CHƯƠng trình học phần thông tin về học phần



tải về 81.57 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu19.09.2016
Kích81.57 Kb.
#32185
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Viện Công nghệ sinh học và Môi trường

Bộ môn: Sinh học

CHƯƠNG TRÌNH HỌC PHẦN

1. Thông tin về học phần

Tên học phần: Hóa sinh học

Mã học phần: Số tín chỉ: 4

Đào tạo trình độ: Cao đẳng

Học phần tiên quyết: Sinh học đại cương, Tế bào học.

2. Mô tả tóm tắt học phần

Học phần này cung cấp cho người học: các kiến thức cơ bản về thành phần, cấu trúc, chức năng và sự chuyển hóa của các hợp chất hữu cơ trong cơ thể động vật và thực vật nhằm tìm hiểu và giải thích cơ chế của các quá trình chuyển hóa và điều hòa các hợp chất trong cơ thể sống, đồng thời vận dụng để phân tích, tách chiết thành phần các hợp chất sống cơ bản.



3. Mục tiêu dạy - học của các chủ đề

3.1 Mục tiêu dạy - học của các chủ đề lý thuyết

Chủ đề 1: PROTEIN VÀ CHUYỂN HÓA PROTEIN

Nội dung

Mục tiêu dạy-học

1. Vai trò và chức năng sinh học của protein

Phân biệt vai trò, chức năng sinh học chủ yếu của protein trong cơ thể người và động vật

2. Cấu trúc, phân loại, tính chất và vai trò của axít amin

Nhận biết các axit amin thường gặp, bước đầu vận dụng trong định tính, định lượng axit amin

3. Cấu trúc của protein

Nhận biết vai trò cấu trúc các bậc của protein ảnh hưởng đến hoạt tính sinh học của protein

4. Tính chất của protein

Vận dụng những tính chất cơ bản của protein trong định tính và định lượng, tách chiết, tinh sạch và sản xuất protein

5. Chuyển hóa và hấp thu protein trong cơ thể sống

Vẽ sơ đồ và viết phương trình phản ứng của các con đường chuyển hóa protein và axit amin cơ bản. Tính năng lượng tạo thành của chuyển hóa. Lấy ví dụ và liên hệ một số con đường chuyển hóa thực tiễn.

Chủ đề 2: LIPID VÀ CHUYỂN HÓA LIPID

Nội dung

Mục tiêu dạy-học

1. Vai trò và chức năng của lipid

Phân biệt vai trò, chức năng sinh học chủ yếu của lipid trong cơ thể người và động vật

2. Cấu tạo và tính chất lipid

- Vẽ và phân tích cấu trúc của lipid, axit béo.

- Nắm vững và bước đầu vận dụng tính chất vật lý và hóa học của lipid để định tính và định lượng lipid, tách chiết và bảo quản lipid



3. Chuyển hóa glycerol

Vẽ sơ đồ và viết phương trình phản ứng các con đường chuyến hóa lipid và axit béo cơ bản trong cơ thể sinh vật. Tính năng lượng tạo thành của các con đường oxi hóa. Lấy ví dụ và liên hệ một số con đường chuyển hóa trong thực tiễn.

4. Chuyển hóa acid béo

5. Sinh tổng hợp glycerol

6. Sinh tổng hợp acid béo

7. Sinh tổng hợp glycerid và phospholipid

Chủ đề 3: SACCHARIDE VÀ CHUYỂN HÓA SACCHARIDE

Nội dung

Mục tiêu dạy-học

1. Cấu tạo, tính chất, phân loại và vai trò của monosaccharide

Vẽ và phân tích cấu trúc các carbohydrate

2. Cấu tạo, tính chất, phân loại và vai trò của một số disaccharide, oligosaccharide

Nắm vững và bước đầu vận dụng các tính chất vật lý và hóa học trong định tính và định lượng disaccharide, oligosaccharide

3. Cấu tạo, tính chất, phân loại và vai trò của một số polysaccharide

Nắm vững và bước đầu vận dụng các tính chất vật lý và hóa học khi sử dụng polysaccharide

4. Sự oxi hóa monosaccharide

- Con đuờng EMP



- Con đường pentose phosphate

Vẽ sơ đồ các con đường chuyển hóa monosaccharide cơ bản. Tính năng lượng tạo thành. Lấy ví dụ và liên hệ một số con đường chuyển hóa thực tiễn.

5. Chu trình Krebs

Vẽ sơ đồ và viết phương trình phản ứng của chu trình Krebs. Tính năng lượng tạo thành của chu trình. Nêu ý nghĩa của chu trình Krebs trong trao đổi chất và liên hệ thực tế.

6. Chu trình glyoxylate

Vẽ sơ đồ chu trình Glyoxylate. Tính năng lượng tạo thành của chu trình. Nêu ý nghĩa của chu trình Glyoxylate.

7. Chuỗi hô hấp tế bào

Vẽ sơ đồ, nhận diện và phân loại các enzyme trong chuỗi hô hấp. Liên hệ vai trò của chuỗi hô hấp trong trao đổi chất tế bào.

Chủ đề 4: VITAMIN

Nội dung

Mục tiêu dạy-học

1. Khái niệm về vitamin

Nêu khái niệm vitamin

2. Cấu tạo, tính chất và vai trò của các vitamin tan trong chất béo

Nhận biết các nhóm vitamin tan trong chất béo, vẽ công thức cấu tạo của một số vitamin điển hình, vận dụng tính chất lý hóa của vitamine trong trong định tính và định lượng một số vitamin điển hình, bảo quản và sử dụng vitamin tan trong chất béo

3. Cấu tạo, tính chất và vai trò của các vitamin tan trong nước

Nhận biết các nhóm vitamin tan trong nước, vẽ công thức cấu tạo của một số vitamin điển hình, vận dụng tính chất lý hóa của vitamine trong định tính và định lượng một số vitamin điển hình, trong bảo quản và sử dụng vitamin tan trong nước


Chủ đề 5 : ENZYME

Nội dung

Mục tiêu dạy-học

1. Khái niệm về enzyme

Nắm vững khái niệm, lấy ví dụ về enzym

2. Cấu trúc enzyme

Xác định vị trí tương tác của enzyme với cơ chất

3. Tính đặc hiệu enzyme

Phân biệt tính đặc hiệu của enzyme, trình bày các bước tác động của enzyme lên cơ chất

4. Cơ chế tác động

5. Các nhân tố ảnh hưởng tới họat độ enzyme

- Xác định hoạt độ enzyme

- Kể tên và bước đầu vận dụng các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của enzyme trong điều khiển phản ứng enzyme - cơ chất



6. Danh pháp và phân lọai enzyme

Phân biệt các loại enzyme và các kiểu xúc tác. Lấy ví dụ liên hệ và biết cách sử dụng theo mục đích các enzyme trong thực tế

3.2 Mục tiêu dạy - học của các chủ đề/bài thực hành

Bài 1: PROTEIN VÀ CHUYỂN HÓA PROTEIN

Nội dung

(Kiến thức/Kỹ năng)



Mục tiêu dạy-học

1. Kết tủa thuận nghịch protein

- Bằng muối trung tính SA

- Bằng dung môi hữu cơ

2. Biến tính protein

- Bằng axit vô cơ đặc

- Bằng axit hữu cơ

- Bằng muối của kim loại nặng

3. Phản ứng màu của axit amin và protein

- Phản ứng màu biure

- phản ứng của các axit amin chứa lưu huỳnh (phản ứng Folia)

4. Xác định lượng N-amin bằng phương pháp chuẩn độ focmol


Phân biệt được kết tủa thuận nghịch protein và biến tính protein
Bố trí được thí nghiệm, quan sát và giải thích được hiện tượng (màu của phản ứng biure, phản ứng Folia)

Thực hiện được thao tác chuẩn độ

Bố trí thí nghiệm với mẫu cụ thể (nước mắm, nước tương, thịt, cá, tôm,…)

Tính kết quả thu được




Chủ đề 2 LIPID VÀ CHUYỂN HÓA LIPID

Nội dung

(Kiến thức/Kỹ năng)



Mục tiêu dạy-học

1. Định tính

- xác định tính tan và sự tạo nhũ tương của lipit ở một số loại dung môi khác nhau.

- Phản ứng tạo thành axit béo tự do từ xà phòng

- phản ứng xà phòng hóa

2. Định lượng

- Xác định chỉ số axit của chất béo

- Xác định chỉ số xà phòng

- Xác định chỉ số este

- Định lượng lipid tổng số theo phương pháp Soxlet


Tiến hành được thí nghiệm, giải thích hiện tượng
Bố trí được thí nghiệm, giải thích từng bước của thí nghiệm, nêu ý nghĩa của thí nghiệm

Thao tác chuẩn độ chính xác

Tính kết quả thu được
Bố trí được thí nghiệm trên mẫu (đậu phộng, da cá, vi tảo,…), thao tác an toàn, chính xác, nêu các yếu tố gây sai số

Tính kết quả thu được




Chủ đề 3 SACCHARIDE VÀ CHUYỂN HÓA SACCHARIDE

Nội dung

(Kiến thức/Kỹ năng)



Mục tiêu dạy-học

1. Định tính

+Kiểm tra tính khử của một số đường (glucose, saccharose, mantose, lactose, tinh bột)

+ Phản ứng màu của tinh bột với iot

2.Định lượng

Định lượng đường khử theo phương pháp Bertrand


Bố trí được thí nghiệm, quan sát và giải thích được hiện tượng

Bố trí thí nghiệm an toàn, chính xác, nêu các yếu tố gây sai số của thí nghiệm, tính kết quả thu được (mẫu: nước ngọt, trái cây chín,…)




Chủ đề 4 VITAMIN


Nội dung

(Kiến thức/Kỹ năng)



Mục tiêu dạy-học

1. Định tính vitamin

- Nhóm vitamin tan trong nước

-Nhóm vitamin tan trong dầu

2.Định lượng

Định lượng vitamin C theo phương pháp chuẩn độ iode


Bố trí được thí nghiệm, quan sát và giải thích được hiện tượng
Bố trí được thí nghiệm xác định hàm lượng vitamin C trong mẫu (mẫu rau, nước cam, nước uống đóng chai,…)

Tính kết quả thu được




Chủ đề 5 ENZYME


Nội dung

(Kiến thức/Kỹ năng)



Mục tiêu dạy-học

1. Enzyme amilase

- Xác định hoạt tính của enzyme

- Ảnh hưởng của nhiệt độ tới hoạt tính của enzyme amilase

- Tính đặc hiệu của enzyme amilase

2. Xác định hoạt độ của amilase theo Wohlgemuth

3. Xác định hoạt độ của enzyme catalase



Bố trí thí nghiệm, giải thích hiện tượng

Liên hệ, bố trí được thí nghiệm kiểm tra ảnh hưởng của một yếu tố tới hoạt tính của enzyme bất kỳ


Bố trí thí nghiệm, thao tác an toàn, chính xác

Giải thích và tính kết quả thu được



4. Phân bổ thời gian của học phần

Chủ đề lý thuyết

Số tiết

Chủ đề/bài thực hành

Số tiết

1

8




12

2

6




16

3

8




16

4

4




8

5

4




8

Tổng số tiết

30

Tổng số tiết

60

5. Tài liệu dạy và học

TT

Tên tác giả

Tên tài liệu

Năm xuất bản

Nhà xuất bản

Địa chỉ khai thác tài liệu

Mục đích

sử dụng

Tài liệu chính

Tham khảo

1

Phạm Thị Trân Châu, Trần Thị Áng

Hóa sinh học

2007

Nxb. Giáo dục. HN

Thư viện

×




2

Nguyễn Thị Hải Thanh

Bài giảng Hóa sinh học

2012




Thư viện số DHNT

×




3

Lê Ngọc Tú, Lê Doãn Diên,…

Hoá sinh học công nghiệp

1998

Nxb. KH và KT, Hà Nội

Thư viện




×

4

Nguyễn Tiến Thắng, Nguyễn Đình Huyên

Giáo trình sinh hoá hiện đại

1998

Nxb. Giáo dục. HN

Thư viện




×

5

Albert Lehninger

Principles of Biochemistry

2008

W.H Freeman,

BM CNSH




×

6.

Phan Tuấn Nghĩa, Bùi Phương Thuận

Thực hành hoá sinh học

2001

Nxb. Đại học Quốc Gia Hà Nội

Thư viện

×




7.

Hoàng Thị Huệ An

Bài giảng Hoá phân tích

2008

Tài liệu lưu hành nội bộ

Thư viện







8.

Phạm Thị Mai

Thực hành hoá sinh học

2011

Tài liệu lưu hành nội bộ

Thư viện

x




6. Đánh giá kết quả học tập

TT

Điểm đánh giá

Trọng số

(%)

1

Điểm các lần kiểm tra giữa kỳ

15

2

Điểm chuyên cần/thái độ

5

3

Điểm thực hành

25

4

Tự nghiên cứu

5

5

Thi kết thúc học phần

50


TRƯỞNG KHOA/VIỆN TRƯỞNG BỘ MÔN

(Ký và ghi họ tên) (Ký và ghi họ tên)







tải về 81.57 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương