CHÀo năm mới xuân kỷ SỬU 2009



tải về 332.46 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích332.46 Kb.
#1428
1   2   3   4

Đón xuân, đón năm mới


Sau thời khắc giao thừa là Tân niên - đón một năm mới. Có rất nhiều phong tục cần tuân thủ vào thời điểm này.

Thứ nhất là phong tục xông đất (hay "đạp đất" của người miền Trung). Người Việt quan niệm rằng ngày đầu tiên của năm sẽ quyết định "số mạng" của cả năm: Do đó, vị khách đầu tiên bước vào cửa cũng rất quan trọng. Đây phải là một người có đạo đức, vui tính, thành đạt, thông minh, sáng sủa... Nói tóm lại là vừa hồng vừa chuyên, để đảm bảo vận may sẽ đến cho cả gia đình người được xông đất.

Thứ hai, phải kể đến việc xuất hành du xuân. Đích đến thường là các đình, chùa... để cầu may và xin lộc. Hướng xuất phát cũng được chọn lựa khá kỹ từ nhiều phương: Đông - Nam - Tây - Bắc. Người ta tin rằng việc cầu phúc cầu may đầu năm tại chùa chiền miếu mạo sẽ linh thiêng hơn, và nhiều người xin quẻ ở đây để đoán việc sẽ xảy ra trong năm. Đa số không quên bẻ lấy một cành cây trước cửa đình - cửa đền, để về nhà cắm trên bàn thờ cho đến hết Tết. Phong tục này gọi là hái lộc, tượng trưng cho việc đem lộc trời đất về nhà.

Thứ ba là phong tục thăm hỏi, chúc tết và lì xì. Bố mẹ chúc con cái học giỏi và thành đạt, con cái chúc bố mẹ mạnh khỏe sống lâu. Họ hàng chúc nhau an khang, bạn bè chúc nhau thịnh vượng. Tới mỗi nhà, người lớn thường cho tiền trẻ con trong những bao màu đỏ, gọi là mừng tuổi (hay lì xì ở trong Nam). Ngày xưa tiền phong bao thường là tiền lẻ, với ngụ ý tiền này sẽ sinh sôi nảy nở thêm.

Thứ tư, những trí thức thường có phong tục khai bút đầu năm (nông dân thì khai canh, người buôn bán thì chọn ngày mở hàng đầu năm). Ngày mồng Một, người ta chọn lấy giờ tốt, mang giấy bút ra viết một vài lời hay ý đẹp, rồi mới được đi chơi. Mọi người tin rằng như vậy thì công việc của mình sẽ trôi chảy trong năm mới.

Kiêng kỵ trong ngày Tết

Trong mấy ngày Tết, người Việt kiêng không cãi nhau, bởi họ tin rằng cãi nhau, bực tức trong ngày Tết sẽ khiến cả năm xúi quẩy - mất thuận hòa. Ông bà cha mẹ nhắc con cháu trong nhà từ phút giao thừa trở đi không được nghịch nghợm, cãi cọ nhau, không nói tục chửi bậy... Người lớn cũng tránh quở mắng trách phạt trẻ em, đối với ai cũng tay bắt mặt mừng, vui vẻ niềm nở, chúc nhau những điều tốt đẹp.

Trong mấy ngày Tết cũng không được đổ rác, bởi như thế tài lộc sẽ ra đi. Việc kiêng kỵ này cũng là theo truyền thuyết Trung Quốc3

Và điều mà các mẹ, các chị không thể quên nữa là việc đi chợ đầu năm. Đi chợ đầu năm thứ phải mua đầu tiên phải là muối, sau đó rồi mới đến những thứ cần mua khác…

Trên thực tế có rất nhiều phong tục trong ngày Tết và ở mỗi địa phương thì phong tục Tết lại khác nhau.

Theo thời gian cùng với quá trình hội nhập, có những giá trị văn hoá cần phải được loại bỏ, có những giá trị cần phải thay đổi, có những giá trị cần được duy trì và gìn giữ. Những điều tôi nói về Tết, có người vẫn gìn giữ, có người đã loại bỏ từ lâu. Thiết nghĩ, nếu loại bỏ những phong tục này thì ngày Tết có còn ý nghĩa?




TỔ CHỨC TIỆC TẠI NHÀ

VÀ GIAO TIẾP TRÊN BÀN TIỆC

Nguyễn Phương Nam

Khoa Quản trị kinh doanh

10 ĐIỀU LƯU Ý KHI TỔ CHỨC TIỆC TẠI NHÀ

Năm hết, tết đến. Vào khoảng thời gian này chúng ta thường tổ chức các bữa tiệc tại nhà để chiêu đãi bạn bè, người thân. Việc tổ chức một bữa tiệc nhỏ cho vài chục người cũng sẽ gồm rất nhiều việc phức tạp. Để bữa tiệc được thành công, chúng ta cần có sự chuẩn bị về nhiều mặt. Sau đây xin giới thiệu 10 điều đáng chú ý khi tổ chức tiệc tại nhà, mời các bạn cùng tham khảo.



1. Mục đích tiệc: Không nói rõ mời khách đến dự tiệc gì, làm cho khách không biết phải ăn mặc ra sao, đi một người hay đi hai người, có mang quà tặng hay không.

Nếu bạn muốn mời dự tiệc tất niên, nên nói rõ và mời cả hai vợ chồng.



2. Tiếp khách: Nếu chủ nhà không chuẩn bị sẵn thức ăn, bàn ghế, cứ chạy lên chạy xuống… hoặc lo “xẹc via” nên khách đến nhà rất ít được trò chuyện với chủ nhà; do đó mục đích giao tiếp sẽ không đạt. Nên sắp xếp bàn ăn, các món trong thực đơn được chuẩn bị sẵn ở bàn bên cạnh, thức ăn cần đun nóng nên đặt trước trên bếp. Khi khách đến mọi việc đâu vào đấy, vợ chồng có thời gian chủ động để tiếp khách.

3. Giới thiệu khách: Không giới thiệu lộn xộn, sai trình tự. Nên dùng giọng chậm rãi, rõ ràng để giới thiệu. Bao giờ cũng giới thiệu đàn ông trước phụ nữ. Giữa phái nữ với nhau, nên giới thiệu người ít tuổi hoặc độc thân trước người nhiều tuổi, có gia đình. Trong lúc được chồng (hay vợ) giới thiệu người chưa quen, bạn phải cố nhớ tên người ấy, nếu cần vẫn có thể hỏi lại ngay vì người khách nào cũng muốn nhắc lại tên mình.

4. Bia và thuốc lá: Trong bữa tiệc, nếu khách muốn mời bạn uống bia, rượu hoặc thuốc lá, nếu bạn không dùng những thứ ấy, bạn không nên nói: “Tôi không bao giờ uống rượu (hoặc thuốc lá)”, người mời sẽ mất vui đi. Bạn có thể nhẹ nhàng xin lỗi người mời và nói ngắn gọn về việc mình không dùng thứ ấy, đề nghị người dùng cứ tự nhiên. Không nên tranh luận về chuyện hút hay không hút, uống rượu hay không uống rượu.

5. Thái độ: Có thái độ lịch sự đúng mực khi ăn tiệc. Nên quan sát chỗ ngồi trước khi ngồi, không nên ngồi ưỡn lưng vào ghế. Tránh những động tác thừa như xoa cằm, xoa má hoặc vuốt tóc... Tránh cách vừa ăn ngồm ngoàm vừa nói chuyện tạo nên cảm giác mất lịch sự.

6. Tác phong: Sử dụng đũa biểu hiện thái độ văn hoá trong bữa tiệc, không nên đặt đũa so le, cầm đũa không đúng chiều, đầu to ở dưới, đầu nhỏ ở trên. Không được vung đũa lung tung khi gắp thức ăn, tránh va chạm đũa với người khác.

7. Chuyện trò: Khi chuyện trò với khách tránh nói vòng vo, mơ hồ, lan man, không làm mất thời gian và làm nản lòng người nghe. Tránh lặp đi lặp lại những nội dung đùa cợt, làm bực mình người nghe. Không bao giờ nói xấu người vắng mặt vì những chuyện trong bữa tiệc sẽ lọt ra ngoài, tạo nên sự bất hoà và không lịch sự.

8. Lắng nghe khách: Là người chủ nhà, tránh giành nói chuyện quá nhiều không để cho khách được bày tỏ. Thái độ lịch sự nhất của người chủ bữa tiệc là biết lắng nghe, chia sẻ cùng khách bằng những phát biểu ngắn, hợp lý, đúng lúc.

Quan tâm đến người nói chuyện, tránh cắt ngang câu chuyện khách nói. Giữ vai trò xúc tác để không khí trò chuyện vui vẻ.



9. Lời khen: Không quá hà tiện lời khen khi có thể khen một cách hợp lý và đúng lúc. Lời khen chứng tỏ bạn quan tâm đến người nói chuyện, đồng thời làm cho khách cảm thấy vui vẻ, tự hào khi đến dự bữa tiệc nhà bạn.

10. Cám ơn: Không nên để khách lẳng lặng ra về mà không có một lời cảm ơn. Bất cứ người khách nào ra về, dù về sớm hay muộn, bạn nên ân cần tiễn khách ra khỏi cổng với lời cảm ơn thành thật.

NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP TRÊN BÀN TIỆC

Vào dịp cuối năm, chúng ta thường được mời di dự các buổi tiệc như tiệc cưới, tiệc tổng kết, tiệc tất niên… với rất nhiều người. Để có một hình ảnh đẹp khi dự tiệc, chúng ta cần chú ý giao tiếp sao cho lịch sự. Giao tiếp là một nghệ thuật và cũng là một lĩnh vực rộng, phức tạp. Với đôi chút hiểu biết của mình, xin chia sẻ với các bạn đôi điều về lĩnh vực này trong khuôn khổ một bữa ăn, bữa tiệc.

Nghệ thuật giao tiếp trong một bữa tiệc gồm cách đối nhân xử thế, cách giới thiệu người, cách chào hỏi bạn bè và làm quen, việc xử thế tại bàn tiệc , khi nào có thể biểu hiện sự kính trọng và khi nào có thể từ biệt trong các buổi dạ hội, chiêu đãi, cách nói và trả lời điện thoại và cách giải trí....

Dáng vẻ đàng hoàng, ăn mặc lịch sự, giọng nói nhẹ nhàng lịch thiệp, cử chỉ chính xác sẽ làm tăng vẻ tự tin và tạo ấn tượng tốt đẹp đối với mọi người. Những điều đóễuuất phát từ thị hiếu và cách nhìn của mọi người xung quanh.

Dự tiệc là một dịp vui vẻ. Do vậy, ngoài ăn uống, việc trao đổi chuyện trò với người bên cạnh là rất quan trọng. Dưới đây là một số nguyên tắc chung khi dự các tiệc chiêu đãi:

- Không nên để khuỷu tay vào bàn ăn,

- Không dùng dao cắt thịt và cá để đưa thức ăn vào miệng,

- Không xỉa răng trong khi ăn, không dùng khăn ăn hoặc tay để che miệng. Làm như vậy chỉ gây cho người khác thêm chú ý.

- Khi dùng thìa cà phê để cho đường vào cốc, không dùng thìa đó lấy các thức ăn khác hoặc đưa cà phê vào miệng; nên để nó trên đĩa, không ngâm trong cốc.

- Không cúi đầu quá thấp sát xuống mặt bàn ăn.

- Không nói khi miệng đầy thức ăn.

Nếu bạn được mời dự tiệc chính thức, nơi có bày cả nĩa và dao mà bạn không biết chắc cách sử dụng, hãy để ý xem chủ và khách chính sử dụng như thế nào mà làm theo. Khi bàn tiệc có xếp nhiều loại dao nĩa, quy định thông thường là dùng dao nĩa từ ngoài vào trong. Nếu có sự nhầm lẫn thì hãy làm ra vẻ không quan tâm và cứ tiếp tục như không có chuyện gì xảy ra. Như vậy mới ít người thấy sơ suất trên của bạn.

Khăn ăn dùng để tránh thức ăn rơi vào quần áo, nên phải trải lên đùi. Sau khi ăn xong, phải để khăn ăn trên bàn và gấp lại.

Nói chuyện trong khi dự tiệc chiêu đãi cũng rất quan trọng để tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái. Nếu người cạnh bạn không chủ động bắt chuyện thì bạn nên hỏi trước.

Hãy nói về những điều mà người đối thoại quan tâm, hãy làm cho họ thấy chuyện đó là quan trọng! Điều đó không có nghĩa là bạn ba hoa, phóng đại quá đáng.

Tóm lại , sự chủ động và chân thành là thái độ văn minh trong giao tiếp.

Tránh những chủ đề gây ra tranh luận, trừ khi bạn biết rõ về tính tình người đối thoại. Có những nơi như hội thảo, diễn đàn chính trị, họp báo... là nơi chúng ta có thể tranh luận với nhau. Nhưng khi nói chuyện có tính chất xã giao trên bàn ăn, thì nên tránh tranh luận một cách khéo léo. Tuy nhiên, nếu bạn có cùng chính kiến chính trị hay tôn giáo, bạn có thể bắt đầu câu chuyện theo một khía cạnh tế nhị vượt qua những nội dung bình thường.

Cách giải quyết những chủ đề gay cấn và nhạy cảm như vấn đề tôn giáo hoặc chính trị thì nên đóng vai lắng nghe hơn là một người tuyên truyền hay bảo vệ. Vì thế, khi nói với một người có đạo, bạn có thể tìm hiểu về tín ngưỡng của họ. Bạn cũng có thể nói một vài thông tin về đạo giáo của bạn và của người khác, nhưng không nên thuyết phục người khác thay đổi đức tin của họ. Nếu bạn muốn gây ảnh hưởng đối với người khác thì nên làm rất tế nhị. Cuối cùng bạn sẽ trở nên phong phú hơn khi tích luỹ những thông tin tốt cho bạn.




1 Vũ Quốc Tuấn, Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ: Bài học kinh nghiệm của các nước và thực tiễn ở Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội.

2 Theo cuốn "Một trăm điều nên biết về phong tục Việt Nam" thì: Đời Tam Vương, nhà Hạ, chuộng màu đen, nên chọn tháng đầu năm, tức tháng Giêng, nhằm tháng Dần. Nhà Thương, thích màu trắng, lấy tháng Sửu (con trâu), tháng chạp làm tháng đầu năm. Qua nhà Chu (1050-256 TCN), ưa sắc đỏ, chọn tháng Tý (con chuột), tháng mười một làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên, theo ngày giờ, lúc mới tạo thiên lập địa: nghĩa là giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người mà đặt ra ngày tết khác nhau. Ðến đời Ðông Chu, Khổng Phu Tử ra đời, đổi ngày tết vào một tháng nhất định: tháng Dần. Mãi đến đời Tần (thế kỷ III TCN), Tần Thuỷ Hoàng lại đổi qua tháng Hợi (con lợn), tức tháng Mười. Cho đến khi nhà Hán trị vì, Hán Vũ Ðế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần (tức tháng Giêng) như đời nhà Hạ, và từ đó về sau, trải qua bao nhiêu thời đại, không còn nhà vua nào thay đổi về tháng Tết nữa. Ðến đời Ðông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống Gà, ngày thứ hai có thêm Chó, ngày thứ ba có Lợn, ngày thứ tư sinh Dê, ngày thứ năm sinh Trâu, ngày thứ sáu sinh Ngựa, ngày thứ Bảy sinh loài Người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc. Vì thế, ngày Tết thường được tính từ ngày mồng Một cho đến hết ngày mồng Bảy.

3 Trong "Sưu thần ký" có chuyện người lái buôn tên là Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo được quỷ thần cho một con hầu tên là Như Nguyên, đem về nhà được vài năm thì giàu to. Một hôm, nhân ngày mồng Một Tết, Âu Minh đánh nó, nó chui vào đống rác mà biến mất, từ đó nhà Âu Minh lại nghèo đi. Kể từ đó kiêng không hót rác ngày Tết.

Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 332.46 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương