Chương XVI: VĂn hoá chăM



tải về 285.74 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích285.74 Kb.
#18975
  1   2   3   4
Chương XVI: VĂN HOÁ CHĂM

1. THÀNH LUỸ


1.1. PHẾ LŨY LÂM ẤP, LŨY CŨ HOÀN VƯƠNG

Trước hết cần nói rõ rằng, đây là hai di tích hiện còn rất mờ nhạt bởi nó đã bị lịch sử bao phủ dày đặc từ bao biến cố cổ - kim, mà vấn đề cốt lõi, chính là ở bức tranh Lâm Ấp - Hoàn Vương.



1.1.1. Hoành Sơn trong bối cảnh Lâm Ấp - Hoàn Vương:

Trên bản đồ Đông Á và Đông Nam Á, từ thời Tần - Hán, chúng ta có thể thấy uy lực của đế chế Trung Hoa đã được khẳng định trong một phạm vi rộng lớn.

Sự kiện Khu Liên thế kỷ II (Năm Vĩnh Hoà I đời Hán (137), Khu Liên làm phản. Một số tài liệu khác lại cho rằng sự kiện này xảy ra dưới thời Hán Linh đế (168 - 189): "Đời Hán Linh đế, người Tượng Lâm là Khu Liên giết quan huyện lệnh Tượng Lâm, tự xưng làm vua Lâm Ấp" hay đến tận niên hiệu Sơ Bình đời Hán Hiến đế 192) mở đầu cho sự phát triển của vương quốc Lâm Ấp ở vùng phía Nam Hoành Sơn, ngăn chặn ảnh hưởng Hán hoá và dần trở thành một điểm chống đối trực tiếp với phong kiến phương Bắc, cụ thể bằng việc "Bắc tiến" chiếm lĩnh các vùng

đất phía Bắc Lâm Ấp, vượt cả Hoành Sơn. Từ Lâm Ấp cho đến Hoàn Vương rồi Chiêm Thành, đối trọng phương Bắc dần chuyển từ Trung Hoa sang Đại Việt kể từ các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, đặc biệt là các sự kiện cắt đất dưới thời Lý, Trần.

Vùng đất Tượng Quận đời Tần là quận Nhật Nam đời Hán (đổi tên đời Hán Vũ đế), thống thuộc 5 huyện là Tây Quyển, Tỵ Ảnh, Chu Ngô, Lư Dung và Tượng Lâm; đến thời Tống, thêm 2 huyện là Thọ Lãnh, Vô Lao (Theo Tiền Hán thư địa lý chí, Lưu Tống châu quận chí)(A303:16-17;23-Điểm xuất phát của Lâm Ấp chính là vùng đất Tượng Lâm, đến cuối đời Hán sang Tấn, mới lấn sang đất Nhật Nam, chiếm cứ các huyện Lư Dong / Lư Dung, Tây Quyển(A62:328). Vua Phạm Văn (336 - 349), rồi các vị vua kế nhiệm, còn kiêm tính các nước láng giềng, mở rộng "đất nước ấy dài rộng đến 3000 dặm,... tóm lại đã lấy được 2/10 đất quận Nhật Nam". Năm Chính Thuỷ IX nhà Ngụy (249), Lâm Ấp lấy được đất Thọ Lãnh (Theo Thuỷ Kinh chú) và đến đời Tấn, mới lấy được đất Hoành Sơn vào năm Vĩnh Hoà III (347): "Phạm Văn đánh Nhật Nam, xin với Thứ sử Giao Châu là Chu Phiên lấy núi Hoành Sơn, ở Bắc quận Nhật Nam, làm địa giới" và cho xây thành đắp lũy bởi "biên thuỳ là nơi trọng địa, đắp thành ở đấy để đóng quân, chứ không phải là kinh đô nước ấy" (Theo Tấn thư). Không những thế, Lâm Ấp còn mở rộng lãnh thổ về phía Tây từ niên hiệu Hàm Khang (335 - 343), vua Phạm Văn đánh các nước Đại Kỳ Giới, Tiểu Kỳ Giới, Thức Bộc, Từ Lang, Khuất Đồ Càn, Lỗ Vân Đan và "đều diệt được cả, quân số có đến 400 vạn". Kể từ đời Đường, Lâm Ấp lại bắt đầu Nam tiến bằng việc lấy các nước phía Nam Tượng Lâm: Tây Đồ Di, Môn Độc, Cổ Đát(A62:214,269,274,275).

Thời cực thịnh của Lâm Ấp thì biên giới phía Bắc còn vượt dãy Hoành Sơn, như sau này, nhiều lần Lâm Ấp còn lấy luôn cả vùng Tỵ Ảnh, cướp phá Cửu Chân. Chính vì vậy mà các triều đại Trung Hoa luôn phải cất quân chinh phạt, như Ôn Phóng Chi đánh Phạm Phật (359), Đàn Hoà Chi đánh Phạm Dương Mại (446)... Năm Đại Nghiệp I (606), nhà Tuỳ tiến đánh Lâm Ấp, lấy đất đặt làm Đăng châu, Nông châu, Sung châu; đến năm thứ III, lại bỏ châu, đặt quận1. Việc giành giật vùng đất biên địa ở đây luôn căng thẳng, trải các đời Tấn, Tống, đến Tuỳ, "lúc lấy được, lúc lại mất, sách chỉ chép tên không đó thôi" và đến đời Đường "vẫn không lấy lại được, những châu huyện đặt ra chỉ là những tên giả đấy thôi"(A217:29-30; 62:335).

Năm Chí Đức (756 - 757), Chư Cát Địa được đưa lên ngôi, đổi gọi tên nước Hoàn Vương. Năm Nguyên Hoà III đời Đường (809), quân Hoàn Vương đánh ra miền Hoan, Ái, bị An Nam đô hộ phủ Trương Đơn phản công đánh tan, phải bỏ Lâm Ấp, dời đến đất Chiêm, gọi là nước Chiêm Thành(A217:142; A62:267).

Năm Thiên Phúc III / Lê Đại Hành (năm 982), "vua Lê đi đánh Chiêm Thành, phá tan cả, quân vua Chiêm bỏ thành chạy, vua Lê san bằng thành đi" và nơi đó, "tức là thành Địa Lý, cũng tức là Chiêm Thành". Sở dĩ tác giả có sự nhận định như vậy bởi có sự kiện năm Hưng Thống IV (năm 993), "tha người ở thành Địa Lý cũ (cho là đất phủ Quảng Ninh - Quảng Bình) về châu Ô, châu Lý". Tác giả cũng cho rằng "thành Địa Lý có lẽ đắp vào lúc dời sang đất Chiêm Thành, ở tỉnh Quảng Bình ngày nay. Thành Hoàn Vương lại ở phía Bắc thành Chiêm""vì thành Chiêm Thành đã bị Lê Đại Hành san bằng đi nên dấu cũ của thành ấy không thể xét thấy nữa. Chỉ còn hai thành ở huyện Bình Chính (tức là thành Cao Lao Hạ) và huyện Lệ Thuỷ (thành Nhà Ngo)"(A62:267-269).

Đặng Xuân Bảng cho rằng thành ở Bình Chính là thành đắp lúc Lâm Ấp dâng biểu xin lấy Hoành Sơn ở phía Bắc quận Nhật Nam làm ranh giới; còn thành ở huyện Lệ Thuỷ thì không biết rõ là do nước Chiêm Thành đắp riêng hay là thành của phủ Tân Bình đời Lý(A62:267-269).

Như vậy, có thể thấy rằng biên địa Lâm Ấp - phương Bắc thật mờ nhạt trong tương quan phía Nam muốn bành trướng mở rộng lãnh thổ ở một vùng thuộc miền "cai trị lỏng lẻo" của các triều đình Trung Hoa. Nó thực sự chững lại một khi Đại Việt định hình bằng phương sách Nam tiến, cụ thể bằng việc lùi dần về Nam của Champa và Bố Chính - Địa Lý - Ma Linh - Ô - Lý về với Đại Việt dưới thời Lý - Trần.



1.1.2. Thực tế khảo sát:

* Phế lũy Lâm Ấp (Lũy cũ Hoành Sơn):

Phế lũy Lâm Ấp gần như nằm gọn trên dãy Hoành Sơn, nên Đại Nam Nhất thống chí còn gọi là lũy cũ Hoành Sơn, thuộc khu vực cực Bắc của địa giới tỉnh Quảng Bình, giáp giới Hà Tĩnh; kéo dài từ vùng núi Hành Điện (xã Quảng Kim), ra tận biển (ở địa phận xã Quảng Đông - huyện Quảng Trạch).

Dãy Hoành Sơn là một mạch núi của Trường Sơn, chìa ngang ra tận biển với nhiều ngọn núi cao chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, do các nham thạch cứng hoặc các lớp hoa thạch cứng (granit) tạo thành. Đỉnh cao nhất cũng mang tên Hoành Sơn cao 1.044m, đỉnh Ba Cốc cao 1.007m2. Bờ biển do vậy lồi lõm, tạo nên các vịnh nhỏ như Vụng Chùa (phía Quảng Bình), Vụng Áng (phía Hà Tĩnh) và bên ngoài là các cù lao nhỏ như Hòn La (Hòn Én), Hòn Cỏ, Hòn Nôm (Hòn Vụng Chùa). Trên đoạn lũy từ Hoành Sơn quan ra biển, ở độ cao xấp xỉ trên 1.000m, nhìn vào Nam, ra Bắc, chúng ta dễ dàng nhận thấy ngay dưới chân núi, tiếp giáp với các vụng nhỏ từ biển vào, là vùng đồng bằng nhỏ hẹp, đáng chú ý là cánh đồng Chăm (thôn Vĩnh Sơn, xã Quảng Đông) và bên kia là cánh đồng Tru (Trâu) của Hà Tĩnh.

Xét trên bình diện, có thể nhận thấy rằng đây là một lũy đá dài từ 4km - 5km, được sắp xếp trên cơ sở tận dụng triệt để các lợi thế tự nhiên về chất liệu đá, địa vực địa thế. Trên toàn bộ tuyến lũy, cứ cách quãng từ 200m - 300m, chúng ta lại bắt gặp một điểm cao được đắp lấn hẳn ra phía Bắc khoảng vài mét so với lũy, đến nay vẫn còn lại hình khối vuông vắn, được tạo thành bởi các lớp đá xếp công phu. Các cạnh của những điểm cao này, hiện nay có nơi đo được từ 3m - 4m, cao hơn mặt lũy, còn khoảng 0m5m. Cá biệt chỉ có một đài quan sát ở gần giữa tuyến lũy (cạnh con đường mòn ra căn cứ Hải quân hiện nay) là có qui mô hơn hẳn, rộng gấp đôi so với các điểm khác. Tuy nhiên, những bệ đá xếp như thế này không hẳn là hoàn toàn được bố trí tại các điểm có địa hình cao bởi vẫn có nhiều bệ đá được thiết kế cạnh những gò có đỉnh cao hơn hẳn. Điểm chung nhất ở đây, chính là tầm quan sát ở mặt Nam so với hướng Bắc. Sở dĩ những gò cao này không được kiến thiết bệ đá như trên của hệ thống lũy bởi ở đó, không có tầm quan sát tối ưu.

Nhìn trên lát cắt ngang theo hướng Nam - Bắc, địa hình phía Nam tương đối bằng phẳng, cách quãng lại có những sườn dốc thoai thoải, trên đó như tồn tại những lối mòn mà hiện nay, việc đi lại lên xuống thật không quá khó khăn; trong khi mặt Bắc lại gần như dựng đứng và rất hiểm trở. Từ bờ Nam của mặt lũy, một lòng chảo sâu trung bình trên dưới 0.6m ở mặt Nam và trên dưới 1m ở mặt Bắc, rộng từ 1.5m - 2.0m. Hiện trạng lòng chảo này dễ tạo cho chúng ta hình dung như một con hào quân sự mà ở đó, bờ Bắc của hào được đắp cao và ngoài cùng là bờ vực thẳng đứng nhìn ra phía Hà Tĩnh. Qua khảo sát cho thấy ở đây chủ yếu được xây dựng bằng chất liệu đá và đất, cấu trúc theo ba lớp: lớp dưới cùng tận dụng các vỉa đá tự nhiên, đồ sộ và vững chãi; lớp giữa được kè, sắp xếp bởi những tảng đá lớn như cùng chất liệu với lớp đá nền móng với đủ hình dạng, kích thước; và trên hết là lớp đất đá trộn lẫn mà hiện nay ở nhiều nơi trên bề mặt lũy, đã bị mưa gió bào mòn. Việc đi lại trên toàn bộ tuyến lũy gặp rất nhiều khó khăn bởi bụi rậm dày đặc.

Có thể từ nguyên gốc, lớp đất bề mặt được đắp cao, lấy từ lòng chảo (hào) của lũy và nó bị bào mòn dần theo thời gian. Lớp đá được sắp xếp ở giữa không dày, chỉ khoảng vài lớp không đều (từ 40cm - 60cm), thậm chí có nơi, lộ rõ các vỉa đá tự nhiên. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là ở các ụ đá đắp cao, đến nay, vẫn ít bị xô đổ, xói lở, mà phần lớn đều còn khá vuông vắn từ sự sắp xếp công phu, chặt chẽ. Chỉ cần phát quang, những vị trí đó sẽ dễ dàng lộ ra mà niên đại nghi vấn cho vấn đề này trong sử liệu vẫn kéo dài trong một biên độ rộng, từ thời Phạm Văn (thế kỷ IV) cho đến Trịnh Nguyễn phân tranh (XVII).




tải về 285.74 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương