CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 386.3 Kb.
trang1/6
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích386.3 Kb.
#5404
  1   2   3   4   5   6


CHÍNH PHỦ

------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------------------------------


BÁO CÁO

Kinh nghiệm quốc tế về chính sách phí, lệ phí

(Kèm Tờ trình Quốc hội số 135 /TTr-CP ngày 31/3/2015 của Chính phủ)

–--------------–––––––

I. TỔNG QUAN VÀ XU HƯỚNG CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH PHÍ, LỆ PHÍ Ở CÁC NƯỚC


Qua nghiên cứu chính sách phí, lệ phí ở các nước phát triển và đang phát triển thấy rằng chính sách phí, lệ phí của các nước rất đa dạng, có thể khái quát một số nét chính như sau:

  1. Về khái niệm phí, lệ phí

Thuật ngữ để chỉ phí, lệ phí ở các nước rất khác nhau1: Trung Quốc gọi là “phí hành chính, sự nghiệp”; In-đô-nê-xi-a gọi là các khoản thu không phải là thuế của nhà nước ở cấp trung ương và lệ phí (charges) ở cấp địa phương; Phi-lip-pin gọi là phí và lệ phí (fees and charges); Thái Lan gọi là phí (fees); Phần Lan gọi là phí và lệ phí (fees and charges); Bungari gọi là phí (fees), Ireland gọi là phí và lệ phí (fees and charges),… Một số nước dùng khái niệm phí người sử dụng (user fees) để chỉ cả các khoản phí, lệ phí (ví dụ như Canada).

Ngoài ra, cùng một khoản thu, có nước gọi là thuế nhưng có nước gọi là phí hoặc lệ phí. Chẳng hạn, khoản thu từ việc đăng ký quyền sở hữu tài sản ở một số quốc gia được quy định là lệ phí trước bạ (registration fee) trong khi đó ở một số nước khác được quy định là thuế trước bạ (registration tax); khoản thu từ việc cấp phép ở một số quốc gia được quy định là lệ phí cấp phép trong khi đó một số nước quy định là thuế cấp phép (licence tax); một số nước quy định khoản thu đối với các phương tiện giao thông là phí sử dụng đường bộ trong khi một số nước quy định là thuế đường bộ hoặc thuế ô tô.



  1. Về hình thức pháp lý

Qua khảo sát kinh nghiệm của một số nước có thể thấy có hai xu hướng chính: (1) Xây dựng một văn bản Luật thống nhất quy định danh mục phí, lệ phí; nguyên tắc xác định mức thu phí, lệ phí; thẩm quyền ban hành phí, lệ phí sau đó việc ban hành chi tiết danh mục phí, lệ phí được phân cấp cho các cơ quan, tổ chức cụ thể; (2) Xây dựng Luật riêng về phí, lệ phí ở cấp trung ương (Danh mục phí, mức phí) đồng thời có Luật riêng về phí, lệ phí ở cấp địa phương. Cụ thể như sau:

Ban hành văn bản về phí, lệ phí: Một số nước do Quốc hội ban hành Luật, các Bộ ra Nghị định hướng dẫn về danh mục phí, lệ phí, mức thu phí dựa trên chức năng và nhiệm vụ của mình như Phần Lan; một số nước ban hành Luật có tính chất phí, lệ phí ở cấp trung ương và Luật phí, lệ phí ở cấp địa phương (In-đô-nê-xi-a) đồng thời tăng cường phân cấp cho chính quyền địa phương trong việc ban hành danh mục phí, lệ phí, mức thu, nguyên tắc áp dụng, xử phạt hành chính, hoá đơn, bãi bỏ các khoản phải thu hết hạn, mức giảm trừ…; có nước ban hành Luật phí, lệ phí chung ở cấp trung ương và phân cấp cho địa phương xây dựng danh mục thu phí cụ thể (Ca-na-da); cũng có nước ban hành văn bản hướng dẫn về việc thu phí, lệ phí chung cho cả nước và trên cơ sở đó các Bộ, ban, ngành, đơn vị cũng như các địa phương xây dựng văn bản thực hiện việc thu phí, lệ phí trong theo chức năng và nhiệm vụ của mình. (Trung Quốc, Phi-lip-pin).

Ban hành danh mục phí và lệ phí: Đối với những nước xây dựng Luật về phí, lệ phí thì việc quy định danh mục phí, lệ phí thường hai xu hướng (1) Quy định cụ thể danh mục các loại phí, lệ phí trong Luật về phí, lệ phí như In-đô-nê-xi-a2 (2) Một số nước không quy định cụ thể danh mục phí, lệ phí trong Luật mà được các Bộ, ngành xây dựng Danh mục phí trên cơ sở chức năng, dịch vụ và hoạt động cung cấp khác của cơ quan nhà nước được quy định trong Hiến pháp của các nước cũng như Luật phí quy định, dưới hướng dẫn chung của Bộ Tài chính (Phần Lan). Đối với những nước không xây dựng Luật về phí, lệ phí thì danh mục phí, lệ phí được quy định tại các văn bản Luật của các Bộ khác nhau tùy vào lĩnh vực thu phí (Thái Lan) hoặc trên cơ sở hướng dẫn chung về phí, lệ phí, các đơn vị, chính quyền địa phương thực hiện xây dựng danh mục phí, lệ phí, mức thu của mình. (Trung Quốc3, Phi-lip-pin4).

  1. Về thẩm quyền ban hành

Thẩm quyền ban hành phí, lệ phí của các nước cũng rất đa dạng, một số nước do Quốc hội ban hành Luật, các Bộ ra Nghị định hướng dẫn về danh mục phí, lệ phí, mức thu phí dựa trên chức năng và nhiệm vụ của mình như Phần Lan; một số nước ban hành Luật có tính chất phí, lệ phí ở cấp trung ương và Luật phí, lệ phí ở cấp địa phương (In-đô-nê-xi-a) trên cơ sở đó tăng cường thẩm quyền cho chính quyền địa phương trong việc ban hành danh mục phí, lệ phí, mức thu, nguyên tắc áp dụng, xử phạt hành chính, hoá đơn, bãi bỏ các khoản phải thu hết hạn, mức giảm trừ…; có nước ban hành Luật phí, lệ phí chung ở cấp liên bang trên cơ sở đó địa phương xây dựng danh mục thu phí cụ thể cho riêng mình (Ca-na-da); cũng có nước ban hành văn bản hướng dẫn về việc thu phí, lệ phí chung cho cả nước và trên cơ sở đó các Bộ, ban, ngành, đơn vị cũng như các địa phương xây dựng văn bản thực hiện việc thu phí, lệ phí theo chức năng và nhiệm vụ của mình (Trung Quốc, Phi-lip-pin).

  1. Vê danh mục phí, lệ phí

Theo hướng dẫn của OECD thì các khoản thu ngoài thuế của ngân sách (Non-tax revenues) 5 bao gồm các khoản như: án phí, phí giấy phép lái xe, phí bến cảng, phí hộ chiếu; lệ phí cấp giấy phép cho đài phát thanh và truyền hình mà do cơ quan công quyền cung cấp dịch vụ. Ngoài ra, còn có các loại phí do nhà nước thu khi cấp phép như cấp phép phát hành phim; săn bắt; đánh bắt cá; cung cấp các dịch vụ giải trí hoặc các cơ sở kinh doanh trò chơi điện tử; cấp phép nuôi chó; cấp phép sử dụng xe cơ giới; súng,…

Quy định về danh mục phí, lệ phí của các nước cũng rất khác nhau. Đối với những nước xây dựng Luật về phí, lệ phí thì việc quy định danh mục phí, lệ phí thường theo hai xu hướng (1) Quy định cụ thể danh mục các loại phí, lệ phí trong Luật về phí, lệ phí như In-đô-nê-xi-a; (2) Một số nước không quy định cụ thể danh mục phí, lệ phí trong Luật mà được các Bộ, ngành xây dựng Danh mục phí trên cơ sở chức năng và hoạt động cung cấp dịch vụ công của cơ quan nhà nước được quy định trong Hiến pháp của các nước cũng như Luật phí quy định, theo hướng dẫn chung của Bộ Tài chính (Canada, Phần Lan).



Đối với những nước không xây dựng Luật về phí, lệ phí thì danh mục phí, lệ phí được quy định tại các văn bản Luật của các Bộ khác nhau tùy vào lĩnh vực thu phí (Thái Lan) hoặc trên cơ sở hướng dẫn chung về phí, lệ phí, các đơn vị, chính quyền địa phương thực hiện xây dựng danh mục phí, lệ phí, mức thu của mình. (Trung Quốc, Phi-lip-pin).

Trung Quốc: Các khoản thu có tính chất phí, lệ phí được gọi chung là “Phí hành chính sự nghiệp” và được phân thành 6 loại theo tính chất khoản thu, bao gồm6: (i) Phí quản lý hành chính; (ii) Phí sử dụng tài nguyên; (iii) Phí kiểm định; (iv) Phí liên quan đến thi cử; (v) Phí liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng; (vi) Các loại phí khác.7 Các khoản thu này được phân theo ngành với 57 loại8 như: ngoại giao, cải cách phát triển, giáo dục, công an, giám sát, tư pháp, tài chính, tài nguyên đất…9.

In-đô-nê-xi-a Danh mục do chính quyền trung ương ban hành, được chia thành 5 nhóm bao gồm: Khoản thu có nguồn gốc từ các hoạt động quản lý của nhà nước; khoản thu từ việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên; khoản thu từ việc quản lý tài sản của nhà nước; khoản thu dựa vào các phán quyết của tòa án trong việc áp dụng xử phạt hành chính; các khoản thu từ các dịch vụ tài trợ. Theo lĩnh vực bao gồm phí trong các hoạt động liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu và phát triển công nghệ; dịch vụ y tế; giáo dục và đào tạo; cung cấp luật. Danh mục phí, lệ phí áp dụng ở cấp địa phương được quy định tại Luật thuế và lệ phí sử dụng năm 2000 sửa đổi Luật năm 1997 bao gồm 3 nhóm phí đó là: phí sử dụng các dịch vụ công cộng (11 loại); dịch vụ kinh doanh và cấp phép giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp.

Phi-lip-pin: Danh mục phí ở cấp trung ương được chia thành 22 nhóm theo cơ quan thu: nhóm phí, lệ phí áp dụng tại văn phòng Tổng thống (OP); nhóm phí áp dụng tại Văn phòng Thư ký báo chí (Office of Press Secretary - OPS); nhóm phí áp dụng tại Bộ Cải cách ruộng đất (DAR); nhóm phí áp dụng tại Bộ Nông nghiệp (DA); nhóm phí áp dụng tại Bộ Ngân sách và quản lý (DBM); nhóm phí áp dụng tại Bộ Giáo dục (DepEd); nhóm phí áp dụng tại Bộ Năng lượng (DOE); nhóm phí áp dụng tại Bộ Tài nguyên và Môi trường (DENR); nhóm phí áp dụng Bộ Tài chính (DOF); nhóm phí áp dụng tại Bộ Ngoại giao (DFA); nhóm phí áp dụng tại Bộ Y tế; nhóm phí áp dụng tại Bộ Nội vụ và chính quyền địa phương; nhóm phí áp dụng tại Bộ Tư pháp; nhóm phí áp dụng tại Bộ Lao động và việc làm; nhóm phí áp dụng tại Bộ Quốc phòng; nhóm phí áp dụng tại Cơ quan phát triển kinh tế quốc gia (NEDA); Bộ Công chính và đường cao tốc; nhóm phí áp dụng tại Bộ khoa học và công nghệ; nhóm phí áp dụng tại Bộ An sinh xã hội và phát triển (DSWD); nhóm phí áp dụng tại Bộ Du lịch (DOT); nhóm phí áp dụng tại Bộ Công Thương; nhóm phí áp dụng tại Bộ Giao thông và truyền thông (DOTC).

Ở địa phương bao gồm: Phí sử dụng điện thoại, phí sử dụng đường công cộng, bến tàu, cầu cảng, đường thủy, cầu, phà, hệ thống viễn thông được tài trợ và xây dựng bởi chính quyền địa phương (trong đó không tính phí điện thoại và lệ phí đối với các sĩ quan và quân nhân thuộc lực lượng vũ trang Phi-líp-pin và sảnh sát đang làm nhiệm vụ, nhân viên bưu điện, người khuyết tật và người cao tuổi (trên 65 tuổi)).

Thái Lan : Danh mục phí, lệ phí của Thái Lan được quy định cụ thể tại các Luật khác nhau theo từng lĩnh vực bao gồm: phí phương tiện được quy định tại Luật về phương tiện giao thông (Law on vehicle); phí cấp quyền khai thác khoáng sản được áp dụng theo Luật thuế khoáng sản; phí cấp quyền khai thác dầu khí được áp dụng theo Luật dầu khí; lệ phí trước bạ liên quan đến thủ tục đất đai được áp dụng theo Luật đất đai (Land code and condominium Act); phí sân bay (liên quan đến Luật hàng không Air Navigation B.E 2497; 1954)10; lệ phí cấp giấy phép đánh bạc (theo Luật cá cược - Law on gamble); phí cấp phép bán rượu được quy định tại Luật về rượu của Thái lan; phí quản lý rác thải,…

Bun-ga-ri: quy định phí đối với hoạt động chuyển nhượng tài sản thừa kế và quà tặng; cấp giấy phép xây dựng; phí cấp quyền sử dụng xe vận tải (được trả bởi chủ sở hữu xe ô tô, xe gắn máy, động cơ, tàu thuyền và máy bay); phí khai thác mỏ đá; phí sử dụng địa điểm để phân phối sản phẩm; phí sử dụng nước và hệ thống thoát nước; phí đối với việc sử dụng các khu nghỉ dưỡng để nghỉ hè, nhà trẻ, trung tâm giữ trẻ, ký túc xá; phí bảo vệ tài sản, lệ phí chứng nhận đối với dịch vụ mang tính chất hành chính.

  1. Về nguyên tắc xác định mức thu

Việc xây dựng mức giá cho phí, lệ phí cung cấp dịch vụ công cộng thường theo nguyên tắc bù đắp chi phí (đủ giá vốn). Theo đó, một hay nhiều bộ phận theo dõi và kiểm toán hàng năm đối với việc xây dựng giá các mức phí và lệ phí đối với dịch vụ công cộng. Ở Anh các nhân tố chính để được tính trong mức phí, lệ phí của một dịch vụ công cộng gồm11: Chi phí bất động sản (đất đai..); thiết bị văn phòng, bao gồm cả CNTT; bưu chính, in ấn, viễn thông; chi phí lao động (bao gồm cả chi phí đào tạo), chi phí kiểm toán, chi phí quản lý, dịch vụ pháp lý; chi phí nghiên cứu và phát triển; chi phí về thuế: thuế giá trị gia tăng,…; khấu hao; lợi nhuận trên vốn; một số chi phí bảo hiểm; lệ phí cho nhà thầu phụ; chi phí phân phối bao gồm cả giao thông vận tải; quảng cáo; nợ xấu. Có một số dịch vụ không áp dụng theo nguyên tắc này nhưng phải giải thích rõ mục tiêu chính sách.12 Tương tự như vậy Phi-líp-pin hướng dẫn này được đưa ra trong Pháp lệnh số 197 và 218.13 In-đô-nê-xi-a áp dụng nguyên tắc xác định mức thu lệ phí về cơ bản là đảm bảo bù đắp chi phí và đối với từng loại lệ phí thì mức bù đắp và có lợi nhuận một phần nhưng áp dụng khác nhau đối với từng loại lệ phí như cung cấp chứng minh thư và giấy tờ pháp lý là đảm bảo một phần; cung cấp dịch vụ kinh doanh là đảm bảo đủ chi phí và có lợi nhuận hợp lý theo giá cả thị trường; cung cấp giấy phép là đảm bảo đầy đủ chi phí. Phần Lan dựa theo giá thành của dịch vụ, hàng hóa được cung cấp bao gồm chi phí trực tiếp phát sinh, tỷ lệ chi phí hành chính được phân bổ, chi phí của các cơ quan khác tham gia vào việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ công. Ngoài ra Chính phủ và chính quyền địa phương đưa ra mức trần tối đa cho một số loại phí và lệ phí như Phần Lan quy định mức mức trần lệ phí đối với các dịch vụ như thu gom rác thải…

Mức thu phí, lệ phí ở các nước thường là mức thu tuyệt đối. Tuy nhiên, ở một số nước có áp dụng các khoản thu vừa có tính chất lệ phí, vừa có tính chất thuế (thuế đăng ký quyền sở hữu tài sản) thì mức thu được quy định theo tỷ lệ % tính trên giá trị. Ở hầu hết các nước, Cơ quan lập pháp (Quốc hội) ban hành khung và phân cấp cho địa phương quy định mức thu cụ thể đối với những khoản thu thuộc ngân sách địa phương.



  1. Về quản lý, sử dụng khoản thu phí, lệ phí

Các khoản thu phí, lệ phí do cơ quan nhà nước thu là khoản thu thuộc ngân sách (ngân sách trung ương hoặc ngân sách địa phương). Ở hầu hết các nước, nguồn thu từ phí, lệ phí thường được tập trung vào ngân sách nhà nước và được quản lý, sử dụng thống nhất theo các quy định của pháp luật về quản lý ngân sách.

Trung Quốc: Các khoản thu từ phí, lệ phí của Trung Quốc được quy định nộp vào các tài khoản khác nhau tùy thuộc vào từng loại phí, lệ phí, cụ thể: (i) nộp vào quản lý kho bạc nhà nước quản lý (như lệ phí làm hộ chiếu, lệ phí công chứng…); (ii) nộp vào kho bạc nhà nước và địa phương (phí bù đắp tài nguyên khoáng sản...); (iii) nộp vào tài khoản chuyên biệt của trung ương và địa phương (học phí phổ thông trung học…); (iv) nộp vào tài khoản chuyên biệt của trung ương (học phí bậc đại học, trung cấp phát thanh truyền hình trung ương…); (v) nộp vào tài khoản chuyên biệt của địa phương (lệ phí kiểm tra trình độ ngoại ngữ trên cả nước…); (vi) nộp vào kho bạc địa phương (lệ phí làm chứng minh thư nhân dân…).

In-đô-nê-xi-a quy định mọi khoản thu từ phí, lệ phí ở cấp trung ương đều phải nộp vào tài khoản của Nhà nước và được quản lý chặt chẽ trong một hệ thống thu – chi.

Đối với những khoản phí, lệ phí không nộp đúng hạn có thể bị phạt theo mức phạt có thể là 2%-3%/tháng. Các cơ quan, địa phương có thể thực hiện việc miễn thu phí đối với một số loại phí đối với những khoản thu nhỏ không đáng kể (được hướng dẫn cụ thể trong Luật phí và lệ phí hay các văn bản hướng dẫn chung về phí, lệ phí của từng nước).



Việc thanh tra, kiểm tra và kiểm toán đối với việc thu phí, lệ phí được quy định cụ thể trong Văn bản về phí, lệ phí (Luật, văn bản hướng dẫn) và được thực hiện thường xuyên hàng năm tại các đơn vị, địa phương.14

  1. Động viên ngân sách từ phí, lệ phí ở một số nước

Phí, lệ phí là nguồn thu thường được phân cấp cho chính quyền địa phương (Oates, 1972; Musgrave 1983; Bahl và Bird 2008).15 Tỷ trọng thu phí, lệ phí trong tổng nguồn thu của chính quyền địa phương ở các nước OECD là 9,3% (2011); Canada là 25,7% (2000);16 Mỹ (2010) là 24%, Nam Phi hơn 30% (2009); Úc là 14% (2009)17; Uganda là 18,5% (2002); Ireland là 27% (2012)...18 So sánh trên GDP thì số thu phí, lệ phí chính quyền địa phương năm 2011 ở các nước OECD là 0,2%, cao nhất có Chi – lê, Ý, Hà Lan chiếm 0,6%; Hàn Quốc là 0,5% và Nhật Bản là 0,4%.

Tỷ trọng phí, lệ phí của chính quyền địa phương ở một số quốc gia.

Quốc gia

%GDP

% tổng thu NS

từ thuế, phí, lệ phí

Năm 1995

Năm 2011

Năm 1995

Năm 2011

Chi Lê

0,5

0,6

40

40,6

Cộng hòa Séc

0,1

0,2

20,8

47,0

Estonia

0,0

0,1

0,4

1,2

Pháp

0,3

0,2

6,9

3,1

Hungary

0,0

0,3

4,5

10,9

Iceland

0,0

0,1

0,0

0,7

Israel

0,1

0,1

6,5

5,2

Ý

0,3

0,6

13,8

8,4

Nhật Bản

0,3

0,4

5,0

5,2

Hàn Quốc

0,4

0,5

11,5

12,6

Hà Lan

0,3

0,6

29,2

44,6

New Zealand

0,2

0,2

8,3

9,8

NaUy

0,0

0,1

0,6

1,5

Ba Lan

0,2

0,3

8,5

7,7

Bồ Đào Nha

0,2

0,1

0,5

5,1

Cộng hòa Slovakia

0,0

0,2

0,9

23,5

Nguồn: http://dx.doi.org/10.1787/rev_stats-2013-en-fr.

II. KHÁI QUÁT CHÍNH SÁCH PHÍ, LỆ PHÍ CỦA MỘT SỐ NƯỚC CỤ THỂ

Каталог: DuThao -> Lists -> DT TAILIEU COBAN -> Attachments
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 151 /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Phần thứ nhất ĐÁnh giá TÌnh hình tổ chức thực hiện luật hợp tác xã NĂM 2003
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Danh mỤc LuẬt/NghỊ đỊnh thư cỦa các quỐc gia/khu vỰc đưỢc tham khẢo trong quá trình xây dỰng DỰ thẢo luật tài nguyên, môi trưỜng biỂn và hẢi đẢo
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 1- tình hình gia nhập công ước quốc tế về an toàn – vệ sinh lao động
Attachments -> BÁo cáo tổng hợp kinh nghiệm nưỚc ngoài a. Nhận xét chung
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 104/bc-btp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 386.3 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương