CHƯƠNG: XẢ ĐỌA (TT) giớI 23 : xin chỉ SỢI



tải về 32.84 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích32.84 Kb.
#30108

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Luật học đại cương


CHƯƠNG: XẢ ĐỌA (TT)

GIỚI 23 : XIN CHỈ SỢI

Nhân duyện : tỳ kheo Bạt nan đà đến nhà 1 cư sĩ xin chỉ may y Tăng già lê. Sau khi xin được chỉ, tỳ kheo này nghĩ tiện thể nên đi xin thêm ở nhiều nhà khác để dành may, khỏi mất công đi xin lần nữa. Các cư sĩ biết đàm tiếu rằng tỳ kheo phải thiểu dục tri túc, sao lại tham lam, xin nhiều chỉ như vậy. Chuyện đến tai Đức Phật, ngài chế giới :

Tỳ kheo nào tự mình xin chỉ sợi, sai thợ dệt không phải thân quyến, dệt may 3 y, phạm ni tát kỳ ba dật đề.”


GIỚI 24 : CHỈ DẪN THỢ DỆT

Nhân duyên : Khi biết có cư sĩ đưa vải nhờ thợ may y cúng dường cho mình, tỳ kheo Bạt nan đà đến nhà thợ may nhờ may y to hơn và đẹp hơn ý của cư sĩ nhưng thợ may từ chối vì không đủ vải và chỉ sợi để may theo ý tỳ kheo Bạt nan đà. Bạt nan đà đến nhà cư sĩ (nhưng người chồng đi vắng) nói rằng y vợ chồng họ nhờ thợ may nhỏ quá, cần phải thêm vải và chỉ mới may được. Nữ cư sĩ mở rương vải và tỳ kheo Bạt nan đà chọn vải và chỉ đẹp, đắt tiền đem đến bảo thợ may y lớn hơn. Thợ may bảo y lớn tiền công nhiều hơn và Bạt nan đà bảo thợ cứ đến nhà cư sĩ lấy tiền. Tuy nhiên sau đó người chồng do lúc trước chỉ nhờ may y nhỏ nên không đồng ý trả tiền công y lớn cho thợ may. Từ đó có đàm tiếu không hay nên Phật chế giới.

Tỳ kheo nào có cư sĩ hay vợ cư sĩ khiến thợ may vì tỳ kheo dệt làm y. Tỳ kheo kia trước không được yêu cầu tùy ý mà lại đến chỗ thợ dệt nói rằng : “Ông biết chăng? Y này vốn làm cho tôi. Hãy dệt cho khéo, làm cho rộng, dài, bền chắc, tỉ mỉ. Tôi sẽ trả công cho ông ít nhiều. Tỳ kheo kia trả công dù chỉ đáng giá một bữa ăn, nếu nhận được y, phạm ni tát kỳ ba dật đề.”


GIỚI 25 : ĐOẠT LẠI Y

Nhân duyện : tỳ kheo Bạt nan đà rủ đệ tử giỏi hơn mình đi theo mình du hành trong nhân gian vì vị đệ tử này thuyết pháp, thuyết giới hay nhưng vị đệ tử này không muốn đi. Bạt nan đà cho vị đệ tử này y và vị đệ tử đồng ý đi với tỳ kheo Bạt nan đà. Các vị tỳ kheo khác khuyên vị đệ tử đó không nên đi với tỳ kheo Bạt nan đà vì tỳ kheo Bạt nan đà không biết thuyết pháp, thuyết giới, đi cùng với tỳ kheo Bạt nan đà không có lợi ích gì. Vị đệ tử nghe mọi người khuyên đổi ý không đi nên tỳ kheo Bạt nan đà giận đòi lại y, hai bên tranh cãi nên Phật chế giới.

Tỳ kheo nào trước đã cho y tỳ kheo khác, sau vì giận hờn, tự mình đoạt hay sai người khác đoạt lại, nói rằng :” hãy trả y lại cho tôi, tôi không muốn cho ông”, nếu tỳ kheo kia trả y, tỳ kheo này nhận lấy, phạm ni tát kỳ ba dật đề.”


GIỚI 26 : THUỐC 7 NGÀY

Nhân duyên : Thuốc được hiểu là thực phẩm dinh dưỡng. Một thời các tỳ kheo bệnh, gầy gò, xanh xao nên Đức Phật cho phép sử dụng 5 loại thuốc (thực phẩm dinh dưỡng) : sữa, dầu, bơ, mật ong và đường để lấy lại sức khỏe. Khi Phật cho phép như vậy thì Phật tử đến cúng dường nhiều, các tỳ kheo không sử dụng hết và thời đó không có tủ lạnh, để lâu trong thời tiết nóng nên các loại thuốc này hư và gây mất vệ sinh. Đức Phật chế giới để giới hạn thời gian trữ các loại thuốc này.

Tỳ kheo nào có bệnh, được dùng các loại thuốc như sữa, dầu, bơ, mật ong đường trong vòng 7 ngày. Nếu quá 7 ngày mà còn dùng, phạm ni tát kỳ ba dật đề.”

Giới này rất quan trọng đối với thực tế hiện tại của giới tu sĩ ngày nay. Các loại thực phẩm này bổ dưỡng, nhiều đường nhưng người dùng không vận động nhiều, không ra mồ hôi nhiều, dễ gây ra các bệnh như tiểu đường…



GIỚI 27 : ÁO TẮM MƯA

Nhân duyên : Áo tắm mưa khác với áo mưa; áo tắm mưa là áo dùng để che cơ thể khi tắm mưa.

Một hôm vào cơn mưa cuối mùa, để tiết kiệm nước, Đức Phật cho các tỳ kheo ra tắm mưa. Hôm đó cũng là ngày bà Tỳ Xá Khư Mẫu cúng dường trai tăng cho Đức Phật và các tỳ kheo. Chuẩn bị thức ăn xong, bà cho người hầu đến mời Đức Phật và các tỳ kheo nhưng người này đến trước cổng thấy toàn người lõa thể đứng tắm mưa nên về thưa với bà Tỳ Xá Khư Mẫu không thấy Đức Phật và các tỳ kheo, chỉ có các ngoại đạo lõa thể, Kỳ Na giáo. Bà Tỳ Xá Khư Mẫu hiểu Đức Phật cho các tỳ kheo tắm mưa nên nói người hầu quay lại tịnh xá mời. Nhưng khi người hầu đến lần 2, các tỳ kheo đã tắm xong và vào trongngồi thiền. Người hầu đến thấy yên ắng, tưởng không có ai nên lại quay về. Bà Tỳ Xá Khư Mẫu biết các tỳ kheo đang ngồi thiền nên bảo người hầu đến lần nữa nhưng đứng trước cửa lớn tiếng thưa mời Đức Phật cho các tỳ kheo.

Sau khi Đức Phật và các tỳ kheo dùng cơm, đến thời Đức Phật thuyết pháp cho tín chủ (đây là việc Đức Phật luôn làm sau khi đến thọ dùng cơm ở nhà các Phật tử), Bà Tỳ Xá Khư Mẫu muốn cầu thỉnh Đức Phật 8 điều.

Tám điều Tỳ Xá Khư Mẫu xin Đức Phật


  1. Suốt đời cúng dường thức ăn cho các vị tỳ kheo từ phương xa tới

  2. Cúng thức ăn cho các vị tỳ kheo đi xa

  3. Cúng cơm cho các vị tỳ kheo bị bệnh không đi khất thực được

  4. Cúng thuốc cho các vị tỳ kheo bị bệnh

  5. Cúng thức ăn cho các vị tỳ kheo nuôi bệnh

  6. Cúng cháo cho các tỳ kheo ở nướx A na tần đầu

  7. Cúng áo tắm mưa cho tỳ kheo

  8. Cúng áo tắm mưa cho tỳ kheo ni

Các điều Tỳ Xá Khư Mẫu xin hợp với chánh pháp nên Đức Phật đồng ý. Sau đó Tỳ Xá Khư Mẫu đem áo tắm mưa cho chư Tăng. Vị tri sự chia đều cho chư Tăng nhưng Đức Phật dạy phải cúng cho vị thượng tọa trước, ưu tiên từ trên xuống. Nếu có người khác đến cúng dường thêm áo tắm mưa thì tiếp tục phân phát những người chưa có, cũng theo thứ tự. Nếu áo tắm mưa cúng dường lần sau tốt hơn thì hỏi vị thượng tọa đã có áo tắm mưa muốn đổi áo tốt hơn không. Tuy nhiên, phật tử cúng nhiều quá, các vị tỳ kheo chứa nhiều áo tắm mưa nên Ngài chế ra giới

Tỳ kheo nào mùa xuân còn 1 tháng có thể tìm cầu áo tắm mưa; còn lại nửa tháng có thể dùng. Nếu tỳ kheo quá trước 1 tháng tìm cầu áo tắm mưa, dùng quá trước nửa tháng, phạm ni tát kỳ ba dật đề.”

mùa xuân còn 1 tháng : nghĩa là trước mùa mưa 1 tháng thì mới được phép tìm cầu áo tắm mưa, trước mùa mưa nửa tháng có thể đem ra sử dụng.

GIỚI 28 : Y GẤP THÍ

Nhân duyên : Có bà la môn Tỳ Lan Nhã thỉnh Đức Phật và chư Tăng ở lại trụ xứ của người này an cư kiết hạ nhưng không biết vô tình hay cố ý người này quên cúng dường thức ăn, tứ sự nên Đức Phật và chư Tăng rất khó khăn trong mùa an cư đó nhưng Đức Phật và chư Tăng vẫn ở đó hết mùa an cư. Đến ngày tự tứ, Đức Phật và bảo ngài A Nan báo cho bà la môn Tỳ Lan Nhã ngày mai Đức Phật và chư Tăng sẽ tán hạ và lên đường. Luật của Đức Phật thời đó là sau khi nhập hạ, sau ngày kết hạ là phải đi để giáo hóa chúng sinh, không được ở lại thêm, chỉ khi nào ở đó chư Tăng tu tập tiến bộ hơn và muốn tu tập thêm thời gian nữa thì lúc đó Đức Phật mới cho thọ công đức y để tu tập thêm. Lúc đó bà la môn Tỳ Lan Nhã mới nhớ việc đã quên cúng dường thức ăn nên sám hối và xin Đức Phật cho ở lại thêm 3 tháng nữa để cung cấp thức ăn và cúng dường y áo. Đức Phật chấp nhận và cúng dường tứ sự ngày tự tứ bắt nguồn từ đây.

Ngay sau đó có 2 đại thần chuẩn bị đi ra trận muốn cúng y cho chư Tăng vì sợ không về không kịp tự tứ hoặc sợ không còn sống trở về. Các tỳ kheo không dám nhận y vì chưa mãn hạ. 2 đại thần này đến bạch Đức Phật và Đức Phật cho phép cúng y cho Tăng trước ngày tự tứ nếu trong trường hợp gấp. Đây là nhân duyên của Y gấp thí.

Tuy nhiên Khi Đức Phật chế giới như vậy thì các tỳ kheo đi nhận rất nhiều y ở nhiều nơi nên sau này có Đức Phật có quy định Kết đại giới, quy định tỳ kheo nào thuộc nhóm nào được hưởng lợi dưỡng của nhóm đó.

Tỳ kheo nào, mười ngày nữa mới mãn 3 tháng hạ an cư, các tỳ kheo nhận được y gấp thí, tỳ kheo biết là y gấp thí có thể thọ nhận, thọ xong có thể chứa cất cho đến thời của y; nếu chứa quá hạn, phạm ni tát kỳ ba dật đề.”

“Thời của y” tức là thời điểm sau khi tự tứ xong một tháng nếu không thọ y ca thi na, 5 tháng đối với trường hợp có thọ y ca thi na. Nghĩa là mãn hạ mới được thọ nhận y cúng dường nhưng ở các trường hợp phật tử có việc đi xa, cần cúng dường trước thì chỉ được nhận 10 ngày trước khi tự tứ và được phép chứa cho đến sau khi tự tứ 1 tháng nếu không thọ y ca thi na, nếu thọ y ca thi na thì cộng thêm 4 tháng nữa là 5 tháng.



GIỚI 29 : A LAN NHÃ GẶP NẠN LÌA Y

Nhân duyên : A Lan Nhã là một nơi cách thôn xóm khoảng 500 cung (1 cung = 1 khủy tay, 3 tất), tương đương 600-800m. Các tỳ kheo nhập hạ ở A Lan Nhã, nơi vắng vẻ bị cướp hết y, bát , ngọa cụ, tọa cụ…, chạy về tinh xá Kỳ hoàn. Các tỳ kheo bạch Phật rằng A Lan Nhã vắng vẻ, tu tập tốt nhưng hay bị cướp nên Đức Phật mới chế giới : Trong trường hợp ở nơi A Lan Nhã vắng vẻ và có giặc cướp thì được phép gửi y nơi khác để lỡ bị cướp thì vẫn còn y để mặc. (vì trong luật đã quy định các tỳ kheo phải luôn mang 3 y, không được ngủ lìa 3 y, trừ trường hợp bệnh phải làm lễ bạch với chư Tăng, chư Tăng cho phép mới được ngủ lìa y, nghĩa là có thể mang 1 y, không cần phải mang hết 3 tấm theo.)

Tỳ kheo nào 3 tháng hạ đã xong, một tháng ca đề sau cũng đã đầy, ở tại A Lan Nhã, chỗ có sự nghi ngờ, có kinh sợ. Tỳ kheo sống tại trú xứ như vậy, trong 3 y, nếu muốn có thể gửi lại 1 y trong nhà người khác. Các tỳ kheo có nhân duyên được lìa y ngủ cho đến 6 đêm, nếu quá phạm ni tát kỳ ba dật đề.”

GIỚI 30 : XOAY TĂNG VẬT VỀ MÌNH

Tăng vật là vật cúng dường cho chư Tăng. Cấp Cô Độc là một trưởng giả hay cúng dường cơm ngon và y tốt. Khi biết trưởng giả Cấp Cô Độc thỉnh Đức Phật và chư Tăng đến cúng dường cơm và y, tỳ kheo Bạt nan đà đến nhà trưởng giả này nói rằng Đức Phật đã có rất nhiều người cúng dường nhiều y tốt nên nếu trưởng giả muốn cúng dường thì chỉ nên cúng cơm, còn y thì cúng riêng cho Bạt nan đà. Trưởng giả này nghe theo và hôm sau chỉ cúng dường cơm. Hôm sau sau khi Đức Phật và các đệ tử thọ cơm xong, trưởng giả Cấp Cô Độc đem thắc mắc của mình bạch với Phật về việc tại sao tỳ kheo Bạt nan đà bảo trưởng giả chỉ cúng cơm cho Đức Phật, còn y thì cúng riêng cho Bạt nan đà. Khi về tịnh xá, Đức Phật quở trách Bạt nan đà và chế giới



Tỳ kheo nào cắt vật thuộc Tăng mà tự xoay về cho mình phạm ni tát kỳ ba dật đề.”




Bài 12: Xả Đọa (tt) /4


tải về 32.84 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương