CHÍnh phủ —— Số: 23/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 451.39 Kb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích451.39 Kb.
#29333
  1   2   3   4   5


CHÍNH PHỦ

——

Số: 23/BC-CP



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________________________

Hà Nội, ngày 09 tháng 3 năm 2011


BÁO CÁO

Việc thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2010
_______

Kính gửi: Quốc hội
Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Luật Bình đẳng giới, các quy định pháp luật về bình đẳng giới đã được triển khai khá đồng bộ ở hầu hết các ngành, các cấp; bước đầu tạo ra sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành vi của các cấp lãnh đạo và cán bộ, công chức và người dân.

Thực hiện Điều 25 Luật Bình đẳng giới, Chính phủ báo cáo Quốc hội về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2010 với những nội dung cụ thể như sau:


Phần 1

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU QUỐC GIA

VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2010
I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI

1. Xây dựng, ban hành chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới và các văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới

Năm 2010, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã xây dựng và ban hành một số chính sách, pháp luật về bình đẳng giới.

- Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 (tại Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2010). Chiến lược là một trong những công cụ quan trọng để đưa Luật Bình đẳng giới vào cuộc sống, thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết quốc tế như Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ, các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh năm 1995 về phụ nữ.

Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 có mục tiêu tổng quát: “Đến năm 2020, về cơ bản, bảo đảm bình đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước”. Chiến lược xác định 7 mục tiêu và 22 chỉ tiêu cụ thể trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động - việc làm, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, thông tin, gia đình và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới.

- Trên cơ sở đề xuất của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Thủ tuớng Chính phủ đã phê duyệt và giao Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam chủ trì thực hiện một số Đề án như:

+ Đề án “Hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm cho phụ nữ giai đoạn 2009 – 2015”.

+ Đề án Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt giai đoạn 2010 - 2015 (Quyết định 704/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2010), với mục tiêu chung: Thông qua việc cung cấp kiến thức, kỹ năng nuôi, dạy trẻ giúp cho 5 triệu bà mẹ có con dưới 16 tuổi nắm vứng kiến thức, kỹ năng nuôi, dạy con tốt nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, bệnh tật, tử vong ở trẻ em; hạn chế tình trạng trẻ em ở độ tuổi vị thành niên vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật, mắc tệ nạn xã hội, góp phần cùng toàn xã hội thực hiện đầy đủ hơn quyền trẻ em, thực hiện xây dựng gia đình “no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc”.

+ Đề án Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2010 - 2015 (Quyết định 343/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2010), với mục tiêu chung: Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo tiêu chí có lòng yêu nước; có sức khoẻ; có tri thức, kỹ năng nghề nghiệp; năng động, sáng tạo; có lối sống văn hoá và lòng nhân hậu nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của người dân, cộng đồng, xã hội, đặc biệt là phụ nữ trong việc giữ gìn, phát huy và xây dựng phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước.

- Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ quy định các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, các Bộ ngành chức năng có liên quan tiếp tục triển khai xây dựng các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới. Cụ thể:

+ Trên cơ sở ý kiến kết luận của Ban Bí thư, Chính phủ giao Bộ Nội vụ có văn bản số 70/BNV-TH hướng dẫn về việc kéo dài tuổi làm việc đối với các chức danh Thứ trưởng và tương đương là nữ ngang bằng độ tuổi làm việc của cán bộ, công chức nam là 60 tuổi.

+ Bộ Nội vụ đã trình Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Tỷ lệ nữ ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới trong nhiệm kỳ 2011 - 2015 bảo đảm bình đẳng giới trong quy trình hiệp thương”; tiếp tục triển khai thực hiện 02 Đề án (theo Quyết định số 1501/QĐ-BNV ngày 30 tháng 10 năm 2009), gồm Đề án “Hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy định về quy hoạch, tạo nguồn cán bộ nữ quy định tỷ lệ nữ bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước” và Đề án “Khảo sát, rà soát, kiến nghị về tuổi bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức để bảo đảm bình đẳng giữa nam và nữ, lồng ghép kiến thức về giới và bình đẳng giới trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức”.

Mặt khác, để thúc đẩy thực hiện Mục tiêu 1 của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, Chính phủ đã có Tờ trình số 11/TTr-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 gửi Ủy ban thường vụ Quốc hội về tỷ lệ nữ ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016 (tỷ lệ nữ ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và tỷ lệ nữ ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011- 2016 là khoảng 35%), cơ chế chính sách để bảo đảm thúc đẩy sự tham gia nhiều hơn của phụ nữ vào quá trình ra quyết định, tăng tỷ lệ nữ ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 215/QĐ-TTg ngày 16 tháng 02 năm 2011 về việc hướng dẫn cơ cấu, thành phần và số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016. Tại Quyết định có quy định đảm bảo có tỷ lệ hợp lý các đại biểu nữ; về định hướng thực hiện cơ cấu, thành phần đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, cơ cấu đại biểu là phụ nữ phấn đấu đạt tỷ lệ chung khoảng 30% trở lên.

+ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết định số 299/QĐ-LĐTBXH ngày 04 tháng 3 năm 2010, trong đó giao các đơn vị chức năng nghiên cứu xây dựng, trình ban hành các quy định về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ, hỗ trợ dạy nghề cho lao động nữ khu vực nông thôn; trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ trong một số nghề, công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại; triển khai nghiên cứu và đề xuất việc ban hành chính sách khuyến khích các cơ quan, tổ chức hỗ trợ lao động nữ khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới 36 tháng tuổi, tạo điều kiện cho lao động nam nghỉ hưởng nguyên lương và phụ cấp khi vợ sinh con… Những nội dung này sẽ được lồng ghép trong quá trình xây dựng, sửa đổi và bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

+ Uỷ ban Dân tộc đang hoàn thiện để trình Chính phủ Đề án “Xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”.

+ Các Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài chính đang tích cực thực hiện các nhiệm vụ đã được giao tại Nghị định số 48/2009/NĐ-CP.

- Căn cứ Luật Bình đẳng giới và các văn bản hướng dẫn thi hành, để thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ, nhiều Bộ, ngành, địa phương đã chủ động xây dựng các chính sách riêng nhằm hỗ trợ phụ nữ tham gia đào tạo, học tập, tuyển dụng…Ví dụ, Bộ Quốc phòng đã ban hành Chỉ thị số 101/CT-BQP ngày 20 tháng 10 năm 2010 về việc tuyển chọn công dân nữ vào phục vụ trong quân đội…

2. Việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch và dự án phát triển kinh tế - xã hội

a) Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

- Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, với vai trò là cơ quan thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 1048/QĐ-BTP ngày 08 tháng 4 năm 2010 về thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có quy định vấn đề lồng ghép giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Với việc ban hành Quyết địnhsố 1048/QĐ-TTg nêu trên, quy trình thẩm định việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới đã được thực hiện thuận lợi hơn so với trước.

- Trong năm 2010, nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã và đang được Chính phủ xây dựng để trình Quốc hội ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền có lồng ghép vấn đề bình đẳng giới như:

Luật nuôi con nuôi năm 2010 có quy định: Việc nuôi con nuôi phải đảm bảo bình đẳng, không phân biệt nam, nữ (Điều 4).

Luật Viên chức năm 2010 có quy định: Không được phân biệt đối xử nam nữ (Điều 19); không thực hiện biệt phái viên chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi (Điều 36).

Luật Thi hành án hình sự năm 2010 quy định: Phạm nhân nữ được bố trí giam giữ riêng (Điều 27); phạm nhân nữ được bố trí làm những công việc phù hợp với giới tính, sức khoẻ và độ tuổi, không làm những công việc nặng nhọc, độc hại thuộc danh mục cấm sử dụng lao động nữ (Điều 29); không áp dụng cùm chân đối với phạm nhân nữ trong thời gian bị giam tại buồng kỷ luật (Điều 38); phạm nhân nữ được cấp thêm đồ dùng cần thiết cho vệ sinh của phụ nữ (Điều 43); phạm nhân nữ có thai nếu không được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì được bố trí nơi ở hợp lý, được khám thai định kỳ, được chăm sóc y tế trong trường hợp cần thiết, được giảm thời gian lao động, được hưởng chế độ ăn uống đảm bảo sức khoẻ (Điều 45); phạm nhân nữ được nghỉ lao động trước và sau khi sinh theo quy định của Bộ Luật Lao động (Điều 45); phạm nhân nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi được bố trí thời gian phù hợp để chăm sóc, nuôi dưỡng con (Điều 45); trước khi thi hành án, trường hợp người chấp hành án là nữ thì Hội đồng phải kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện không thi hành án tử hình theo quy định của Bộ luật hình sự (Điều 59).

Dự án Bộ Luật Lao động (sửa đổi) và Dự án Luật phòng chống mua bán người.

Tại Nghị định số 118/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, Chính phủ quy định: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 76/2003/NĐ-CP quy định và hướng dẫn cụ thể việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục (trại viên là phụ nữ còn được cấp tiền vệ sinh cá nhân mỗi tháng tương đương với 02 kg gạo tẻ thường tính theo giá thị trường của từng địa phương (ngoài chế độ đối với các trại viên); sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 66/2009/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 142/2003/NĐ-CP quy định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng (đối với trường hợp phụ nữ có thai thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại).

Tại Nghị định 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp, Chính phủ quy định (Điều 7) về danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh gồm: kinh doanh các sản phẩm văn hóa đồi trụy; kinh doanh mại dâm, tổ chức mại dâm, mua bán người; kinh doanh dịch vụ môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài; kinh doanh dịch vụ môi giới nhận cha, mẹ, con nuôi, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Tại Nghị định 94/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức cai nghiện ma tuý tại gia đình, cai nghiện ma tuý tại cộng đồng, Chính phủ quy định (Điều 20) có quy định về các trường hợp được hoãn thi hành quyết định cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng như sau: Phụ nữ đang có thai có chứng nhận của bệnh viện từ tuyến huyện trở lên hoặc phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới ba mươi sáu tháng tuổi; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ vào quyết định của cơ sở y tế về thời gian điều trị, thời gian nuôi con nhỏ để quyết định thời hạn hoãn chấp hành quyết định; khi hết thời hạn hoãn chấp hành ghi trong quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng cư trú thì các đối tượng trên phải tiếp tục thi hành quyết định; trường hợp không tự nguyện chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Tại Nghị định 91/2010/NĐ-CP quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, Chính phủ quy định (Điều 3) có quy định như sau: Tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lao động hoặc Toà án quyết định mở thủ tục phá sản, nam từ đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội; người lao động dôi dư theo khoản 1 Điều này có tuổi đời từ đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, từ đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ, được hưởng thêm các khoản trợ cấp (03 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho mỗi năm (đủ 12 tháng, không kể tháng lẻ) nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại điểm a khoản 1 Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội, 05 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho 20 năm đầu làm việc có đóng bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp thêm 1/2 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có)).



Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 451.39 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương