Chủ đề: lịch sử việt nam từ 1930 ĐẾN 1945



tải về 116.77 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích116.77 Kb.
#12885
Chủ đề: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1930 ĐẾN 1945

I/ Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành

1/ Kiến thức:

  • Những nét chính về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 và tác động của nó đến tình hình Việt Nam

  • Diễn biến chính của PT 1930-1931, đỉnh cao là Xô viết Nghệ-Tĩnh.

  • Diễn biến chính của Hội nghị BCHTW Đảng lâm thời (10/1930) và những điểm chính của Luận cương.

  • Bối cảnh VN 1936-1939: ảnh hưởng , chủ trương chống phát xít của QT Cộng sản, Mặt trận ND Pháp…

  • Nêu những điểm chính trong chủ trương của Đảng và những PT tiêu biểu, kết quả đạt được và kinh nghiệm đấu tranh công khai hợp pháp.

  • Những điểm nổi bật của VN trong những năm diễn ra Chiến tranh TG II

  • Nội dung chuyển hướng đấu tranh trong Hội nghị 11-1939

  • Công tác chuẩn bị của Đảng: Hội nghị TƯ Đảng lần 8, xây dựng LL chính trị, LL vũ trang, căn cứ địa.

  • Cuộc KN vũ trang giành chính quyền

+ Nét chính về khởi nghĩa từng phần

+ Tổng khởi nghĩa: phân tích sự sáng suốt của Đảng trong việc chớp thời cơ, diễn biến chính.

+ Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh và MT Việt Minh trong TKN tháng Tám 1945.


  • Nước VNDCCH ra đời.

  • Phân tích ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm CM tháng Tám 1945.

2/ Kĩ năng:

  • Giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo, tái tạo kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá.

3/ Thái độ:

  • Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng

  • Kính trọng lãnh tụ Hồ Chí Minh.

II/ Bảng mô tả các mức độ nhận thức cần đạt và định hướng năng lực được hình thành trong chủ đề

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Phong trào cách mạng 1930-1931

- Nêu được nguyên nhân bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931.

- Trình bày được diễn biến chính phong trào 1930-1931

- Nêu được chính sách của phong trào Xô Viết Nghệ-Tĩnh.

- Nêu được nét chính về Hội nghị lần thứ nhất BCH TW lâm thời ĐCSĐD (10/1930) và nội dung Luận cương 10/1930.




- Giải thích được Xô Viết Nghệ-Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931.

- Lý giải được Xô Viết Nghệ-Tĩnh là nhà nước của dân, do dân, vì dân.

- Lí giải được phong trào cách mạng 1930-1931 là cuộc diễn tập đầu tiển chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.


- Phân tích được ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930-1931.

- So sánh được phong trào cách mạng 1930-1931 với phong trào yêu nước trước năm 1930.

- So sánh được Luận cương chính trị tháng 10/1930 với Cương lĩnh chính trị đầu tiên tháng 2/1930.


-Nhận xét đượcLuận cương chính trị tháng 10/1930.

- Những bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930-1931 được Đảng ta vận dụng trong công cuộc xây dựng CNXH hiện nay.




Phong trào dân chủ 1936-1939

  • Nêu được tình hình thế giới và trong nước dẫn đến phong trào 1936-1939.

- Nêu được nội dung của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương tháng 7-1936.

- Giải thích được lí do vì sao Đảng ta đề ra chủ trương mới.

- Lí giải được vì sao phong trào 1936-1939 là cuộc diễn tập lần hai chuẩn bị cho TKN tháng Tám-1945.




  • Phân tích được tính chất dân tộc và dân chủ của phong trào.

  • So sánh được phong trào 1936-1939 với phong trào 1930-1931.




Phong trào giải phóng dân tộc và TKN tháng Tám (1939-1945). Nước VNDCCH ra đời

  • Trình bày được tình hình VN trong những năm 1939-1945

  • Nêu được nội dung Hội nghị TƯ Đảng 11-1939 và Nội dung Hội nghị TƯ Đảng lần 8 của Đảng

  • Trình bày được công tác chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền từ 5/1941 đến 3/1945

  • Nêu được hoàn cảnh lịch sử, diễn biến của KN từng phần và TKN

  • Nêu được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của CM tháng Tám

  • Trình bày được sự ra đời của nước VN dân chủ Cộng hoà

  • Nêu được nội dung của bản Tuyên ngôn độc lập

  • Giải thích được vì sao Hội nghị TƯ Đảng 11-1939 đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng của Đảng.

  • Giải thích được vì sao khi Nhật vào Đông Dương thì Nhật câu kết với Pháp và làm cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt ra cấp thiết nhất.

  • Giải thích được vì sao khi về nước NAQ triệu tập Hội nghi TƯ Đảng lần 8.

- Giải thích được vì sao Hội nghị TƯ Đảng lần 8 là HN hoàn chỉnh chủ trương được đề ra trong HN 11-1939.

  • Lí giải được Nhật đảo chính Pháp và vì sao khi Nhật đảo chính Pháp, Đảng ta chưa phát động TKN giành chính quyền

  • Giải thích được vì sao CM tháng Tám 1945 là sự kiện mang đậm dấu ấn Việt Nam trong TK XX.

  • Giải thích được vì sao CM tháng Tám là cuộc CM bạo lực.

  • Phân tích được mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội VN từ 1939-1945.

  • So sánh được nội dung HN 11/1939 với HN TƯ Đảng lần 8.

  • Phân tích được thời cơ TKN tháng Tám 1945

  • Phân tích được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm CM tháng Tám 1945.

  • Phân tích được nét độc đáo của TKN tháng Tám 1945.

Đánh giá được vai trò của NAQ trong HN TƯ Đảng lần 8 và vai trò của HCM đối với thắng lợi CMT8.

  • Đánh giá được vai trò của MT Việt Minh đối với cách mạng tháng Tám.

  • Đánh giá được vai trò của LL vũ trang trong TKN tháng Tám.

  • Đọc nội dung bản Tuyên ngôn trang 118 SGK và liên hệ được vấn đề bảo vệ độc lập chủ quyền của nước ta hiện nay.

  • Những bài học KN của CM tháng Tám được Đảng ta vận dụng trong công cuộc xây dựng CNXH hiện nay.

  • Rút ra được vai trò của quần chúng ND trong TKN tháng Tám – 1945

Định hướng năng lực hình thành của chủ đề:

  • Năng lực chung: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo

  • Năng lực chuyên biệt: Tái tạo kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá.


III/ Hệ thống câu hỏi/bài tập đánh giá theo các mức đã mô tả

  1. Phong trào cách mạng 1930-1931

1/ Mức độ nhận biết

1. Trình bày nguyên nhân bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931. (Nêu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đến tình hình Việt Nam).

2. Trình bày diễn biến chính của phong trào cách mạng 1930-1931.

3. Nêu những chính sách của chính quyền Xô Viết Nghệ-Tĩnh.

4. Nêu nội dung cơ bản của Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương.

2/ Mức độ thông hiểu

1. Vì sao nói phong trào cách mạng 1930-1931 là bước phát triển nhảy vọt về chất so với những phong trào yêu nước trước đó?

2. Tại sao nói phong trào Xô Viết Nghệ-Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931?

3. Chứng minh nhà nước Xô Viết Nghệ-Tĩnh là nhà nước của dân, do dân và vì dân.

4. Tại sao nói phong trào cách mạng 1930-1931 là cuộc diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945?

5. Phong trào 1930-1931 có mang tính dân chủ không? Vì sao?



3/ Mức độ vận dụng thấp

1. Hãy phân tích ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào 1930-1931.

2. So sánh phong trào cách mạng 1930-1931 với phong trào yêu nước trước năm 1930.

3. So sánh Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng cộng sản Đông Dương với Cương lĩnh chính trị đầu tiên 2/1930 của Đảng cộng sản Việt Nam.



4/ Mức độ vận dụng cao

1. Từ nội dung của Luận cương chính trị tháng 10/1930, hãy bình luận về tính đúng đắn và hạn chế của nó.

2. Từ bài học kinh nghiệm của phong trào 1930-1931, hãy liên hệ sự vận dụng của Đảng ta trong công cuộc xây dựng CNXH hiện nay.


  1. Phong trào dân chủ 1936-1939

1/ Mức độ nhận biết

1. Trình bày hoàn cảnh lịch sử và nội dung cơ bản ĐH VII của Quốc tế Cộng sản (7/1935) và cho biết ảnh hưởng của nó đến VN.

2. PTCM 1930-1931 và PTDC 1936-1939 đã góp phần vào thắng lợi của CMT8-1945 như thế nào?

2/ Mức độ thông hiểu

1. Thông qua những cuộc đấu tranh tiêu biểu của PT 1936-1939 hãy rút ra quy mô, lực lượng và hình thức đấu tranh.

2. PT 1936-1939 có mang tính dân tộc không? PT 1939-1945 có mang tính dân chủ không? Vì sao?

3/ Mức độ vận dụng thấp

1. Hãy phân tích những điều kiện LS dẫn đến PTDC 1936-1939

2. So sánh chủ trương, sách lược của Đảng giữa thời kì 1930-1931 với 1936-1939. Vì sao có sự khác nhau đó?

4/ Mức độ vận dụng cao


  1. Phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945

1/ Mức độ nhận biết

1/ Nêu khái quát diễn biến cuộc CTTGII từ 1939-1945. Những sự kiện chính của CTTGII tác động đến VN như thế nào?

2/ Nêu chủ trương của Đảng về vấn đề KNVT trong HNBCHTW 11/1939 và 5/1941. Sự ra đời và phát triển của LLVTCM trong 1940 đến trước TKNT8 1945 như thế nào?

3/ Hãy nêu những thắng lợi của quân đồng minh trong cuộc CTTGII từ cuối 1942-3/1945. Trong bối cảnh LS đó Đảng, MTVM đã có những chủ trương, biện pháp gì để tiến tới cuộc KNVT giành CQ.

4/ Nêu hoàn cảnh LS, diễn biến, ý nghĩa của cao trào kháng Nhật cứu nước từ giữa 3-> 8/1945.

5/ Trình bày những thắng lợi của quân ĐM trong năm 1945. Trong bối cảnh đó, Đảng và MTVM đã có những chủ trương, biện pháp gì nhằm đấu tranh giành độc lập dân tộc và làm cho VN ở tư thế chủ động đón tiếp quân ĐM vào giải giáp Nhật?



2/ Mức độ thông hiểu

1/ Vì sao Hội nghị TƯ Đảng 11-1939 đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu?

2/ Vì sao tháng 9/ 1940, khi Nhật vào Đông Dương thì Nhật - Pháp câu kết với nhau?

3/ Vì sao đầu 1941, NAQ về nước triệu tập Hội nghi TƯ Đảng lần 8?

4/ Vì sao Hội nghị TƯ Đảng lần 8 là HN hoàn chỉnh chủ trương được đề ra trong HN 11-1939?

5/ Vì sao Nhật đảo chính Pháp? Khi Nhật đảo chính Pháp tại sao Đảng ta chưa phát động TKN giành chính quyền?

6/ Vì sao CM tháng Tám 1945 là sự kiện mang đậm dấu ấn Việt Nam trong TK XX?

7/ CM tháng Tám 1945 có phải là cách mạng bạo lực không? Vì sao?



3/ Mức độ vận dụng thấp

1/ Phân tích mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội VN từ 1939-1945.

2/ So sánh nội dung HN 11/1939 với HN TƯ Đảng lần 8.

3/ Phân tích ĐK khách quan, chủ quan bùng nổ TKN 8-1945. Vì sao nói CMT8-1945 diễn ra trong “thời cơ nghìn năm có một”?

4/ Phân tích nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm CM tháng Tám 1945.

5/ Phân tích nét độc đáo của TKN tháng Tám 1945.



4/ Mức độ vận dụng cao

1/ Đánh giá vai trò của NAQ trong HN TƯ Đảng lần 8

2/ Bằng những sự kiện LS chọn lọc hãy làm rõ vai trò của HCM đối với thắng lợi CMT8.

3/ Đánh giá vai trò của MT Việt Minh đối với cách mạng tháng Tám 1945

4/ Đánh giá vai trò của LL vũ trang trong TKN tháng Tám.

5/ “Nước VN có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã trở thành nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc VN quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”



(Trích SGK lịch sử lớp 12 trang 118- NXB GD-ĐT)

Bằng những kiến thức lịch sử đã học, anh (chị) cho biết Đảng ta đã vận dụng bản Tuyên ngôn độc lập như thế nào trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ?

6/ Những bài học KN của CM tháng Tám được Đảng ta vận dụng trong công cuộc xây dựng CNXH hiện nay như thế nào?

7/ Trong TKN tháng Tám 1945 quần chúng ND có vai trò gì? Bằng những hiểu biết lịch sử anh (chị) hãy chứng minh.

8/ Phân tích nét độc đáo của cách mạng tháng Tám 1945.

9/ Nhiệm vụ DT và DC được Đảng ta giải quyết như thế nào từ 1930 đến 1945?



IV/ Thiết lập ma trận đề kiểm tra học kì

1/ Mục tiêu

  • Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu và nhận thức các kiến thức lịch sử của học sinh về: Các nước tư bản chủ yếu 1945-2000; phong trào cách mạng 1930-1931; PT giải phóng dân tộc 1939-1945.

  • Thực hiện yêu cầu trong PPCT của Bộ GD & ĐT.

  • Tạo thông tin phản hồi từ học sinh để GV đánh giá lại quá trình giảng dạy của mình, từ đó điều chỉnh lại phương pháp dạy học cho phù hợp.

a/ Kiến thức

Yêu cầu học sinh:



  • Tính không bền vững của nền kinh tế TBCN

  • Giải thích được vì sao Xô viết Nghệ – Tĩnh là đỉnh cao của phong trào CM 1930-1931

  • Nắm được nội dung, ý nghĩa của Hội nghị TƯ Đảng lần 8 (một HN quan trong trực tiếp chuẩn bị cho CM tháng Tám 1945).

  • Vận dụng nội dung bản Tuyên ngôn độc lập để liên hệ đường lối của Đảng ta và bày tỏ thái độ của mình trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay.

b/ Kĩ năng

Tái hiện kiến thức, đọc hiểu vấn đề, chứng minh, giải thích, liên hệ lịch sử để giải quyết vấn đề.



Định hướng năng lực hình thành

  • Năng lực chung: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo

Năng lực chuyên biệt: Tái tạo kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá.

c/ Thái độ



  • Bồi dưỡng lòng tin vào chế độ XHCN, vào sự lãnh đạo của Đảng

  • Thể hiện thái độ bản thân và trách nhiệm của học sinh đối với đất nước.

2/ Hình thức đề kiểm tra

Hình thức: Tự luận



3/ Thiết lập ma trận

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu 1945 -2000







Chứng minh được sự phát triển không ổn định của nền kinh tế TBCN







Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu:

Số điểm:


Số câu:

Số điểm:


Số câu:1

Số điểm:2,0


Số câu

Số điểm


Số câu:1

Số điểm: 2,0

Tỉ lệ %:20%

Phong trào cách mạng 1930-1931




Lí giải được XV Nghệ – Tĩnh là đỉnh cao của PTCM 1930-1931










Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu:

Số điểm:


Số câu:1

Số điểm: 3,0


Số câu

Số điểm


Số câu

Số điểm


Số câu:1

Số điểm:3,0

Tỉ lệ %:30%

Phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945

Nêu được nội dung cơ bản, ý nghĩa của Hội nghị TƯ Đảng lần 8







Từ nội dung bản Tuyên ngôn trang 118 SGK HS liên hệ được vấn đề bảo vệ độc lập chủ quyền của nước ta hiện nay.




Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 1

Số điểm: 3,0


Số câu

Số điểm


Số câu

Số điểm


Số câu:1

Số điểm:2,0


Số câu:2

Số điểm:5,0

Tỉ lệ %:50%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %


Số câu:1

Số điểm:3,0

Tỉ lệ %:30

Số câu:1

Số điểm:3,0

Tỉ lệ %:30

Số câu:1

Số điểm:2,0

Tỉ lệ %:20

Số câu:1

Số điểm:2,0

Tỉ lệ %:20

Số câu:4

Số điểm:10

Tỉ lệ %:100%


V/ Biên soạn đề kiểm tra

Câu 1 (2,0 điểm).

“Mặt dù là những nền kinh tế hàng đầu thế giới, nhưng khủng hoảng, suy thoái mang tính chu kì là căn bệnh của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa”

Bằng những hiểu biết của anh (chị) về kinh tế Mĩ từ 1945 đến 2000, hãy làm rõ nhận định trên.



Câu 2 (3,0 điểm).

Vì sao nói: Xô viết Nghệ – Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931?



Câu 3 (3,0 điểm).

Trình bày nội dung, ý nghĩa của Hội nghị Trung ương Đảng lần 8 (5/1941).



Câu 4 (2,0 điểm).

“Nước VN có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã trở thành nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc VN quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”

(Trích SGK lịch sử lớp 12 trang 118- NXB GD-ĐT)

Bằng những hiểu biết của mình, anh (chị) hãy cho biết, Đảng ta đã vận dụng bản Tuyên ngôn độc lập như thế nào trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?



VI/ Hướng dẫn chấm


Câu

Đáp án

Điểm

1

Mặt dù là những nền kinh tế hàng đầu thế giới, nhưng khủng hoảng, suy thoái mang tính chu kì là căn bệnh của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa”

Bằng những hiểu biết của anh (chị) về kinh tế Mĩ từ 1945 đến 2000, hãy làm rõ nhận định trên.

* Từ 1945-1973: Nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng vượt trội, đạt thành tựu lớn (sản lượng CN 56,4% tổng SLCN toàn thế giới (1948, SLNN tăng 27% so với trước chiến tranh, bằng 5 nước tư bản hàng đầu cộng lại(1949; có hơn 50% lượng tàu bè đi lại trên biển, ¾ trữ lượng vàng của thế giới (1949); đầu những năm 70 Mĩ là trung tâm kinh tế, tài chính số 1 thế giới



  • Tuy nhiên, trong thời gian này Mĩ cũng trãi qua 7 lần suy thoái ngắn.

* Từ 1973-1982: sự giảm sút của nền kinh tế Mĩ

+ Năng suất lao động giảm trung bình 0.43%/ năm (1974-1981)

+ Tỉ lệ lạm phát (1973-1974): 9-12%, 1976 40%, đồng đô la giảm giá 2 lần.

* Từ 1983 – đầu 90 (XX): kinh tế Mĩ phục hồi nhưng chỉ ở tốc độ trung bình so với Tây Âu và Nhật Bản. Tuy vẫn đứng đầu thế giới về kinh kế, tài chính nhưng tỉ trọng kinh tế đã giảm so với trước (cuối 80 chiếm 23% tổng sản phẩm thế giới)

* Từ 1993- 2000: Kinh tế Mĩ phục hồi và phát triển liên tục trong thời kì cầm quyền của Clinton (1993 -2001).

+ Mĩ tiếp tục là nền kinh tế hàng đầu thế giới. GDP năm 2000: 9765 tỉ USD.

+ Tạo ra 25% tổng sản phẩm kinh tế thế giới, chi phối hầu hết các tổ chức kinh tế-tài chính, thế giới: WTO, WB, IMF.


2,0

0,5


0,5
0,5

0,5


2

Vì sao nói: Xô viết Nghệ – Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931?

- Vấn đề cốt tử của mọi cuộc cách mạng là vấn đề giành chính quyền, chính quyền mới thành lập phải đem lại quyền lợi cho ND lao động.

- Xô viết Nghệ – Tĩnh được xem là đỉnh cao của PT 1930-1931 là vì:

+ Trong phong trào 1930-1931 thì Xô Viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao, vì đã lật đổ được ách thống trị TD, PK ở một số huyện thuộc hai tỉnh Nghệ An, Hà Nội, giành chính quyền về tay công nhân, nông dân (sự kiện biểu tình của nông dân Hưng Nguyên ngày 12/9/1930 ....).

+ Cho ra đời một nhà nước XV công-nông đầu tiên ở nước ta, là nhà nước của dân, do dân, vì dân.

+ Khi ra đời các xô Viết đã thi hành chính sách tiến bộ về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội



Về chính trị:Quần chúng được tự do tham gia các tổ chức đoàn thể, tự do hội họp,....

Về kinh tế: chia ruộng đất cho dân cày nghèo, bãi bỏ các thứ thuế vô lí,....

Về văn hoá-xã hội:mở lớp dạy chữ quốc ngữ, xoá bỏ các tệ nạn xã hội,....

  • Chính quyền Xô viết Nghệ – Tĩnh là chính quyền của dân, do dân, vì dân.

Vì những lí do trên, Xô viết Nghệ – Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931.

3,0

0,25


0,75

0,25
0,5

0,5

0,5


0,25

3

Hội nghị Trung ương Đảng lần 8 (5/1941).

Ngày 28/1/1941 NAQ về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng VN. Sau một thời gian chuẩn bị, Người triệu tập và chủ trì Hội nghị BCHTWĐ lần 8 (từ 10 -> 19/5/1941) tại Pắc Bó (Cao Bằng).



* Nội dung: Hội nghị xác định:

  • Kẻ thù trước mắt cần đánh đổ: Đế quốc phát xít Pháp-Nhật và bọn tay sai của chúng.

  • Nhiệm vụ, mục tiêu: giải phóng dân tộc lên hàng đầu và nhấn mạnh đó là nhiệm vụ bức thiết nhất.

  • Chủ trương:

+ Tạm gác khẩu hiệu « cách mạng ruộng đất », nêu khẩu hiệu giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng đất công tiến tới thực hiện người cày có ruộng.

+ Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương, thành lập ở mỗi nước một mặt trận riêng, ở VN chủ trương thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh).

+ Sau khi đánh đuổi ĐQ Pháp-Nhật, sẽ thành lập chính phủ nhân dân của nước VN dân chủ cộng hoà.

+ Thay tên các Hội phản đế thành Hội cứu quốc.



  • Hình thức, phương pháp đấu tranh:

+ Hội nghị xác định hình thái của cuộc KN là đi từ KN từng phần tiến lên TKN.

+ Chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân trong giai đoạn hiện tại. Đề ra chủ trương khởi nghĩa vũ trang, nhấn mạnh việc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm...



* Ý nghĩa: Hội nghị đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng đấu tranh đã được đề ra từ Hội nghị tháng 11/1939. Hội nghị đã khắc phục triệt để những hạn chế của Luận cương chính trị (10/1930), khẳng định lại những tư tưởng đúng đắn trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Đó là sự chuẩn bị về đường lối, phương pháp cho thắng lợi của CM tháng Tám sau này.

3,0

0,25


0,25

0,25
0,25


0,25

0,25
0,25

0,25

1,0


4

Nước VN có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã trở thành nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc VN quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”

(Trích SGK lịch sử lớp 12 trang 118- NXB GD-ĐT)

Bằng những hiểu biết của mình, anh (chị) hãy cho biết, Đảng ta đã vận dụng bản Tuyên ngôn độc lập như thế nào trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

Học sinh căn cứ vào trích đoạn Bản tuyên ngôn độc lập để liên hệ tình hình thực tế theo hiểu biết của bản thân, nhưng phải đảm bảo nội dung:



  • Đọc hiểu nội dung đoạn trích (khẳng định VN là một quốc gia độc lập; quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc).

  • Liên hệ được một trong số các vấn đề xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay như: chống buôn lậu, chống tham nhũng, bảo vệ Biển Đông,…

Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau, nhưng phải lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc.

2,0

0,5
1,5




-------------------- HẾT ----------------------

tải về 116.77 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương