐ - BVHTTDL ngày 04/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Âm nhạc Huế

9. Quyết định số 2802/QĐ-BVHTTDL 27/7/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc bổ nhiệm Giám đốc Học viện Âm nhạc Huế nhiệm kỳ 2012 - 2017

10. Công văn số 2196/BGDĐT-GDĐH ngày 22 tháng 4 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn xây dựng và công bố Chuẩn đầu ra các ngành đào tạo của Học viện Âm nhạc Huế;

11. Công văn số 1677/BVHTTDL-ĐT ngày 09 tháng 5 năm 2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc rà soát chuẩn đầu ra và biên soạn giáo trình của các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

12. Căn cứ Quyết định số 911/QĐ-HVANH ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Giám đốc Học viện Âm nhạc Huế về việc thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng và công bố chuẩn đầu ra các ngành đào tạo của Học viện Âm nhạc Huế

13. Báo cáo số 505/BC-HVANH ngày 03 tháng 7 năm 2013 của Giám đốc Học viện Âm nhạc Huế về việc Báo cáo tình hình rà soát chuẩn đầu ra và biên soạn giáo trình của các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

14. Chiến lược phát triển Học viện Âm nhạc Huế từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2013.

15. Quyết định Công khai Chuẩn đầu ra (dự thảo) số 340/QĐ-HVANH ngày 04/7/2013 để lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức, cá nhân quan tâm đến sự nghiệp giáo dục âm nhạc.

(Hệ thống các tiêu chí xác định Chuẩn đầu ra các ngành/chuyên ngành đào tạo của Học viện Âm nhạc Huế sẽ được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với nhu cầu thực tế của quá trình phát triển ).

PHẦN I

QUY ĐỊNH CHUNG VỀ CHUẨN ĐẦU RA

ĐỐI VỚI SINH VIÊN TỐT NGHIỆP CÁC NGÀNH/CHUYÊN NGÀNH

ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC - HỌC VIỆN ÂM NHẠC HUẾ
1.1. Yêu cầu về kiến thức:

- Sinh viên phải tích lũy đủ số học phần quy định trong chương trình đào tạo đại học của ngành/chuyên ngành được đào tạo, không có học phần bị điểm dưới 5.

- Xếp loại đạt ở kỳ thi tốt nghiệp các môn khoa học Mác - Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Có các chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất.



    1. . Yêu cầu về kỹ năng:

- Nắm vững các kỹ năng cơ bản của âm nhạc.

- Có kiến thức chuyên sâu và khả năng nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chuyên ngành được đào tạo.

- Có khả năng tuyên truyền và giáo dục âm nhạc.

- Có khả năng đóng góp vào phong trào phát triển văn hóa nghệ thuật của xã hội.

- Có khả năng sử dụng tiếng Anh giao tiếp.

- Có khả năng sử dụng tin học văn phòng.



1.3. Yêu cầu về thái độ:

- Sinh viên tốt nghiệp các ngành/chuyên ngành của Học viện Âm nhạc Huế có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, cụ thể:

+ Trung thành với Tổ quốc XHCN, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước.

+ Có đạo đức nghề nghiệp, có lối sống lành mạnh, trung thực.

+ Có ý thức và năng lực phát triển trong công việc được giao.

+ Có ý thức chấp hành sự phân công, điều động công tác của đơn vị.

+ Có ý thức tự học để nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.



PHẦN II

QUY ĐỊNH ĐẶC THÙ CHUẨN ĐẦU RA

ĐỐI VỚI SINH VIÊN TỐT NGHIỆP CÁC NGÀNH/CHUYÊN NGÀNH

ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC - HỌC VIỆN ÂM NHẠC HUẾ
2.1. CHUẨN ĐẦU RA QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NGÀNH ÂM NHẠC HỌC:

2.1.1. Ngành Âm nhạc học (Musicology)

2.1.2. Trình độ đào tạo: Đại học.

Sinh viên ngành Âm nhạc học khi tốt nghiệp phải đạt tiêu chuẩn theo quy định chung về Chuẩn đầu ra toàn Học viện. Ngoài ra, phải đạt các tiêu chuẩn sau đây:



2.1.3. Yêu cầu về kiến thức:

- Nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn.

- Nắm vững kiến thức cơ sở và kiến thức bổ trợ về âm nhạc.

- Nắm vững hệ thống kiến thức về lĩnh vực Âm nhạc học.



2.1.4. Yêu cầu về kỹ năng:

Kỹ năng cứng (Kỹ năng nghề nghiệp):

- Nắm vững các phương pháp lý luận: Lịch sử và lý luận âm nhạc; Phê bình âm nhạc; Âm nhạc dân tộc học.

- Có khả năng phân tích nội dung, hình thức các tác phẩm Việt Nam và thế giới.

- Có khả năng sưu tầm, nghiên cứu các thể loại âm nhạc dân gian, âm nhạc di sản góp phần bảo tồn bản sắc âm nhạc truyền thống Việt Nam.

- Có khả năng dạy học trong lĩnh vực âm nhạc chuyên nghiệp và âm nhạc phổ thông.

- Có khả năng sử dụng đàn Piano (tương đương trình độ trung cấp Piano 4 năm).



Kỹ năng mềm (kỹ năng bổ trợ):

- Có khả năng làm việc độc lập.

- Có khả năng lắng nghe và giải quyết vấn đề.

- Có khả năng thuyết trình và tổ chức công việc hiệu quả.

- Có khả năng làm việc nhóm.
2.1.5. Yêu cầu về thái độ:

- Có ý thức trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.



2.1.6. Vị trí công tác có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp (cơ hội nghề nghiệp):

- Trở thành cán bộ làm công tác lý luận, phê bình, nghiên cứu âm nhạc hoạt động độc lập hoặc làm việc tại các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu âm nhạc, văn hóa - nghệ thuật.

- Có khả năng giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp thuộc lĩnh vực âm nhạc, văn hóa - nghệ thuật, các trung tâm đào tạo âm nhạc, các trường phổ thông trong khu vực và cả nước.

- Có khả năng làm việc tại các cơ quan truyền thông; thông tấn báo chí trong khu vực và cả nước.



2.1.7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:

- Có khả năng tiếp tục học tập, nâng cao trình độ thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành được đào tạo.



2.1.8. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà Nhà trường tham khảo:

- Dương Viết Á

- Tôn Thất Bình (1993), Tuồng Huế, NXB Thuận Hóa. Huế.

- Thân Trọng Bình (2005), Các phương thức hòa nhạc Cung đình Huế, NXB Thuận Hóa, Huế.

- Thân Trọng Bình (2006), Hò khoan sáu mái, NXB Thuận Hóa, Huế.

- Thân Trọng Bình (2012), Giáo trình cơ sở hòa âm bậc Đại học. NXB Đại học Huế.

- Nguyễn Minh Châu (2004), Nhà phê bình âm nhạc, anh là ai?, Nội san “Đời sống âm nhạc” Nhạc viện Hà Nội.

- Cù Lệ Duyên, Phức điệu, Nhạc viện Hà Nội.

- Cù Lệ Duyên, Vai trò và chức năng của phê bình âm nhạc trong đời sống văn hóa của nước ta, Tạp chí âm nhạc số 4/2004.

- Nguyễn Việt Đức (2013), Âm nhạc trong Lễ tế Nam Giao, NXB Thuận Hóa, Huế.

- Nguyễn Bình Định (2004), Lịch sử âm nhạc Phương đông.

- Dương Bích Hà (1997), Lý Huế, NXB Âm nhạc

- Lê Quang Hùng (2012), Hỏi đáp kiến thức âm nhạc, NXB Đại học Huế.

- Phạm Tú Hương - Phạm Phương Hoa (2008), Lịch sử âm nhạc thế giới - Trường Đại học VHNT Quân đội.

- Phạm Tú Hương (1991), Phức điệu, Nhạc viện Hà Nội.

- Phạm Tú Hương - Vũ Nhật Thăng (1993), Sách giáo khoa hòa thanh, NXB Âm nhạc.

- Trần Văn Khê (2004), Du ngoạn trong âm nhạc truyền thống Việt Nam, NXB Trẻ, Hồ Chí Minh.

- Phạm Minh Khang Trò Xuân phả, NXB âm nhạc

- Phạm Minh Khang (2000), Hòa âm, Nhạc viện Hà Nội.

- Nguyễn Thụy Loan (1985), Lược sử âm nhạc Việt nam.

- Nguyễn Thụy Loan (2005), Âm nhạc truyền thống Việt Nam. ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh.

- Nguyễn Thụy Loan (2006), Âm nhạc cổ truyền Việt Nam, NXB ĐHSP, Hà Nội.

- Bùi Huyền Nga (2008), Lý thuyết âm nhạc cổ truyền Việt Nam, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

- Nguyễn Thị Nhung (1989), Phân tích tác phẩm âm nhạc, NXB Âm nhạc Hà Nội.

- Nguyễn Thị Nhung Thể một đoạn trong dân ca Việt Nam, NXB Âm nhạc

- Nhiều tác giả (2000) Âm nhạc mới Việt Nam - Những chặng đường và thành tựu, NXB Âm nhạc

- Nhiều tác giả (2003), Hợp tuyển tài liệu nghiên cứu lý luận phê bình âm nhạc Việt Nam thế kỷ XX, Viện âm nhạc.

- Đào Trọng Minh (2001), Cấu trúc của ngôn ngữ hòa âm, NXB TP Hồ Chí Minh.

- Vĩnh Phúc (2011), Nhã Nhạc Triều Nguyễn, NXB Thuận Hóa, Huế.

- Vĩnh Phúc (2012), Âm nhạc cổ truyền Việt Nam qua báo chí nửa sau thế kỷ XX, NXB Thuận Hóa.

- Bùi Ngọc Phúc (2001), Tính năng nhạc cụ, Đại học Nghệ thuật Huế.

- Bùi Ngọc Phúc (2001), Phối khí cho dàn nhạc giao hưởng.

- Bùi Ngọc Phúc (2012), Giáo trình cơ sở phức điệu bậc đại học, NXB Đại học Huế.

- Nguyễn Hữu Thông (2008), Nhạc lễ phật giáo Huế, NXB Văn Nghệ.

- Trần Kiều Lại Thủy (1997), Âm nhạc cung đình triều Nguyễn, NXB Thuận Hóa, Huế.

- Trương Ngọc Thắng, Trần Kích, Trần Thảo sưu tầm và biên soạn (1998), Tài liệu giảng dạy và học tập dành cho lớp đại học Nhã Nhạc, Đại học Nghệ Thuật Huế.

- Đào Thái (1994). Hòa âm, Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh.

- Tô Vũ (2004), Âm nhạc Việt Nam truyền thống và hiện đại, Viện âm nhạc Hà nội.

- Nguyễn Đình Sáng, Khảo cứu Lịch sử âm nhạc cung đình, (Tài liệu cá nhân).

- Nguyễn Xinh (1983), Lịch sử âm nhạc thế giới, Nhạc viện Hà Nội.

- R.Kamien (1998), Music an apperreciation, Mc Graw Hill, New york.

- Bronfin (1997), Về phê bình âm nhạc hiện đại, Âm nhạc Moskva.

- Walter Piston (1998), Harmony.

- Giáo trình Ký xướng âm, Nhạc viện Hà nội, Nhạc viện Hà Nội.

- Lý luận âm nhạc (2000), Từ điển âm nhạc, NXB Từ điển bách khoa - Hà Nội.

2.2. CHUẨN ĐẦU RA QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NGÀNH SÁNG TÁC ÂM NHẠC

2.2.1. Ngành Sáng tác âm nhạc (Music Composition):

2.2.2. Trình độ đào tạo: Đại học.

Sinh viên ngành Sáng tác âm nhạc khi tốt nghiệp phải đạt tiêu chuẩn của quy định chung chuẩn đầu ra toàn Học viện. Ngoài ra, phải đạt các tiêu chuẩn sau:

2.2.3. Yêu cầu về kiến thức:

+ Nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn.

+ Nắm vững kiến thức cơ sở và kiến thức bổ trợ về âm nhạc.

+ Nắm vững hệ thống kiến thức về Sáng tác âm nhạc.



2.2.4. Yêu cầu về kỹ năng:

Kỹ năng cứng:

+ Nắm vững kỹ năng Sáng tác âm nhạc chuyên nghiệp ở trình độ đại học.

+ Có khả năng phân tích nội dung, hình thức các tác phẩm Việt Nam và thế giới.

+ Có khả năng sử dụng đàn Piano (trình độ tương trung cấp Piano 4 năm).

+ Có khả năng phối khí, chỉ huy cơ bản, dàn dựng, tổ chức và điều hành hiệu quả các chương trình biểu diễn.

+ Có khả năng dạy học trong lĩnh vực âm nhạc.



Kỹ năng mềm:

+ Có khả năng làm việc độc lập.

+ Có khả năng làm việc nhóm.

+ Có khả năng tư duy sáng tạo phát triển âm nhạc truyền thống Việt Nam.



2.2.5. Yêu cầu về thái độ:

+ Có ý thức trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát triển tinh hoa của nền âm nhạc truyền thống Việt Nam.



2.2.6. Vị trí công tác có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp (cơ hội nghề nghiệp):

+ Trở thành Nhạc sĩ hoạt động độc lập hoặc làm việc trong các nhà hát, các cơ sở hoạt động âm nhạc nghệ thuật (các đoàn nghệ thuật, sở văn hóa, nhà văn hóa, nhà thiếu nhi…)

+ Có khả năng làm việc và giảng dạy tại các trường Đại học, cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp thuộc lĩnh vực âm nhạc - văn hóa - nghệ thuật, các trung tâm đào tạo âm nhạc và các trường phổ thông trong khu vực và cả nước.

+ Có khả năng làm việc tại các viện, trung tâm nghiên cứu âm nhạc, nghệ thuật.

+ Có khả năng tư vấn và tổ chức dàn dựng các chương trình, tham gia liên hoan văn nghệ ở các đơn vị cơ sở.

+ Có khả năng làm việc tại các cơ quan truyền thông, thông tấn báo chí trong khu vực và cả nước.



2.2.7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:

+ Có khả năng tiếp tục học tập, nâng cao trình độ ở bậc thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành được đào tạo.



2.2.8. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà Nhà trường tham khảo:

+ Nguyễn Minh Châu (2004), Nhà phê bình âm nhạc, anh là ai? Nội san “Đời sống âm nhạc” Nhạc viện Hà Nội.

+ Thân Trọng Bình (2005), Các phương thức hòa nhạc Cung đình Huế, NXB Thuận Hóa, Huế.

+ Thân Trọng Bình (2006), Hò khoan sáu mái, NXB Thuận Hóa, Huế.

+ Thân Trọng Bình (2012), Giáo trình cơ sở hòa âm bậc Đại học. NXB Đại học Huế.

+ Tôn Thất Bình (1993), Tuồng Huế, NXB Thuận Hóa. Huế.

+ Cù Lệ Duyên, Phức điệu, Nhạc viện Hà Nội.

+ Cù Lệ Duyên, Vai trò và chức năng của phê bình âm nhạc trong đời sống văn hóa của nước ta, Tạp chí âm nhạc số 4/2004.



+ Vân Đông (2009), Người bạn đường - Nghệ thuật viết ca khúc. NXB Giáo dục.

+ Nguyễn Việt Đức, Chương trình đào tạo Chuyên ngành Sáng tác, Học viện Âm nhạc Huế.

+ Nguyễn Việt Đức (2013), Âm nhạc trong Lễ tế Nam Giao, NXB Thuận Hóa, Huế.

+ Nguyễn Bình Định (2004), Lịch sử âm nhạc Phương đông.

+ Dương Bích Hà (1997), Lý Huế, NXB Âm nhạc

+ Lê Quang Hùng (2012), Hỏi đáp kiến thức âm nhạc, NXB Đại học Huế.

+ Phạm Tú Hương - Phạm Phương Hoa (2008), Lịch sử âm nhạc thế giới - Trường Đại học VHNT Quân đội.

+ Phạm Tú Hương (1991), Phức điệu, Nhạc viện Hà Nội.

+ Phạm Tú Hương - Vũ Nhật Thăng (1993), Sách giáo khoa hòa thanh, NXB Âm nhạc.

+ Trần Văn Khê (2004), Du ngoạn trong âm nhạc truyền thống Việt Nam, NXB Trẻ, Hồ Chí Minh.

+ Phạm Minh Khang (2000), Hòa âm, Nhạc viện Hà Nội.

+ Nguyễn Thụy Loan (1985), Lịch sử âm nhạc Việt Nam.

+ Nguyễn Thụy Loan (2005), Âm nhạc truyền thống Việt Nam. ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Nguyễn Thị Nhung (1989), Phân tích tác phẩm âm nhạc, NXB Âm nhạc Hà Nội.

+ Nhiều tác giả (2003), Hợp tuyển tài liệu nghiên cứu lý luận phê bình âm nhạc Việt Nam thế kỷ XX, Viện âm nhạc.

+ Bùi Huyền Nga (2008), Lý thuyết âm nhạc cổ truyền Việt Nam, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

+ Đào Trọng Minh (2001), Cấu trúc của ngôn ngữ hòa âm, NXB TP Hồ Chí Minh.

+ Vĩnh Phúc (2011), Nhã Nhạc Triều Nguyễn, NXB Thuận Hóa, Huế.

+ Vĩnh Phúc (2012), Âm nhạc cổ truyền Việt Nam qua báo chí nửa sau thế kỷ XX, NXB Thuận Hóa.

+ Bùi Ngọc Phúc (2001), Tính năng nhạc cụ, Đại học Nghệ thuật Huế.

+ Bùi Ngọc Phúc (2001), Phối khí cho dàn nhạc giao hưởng.

+ Bùi Ngọc Phúc (2012), Giáo trình cơ sở phức điệu bậc đại học, NXB Đại học Huế.

+ Nguyễn Hữu Thông (2008), Nhạc lễ phật giáo Huế, NXB Văn Nghệ.

+ Trần Kiều Lại Thủy (1997), Âm nhạc cung đình triều Nguyễn, NXB Thuận Hóa, Huế.

+ Trương Ngọc Thắng, Trần Kích, Trần Thảo sưu tầm và biên soạn (1998), Tài liệu giảng dạy và học tập dành cho lớp đại học Nhã Nhạc, Đại học Nghệ Thuật Huế.

+ Đào Thái (1994). Hòa âm, Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Tô Vũ (2004), Âm nhạc Việt Nam truyền thống và hiện đại, Viện âm nhạc Hà nội.

+ Nguyễn Đình Sáng, Lịch sử âm nhạc cung đình, (Tài liệu cá nhân).

+ Nguyễn Xinh (1983), Lịch sử âm nhạc thế giới, Nhạc viện Hà Nội.

+ R.Kamien (1998), Music an apperreciation, Mc Graw Hill, New york.

+ Bronfin (1997), Về phê bình âm nhạc hiện đại, Âm nhạc Moskva.

+ Walter Piston (1998), Harmony.

+ Giáo trình Ký xướng âm, Nhạc viện Hà nội, Nhạc viện Hà Nội.

+ Lý luận âm nhạc (2000), Từ điển âm nhạc, NXB Từ điển bách khoa - Hà Nội.




2.3. CHUẨN ĐẦU RA QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NGÀNH THANH NHẠC:

2.3.1. Ngành Thanh nhạc (MUSIC VOICE)

2.3.2. Trình độ đào tạo: Đại học.

Sinh viên ngành Thanh nhạc khi tốt nghiệp phải đạt tiêu chuẩn của quy định chung chuẩn đầu ra toàn Học viện. Ngoài ra, phải đạt các tiêu chuẩn sau:

2.3.3. Yêu cầu về kiến thức:

+ Nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn.

+ Nắm vững hệ thống kiến thức về âm nhạc.

+ Nắm vững hệ thống kiến thức về chuyên ngành Biểu diễn Thanh nhạc.



2.3.4. Yêu cầu về kỹ năng:

Kỹ năng cứng (Kỹ năng nghề nghiệp):

+ Thuần thục các kỹ năng biểu diễn của chuyên ngành Thanh nhạc.

+ Có khả năng phân tích nội dung, hình thức các tác phẩm Việt Nam và thế giới.

+ Có hiểu biết về nền âm nhạc Việt Nam và thế giới.

+ Có khả năng dạy học trong lĩnh vực chuyên ngành được đào tạo.

+ Có khả năng tham gia hát hợp xướng chuyên nghiệp.

+ Có khả năng sử dụng đàn piano (trình độ tương đươmg trung cấp Piano 4 năm).

Kỹ năng mềm ( kỹ năng bổ trợ):

+ Có khả năng tổ chức và điều hành các chương trình biểu diễn.

+ Có khả năng làm việc độc lập.

+ Có bản lĩnh sân khấu.

+ Có khả năng làm việc nhóm.

2.3.5. Yêu cầu về thái độ:

+ Có ý thức phát triển nền nghệ thuật biểu diễn Thanh nhạc của Việt Nam.



2.3.6. Vị trí công tác có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp:

+ Trở thành Ca sỹ hoạt động độc lập hoặc trong các nhà hát, các cơ sở hoạt động âm nhạc, nghệ thuật (Các đoàn nghệ thuật, cơ sở văn hóa, Nhà văn hóa thiếu nhi …).

+ Có khả năng làm việc và giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp thuộc lĩnh vực âm nhạc, văn hóa, nghệ thuật, các trung tâm đào tạo âm nhạc và các trường phổ thông trong khu vực và cả nước.

+ Làm việc tại các viện, trung tâm nghiên cứu âm nhạc, nghệ thuật.

+ Tư vấn và tổ chức dàn dựng các chương trình, tham gia liên hoan văn nghệ ở các đơn vị cơ sở.

2.3.7. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường:

+ Có khả năng tiếp tục học tập, nâng cao trình độ ở bậc Thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành được đào tạo.



2.3.8. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà Nhà trường tham khảo:

+ Concone, Giáo trình luyện thanh, lưu hành nội bộ.

+ Phạm Văn Giáp, Bộ sách tuyển tập các tác phẩm Thanh nhạc nước ngoài dành cho các giọng, lưu hành nội bộ.

+ Mai Khanh, Giáo trình Thanh nhạc, lưu hành nội bộ.

+ PGS.TS Nguyễn Trung Kiên, Giáo trình Thanh nhạc, lưu hành nội bộ.

+ Nhà giáo Mai Khanh (1977), Tuyển tập Thanh nhạc, lưu hành nội bộ.

+ PGS.TS Nguyễn Trung Kiên, Lược sử Thanh nhạc, lưu hành nội bộ.

+ Hồ Mộ La (2005), Lịch sử Thanh nhạc phương Tây, lưu hành nội bộ.

+ Nguyễn Tố Nguyên, Bản dịch Lịch sử Thanh nhạc Thế giới, lưu hành nội bộ.

+ PGS. NGND Lô Thanh, Giáo trình Thanh nhạc, Trường Nghệ thuật Quân đội.

+ Nicola Vaccaj (1833), Giáo trình thanh nhạc, London.

+ Giáo trình Thanh nhạc Bậc Đại học của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam (2004), các tuyển tập tác phẩm dành cho các giọng.


2.4. CHUẨN ĐẦU RA QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NGÀNH BIỂU DIỄN NHẠC CỤ PHƯƠNG TÂY

2.4.1. Ngành Biểu diễn nhạc cụ phương tây (PERFORMANCE OF WESTERN INSTRUMENTS):

2.4.2. Trình độ đào tạo: Đại học.

Sinh viên ngành Biểu diễn nhạc cụ Phương Tây khi tốt nghiệp phải đạt tiêu chuẩn của quy định chung chuẩn đầu ra toàn Học viện. Ngoài ra, phải đạt các tiêu chuẩn sau:

tải về 324.04 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương