CHÀo năm mới xuân kỷ SỬU 2009


Bảng 1: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số quốc gia và khu vực



tải về 332.46 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích332.46 Kb.
#1428
1   2   3   4

Bảng 1: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số quốc gia và khu vực





Quốc gia/

Khu vực

Phân loại DN vừa và nhỏ

Số lao động bình quân

Vốn đầu tư

Doanh thu

A. NHÓM CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN


1. Hoa kỳ

Nhỏ và vừa

0-500

Không quy định

Không quy định

2. Nhật

- Đối với ngành sản xuất

- Đối với ngành thương mại

- Đối với ngành dịch vụ


1-300
1-100
1-100

¥ 0-300 triệu
¥ 0-100 triệu
¥ 0-50 triệu

Không quy định

3. EU

Siêu nhỏ

Nhỏ


Vừa

< 10

< 50

< 250

Không quy định

Không quy định

< €7 triệu

< €27 triệu

4. Australia

Nhỏ và vừa

< 200

Không quy định

Không quy định

5. Canada

Nhỏ

Vừa


< 100

< 500

Không quy định

< CDN$ 5 triệu

CDN$ 5 -20 triệu



6. New Zealand

Nhỏ và vừa

< 50

Không quy định

Không quy định

7. Korea

Nhỏ và vừa

< 300

Không quy định

Không quy định

8. Taiwan

Nhỏ và vừa

< 200

< NT$ 80 triệu

< NT$ 100 triệu

B. NHÓM CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN


1. Thailand

Nhỏ và vừa

Không quy định

< Baht 200 triệu

Không quy định

2. Malaysia

- Đối với ngành sản xuất

0-150

Không quy định

RM 0-25 triệu

3. Philippine

Nhỏ và vừa

< 200

Peso 1,5-60 triệu

Không quy định

4. Indonesia

Nhỏ và vừa

Không quy định

< US$ 1 triệu

< US$ 5 triệu

5.Brunei

Nhỏ và vừa

1-100

Không quy định

Không quy định

C. NHÓM CÁC NƯỚC KINH TẾ ĐANG CHUYỂN ĐỔI


1. Russia

Nhỏ

Vừa


1-249

250-999


Không quy định

Không quy định

2. China

Nhỏ

Vừa


50-100

101-500


Không quy định

Không quy định

3. Poland

Nhỏ

Vừa


< 50

51-200


Không quy định

Không quy định

4. Hungary

Siêu nhỏ

Nhỏ


Vừa

1-10

11-50


51-250

Không quy định

Không quy định

Nguồn: 1) Doanh nghiệp vừa và nhỏ, APEC, 1998; 2) Định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ, UN/ECE, 1999; 3) Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ, OECD, 2000.

Bảng 1 cho thấy, hầu hết các quốc gia đều lấy tiêu chí số lao động bình quân làm cơ sở quan trọng để phân loại doanh nghiệp theo quy mô. Điều này là hợp lý hơn so với việc lựa chọn các tiêu chí khác như doanh thu, vốn... là các chỉ tiêu có thể lượng hóa được bằng giá trị tiền tệ. Các tiêu chí như doanh thu, vốn tuy rất quan trọng nhưng thường xuyên chịu sự tác động bởi những biến đổi của thị trường, sự phát triển của nền kinh tế, tình trạng lạm phát... nên thiếu sự ổn định trong việc phân loại doanh nghiệp. Điều này giải thích tại sao tiêu chí số lao động bình quân được nhiều quốc gia lựa chọn, tiêu chí này thường có tính ổn định lâu dài về mặt thời gian, lại thể hiện được phần nào tính chất, đặc thù của ngành, lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp đang tham gia.

Số liệu ở bảng 1 cũng cho thấy, đa số các quốc gia chỉ sử dụng 1 trong 3 tiêu thức đánh giá trên, đặc biệt là nhóm các nước kinh tế đang chuyển đổi. Một số quốc gia khác sử dụng kết hợp 2 trong 3 tiêu thức nói trên. Một số ít quốc gia sử dụng kết hợp cả 3 tiêu thức số lao động, vốn và doanh thu.

Ngân hàng thế giới (World Bank) và nhiều tổ chức quốc tế khác cũng đều sử dụng tiêu chí số lao động để đánh giá. Theo World Bank, doanh nghiệp được chia thành 4 loại tương ứng với số lượng lao động như sau: doanh nghiệp siêu nhỏ (số lao động < 10 người), doanh nghiệp nhỏ (số lao động từ 10 người đến dưới 50 người), doanh nghiệp vừa (số lao động từ 50 người đến 300 người), doanh nghiệp lớn (số lao động > 300 người)1.

Ở Việt Nam hiện nay, tiêu chuẩn phân loại DNNVV được thực hiện theo điều 3, nghị định số 90/2001/NĐ-CP. Theo nghị định này, các doanh nghiệp không phụ thuộc vào ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh, đuợc xếp loại nhỏ và vừa nếu đáp ứng điều kiện: có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 nguời. Nghị định cũng quy định rằng: căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của ngành, địa phương, trong quá trình thực hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong hai chỉ tiêu nói trên. 

Như vậy, DNNVV được xác định hoàn toàn theo các tiêu thức về quy mô mà không quan tâm đến hình thức sở hữu. Điều này đã làm thay đổi tư duy quản lý cũng như nhận thức chung của xã hội, bởi trước đó, DNNVV thường bị đồng nhất với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, dẫn đến những phân biệt đối xử với loại hình doanh nghiệp này. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, các tiêu chí phân loại DNNVV của nghị định số 90 cần xác định lại trên cơ sở tình hình kinh tế - xã hội ở Việt Nam, có tham khảo tiêu chí phân loại của một số quốc gia. Các lý do mà tác giả đưa ra để bảo vệ cho quan điểm này là: Thứ nhất, tiêu chí số lao động trung bình hàng năm cần được hướng dẫn cách tính toán cụ thể hơn, bởi lẽ mỗi doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều loại lao động khác nhau như lao động theo thời vụ, lao động theo danh sách, lao động theo hợp đồng và đóng bảo hiểm... cơ sở tính số lao động bình quân chỉ tính cho một loại, một vài loại lao động hay kết hợp tất cả các loại lao động có trong doanh nghiệp? Thứ hai, việc cho phép vận dụng 1 trong 2 tiêu chí “vốn đăng ký” và “số lao động” tuy linh hoạt nhưng tiêu chí “vốn đăng ký” thường thiếu tính ổn định lâu dài về mặt thời gian do chịu sự tác động bởi những biến đổi của thị trường. Trong khi đó, tiêu chí số lao động bình quân không những thể hiện được tính ổn định trong cách phân loại doanh nghiệp mà còn thể hiện được tính chất, đặc thù của ngành, lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp đang tham gia.



3. Kết luận và kiến nghị

Các tiêu chí xác định DNNVV theo nghị định số 90/2001/NĐ-CP cần được xem xét lại, có tham khảo tiêu chí phân loại doanh nghiệp của một số quốc gia và ngân hàng thế giới. Với đặc điểm kinh tế - xã hội của Việt Nam, việc lựa chọn tiêu chí số lao động trung bình hàng năm là phù hợp hơn cả. Tuy nhiên, Chính phủ cũng cần có những hướng dẫn cụ thể cách tính đối với tiêu chí này, tránh gây khó khăn và lúng túng cho doanh nghiệp và công tác thẩm định DNNVV của các cấp quản lý khi vận dụng chính sách của nhà nước vào thực tế. Xuất phát từ quan điểm trên, tác giả kiến nghị Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cần sửa đổi lại điều 3 “định nghĩa DNNVV” của nghị định số 90/2001/NĐ-CP như sau: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”.



Tài liệu tham khảo


  1. Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

  2. Công văn số 681/1998/CP-KTN ngày 20/6/1998 của Chính phủ về việc định hướng chiến lược và chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV.

  3. Vũ Quốc Tuấn, Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ: Bài học kinh nghiệm của các nước và thực tiễn ở Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội.

  4. Website www.socongthuong.binhthuan.gov.vn ngày 20/12/2008.

  5. Website www.business.gov.vn ngày 20/12/2008.



TRAO ĐỔI VỀ PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN

NGHIỆP VỤ KINH TẾ GIAO DỊCH HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI
Nguyễn Hữu Cúc

Khoa Kế toán - Tài chính
Trong điều kiện thị trường tài chính Việt Nam ngày càng phát triển và hoàn thiện, cùng với việc nền kinh tế đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, thực tế hoạt động kinh doanh đã phát sinh nghiệp vụ giao dịch hợp đồng tương lai (mua, bán hàng hóa trực tiếp trên sàn giao dịch quốc tế). Cụ thể là một số doanh nghiệp chuyên kinh doanh cà phê trên khu vực Tây nguyên đang thực hiện. Sau cà phê sẽ đến một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam như đậu tương, cao su, gạo...

Hợp đồng tương lai là hợp đồng được tiêu chuẩn hóa, chỉ có gía là được thỏa thuận, mỗi hợp đồng đều được qui định một số lượng hàng hóa nhất định, ngày giao hàng và nơi giao hàng được ấn định cụ thể trên thị trường, không có sự đàm phán giữa hai bên tham gia vào hợp đồng. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam tham gia việc mua, bán hàng hóa (hiện nay chủ yếu là cà phê) bằng hợp đồng tương lai, các giao dịch của doanh nghiệp được thực hiện trên mạng, tiền thanh toán chuyển khoản, các đối tác không hề biết nhau, không hề đụng đến hàng hóa mình mua, bán.

Trong phạm vi bài viết này không đề cập đến kỹ thuật giao dịch hợp đồng tương lai mà chỉ đề cập đến phương pháp kế toán khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế giao dịch hợp đồng tương lai, để đảm bảo đúng chế độ kế toán “phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp”. Hiện nay, giao dịch hợp đồng tương lai tuy đã phát sinh, nhưng trong chế độ kế toán tài chính chưa đề cập đến phương pháp kế toán. Do vậy, qua tìm hiểu thực tế và nghiên cứu chế độ kế toán đã ban hành, người viết muốn trao đổi với bạn đọc về phương pháp kế toán nghiệp vụ kinh tế giao dịch hợp đồng tương lai như sau:

- Về nguyên tắc kế toán:

+ Mở tài khoản ký quỹ tại ngân hàng (nơi môi giới giao dịch giữa doanh nghiệp với thị trường nước ngoài)

+ Nộp tiền bằng ngoại tệ vào tài khoản ký quỹ theo mức quy định của ngân hàng (số tiền này không được hưởng lãi)

+ Mở sổ theo dõi số tiền trong tài khoản ký quỹ và phản ánh theo từng lần giao dịch.

+ Thường xuyên đối chiếu số tiền trong tài khoản ký quỹ

- Về tài khoản sử dụng, chủ yếu sử dụng các tài khoản:

+ TK 144 “Thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn”

+ TK 515 “Doanh thu tài chính”

+ TK 635 “Chi phí tài chính”

(Nội dung, kết cấu tài khoản theo chế độ kế toán quy định)

- Về chứng từ kế toán:

Chủ yếu là hóa đơn thu phí giao dịch và giấy báo của ngân hàng



- Về phương pháp kế toán:

+ Nộp tiền vào tài khoản ký quỹ bằng tiền VND hoặc vay:

Nợ TK 144 - Tỷ gía giao dịch

Có TK 1111, 1121

Có TK 311

Đồng thời ghi Nợ TK 007: số nguyên tệ ký quỹ

+ Nộp tiền vào tài khoản ký quỹ bằng tiền ngoại tệ

Nợ TK 144 - Tỷ gía chi ngoại tệ

Có TK 1112, 1122 - Tỷ gía chi ngoại tệ

+ Kết thúc phiên giao dịch xác định lãi, lỗ. (Lãi, lỗ là khoản chênh lệch giữa gía bán với giá mua.)



- Trường hợp lãi: Gía bán > gía mua

Nợ TK 144 - Tỷ gía giao dịch

Có TK 515 - Tỷ gía giao dịch

Đồng thời ghi Nợ TK 007: số nguyên tệ lãi



- Trường hợp lỗ: Gía bán < gía mua

Nợ TK 635 - Tỷ gía giao dịch

Có TK 144 - Tỷ gía chi ngoại tệ

Có TK 515 - Chênh lệch tỷ gía giao dịch > Tỷ gía chi quỹ ngoại tệ

Trường hợp tỷ gía chi quỹ ngoại tệ lớn hơn tỷ gía giao dịch thì Nợ TK 635 ghi theo tỷ gía chi ngoại tệ.

Nợ TK 635 - Tỷ gía chi ngoại tệ

Có TK 144

Đồng thời ghi Có TK 007: số nguyên tệ lỗ

+ Trả phí giao dịch cho ngân hàng

(Giao dịch mua bán hợp đồng tương lai là giao dịch không thực hiện tại Việt Nam nên không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. Do vậy không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của phí giao dịch)

Nợ TK 635 - Tỷ gía giao dịch (phí bao gồm cả thuế GTGT)

Có TK 144 - Tỷ gía chi ngoại tệ

Có TK 515 - Phần chênh lệch tỷ gía giao dịch > tỷ gía chi ngoại tệ

Đồng thời ghi Có TK 007: số nguyên tệ

Trường hợp tỷ gía chi ngoại tệ > tỷ gía giao dịch thì ghi Nợ TK 635 theo tỷ gía chi ngoại tệ

+ Rút tiền từ tài khoản ký quỹ bằng tiền VND

Nợ TK 1111, 1121 - Tỷ gía giao dịch

Có TK 144 - Tỷ gía chi ngoại tệ

Phần chênh lệch tỷ gía giao dịch với tỷ gía chi ngoại tệ phản ánh vào TK 635 hoặc TK 515.

Đồng thời ghi Có TK 007: số nguyên tệ

+ Rút tiền từ tài khoản ký quỹ bằng ngoại tệ

Nợ TK 1112, 1122 - Tỷ gía chi ngoại tệ

Có TK 144

+ Cuối kỳ kết chuyển doanh thu tài chính (TK 515), chi phí tài chính (TK 635) sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh, thực hiện theo chế độ kế toán hiện hành.

+ Cuối năm, nếu tồn tại tài khoản ký quỹ thì phải đánh gía lại khoản mục tiền có gốc ngoại tệ theo chuẩn mực kế toán số 10 “Xử lý tỷ gía”.

Ví dụ:

Công ty thương mại “Anh Minh” thực hiện hạch toán hàng tồn kho kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Có các nghiệp vụ kinh tế về giao dịch hợp đồng tương lai như sau:

1. Ngày 2/10/2008 chi quỹ tiền mặt VND nộp vào tài khoản ký quỹ theo qui định 30.000 USD. Tỷ gía giao dịch 16.800 VND/USD

2. Ngày 6/10/2008 mua 5 lot cà phê London (1 lot = 5 tấn), gía 1.100 USD/tấn. Thành tiền: 1.100 x 25 tấn = 27.500 USD.

Phí giao dịch 15 USD/lot: 15 x 5 = 75 USD

Thuế GTGT 10%: 75 x 10% = 7,5 USD

Tổng cộng: 82,5 USD

3. Ngày 7/10/2008 bán 5 lot London (ngày 6/10), gía 1.150 USD/tấn. Thành tiền 1.150 x 25 tấn = 28.750 USD.

Phí giao dịch bao gồm cả thuế GTGT 82,5 USD

Tỷ gía giao dịch ngày 6 và 7 không thay đổi 16.950 VND/USD.

4. Ngày 10/10/2008 mua 5 lot London, gía 1.050 USD/tấn. Thành tiền 1.050 x 25 tấn = 26.250 USD. Phí giao dịch bao gồm cả thuế GTGT 82,5 USD.

Tỷ gía giao dịch 16.750 VND/USD.

5. Ngày 11/10/2008 bán 5 lot London, gía 1.045 USD/tấn. Thành tiền 1.045 x 25 tấn = 26.125 USD. Phí giao dịch bao gồm cả thuế GTGT 82,5 USD.

Tỷ gía giao dịch 17.000 VND/USD.


Định khoản: (Đơn vị tính: đồng. Chi ngoại tệ sử dụng phương pháp nhập trước, xuất trước)

1. Nộp tiền vào tài khoản ký quỹ

30.000 USD x 16.800 = 504.000.000

Nợ TK 144 504.000.000

Có TK 1111 504.000.000

Đồng thời Nợ TK 007 30.000 USD

2. Trả phí giao dịch mua 5 lot

Tỷ gía chi ngoại tệ 82,5 USD x 16.800 = 1.368.000

Tỷ gía giao dịch 82,5 USD x 16.950 = 1.398.375

Chênh lệch 30.375

Nợ TK 635 1.398.375

Có TK 144 1.368.000

Có TK 515 30.375

Đồng thời Có TK 007: 82,5 USD

3. Lãi giao dịch 28.750 USD - 27.500 USD = 1.250 USD

Tỷ gía giao dịch 1.250 USD x 16.950 = 21.187.500

Nợ TK 144 21.187.500

Có TK 515 21.187.500

Đồng thời Nợ TK 007: 1.250 USD.

Trả phí giao dịch bán

Tỷ gía chi ngoại tệ 82,5 USD x 16.800 = 1.368.000

Tỷ gía giao dịch 82,5 USD x 16.950 = 1.398.375

Chênh lệch 30.375

Nợ TK 635 1.398.375

Có TK 144 1.368.000

Có TK 515 30.375

Đồng thời Có TK 007: 82,5 USD

4. Trả phí giao dịch mua

Tỷ gía giao dịch 82,5 USD x 16.750 = 1.381.875

Tỷ gía chi ngoại tệ 82,5 USD x 16.800 = 1.386.000

Tỷ gía chi ngoại tệ lớn hơn tỷ gía giao dịch-Ghi theo tỷ gía chi ngoại tệ

Nợ TK 635 1.386.000

Có TK 144 1.386.000

Đồng thời Có 007: 82,5 USD

5. Lỗ giao dịch 26.250 USD - 26.125 USD = 125 USD

Tỷ gía giao dịch 125 USD x 17.000 = 2.125.000

Tỷ gía chi ngoại tệ 125 USD x 16.800 = 2.100.000

Chênh lệch: 25.000

Nợ TK 635 2.125.000

Có TK 144 2.100.000

Có TK 515 25.000

Đồng thời ghi Có 007: 125 USD

Trả phí giao dịch

Tỷ gía giao dịch 82,5 USD x 17.000 = 1.402.500

Tỷ gía chi ngoại tệ 82,5 USD x 16.800 = 1.386.000

Chênh lệch 16.500

Nợ TK 635 1.402.500

Có TK 144 1.386.000

Có TK 515 16.500

Đồng thời ghi Có 007: 82,5 USD.


XỬ LÝ NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP

KHI SOẠN THẢO VĂN BẢN TRÊN WORD

Nguyễn Văn Hà

Bộ môn Cơ Bản
Khi thực hiện soạn thảo văn bản chúng ta thường gặp một số lỗi và phải tìm cách khắc phục. Với những người chuyên nghiệp thường soạn thảo văn bản thì không có gì khó khăn tuy nhiên những người không chuyên nghiệp thì thật là “dở khóc dở cuời”.

    1. Khi gõ chữ i chuyển thành chữ I

    AutoCorrect (tự động thay thế đúng), trong khi thực hiện soạn thảo văn bản ta có nhiều từ, cụm từ lặp lại nhiều lần khi nay thay vì chúng ta gõ đi gõ lại thì chúng ta có thể thực hiện tạo từ gõ tắt bằng chức năng Autocorrect. Ví dụ Thương mại ta chỉ cần gõ tm, kinh tế => kt, sinh viên => sv, …và i =>I là một trường hợp từ gõ tắt. Và "lỗi" nó cũng bắt đầu từ đây.

a. Thực hiện tạo từ gõ tắt:

    Tools / AutoCorrect options / Hộp thoại (Hình 1)

Tại mục Replace: Gõ các ký tự tắt (tm, kt, sv, i …)

Tại mục With: gõ nội dung cần gõ tắt (Thương mại, kinh tế, sinh viên, I …)


    Kích chọn nút Add để thực hiện đặt

b. Xóa bỏ từ gõ tắt: (Hình 2)

    Để thực hiện bỏ từ gõ tắt trên ta thực hiện tương tự tạo chọn nút Delete thay vì chọn nút Add.

    Để thực hiện được gõ tắt thì trong hộp thoại trên phải chọn mục Replace text As you type

    Khi thực hiện đặt các từ gõ tắt nên tránh đặt trùng với các chữ cái tiếng Việt hoặc từ có nghĩa

    c. Sửa lỗi khi gõ chữ i chuyển thành chữ I

    Thực hiện xóa bỏ từ gõ tắt thì lỗi này sẽ không còn.

    Tools / AutoCorrect Option / Hộp thoại


Replace: Gõ i

With: Gõ I

Chọn nút DELETE /Ok


    2. Văn bản có các dấu xanh đỏ gạch dưới các từ

Các dấu nói trên bản chất của nó là chỉ ra những lỗi chính tả của tiếng Anh. Nên khi chúng ta gõ tiếng Việt xem như bị lỗi chính tả, còn các từ tiếng Anh gõ đúng sẽ không bị.

Huỷ bỏ:


Bước 1: Tools / Options / Hộp thoại (Hình 3)

Bước 2: Chọn thẻ Spelling & Grammar

Bước 3: Bỏ các mục chọn

º Check spelling as you type

º Check grammar as you type

º Check grammar with spelling

Bước 4: Kích chọn Ok




    3. Khi thực hiện gõ những từ có dấu “bỗng dưng” có cách trống ra

Trong quá trình soạn thảo văn bản, sau khi thực hiện sao chép, di chuyển sau đó thực hiện gõ thì các từ có dấu bị cách trống ra. Để thực hiện gõ không có cách trống ta thực hiện:

Bước 1: Tools / Options / Hộp thoại (Hình 4)

Bước 2: Chọn thẻ Edit

Bước 3: Bỏ các mục chọn

º Show paste options buttons

º Smart cut and paste

Bước 4: Kích chọn Ok


    4. Khi thực hiện vẽ hình bằng Draw có khung

Khi thực hiện chọn hình bằng Draw ngay lập tức trên màn hình xuất hiện một khung hình chữ nhật lớn. Xoá khung này thì các hình trong đó đề bị xoá theo. Khung này làm cho chúng ta thấy khó chịu. Để không xuất hiện khung này khi vẽ ta thực hiện:

Bước 1: Tools / Options / Hộp thoại (hình 5)


Bước 2: Chọn thẻ General

Bước 3: Bỏ mục chọn

º Automatically create drawing …

Bước 4: Kích chọn Ok



    5. Có các dấu (¶, , . ) trong văn bản

Những dấu này dùng để nhận biết được dấu cách trống, dấu Tab, hay kết thúc đoạn. Tuy nhiên, nó làm cho chúng ta rất khó chịu. Để tránh sự khó chịu đó ta thực hiện:

Cách 1: Kích chọn biểu tượng ¶a trên thanh công cụ Standard

Cách 2:

Bước 1: Tools / Options / Hộp thoại (hình 6)



Bước 2: Chọn thẻ View

Bước 3: Bỏ mục chọn trong Formatting mark

º Tab characters

º Spaces


º Paragraph

º All


Bước 4: Kích chọn Ok
ĐỂ GIỜ HỌC THẢO LUẬN HIỆU QUẢ

Nguyễn Thị Thúy Quỳnh

Khoa Quản trị kinh doanh

Hưởng ứng phong trào dạy học tích cực, khuyến khích sinh viên hoạt động và chủ động hơn trong giờ học, một trong những hình thức được các giáo viên chọn đó là tổ chức bài học bằng phương pháp thảo luận nhóm. Tuy nhiên, không phải giờ thảo luận nào cũng diễn ra một cách hiệu quả và thu hút được tất cả các thành viên trong lớp tham gia. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ sự chưa chủ động và tinh thần học tập của sinh viên như e ngại phát biểu trước lớp, chưa tự tin nói ra suy nghĩ của mình, không chuẩn bị hoặc chuẩn bị bài chưa kỹ trước khi đến lớp, chưa tích cực tư duy để đặt câu hỏi, chưa biết cách lắng nghe và ghi chú…Mặc dù vậy, buổi thảo luận chưa tốt không hoàn toàn do lỗi từ phía sinh viên, mà có thể do giáo viên chưa biết cách tổ chức tốt và quan trọng là làm sao để thay đổi những mặt chưa tích cực của sinh viên. Nội dung bài này sẽ tập trung vào các yếu tố của một buổi thảo luận hiệu quả và các biện pháp nhằm khuyến khích sinh viên có thái độ tích cực khi tham gia thảo luận, qua đó góp phần rèn luyện cho họ kỹ năng trình bày ý kiến và thuyết phục người khác

NHỮNG YẾU TỐ CỦA MỘT BUỔI THẢO LUẬN HIỆU QUẢ

1. Nội dung: Yếu tố trước tiên và có lẽ quan trọng nhất để đảm bảo buổi thảo luận đạt hiệu quả là việc lựa chọn chủ đề hay nội dung. Bất cứ bài khóa hoặc chủ đề gì đi nữa, giáo viên cũng nên tự hỏi nó có hữu ích hay không. Những nội dung có chất lượng làm nền cho những buổi thảo luận thêm sôi nổi.

2. Sự chuẩn bị: Hiệu quả của buổi thảo luận phụ thuộc phần lớn vào việc lập kế hoạch và sự chuẩn bị. Từ những mục tiêu cần đạt được, giáo viên lựa chọn nội dung và phương án thảo luận thích hợp. Giáo viên cũng cần phải dặn trước sinh viên nội dung thảo luận và yêu cầu họ suy nghĩ trước các vấn đề chính, hướng dẫn họ tìm kiếm và thu thập thông tin

3. Mục đích rõ ràng: Hãy cho sinh viên biết mục đích và trọng tâm của buổi học; Thỉnh thoảng nên nhắc lại điều ấy trong suốt buổi thảo luận. Rất hữu ích khi viết lên bảng các mục tiêu cần tập trung cho bài thảo luận và đưa ra 3- 4 ý của những vấn đề chính để khảo sát. Vì thế nếu buổi thảo luận đi lạc đề, giáo viên chỉ cần chỉ lên bảng để sinh viên tập trung lại mục tiêu chính và trình tự cần thực hiện trong buổi thảo luận.

4. Tiêu điểm chung: Cho sinh viên thấy rõ chủ đề của buổi thảo luận bằng những logo, hình ảnh biểu diễn để tóm tắt những điều cốt lõi của bài. Khi thấy những ý tưởng được nêu trên bảng, sinh viên có thể bàn bạc, thảo luận dễ dàng hơn, buổi thảo luận luôn luôn được tập trung và cụ thể hơn.

5. Những can thiệp tức thời: Duy trì một buổi thảo luận thường đòi hỏi những can thiệp đúng lúc để làm rõ những vấn đề quan trọng. Thỉnh thoảng giáo viên cắt ngang để hỏi sinh viên. Ví dụ: “Được rồi, xem chúng ta đã đi đến đâu của vấn đề rồi?”; “Hãy quay lại mục tiêu của chúng ta”; “Từ đầu đến giờ chúng ta đã nói những gì ?”, “Bạn nào có thể tóm tắt 3 ý chính đã được bàn từ đầu đến giờ ?” Sử dụng bảng viết trợ giúp cũng như yêu cầu sinh viên (nên chọn người nổi bật đặc biệt – đó là cách để kìm hãm sự tham gia của họ) theo dõi và ghi lại nội dung thảo luận.

Tóm tắt những điểm chính vào cuối buổi thảo luận cũng rất quan trọng. Sinh viên sẽ cảm thấy thích thú hơn với buổi học có giá trị. Thậm chí nếu buổi thảo luận bị lạc hướng, với sự trợ giúp ghi chú của sinh viên, giáo viên tổng hợp những điều sinh viên đã được học là phương tiện để đưa lớp quay lại bài học.Thời gian một tiết học 45 phút quả là ngắn cho một cuộc thảo luận. Giáo viên cần bố trí và quản lý thời gian một cách linh động cho các phần mô tả, phân tích, đánh giá tùy vào nội dung, mục tiêu bài học và trình độ của sinh viên.



BIỆN PHÁP KHUYẾN KHÍCH SINH VIÊN CÓ THÁI ĐỘ TÍCH CỰC

Hướng dẫn và khuyến khích tranh luận

Tranh luận xuất phát từ sự bất đồng về quan điểm của các sinh viên vì vậy kích thích họ phát biểu bảo vệ ý kiến của mình qua đó cùng nhau tìm hiểu và làm rõ hơn nhiều khía cạnh của một vấn đề và cũng là cơ hội giúp sinh viên vượt qua sự e ngại, tự tin hơn, tích cực hơn khi trình bày quan điểm trước lớp. Tranh luận trong lớp khuyến khích sinh viên có tư duy phê phán về nội dung của bài học, cung cấp cho họ một diễn đàn giúp sinh viên phát triển khả năng diễn đạt để truyền tải tốt những ý tưởng và suy nghĩ của mình, ngoài ra còn là phương tiện giúp giáo viên truyền đạt thông tin của bài học dễ dàng hơn. Có thể khuyến khích tranh luận về nội dung của rất nhiều môn học như Kinh tế vi mô, Quản trị Marketing, Bán hàng, Quản trị nhân sự, Pháp luật, WTO, Tâm lý khách du lịch…và là phương pháp rất tốt để rèn luyện kỹ năng nói trong môn Ngoại ngữ. Ngoài ra, sinh viên còn có thể sử dụng hình thức này trong các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt câu lạc bộ và đoàn thanh niên để bàn về các vấn đề mang tính thời sự hay các vấn đề của chính bản thân sinh viên trong môi trường học đường, một số chủ đề như: Sinh viên với việc sử dụng điện thoại di động khi đến lớp; Mặc đồng phục…

Ba kỹ năng cần thiết khi tham gia tranh luận



1. Luận chứng: Phương pháp A.R.E.

- Assertion – khẳng định về vấn đề được trình bày

- Reasoning – sử dụng lý lẽ để giải thích cho vấn đề muốn tranh luận

- Evidence – đưa ra chứng cứ, trình bày ví dụ về những lý lẽ đã nêu



2. Phản biện: mô hình 4 bước

- “Bạn /các bạn nói rằng…” Nhắc lại vấn đề cần tranh luận

- “Nhưng tôi/ chúng tôi không đồng ý…” Bác bỏ ý kiến không đồng tình, có thể dựa vào chính lý do đã đưa ra

- “Bởi vì…” Nêu lý do của quan điểm đối ngược

- “Vì vậy…” Tổng kết lại

3. Ghi lại các ý quan trọng: Có thể khuyến khích sinh viên bằng cách thi đua xem nhóm nào, cá nhân nào có bảng tóm tắt tốt nhất. Thường thì việc ghi chép thật sự không hiệu quả cho cuộc tranh luận thuận, vì liên tục có các ý kiến khác nhau, thay đổi. Do đó có thể hướng dẫn sinh viên lập bảng ghi lại các ý quan trọng trong cuộc tranh luận như sau:


1st Khẳng định

1st Đối lập

2nd Khẳng định

2nd Đối lập

/Bác bỏ đối lập



Bác bỏ khẳng định














Sử dụng phiếu BÌNH LUẬN/CÂU HỎI

Để tránh tình trạng những sinh viên không trực tiếp tham gia thảo luận chỉ quan sát hoặc làm việc riêng trong khi các nhóm khác trình bày, mỗi sinh viên làm một tấm thẻ ghi BÌNH LUẬN / CÂU HỎI. Nếu sinh viên có ý kiến sau phần trình bày của cá nhân hoặc nhóm, họ sẽ giơ tấm thẻ để phát biểu. Sau đó sinh viên này sẽ được đánh dấu vào thẻ, nếu sinh viên nào phát biểu quá nhiều (tùy theo sỉ số lớp mà quy định số lần tham gia tối đa) thì sẽ không được tham gia ý kiến trực tiếp nữa (có thể thay bằng văn bản) mà phải đợi cho tất cả mọi người đều tham gia ý kiến rồi mới được tiếp tục.

Phương pháp này khuyến khích sinh viên chú ý lắng nghe, tích cực suy nghĩ và phát biểu. Mặt khác, giáo viên có thể dựa vào kết quả đánh dấu trên thẻ của mỗi sinh viên để cộng điểm khuyến khích theo số lần tham gia và chất lượng ý kiến, câu hỏi…Vì được thể hiện dưới hình thức trò chơi nên sinh viên sẽ cảm thấy thích thú và tích cực hơn. Ngoài ra, do thời gian có hạn, cũng như tránh tình trạng các ý kiến lan man không đi thẳng vào trọng tâm chủ đề cần làm rõ, cách này còn giúp sinh viên có sự cân nhắc, suy nghĩ cẩn thận trước phát biểu để không lãng phí số lần phát biểu của mình

Quan tâm đến việc động viên

Giáo viên cần quan tâm khuyến kích sinh viên tham gia thảo luận, nhắc nhở, động viên họ.



1. Tham gia vào giờ học thảo luận giúp các bạn nhanh chóng hiểu bài, tự tin trong lúc nói và rèn luyện tư duy phân tích, mặt khác còn tạo dựng các mối quan hệ tích cực trong lớp. Chúng ta sẽ ngày càng giỏi hơn nếu chúng ta đối mặt với thử thách. Và trình bày ý kiến, thuyết phục người khác chính là những thử thách cần thiết cho mọi người.

2. Đừng đợi cho đến khi bạn có được những lý lẽ hoàn hảo nhất. Nếu bạn chờ đợi điều đó thì có thể bạn sẽ không bao giờ phát biểu trong lớp học. Tự tin nói ra suy nghĩ của mình là điều còn quý hơn nhiều việc chờ nghĩ ra câu trả lời tốt nhất.

3. Hãy chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Giờ học thảo luận sẽ đạt hiệu quả nếu mọi người xem bài trước khi đến lớp. Bạn sẽ không có được những lý lẽ thuyết phục cho buổi thảo luận nếu như bạn thiếu thông tin, thiếu kiến thức.

4. Hãy đặt câu hỏi. Những cuộc thảo luận đạt được hiệu quả cao là dựa vào các câu hỏi có tư duy. Nếu bạn có một câu hỏi thì có khoảng 20% các bạn cùng lớp cũng có câu hỏi tương tự. Hãy nhớ rằng bất kỳ người nào phát biểu trong lớp cũng đang được những người khác theo dõi đánh giá. Vì thế, lời khuyên ‘Hãy đặt câu hỏi . . .' không có nghĩa là các bạn cứ đặt câu hỏi một cách bừa bãi.

5. Đừng ngại thay đổi ý kiến hay chuyển đổi lập trường. Trong quá trình thảo luận, thỉnh thoảng vẫn có lúc các bạn phải đối mặt với việc mình bị thuyết phục và thay đổi lập trường. Điều này không chứng tỏ rằng bạn này đã thua mà chứng tỏ bản thân bạn đã nhận ra vấn đề theo một cách khác. Và quan trọng là bạn đã tham gia thảo luận một cách thiện chí chứ không phải với tâm thế thắng thua.

6. Đừng trông đợi tất cả mọi người sẽ đồng ý với ý kiến của bạn."Chín người mười ý" mà. Tuy nhiên, đừng im lặng chấp nhận sự phản bác. Hãy làm hết sức mình để thuyết phục mọi người rằng bạn nói có lý (và đây chính là lúc bạn phát triển kỹ năng).

7. Hãy chỉ ra những lỗi trong lý lẽ của bạn mình một cách tôn trọng. Đừng chê bai khi bạn mình đưa ra những lập luận sai. Tất cả mọi người trong quá trình thảo luận tại lớp sẽ có lúc sai. Đừng nghĩ rằng cách tốt nhất để tránh những sai lầm, đó là không nói gì cả. Hãy phát biểu ý kiến và chấp nhận có lúc ý kiến của mình là sai. Đây chính là giây phút các bạn vượt qua sự sợ hãi của bản thân, vượt qua nỗi sợ bị chỉ trích.

Hi vọng những ý kiến trên sẽ giúp cho lớp học hình thành văn hóa thảo luận tích cực và mang lại kết quả cho buổi thảo luận .


Tài liệu tham khảo 

- www.giaovien.net

- The Lincoln-Douglas debate – http://education-world.com

- Debate - It's misunderstood - http://teachingdebate.typepad.com



GIỮ CHÂN NHÂN VIÊN BẰNG CÁCH NÀO?

Trần Thị Hoài Nam

Khoa Quản trị kinh doanh
Ngày nay, thực trạng khá phổ biến là người lao động, đặc biệt là những người có tố chất và kỹ năng, rời bỏ doanh nghiệp để tìm công việc mới. Thực trạng đó không chỉ khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong khâu quản lý nhân sự mà còn ảnh hưởng đến quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp.

Vậy, để giữ được nhân viên của mình, doanh nghiệp phải đối mặt với vấn đề “Làm gì để giữ chân nhân viên? Lý do nào khiến nhân viên rời bỏ doanh nghiệp?”.

Theo kết quả của một điều tra thống kê, có hơn 45% bỏ việc vì không có cơ hội thăng tiến, gần 30% là vì lương không phản ánh đúng năng lực, 16% do không phục trình độ SẾP, 5% là do đồng nghiệp ghen ghét nói xấu, và 4% là vì những lý do khác.

Và cũng có thể vì nhiều lý do khác để nhân viên ra đi...

Để giữ chân nhân viên, xin được chia sẻ với những nhà quản trị một số phương cách như sau:

1. Xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh

Muốn cho công việc kinh doanh đạt kết quả tốt, cần có sự nỗ lực của cả tập thể. Không ai có thể tự mình làm tốt mọi việc dù cho đó là phần việc của mình, nên điều quan trọng là xây dựng tinh thần đồng đội và nếp thi đua trong doanh nghiệp.



Có thể chọn một trong hai cách sau để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong doanh nghiệp:

- Thiết lập trách nhiệm cụ thể cho từng vị trí công việc và nhân viên nào hoàn thành phần việc của mình sẽ được khen thưởng

- Tạo môi trường làm việc mà tại đó, thay vì đánh giá hiệu quả riêng từng người, nhân viên trong nhóm cùng được khen thưởng nếu thành quả chung tốt đẹp.

Cách thứ hai khó áp dụng hơn, nhưng mang tính cạnh tranh lành mạnh hơn cách thứ nhất.



2. Thiết kế giờ làm việc linh động

Nhân viên trẻ thường thích được chủ động công việc của mình thay vì gò bó mỗi ngày làm việc 8 giờ, 5 ngày mỗi tuần. Qua khảo sát thực tế cho thấy nếu được tự do, thời gian để họ hoàn tất mọi công việc chỉ chiếm một nửa thời gian ngồi tại văn phòng. Hãy làm một cuộc thăm dò ý kiến trong doanh nghiệp, nếu đa số nhân viên đồng ý hãy cho họ cơ hội chủ động giờ làm việc của mình với điều kiện đạt được hiệu quả công việc cao.



3. Đừng tiết kiệm lời khen

Nhiều giám đốc chỉ phê phán nhân viên khi có sai phạm nhưng quên khen khi nhân viên làm tốt công việc của mình. Họ cho rằng đó là trách nhiệm tất nhiên của nhân viên. Hãy cải thiện tình thân giữa giám đốc và nhân viên, đồng thời khích lệ họ tiếp tục phấn đấu bằng hình thức khen thưởng công khai bằng vật chất.

Nếu tình hình tài chính không cho phép thì một cái thiệp, thư tay, hay mail cảm ơn và động viên cũng có tác dụng tốt.

4. Không tùy tiện phê bình

Khi có sai sót xảy ra trong công việc lập tức mọi nhân viên đều lo lắng sẽ bị qui trách nhiệm. Hành động sáng suốt hơn việc “quy tội” là ban giám đốc cùng các nhân viên có liên quan trực tiếp thảo luận để tìm ra nguyên nhân dẫn tới sai phạm trên, sau đó đề ra các giải pháp cần thiết để tránh sai lầm tương tự bị lặp lại.



5. Tạo cơ hội học tập

Để giữ chân nhân viên, bạn có thể cho họ thấy rằng Công ty mong muốn góp phần làm cuộc sống của họ tốt đẹp hơn, mở ra cho họ những hiểu biết mới bằng cách tạo mọi cơ hội học tập có thể.

Tóm lại, nhân viên đóng vai trò hết sức quan trọng trong doanh nghiệp và đặc biệt với thị trường công việc năng động như hiện nay, các ông “CHỦ” doanh nghiệp phải có “nghệ thuật giữ chân nhân viên” của mình, đảm bảo ổn định nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, và đó là lý do để doanh nghiệp có thể tồn tại lâu dài và ngày càng phát triển.

Tài liệu tham khảo:

1. Giữ chân nhân viên bằng cách nào. Vương Minh Kiệt. NXB Lao động – xã hội

2. Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần

3. http://www.nguoilanhdao.vn.

4. http://www.kiemviec.com
ĐỂ BUỔI PHỎNG VẤN VIỆC LÀM

CỦA BẠN THÀNH CÔNG
Nguyễn Thị Thanh

Khoa Quản trị kinh doanh
Cuộc phỏng vấn thành công giúp bạn loại bỏ những ứng viên khác - đối thủ của bạn và hứa hẹn rằng bạn sẽ giành được ở một vị trí công việc mà bạn mong muốn. Nhưng, làm thế nào để thực hiện một cuộc phỏng vấn thành công luôn là câu hỏi của nhiều ứng viên trước khi bước vào các cuộc phỏng vấn? Dưới đây là một số kinh nghiệm giúp cho buổi phỏng vấn việc làm thành công mà người viết cất công sưu tầm, mong được chia sẻ cùng bạn đọc đặc biệt là các bạn sinh viên, học sinh năm cuối - những người sắp bước vào một “cuộc chiến” để chứng tỏ mình là người phù hợp nhất với vị trí công việc mà nhà tuyển dụng cần tuyển. Hy vọng rằng bài viết phần nào giúp các bạn tự tin và thành công trong các buổi phỏng vấn việc làm của mình.

Trước ngày phỏng vấn,

Phỏng vấn là buổi gặp gỡ đầu tiên giữa nhà tuyển dụng và ứng viên. Ấn tượng đầu tiên là yếu tố rất quan trọng, nhiều khi nó trở thành yếu quyết định sự thành công hay thất bại trong cuộc phỏng vấn. Do vậy, ứng viên hãy chuẩn bị thật kỹ cho “cuộc chiến” này.

Bạn nên tìm hiểu, nghiên cứu kỹ các thông tin về công ty cũng như yêu cầu vị trí công việc mà bạn đang dự tuyển, điều này giúp bạn phần nào hình dung được công việc mà bạn sẽ làm sau này và quan trọng hơn là nó giúp bạn tự tin hơn khi bước vào phỏng vấn vì bạn đã có thông tin để trả lời cho các câu hỏi liên quan đến công ty cũng như vị trí dự tuyển. Đừng để bị đánh giá là người thiếu sự quan tâm đến công việc và công ty mà bạn mong muốn làm việc trong tương lai.

Hãy hình dung cuộc phỏng vấn diễn ra như thế nào và suy đoán bạn sẽ gặp phải những câu hỏi nào từ nhà tuyển dụng, bạn phải chuẩn bị câu trả lời cho tất cả những câu hỏi đó, đặc biệt là những câu hỏi mà bạn có thể thuyết phục nhà tuyển dụng, giúp thể hiện bản thân và tạo ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng như: mục tiêu nghề nghiệp bạn là gì? Vì sao bạn dự tuyển vào vị trí này?Vì sao bạn cho rằng mình phù hợp với vị trí công việc? Bạn sẽ đóng góp gì, làm gì cho công ty nếu bạn được tuyển dụng?.... Bên cạnh việc chuẩn bị các câu trả lời mà bạn đoán là người tuyển dụng sẽ hỏi, bạn cũng có thể liệt kê ra một số câu hỏi mà bạn sẽ đặt cho nhà tuyển dụng. Tuỳ vào diễn biến cuộc phỏng vấn mà bạn sẽ đặt các câu hỏi này, việc đưa ra các câu hỏi hay, phù hợp, đúng lúc sẽ làm cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn thật sự tự tin và gây ấn tượng đối với họ.

Một việc nữa bạn cần phải chuẩn bị trước buổi phỏng vấn đó là chọn trang phục. Trang phục có thể ảnh hưởng đến thành công của buổi phỏng vấn cho dù đó là buổi phỏng vấn đầu tiên hay buổi phỏng vấn thứ 100. Nguyên tắc đơn giản nhất là mang trang phục lịch sự và phù hợp với vị trí mà bạn ứng tuyển.

Ngày phỏng vấn,

Bạn nên đến sớm một chút trước khi buổi phỏng vấn bắt đầu.

Bạn nên đến sớm so với thời gian bắt đầu cuộc phỏng vấn để có thời gian chỉnh sửa lại một số thứ (đầu tóc, quần áo) và quan trọng hơn là để lấy lại bình tĩnh. Tuy nhiên nếu đến sớm quá cũng không tốt, nhà tuyển dụng có thể cảm thấy bạn vội vàng và bản thân bạn cũng sẽ bị tâm lý bồn chồn vì chờ đợi lâu. Thời gian lý tưởng nhất là 5-10 phút trước khi cuộc phỏng vấn bắt đầu. Thực tế cuộc phỏng vấn bắt đầu ngay khi bạn bước vào văn phòng của công ty tuyển dụng, vì vậy bạn nên bày tỏ sự thân thiện với nhân viên lễ tân, nhân viên văn phòng hoặc những người khác mà bạn gặp.

Khi bạn bước vào một cuộc phỏng vấn việc làm, sản phẩm bạn bán đó chính là bản thân bạn. Bạn càng có khả năng giao tiếp, thể hiện bản thân, sự vượt trội và những kỹ năng của mình một cách chuyên nghiệp, bạn càng có nhiều cơ hội chiến thắng. Bạn phải thật bình tĩnh, thư giãn và thoả mái như bạn đang thực hiện một cuộc nói chuyện bình thường nhưng vẫn phải giữ tính chuyên nghiệp.

Bắt tay thể hiện sự tự tin

Người phỏng vấn thường chào các ứng viên bằng một cái bắt tay, cái bắt tay đó cũng nói lên được nhiều điều về bạn, nếu bạn bắt tay quá nhẹ họ sẽ nghĩ bạn đang e ngại, thiếu tự tin, bắt tay quá mạnh thì nó bộ lộ bạn là người nhiệt tình thái quá và còn hơi bạo lực vì nó có thể gây đau cho người khác. Hãy bắt tay với một độ vừa phải sao cho cái bắt tay đó truyền tải được sự tự tin và nội lực của bạn.



Hãy là một người biết lằng nghe. Trả lời câu hỏi thật rõ ràng và ngắn gọn.

Phỏng vấn tuyển dụng là quá trình trao đổi thông tin hai chiều. Nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu xem bạn có phải là người phù hợp mà họ đang tìm kiếm hay không. Bạn thì muốn tìm hiểu xem vị trí công việc có đúng nguyện vọng của mình hay không. Vì vậy, lắng nghe là một trong những cách để bạn thu thập thêm thông tin cụ thể về công việc, công ty... không những thế lắng nghe còn giúp bạn thể hiện thái độ lịch sự, tôn trọng người khác và đặc biệt nó giúp bạn nắm bắt một cách thấu đáo, rõ ràng các câu hỏi mà người tuyển dụng đặt ra cho bạn.

Mục đích của bạn trong phỏng vấn là thuyết phục nhà tuyển dụng bạn là người đáp ứng tốt nhất yêu cầu của công việc mà họ cần tuyển. Vì vậy, các câu trả lời của bạn phải thật sự thuyết phục, rõ ràng, ngắn gọn và đúng cách. Hãy thuyết phục họ bằng những việc mình đã làm được, những lợi thế mà mình có: kỹ năng, trình độ, bằng cấp, những thành tích, kinh nghiệm….

Và bạn đừng quên đặt những câu hỏi cần thiết khi có thể cho nhà tuyển dụng, điều này chứng tỏ bạn không phải là người thụ động, thể hiện sự nhiệt tình của bạn và làm cho họ cảm nhận rằng bạn là người quan tâm và thực sự mong muốn làm ở vị trí công việc ấy.



Hãy sử dụng ngôn ngữ cơ thể.

Có nghiên cứu cho rằng 55% - 65% tín hiệu giao tiếp với nhau là thông qua ngôn ngữ cơ thể (ánh mắt, nét mặt, động tác của đôi tay, tư thế và sự chuyển động của cơ thể). Vậy thì tại sao bạn không sử dụng ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp giữa bạn và người tuyển dụng trở nên hiệu quả hơn.

Hãy mỉm cười và giao tiếp bằng mắt một cách thân thiện và cởi mở. Một ứng viên có thái độ thân thiện trong buổi phỏng vấn sẽ lấy được cảm tình của người tuyển dụng, điều đó chứng tỏ rằng anh ấy/cô ấy cũng sẽ thân thiện với các đồng nghiệp. Chính vì vậy bạn hãy mỉm cười, giao tiếp bằng ánh mắt thân thiện, cởi mở. Ngoài ra, giao tiếp bằng ánh mắt còn thể hiện sự tự tin, chân thật và mạnh mẽ.

Tư thế đứng và bước phải thật tự tin; ngồi thẳng lưng; hãy nhìn thẳng về phía người tuyển dụng, nếu nhìn chằm chằm vào họ làm cho bạn ngại thì bạn hãy nhìn vào sống mũi của họ.

Nếu bạn lo lắng thì cũng đừng quá bồn chồn. Đừng nghịch khuyên tai, xoắn tóc, khoanh tay trước ngực hay gãi đầu.

Đừng đánh mất sự tự tin và thái độ lịch sự.

Cho dù nhà phỏng vấn đối xử với bạn bằng bất cứ thái độ nào thì bạn thì bạn vẫn phải giữ một thái độ tự tin, lịch sự, nhã nhặn. Thể hiện một thái độ mất bình tĩnh hay tức giận chứng tỏ bạn là người không chuyên nghiệp, bạn sẽ bị mất điểm nhiều vì điều này.



Kết thúc phỏng vấn một cách tích cực.

Hãy nhắc lại với nhà tuyển dụng những điều chính yếu của cuộc phỏng vấn một cách rõ ràng và thuyết phục nếu bạn thực sự mong muốn công việc này. Nói lời cảm ơn nhà tuyển dụng đã dành thời gian cho mình. Hỏi họ một cách lịch sự khi nào thì họ sẽ có quyết định về việc tuyển dụng này.



Tài liệu tham khảo:

1. Đinh Kim Quốc Bảo, “Để thành công khi tham dự phỏng vấn”, NXB Thanh niên, 2006.

2. Nanettef F. Deluca, “Toả sáng trong phỏng vấn tuyển dụng - Những câu trả lời hay nhất cho 201 câu hỏi phỏng vấn”,NXB Lao động – Xã hội, 2007.

3. http://www.hanhchinhvn.com

4. http://www.jobsvietnam.com.vn

5. http://advice.vietnamworks.com.vn

6. http://computerjobs.vn/huong-nghiep

Ý KIẾN VỀ VIỆC HỌC NGOẠI NGỮ

SV. Nguyễn Thị Thương

Lớp KT1.2
Hiện nay, đối với học sinh - sinh viên việc học ngoại ngữ phần lớn là sự đối phó với thầy cô, thi cử. Ngoại ngữ được học tại trường đơn thuần chỉ gói gọn trong một số tiết học trên lớp, ngoài ra học sinh hầu như không có cơ hội để sử dụng ngoại ngữ đó. Thực tế là đã có thời gian người ta đua nhau học để thi lấy chứng chỉ tiếng Anh A, B, C nhằm mục đích hoàn thiện hồ sơ xin việc.

Tuy nhiên, ngoại ngữ đôi khi hết sức quan trọng đối với bạn. Đó chính là lúc bạn làm việc cho công ty liên doanh với nước ngoài hay công việc của bạn tiếp xúc trực tiếp với người nước ngoài. Người nào sớm nhận ra vai trò của ngoại ngữ, người đó sẽ không cảm thấy tiếc những năm tháng ngồi ở ghế nhà trường. Với tuổi trẻ, cơ hội đến mà không đón nhận được thì thật là đáng tiếc. Vì những điều ấy, hôm nay tôi muốn gửi đến bạn đọc một bài viết về vấn đề học ngoại ngữ với mong muốn được chia sẻ cùng các bạn những điều bổ ích.



Vai trò của ngoại ngữ trong thời kỳ hội nhập

Việt Nam đang thực hiện những cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới, mở cửa nền văn hóa để tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại từ các nước tiến bộ. Ngoại ngữ ngày càng trở nên quan trọng.

Học ngoại ngữ đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực thực sự. Từ những năm đầu tiên tiếp xúc với ngoại ngữ, đặc biệt là môn tiếng Anh, chúng ta đã học các chữ cái đơn giản, học về những vật dùng thông thường quen thuộc. Nếu để ý và chủ động, chúng ta sẽ nhớ mãi và nó sẽ trở thành nền tảng để ta tiếp tục vươn xa hơn. Đối với những bạn cấp 2, cấp 3, chúng ta không chỉ biết đơn thuần học đến cấu trúc câu mà phải học cách viết, cách đọc và dịch đoạn văn sao cho trôi chảy và phải khẳng định rằng chúng ta không còn là những cô cậu bé thời tiểu học. Nhưng đã mấy ai làm được điều đó ? Hôm nay, khi ngồi trên ghế nhà trường của bậc cao đẳng hay đại học, chúng ta hãy nhìn lại để xem mình đã học được gì trong những năm trung học ấy...

Là học sinh – sinh viên theo học tại trường Thương mại, với các ngành nghề như Quản trị kinh doanh, Ngoại thương, Marketing, Du lịch... đòi hỏi chúng ta phải biết ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành. Nếu không biết ngoại ngữ, chúng ta sẽ rất khó khăn khi xin việc, gặp bế tắc ngay từ buổi đầu tiên gặp gỡ, giao dịch với đối tác, khách hàng, hay trong những tình huống đơn giản như nghe và trả lời điện thoại, đọc hiểu các thư tín, hợp đồng...

Vài nét về việc học ngoại ngữ

Trong thời đại ngày nay, hầu hết các nghề nghiệp đều cần đến ngoại ngữ. Học thêm được một ngôn ngữ khác, bạn có thể làm việc được trong một môi trường và xã hội khác. Xã hội mở cửa, cơ hội phát triển chia đều ở các lĩnh vực khác nhau. Nếu không chủ động trước thời cuộc, dù bạn có khát vọng công việc nhiều thế nào đi chăng nữa, mãi mãi bạn cũng không thể thể hiện được điều đó với mọi người.

Từ nhận thức của bản than, ý kiến trao đổi với các giáo viên, giảng viên giảng dạy bộ môn ngoại ngữ và ý kiến của các bạn học sinh – sinh viên từ nhiều trường khác nhau, tôi nhận thấy rằng việc học ngoại ngữ của học sinh – sinh viên Việt Nam có những vấn đề đáng lưu ý sau:


  • Các câu lạc bộ tiếng Anh vẫn được thành lập trong và ngoài trường nhằm giúp các bạn học sinh – sinh viên học hỏi và trau dồi Anh ngữ, song vẫn không có nhiều thành viên tham gia;

  • Các bạn chưa thật sự giành nhiều thời gian để học ngoại ngữ;

  • Có nhiều bạn đang theo học các khóa tiếng Anh A, B, C nhưng chưa thật sự chú trọng kiến thức mà chỉ quan tâm đến bằng cấp;

  • Cũng có những bạn có hoàn cảnh khó khăn nên không thể theo học các lớp tiếng Anh , không có điều kiện tiếp xúc nhiều với ngoại ngữ;

  • Chưa tìm được phương pháp học tập tốt môn ngoại ngữ cho bản thân;

  • Do không chủ động tìm kiếm kiến thức và vận dụng kiến thức vào cuộc sống nên dần dần trình độ ngoại ngữ bị hao mòn;

  • Đa số HS-SV chưa thực sự nhận thức được vai trò của ngoại ngữ mà chỉ chú trọng vào những môn học chuyên ngành;

  • Vẫn còn tình trang mua bằng cấp để đối phó khi xin việc.

Phương pháp học ngoại ngữ

Học ngoại ngữ rất cần thiết nhưng phải học như thế nào? Để học tốt ngoại ngữ, trước hết phải kể đến niềm đam mê, yêu thích môn học. Tìm được một phương pháp tốt nhất không phải là điều dễ dàng, nhưng nếu cố gắng chúng ta sẽ thành công.

Theo ý kiến đóng góp của các giảng viên Anh ngữ, hướng dẫn viên du lịch, thông dịch viên... thì:


  • Bạn có thể học ngoại ngữ bằng cách đọc báo, xem truyền hình nước ngoài. Có thể ban đầu bạn không hiểu nhưng bạn có thể làm quen mặt chữ và âm thanh.

  • Đi từ dễ đến khó, ban đầu nên đọc các tin vắn về văn nghệ, thể thao vì từ ngữ và văn phong đơn giản hơn các bài báo dài. Dần dần phối hợp với việc học chính quy, việc học ngoại ngữ của bạn sẽ tiến bộ nhanh hơn.

  • Bạn cũng có thể viết từ vựng tiếng Anh vào một mảnh giấy nhỏ và dán chúng lên những vật dụng trong phòng của bạn để nhớ nhanh hơn do tiếp xúc hằng ngày.

  • Bạn cũng không nên ngần ngại sử dụng ngôn ngữ trước đám đông, vì khi chủ động bạn có thể nhớ lâu hơn.

  • Khi học từ vựng, bạn có thể học vài từ mỗi ngày, sau đó bạn hãy học lại những từ đó và tiếp tục học thêm vài từ mới. Có như vậy bạn sẽ không quên những gì mình đã học và tiếp thu những điều mới.

Với bản thân, tôi là người yêu thích môn ngoại ngữ từ bé. Tôi không chỉ muốn học Tiếng Anh mà còn muốn học những ngoại ngữ khác nữa. Và tôi nghĩ rằng tôi sẽ làm được.

Là sinh viên của trường, tôi muốn gửi đến các bạn bài viết của mình với mong muốn rằng các bạn sớm nhận thức được vai trò của ngoại ngữ và tìm được cho mình một phương pháp học tập riêng. Hãy cố gắng, nỗ lực và kiên trì để củng cố vốn ngoại ngữ cho bản thân. Thành công không bao giờ quay lưng với những ai biết cố gắng và kiên trì.

Chúc các bạn thành công!


Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 332.46 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương