CHƯƠng trình trình đỘ ĐẠi họC



tải về 2.9 Mb.
trang1/18
Chuyển đổi dữ liệu06.01.2018
Kích2.9 Mb.
#35755
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18

CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC


NGÀNH ĐÀO TẠO: LÂM NGHIỆP

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: Giáo dục thể chất 1

2. Số đvht: 2

3. Phân bố thời gian:

+ Lên lớp 30 tiết

- Lí thuyết: 6 tiết

- Giảng dạy kĩ thuật: 12 tiết

- Thực hành: 12 tiết

+ Tự học: 36 tiết



4. Bộ môn phụ trách: Giáo dục thể chất

5. Điều kiện tiên quyết: Không

6. Mục tiêu học phần

6.1. Về kiến thức:

- Cung cấp những hiểu biết cơ bản về công tác giáo dục thể chất trong nhà trường đại học

- Nắm được quá trình hình thành và phát triển TDTT

- Hiểu biết tâm sinh lí vận động lứa tuổi, giới tính.

- Nắm được các kiến thức vận động TDTT.

- Góp phần giáo dục phẩm chất nhân cách cho sinh viên.



6.2. Về kĩ năng

Trên cơ sở nắm vững hệ thống các bài tập thể chất, sinh viên biết vận dụng để tập luyện nhằm nâng cao sức khỏe cho bản thân.



6.3. Về thái độ:

- Giáo dục tình cảm nghề nghiệp, phương pháp làm việc khoa học.

- Giáo dục đức tính kiên trì nhẫn nại ...

7. Mô tả tóm tắt nội dung học phần

Học phần giáo dục thể chất 1 (GDTC 1) cho sinh viên đại học không chuyên có 30 tiết, nhằm trang bị cho sinh viên những những kiến thức cơ bản về lí thuyết chung giáo dục thể chất và một số bài tập về điền kinh, thể dục nhằm phát triển thể lực chung cho sinh viên.



8. Nhiệm vụ của sinh viên

- Nghiên cứu giáo trình, chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi giáo viên lên lớp. chuẩn bị các đồ dùng học tập liên quan đến nội dung chương trình.

- Thực hiện được nhiệm vụ học tập của mình, nâng cao trách nhiệm tự học, tự rèn luyện thể chất, kiểm tra hết học phần.

9. Tài liệu học tập

- Sách và giáo trình chính:

+ Giáo trình điền kinh, NXB Đại học sư phạm 2003.

+ Giáo trình thể dục, NXB Đại học sư phạm 2003.

- Tài liệu tham khảo:

+ Lý luận và phương pháp GDTC trong trường Đại học, NXB GD 1995.

+ Giải phẩu học TDTT, NXB GD 1999.

+ Vệ sinh và y học TDTT, NXB Đại học sư phạm 2005.



10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Đánh giá kết quả học tập của sinh viên Theo Quyết định số 43/2007/QĐ- BGDĐT, ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng chính quy theo hệ thống tín chỉ.



11. Phương pháp đánh giá học phần

Thang điểm 10 (với một số lẻ thập phân) được sử dụng để đánh giá các điểm kiểm tra học phần, điểm đánh giá thành phần, điểm thi kết thúc học phần và điểm học phần. Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá thành phần của học phần nhân với trọng số tương ứng, cụ thể:



Nội dung

Chuyên cần,

thái độ

Kiểm tra giữa kỳ (25%)

Thi kết thúc học phần

TC1

TC2

Trọng số (%)

5%

12,5 %

12,5%

70%

12. Nội dung chi tiết học phần

Chương 1. LÝ THUYẾT CHUNG

(Lí thuyết: 6 tiết; thực hành: 0 tiết; tự học ở nhà: 12 giờ)

1.1. Giáo dục thể chất trong trường đại học, cao đẳng (1 tiết)

- Sơ lược lịch sử phát triển TDTT, khái niệm GDTC, nguyên nhân nẩy sinh GDTC, giáo dục thể chất trong các hình thái xã hội.

- Mục đích, nhiệm vụ của giáo dục thể chất trong trường đại học, cao đẳng.

1.2. Tác dụng của việc tập luyện TDTT đối với cơ thể (3 tiết)

- Sơ lược cấu tạo các hệ cơ quan trong cơ thể.

- Tác dụng của tập luyện TDTT đối với hệ vận động, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ thần kinh, hệ bài tiết, hệ nội tiết.

1.3. Chấn thương trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao (2 tiết).

- Phương pháp sơ cứu, cấp cứu một số chấn thương phần mềm thường gặp trong tập luyện và thi đấu thể thao.

- Phương pháp sơ cứu các chấn thương phần cứng gặp trong tập luyện và thi đấu thể thao.

* Nội dung tự học:

- ý nghĩa của việc học tập môn học đối với sinh viên

- Tự kiểm tra và đánh giá mức độ phát triển thể chất của bản thân.

- Tự thực hành sơ cứu các chấn thương thường gặp.


Chương 2. ĐIỀN KINH

(Giảng dạy kĩ thuật: 5 tiết; thực hành: 7 tiết; tự học ở nhà: 12 giờ)

2.1. Kĩ thuật chạy cư ly ngắn (100m) (10 tiết)

2.1.1. Kỹ thuật xuất phát, chạy lao, chạy giữa quãng



2.1.1.1. Giảng dạy kỹ thuật (2 tiết)

- Kỹ thuật xuất phát thấp (có bàn đạp)

- Kỹ thuật chạy lao, chạy giữa quảng.

2.1.1.2. Thực hành (2 tiết)

2.1.2. Kỹ thuật phối hợp toàn thân và về đích

2.1.2.1. Giảng dạy kỹ thuật (1,5 tiết)

- Kỹ thuật phối hợp tay chân và toàn thân

- Kỹ thuật về đích

- Kỹ thuật đánh đích.

2.1.2.2. Thực hành (1,5 tiết)

2.1.3. Hoàn thiện toàn bộ kĩ thuật

2.1.3.1 Giảng dạy kỹ thuật (1,5 tiết)

- Hoàn thiện toàn bộ kỹ thuật chạy cự ly ngắn

- Kỹ thuật sau đánh đích, thả lỏng kết hợp thở sâu để bù đắp lại không khí.

2.1.3.2. Thực hành (1,5 tiết)

2.2. Nội dung tự học:

- Chạy biến tốc

- Nâng cao kĩ thuật chạy cự li ngắn

2.3. Kiểm tra (2 tiết)

- Chạy cự ly ngắn (100m).

Chương 3. THỂ DỤC

(Giảng dạy kĩ thuật: 5 tiết; thực hành: 7 tiết; tự học ở nhà: 12 giờ)

3.1. Các bài tập thể lực trên, xà kép và xà lệch (4 tiết)

3.1.1. Các động tác treo, chống trên xà kép, xà lệch

3.1.1.1. Giảng dạy kỹ thuật (1 tiết)

- Các động tác treo, chống đẩy trên xà kép ( đối với nam )

- Các động tác treo, chống trên xà lệch (đối với nữ).

3.1.1.2. Thực hành (1 tiết)

3.1.2. Các động đánh lăng và ke cơ bụng trên xà kép, xà lệch

3.1.2.1. Giảng dạy kỹ thuật (1 tiết)

- Các động tác đánh lăng trên xà kép (đối với nam)

- Các động tác chống trên xà lệch (đối với nữ)

- Các động tác ke cơ bụng trên xà kép

- Các động tác ke cơ bụng trên xà lệch.

3.1.2.2. Thực hành (1 tiết)

3. 2. Các động tác kĩ thuật trên xà kép (dành cho nam) (6 tiết)

3. 2.1. Động tác treo nách đánh lăng, gập bụng, bật dạng chân

3.2.1.1. Giảng dạy kỹ thuật (1 tiết)

- Treo nách đánh lăng

- Gập bụng.

- Bật dạng chân ngồi trên hai tay xà

3.2.1.2. Thực hành (1 tiết)

3.2.2. Động tác đưa chân chuối vai

3.2.2.1. Giảng dạy kỹ thuật (1 tiết)

- Đưa 2 chân vào giữa hai tay xà

- Quay lăng 1800 chuối vai.

3.2.2.2. Thực hành (1 tiết)

3.2.3. Động tác gập bụng chuyễn ngồi dạng và xuống xà

3.2.3.1. Giảng dạy kỹ thuật (1 tiết)

- Gập bụng, ngửa thân chuyển thành ngồi dạng trên hai tay xà

- Đưa hai chân vào chống thẳng tay, đánh lăng ra xà phía sau.

3.2.3.2. Thực hành (1 tiết)

3.3. Các động tác kĩ thuật trên xà lệch (dành cho nữ)(6 tiết)

3.3.1. Động tác lên xà và quay 3150

3.3.1.1. Giảng dạy kỹ thuật (1 tiết)

- Lên xà hai tay bắt xà cao đu lăng dạng chân qua xà thấp thành treo ưỡn thân trên xà thấp.

- Chân phải đưa thẳng lên quay 3150 thành ngồi trên xà thấp.

3.3.1.2. Thực hành (1 tiết)

3.3.2. Động tác thăng bằng và đưa chân gác trên xà cao

3.3.2.1. Giảng dạy kỹ thuật (1 tiết)



- Co chân trái đứng dậy trên xà thấp, thăng bằng sấp

- Đưa chân phải qua xà cao (từ sau ra trước) đặt lên xà cao.

3.3.2.2. Thực hành (1 tiết)

3.3.3. Động tác ưỡn thân và xuống xà

3.3.3.1. Giảng dạy kỹ thuật (1 tiết)

- Ưỡn thân, tay trái đưa lên trên ra sau, đưa chân phải qua xà đánh lăng ra sau tay trái chống xà thấp chân trái theo chân phải lên cao phía sau, xuống xà.

3.3.3.2. Thực hành (1 tiết)

3.4. Nội dung tự học:

- Thực hiện các bài tập thể lực phát triển cơ bụng, cơ lưng, cơ tay vai

- Tập các động tác thăng bằng từ dễ đến khó

- Tập động tác chuối (vai, tay).



3.5. Kiểm tra (2 tiết)

- Xà kép, xà lệch (các động tác riêng lẻ).




ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: Giáo dục thể chất 2

2. Số đvht: 2

3. Phân bố thời gian:

+ Lên lớp: 30 tiết

- Lí thuyết: 0 tiết

- Giảng dạy kĩ thuật: 15 tiết

- Thực hành: 15 tiết

+ Tự học: 30 tiết



4. Bộ môn phụ trách: Giáo dục thể chất

5. Điều kiện tiên quyết: Giáo dục thể chất 1.

6. Mục tiêu học phần:

6.1. Về kiến thức:

- Cung cấp những hiểu biết cơ bản về công tác giáo dục thể chất trong nhà trường đại học

- Nắm được quá trình hình thành và phát triển TDTT

- Hiểu biết tâm sinh lí vận động lứa tuổi, giới tính.

- Nắm được các kiến thức vận động TDTT.

- Góp phần giáo dục phẩm chất nhân cách cho sinh viên.



6.2. Về kĩ năng:

Trên cơ sở nắm vững hệ thống các bài tập thể chất, sinh viên biết vận dụng để tập luyện nhằm nâng cao sức khỏe cho bản thân.



6.3. Về thái độ:

- Giáo dục tình cảm nghề nghiệp, phương pháp làm việc khoa học.

- Giáo dục đức tính kiên trì nhẫn nại ...

7. Mô tả tóm tắt nội dung học phần:

Học phần giáo dục thể chất 2 (GDTC 2) cho sinh viên đại học không chuyên có 30 tiết, nhằm trang bị cho sinh viên những những kiến thức, kĩ năng cơ bản các bài tập về điền kinh, thể dục nhằm phát triển thể lực chung cho sinh viên.



8. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Nghiên cứu giáo trình, chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi giáo viên lên lớp. chuẩn bị các đồ dùng học tập liên quan đến nội dung chương trình.

- Thực hiện được nhiệm vụ học tập của mình, nâng cao trách nhiệm tự học, tự rèn luyện thể chất, kiểm tra hết học phần.

9. Tài liệu học tập:

- Sách và giáo trình chính:

+ Giáo trình điền kinh, NXB Đại học sư phạm 2003.

+ Giáo trình thể dục, NXB Đại học sư phạm 2003.

- Sách tham khảo:

+ Vệ sinh và y học TDTT, NXB Đại học sư phạm 2005.

+ Giải phẩu học TDTT, NXB GD 1999.

+ Hướng dẫn sử dụng luật một số môn TDTT, NXB GD 1996.



10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng chính quy theo hệ thống tín chỉ.



11. Phương pháp đánh giá học phần

Thang điểm 10 (với một số lẻ thập phân) được sử dụng để đánh giá các điểm kiểm tra học phần, điểm đánh giá thành phần, điểm thi kết thúc học phần và điểm học phần. Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá thành phần của học phần nhân với trọng số tương ứng, cụ thể:



Nội dung

Chuyên cần,

thái độ

Kiểm tra giữa kỳ (25%)

Thi kết thúc học phần

TC1

TC2

Trọng số (%)

5%

12,5 %

12,5%

70%

12. Nội dung chi tiết học phần

Chương 1. ĐIỀN KINH

(Giảng dạy kĩ thuật: 8 tiết; thực hành: 10 tiết; tự học ở nhà: 18 giờ)

1.1. Kỹ thuật chạy cự ly trung bình (800m, 1500m) (6 tiết)

1.1.1. Xuất phát và chạy giữa quãng

1.1.1.1. Giảng dạy kỹ thuật (1 tiết)

- Kỹ thuật xuất phát cao

- Kỹ thuật chạy giữa quảng trên đường thẳng.

1.1.1.2. Thực hành (1 tiết)

1.1.2. Kĩ thuật chạy đường vòng, phối hợp nhịp thở trong khi chạy.

1.1.2.1. Giảng dạy kỹ thuật (1 tiết)

- Kĩ thuật chạy giữa quãng với đường vòng (chống lực ly tâm).

- Kỹ thuật chạy phối hợp với thở.

1.1.2.2. Thực hành (1 tiết)

1.1.3. Kĩ thuật về đích và hoàn thiện toàn bộ kĩ thuật.

1.1.3.1. Giảng dạy kỹ thuật (1 tiết)

- Kỹ thuật về đích và đánh đích

- Hoàn thành kỹ thuật chạy cự ly trung bình

- Kỹ thuật sau khi về đích kết hợp thở sâu nhịp nhàng.

1.1.3.2. Thực hành (1 tiết)

* Nội dung tự học:

Chạy bền trên mọi địa hình tự nhiên (phối hợp tay, chân và nhịp thở)



1.2. Kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi (10 tiết)

2.2.1. Kĩ thuật chạy đà và giậm nhảy

2.2.1.1. Giảng dạy kỹ thuật (1,5 tiết)

- Xác định chân dậm nhảy

- Kỹ thuật chuẩn bị và chạy đà

- Kỹ thuật dậm nhảy.

2.2.1.2. Thực hành (1,5 tiết)

2.2.2. Kĩ thuật trên không và rơi xuống cát

2.2.2.1. Giảng dạy kỹ thuật (1,5 tiết)

- Kỹ thuật bay trên không

- Kỹ thuật rơi xuống và kết thúc.

2.2.2.2. Thực hành (1,5 tiết)

2.2.3. Hoàn thiện kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi.

2.2.3.1. Giảng dạy kỹ thuật (2tiết)

- Hoàn thành toàn bộ các giai đoạn kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi, từ chạy đà, giậm nhảy, trên không và tiếp cát.

2.2.3.2. Thực hành (2 tiết)



1.3. Nội dung tự học:

- Chạy tăng tốc, bật xa tại chổ

- Nâng cao kĩ thuật, thành tích nhảy xa kiểu ngồi.

1.4. Kiểm tra (2 tiết)

- Nhảy xa kiểu ngồi.



Chương 2. THỂ DỤC

(Giảng dạy kĩ thuậtt: 5 tiết; thực hành: 7 tiết; tự học ở nhà: 12 giờ)

2.1. Bài tập liên hoàn xà kép(nam) (10 tiết)

2.1.1. Động tác lên xà

2.1.1.1. Giảng dạy kỹ thuật (1,5 tiết)

- Lên xà treo nách đánh lăng, gập bụng, bật dạng chân ngồi trên hai tay xà, đưa chân vào giữa 2 tay xà.

2.1.1.2. Thực hành (1,5 tiết)

2.1.2. Động tác chuối và xuống xà

2.1.2.1. Giảng dạy kỹ thuật (1,5 tiết)

- Quay lăng 1800 chuối vai, gập bụng ưỡn thân chuyển thành ngồi dạng chân trên hai tay xà, đưa hai chân vào chống thẳng tay, đánh lăng ra xà phía sau.

2.1.2.2. Thực hành (1,5 tiết)

2.1.3. Liên kết bài xà kép.

2.1.3.1. Giảng dạy kỹ thuật (2 tiết)

- Liên kết tăng dần các động tác của bài xà kép.

- Liên kết toàn bộ các động tác của bài xà kép.

2.1.3.2. Thực hành (2 tiết)



2.2. Bài tập liên hoàn xà lệch (nữ) (10 tiết)

2.2.1. Động tác lên xà, xoay 3150, ke bụng, thăng bằng

2.2.1.1. Giảng dạy kỹ thuật (1,5 tiết)

- Lên xà 2 tay bắt xà cao đu lăng dạng chân qua xà thấp thành treo ưỡn thân trên xà thấp, chân phải đưa thẳng lên quay 3150 thành ngồi trên xà thấp chân co, chân duỗi, chuyển thành ngồi ke, co chân trái đứng dậy trên xà thấp, thăng bằng.

2.2.1.2. Thực hành (1,5 tiết)

2.2.2. Động tác ưỡn thân, và động tác xuống xà

2.2.2.1. Giảng dạy kỹ thuật (1,5 tiết)

- Đưa chân phải qua xà cao (từ sau ra trước) đặt lên xà cao. Ưỡn thân tay trái đưa lên ra sau, đưa thân phải xuống đồng thời đánh lăng ra sau tay trái chống xà thấp chân trái theo chân phải lên cao phía sau tạo tư thế ưỡn thân trên không rồi xuống xà.

2.2.2.2. Thực hành (1,5 tiết)

2.2.3. Liên kết bài xà lệch.

2.2.3.1. Giảng dạy kỹ thuật (2 tiết)

- Liên kết tăng dần các động tác của bài xà lệch.

- Liên kết toàn bộ các động tác của bài xà lệch.

2.2.3.2. Thực hành (2 tiết)



2.3. Nội dung tự học:

- Tự điều chỉnh các tư thế (gập bụng, đầu gối, mũi chân...)

- Liên kết các kĩ thuật động tác

- Nâng cao kĩ thuật bài xà kép, xà lệch.



2.4. Kiểm tra (2 tiết)

- Bài liên hoàn xà kép, xà lệch.



ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: Giáo dục thể chất 3 (Thể thao tự chọn)

2. Số đvht: 2

3. Phân bố thời gian:

+ Lên lớp 30 tiết

- Lí thuyết: 3 tiết

- Giảng dạy kĩ thuật: 13,5 tiết

- Thực hành: 13,5 tiết

+ Tự học: 30 tiết



4. Bộ môn phụ trách: Giáo dục thể chất

5. Điều kiện tiên quyết: Giáo dục thể chất 2

6. Mục tiêu học phần:

6.1. Về kiến thức:

- Cung cấp những hiểu biết cơ bản về các môn thể thao Bóng đá, bóng chuyền, cầu lông.

- Nắm được các kiến thức vận động về bóng đá, bóng chuyền, cầu lông.

- Nắm cơ bản về luật bóng đá, bóng chuyền, cầu lông.

- Góp phần giáo dục phẩm chất nhân cách cho sinh viên.

6.2. Về kĩ năng:

Trên cơ sở nắm vững và thực hiện được hệ thống các bài tập kĩ thuật, chiến thuật về bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, sinh viên biết vận dụng để tập luyện nhằm nâng cao sức khỏe cho bản thân.



6.3. Về thái độ:

- Giáo dục tình cảm nghề nghiệp, phương pháp làm việc khoa học.

- Giáo dục đức tính kiên trì nhẫn nại ...

7. Mô tả tóm tắt nội dung học phần

Học phần giáo dục thể chất 3 (GDTC 3) cho sinh viên Đại học không chuyên gồm có 30 tiết, trang bị cho sinh viên về kiến thức và kĩ năng 1 trong 3 môn thể thao, Bóng đá, Bóng chuyền, Cầu lông nhằm phát huy năng khiếu, sở thích của sinh viên tạo nên sự hào hứng trong học tập và rèn luyện TDTT nâng cao sức khoẻ.



8. Nhiệm vụ của sinh viên

- Nghiên cứu giáo trình, chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi giáo viên lên lớp. chuẩn bị các đồ dùng học tập liên quan đến nội dung chương trình.

- Thực hiện được nhiệm vụ học tập của mình, nâng cao trách nhiệm tự học, tự rèn luyện thể chất, kiểm tra hết học phần.

9. Tài liệu học tập

- Sách và giáo trình chính:

+ Giáo trình bóng đá, NXB Đại học sư phạm 2004.

+ Giáo trình bóng chuyền, NXB Đại học sư phạm 2004.

+ Luật bóng chuyền, NXB TDTT 2006.

+ Giáo trình cầu lông, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm 2003.

+ Luật cầu lông, Nhà xuất bản TDTT 2006.



- Tài liệu tham khảo:

+ Lý luận và phương pháp GDTC trong trường Đại học, NXB GD 1995.

+ Sinh lí học TDTT, NXB GD 1998.

+ Hướng dẫn sử dụng luật một số môn TDTT, NXB GD 1996.



10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng chính quy theo hệ thống tín chỉ.



11. Phương pháp đánh giá học phần

Thang điểm 10 (với một số lẻ thập phân) được sử dụng để đánh giá các điểm kiểm tra học phần, điểm đánh giá thành phần, điểm thi kết thúc học phần và điểm học phần. Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá thành phần của học phần nhân với trọng số tương ứng, cụ thể:



Nội dung

Chuyên cần,

thái độ

Kiểm tra giữa kỳ (25%)

Thi kết thúc học phần

TC1

TC2

Trọng số (%)

5%

12,5 %

12,5%

70%


12. Nội dung chi tiết học phần

(CHƯƠNG TRÌNH TỰ CHỌN MỘT TRONG CÁC MÔN THỂ THAO)



MÔN 1: BÓNG ĐÁ

Chương 1. LÍ THUYẾT

(Lí thuyết: 3 tiết; thực hành: 0 tiết; tự học ở nhà: 6 giờ)

1.1 Nguồn gốc phát sinh và phát triển bóng đá trên thế giới và Việt Nam.

1.2 Nguyên lý kĩ thuật các động tác đá bóng.

1.3 Giới thiệu một số điều luật cơ bản.



Chương 2. GIẢNG DẠY KĨ THUẬT KẾT HỢP THỰC HÀNH

(Giảng dạy kĩ thuật: 13,5 tiết; thực hành: 13,5 tiết; tự học ở nhà: 27 giờ)

2.1. Kĩ thuật dẫn bóng

2.1.1. Giảng dạy kỹ thuật (1,5 tiết)

- Kĩ thuật dẫn bóng bằng lòng bàn chân

- Kĩ thuật dẫn bóng má trong và má ngoài bàn chân.

2.1.2. Thực hành (1,5 tiết)

2.2. Kĩ thuật dừng bóng

2.2.1. Giảng dạy kỹ thuật (1 tiết)

- Kĩ thuật dừng bóng bằng các phần của bàn chân và đùi.

2.2.2. Thực hành (1 tiết)

2.3. Kĩ thuật các động tác đá bóng

2.3.1. Giảng dạy kỹ thuật (3 tiết)

- Kĩ thuật động tác đá lòng bàn chân

- Kĩ thuật động tác đá má trong bàn chân

- Kĩ thuật đá bóng bằng mu chính diện

2.3.2. Thực hành (3 tiết)

2.4. Kỹ thuật đánh đầu, kỹ thuật ném biên

2.4.1. Giảng dạy kỹ thuật (1,5 tiết)

- Kĩ thuật các động tác đánh đầu

- Kĩ thuật động tác ném biên.

2.4.2. Thực hành (1,5 tiết)

2.5. Kĩ thuật tranh cướp bóng, kĩ thuật động tác giả

2.5.1. Giảng dạy kỹ thuật (1 tiết)

- Kĩ thuật động tác tranh cướp bóng

- Kĩ thuật động tác giả với đối phương.

2.5.2. Thực hành (1 tiết)

2.6. Phối hợp các kĩ thuật

2.6.1. Giảng dạy kỹ thuật (3 tiết)

- Dừng bóng, dẫn bóng và đá vào cầu môn

- Đánh đầu, dẫn bóng và đá vào cầu môn

- Dẫn bóng, động tác giả và tranh cướp bóng, đá bóng vào câu môn.

2.6.2. Thực hành (3 tiết)

2.7. Chiến thuật bóng đá

2.7.1. Giảng dạy chiến thuật (1 tiết)

- Một số chiến thuật đơn giản trong bóng đá.

2.7.2. Thực hành (1 tiết)



Каталог: Tailieudinhkem -> 11 2017
Tailieudinhkem -> Ubnd tỉnh quảng bình cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học quảng bình độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tailieudinhkem -> BỘ CÔng thưƠng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng cđ CÔng nghiệp huế Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tailieudinhkem -> Ubnd tỉnh quảng bình sở NỘi vụ
Tailieudinhkem -> Ubnd tỉnh quảng bình cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học quảng bình độc lập Tự do Hạnh phúc
Tailieudinhkem -> KẾ hoạch triển khai, thực hiện Nghị quyết Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2015-2017
Tailieudinhkem -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam trung tâm học liệU Độc lập Tự do Hạnh phhúc
Tailieudinhkem -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trung tâm học liệU Độc lập Tự do Hạnh Phúc
Tailieudinhkem -> Nghị quyết hội nghị công chức, viên chức và lao động

tải về 2.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương