CHƯƠng trình giảng dạy học phần thông tin về học phần và lớp học



tải về 114.62 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích114.62 Kb.
#30575
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Khoa/Viện: CNTP

Bộ môn: CNKT HÓA HỌC

CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY HỌC PHẦN

1. Thông tin về học phần và lớp học

Tên học phần: HÓA HỌC HỮU CƠ (Organic Chemistry)

Mã học phần: CHE206;CHE306 Số tín chỉ: 3

Đào tạo trình độ (TC, CĐ, ĐH): CĐ & ĐH

Học phần tiên quyết: HÓA ĐẠI CƯƠNG

Bộ môn quản lý học phần: CNKT HÓA HỌC

Giảng dạy cho các lớp/nhóm: 55CBTS, 55CCB; 55CTP1; 55CTP2; 55CTP3; 55STH;

55TPKG; 55CTPKG

Thuộc: Học kỳ: 2 Năm học: 2013- 2014

2. Mô tả tóm tắt học phần:

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng cơ bản về Hóa học hữu cơ nhằm ứng dụng trong thực phẩm, bao gồm: Một số vấn đề cơ bản của hóa học hữu cơ; Cấu tạo và tính chất cơ bản của các hydrocacbon; Cấu tạo và tính chất cơ bản của các dẫn xuất hydrocarbon đơn chức và đa chức thông dụng.


3. Thông tin về giảng viên

Họ và tên: Nguyễn Phước Hòa

Chức danh, học vị: TS. GVC

Điện thoại: 0905.112.099 Email: phuochoanguyen@gmail.com

Địa chỉ trang web/nguồn dữ liệu internet của giảng viên:

Địa điểm, lịch tiếp SV: Văn phòng Bộ môn CNKT Hóa học- Khoa CNTP

Lớp 55CTP-1, 3 và 55STH: Tiết 3 sáng thứ 5 hàng tuần

Lớp 55CBTS, 55CCB, 55CTP-2: Tiết 7 chiều 7 hàng tuần



4. Mục tiêu và phương pháp dạy - học của các chủ đề

4.1 Mục tiêu và phương pháp dạy - học của các chủ đề lý thuyết
Chủ đề 1: Cấu tạo nguyên tử cacbon và sự tạo ra liên kết σ; π trong hợp chất hữu cơ no; không no và thơm

Nội dung


Mục tiêu dạy-học

Phương pháp dạy – học

  1. Đối tượng nghiên cứu và vai trò của môn Hóa hữu cơ

Nắm được nội dung nghiên cứu và vai trò môn Hóa hữu cơ trong hệ thống kiến thức ngành học

Thuyết giảng

  1. Cấu tạo nguyên tử cacbon

- Hiểu được cấu tạo của nguyên tử cacbon trong các hợp chất hữu cơ (trạng thái lai hóa sp; sp2; sp3)

- Giải thích được cấu tạo của các loại hợp chất hữu cơ no; không no; thơm



Thuyết giảng, Thảo luận lớp

3. Sự hình thành liên kết σ và π trong hợp chất hữu cơ

- Hiểu được sự hình thành liên kết σ, π giữa các nguyên tử C-H; C-C; C-O; C-N; C-X trong các hợp chất hữu cơ no, không no, thơm.

- Giải thích cấu trúc phân tử của các hợp chất hữu cơ no, không no, thơm



Thuyết giảng, Thảo luận lớp


Chủ đề 2: Hiện tượng đồng đẳng và các dãy đồng đẳng hữu cơ cơ bản- Danh pháp hữu cơ

Nội dung

Mục tiêu dạy-học

Phương pháp dạy – học

  1. Hiện tượng đồng đẳng

- Nắm được 2 đặc điểm của các chất hữu cơ cùng dãy đồng đẳng

Thuyết giảng, Thảo luận lớp

  1. Các dãy đồng đẳng hữu cơ cơ bản

- Viết được công thức tổng quát và điều kiện tồn tại của các hydrocacbon cơ bản. Lấy ví dụ minh họa.

- Viết được công thức tổng quát và điều kiện tồn tại của các hợp chất có nhóm chức đồng nhất (OH; CO; COOH; COO; NH2, NH; N) và lấy được ví dụ minh họa



Thuyết giảng, Thảo luận lớp

3. Danh pháp hữu cơ

Đọc tên được các chất hữu cơ cơ bản theo tên gọi thông thường và theo quốc tế (IUPAC). Lấy ví dụ minh họa.

Thuyết giảng, Thảo luận lớp


Chủ đề 3: Hiện tượng đồng phân và phương pháp viết các đồng phân hữu cơ cơ bản

Nội dung

Mục tiêu dạy-học

Phương pháp dạy – học

  1. Hiện tượng đồng phân

Nắm được 2 đặc điểm của các chất hữu cơ là đồng phân của nhau

Thuyết giảng, Thảo luận lớp

  1. Các loại đồng phân hữu cơ cơ bản

Nắm được các loại đồng phân hữu cơ cơ bản

Thuyết giảng, Thảo luận lớp

3. Các cặp đồng phân hữu cơ cơ bản

Nắm được các cặp đồng phân hữu cơ cơ bản

Thuyết giảng, Thảo luận lớp

4. Phương pháp viết các đồng phân hữu cơ cơ bản

- Nắm được các bước để viết công thức cấu tạo của các chất đồng phân hữu cơ

- Viết được công thức cấu tạo các đồng phân từ công thức phân tử của chất hữu cơ cho trước và đọc được tên chúng



Thuyết giảng, Thảo luận lớp


Chủ đề 4: Cấu tạo và tính chất của các hydrocacbon cơ bản

Nội dung

Mục tiêu dạy-học

Phương pháp dạy – học

  1. Cấu tạo và tính chất của các alkan

- Nắm được đặc điểm cấu tạo phân tử của các alkan. Từ đó, giải thích được tính chất vật lý và khả năng phản ứng của alkan

- Viết được các phản ứng minh họa tính chất hóa học đặc trưng của alkan



Thuyết giảng, Thảo luận lớp

  1. Cấu tạo và tính chất của các alken

- Nắm được đặc điểm cấu tạo phân tử của các alken. Từ đó, giải thích được tính chất vật lý và khả năng phản ứng của alken

- Viết được các phản ứng minh họa tính chất hóa học đặc trưng của alken



Thuyết giảng, Thảo luận lớp

  1. Cấu tạo và tính chất của các alkin

- Nắm được đặc điểm cấu tạo phân tử của các alkin. Từ đó, giải thích được tính chất vật lý và khả năng phản ứng của alkin

- Viết được các phản ứng minh họa tính chất hóa học đặc trưng của alkin



Thuyết giảng, Thảo luận lớp

4. Cấu tạo và tính chất của các aren

- Nắm được đặc điểm cấu tạo phân tử của các aren. Từ đó, giải thích được tính chất vật lý và khả năng phản ứng của aren

- Viết được các phản ứng minh họa tính chất hóa học đặc trưng của aren



Thuyết giảng, Thảo luận lớp


Chủ đề 5: Cấu tạo và tính chất cơ bản của alcol và phenol

Nội dung

Mục tiêu dạy-học

Phương pháp dạy – học

  1. Cấu tạo và tính chất của rượu

- Nắm được đặc điểm cấu tạo phân tử của alcol. Từ đó, giải thích khả năng phản ứng của các alcol.

- Nắm được các tính chất hóa học cơ bản của alcol. Phân biệt alcol bậc 1,2,3; phân biệt rượu đơn chức, rượu đa chức

- Viết được các phản ứng minh họa tính chất hóa học đặc trưng của các alcol.


Thuyết giảng, Thảo luận lớp

  1. Cấu tạo và tính chất của phenol

- Nắm được đặc điểm cấu tạo phân tử của phenol. Từ đó, giải thích khả năng phản ứng của phenol.

- Nắm được các tính chất hóa học cơ bản của phenol. Phân biệt alcol thơm và phenol.

- Viết được các phản ứng minh họa tính chất hóa học đặc trưng của phenol.


Thuyết giảng, Thảo luận lớp


Chủ đề 6: Cấu tạo và tính chất cơ bản của aldehyt và ceton

Nội dung

Mục tiêu dạy-học

Phương pháp dạy – học

1. Cấu tạo và tính chất của aldehyt


- Nắm được đặc điểm cấu tạo phân tử của aldehyt và ceton. Từ đó, giải thích khả năng phản ứng của chúng.

- Nắm được các tính chất hóa học cơ bản của aldehyt và ceton. Phân biệt aldehyt và ceton.

- Viết được các phản ứng minh họa tính chất hóa học đặc trưng của aldehyt và ceton


Thuyết giảng, Thảo luận lớp

2. Cấu tạo và tính chất của ceton

Thuyết giảng, Thảo luận lớp


Chủ đề 7: Cấu tạo và tính chất cơ bản của axit cacboxylic

Nội dung

Mục tiêu dạy-học

Phương pháp dạy – học

Cấu tạo và tính chất của axit cacboxylic

- Nắm được đặc điểm cấu tạo phân tử của các axit cacboxylic. Từ đó, giải thích khả năng phản ứng của chúng.

- Nắm được các tính chất hóa học cơ bản của axit cacboxylic.

- Viết được các phản ứng minh họa tính chất hóa học đặc trưng của axit cacboxylic.


Thuyết giảng, Thảo luận lớp


Chủ đề 8: Cấu tạo và tính chất cơ bản của ester và lipid

Nội dung

Mục tiêu dạy-học

Phương pháp dạy – học

Cấu tạo và tính chất của ester hữu cơ và lipid

- Nắm được đặc điểm cấu tạo và các tính chất vật lý và hóa học cơ bản của ester

- Nắm được đặc điểm cấu tạo và các tính chất vật lý và hóa học cơ bản của lipid

- Viết được các phản ứng minh họa tính chất hóa học đặc trưng của ester và lipid.

- Hiểu được nguyên nhân của sự oxy hóa lipid (ôi hóa dầu mỡ), các đại lượng đánh giá mức độ oxy hóa lipid. Cách hạn chế sự oxy hóa lipid.



Thuyết giảng, Thảo luận lớp


Chủ đề 9: Cấu tạo và tính chất cơ bản của amin

Nội dung

Mục tiêu dạy-học

Phương pháp dạy – học

Cấu tạo và tính chất của các amin

- Nắm được đặc điểm cấu tạo và các tính chất hóa học cơ bản của amin. Phân biệt bậc của amin.

- Viết được các phản ứng minh họa tính chất hóa học đặc trưng của amin



Thuyết giảng, Thảo luận lớp


Chủ đề 10: Cấu tạo và tính chất cơ bản của các hydrat carbon

Nội dung

Mục tiêu dạy-học

Phương pháp dạy – học

  1. Cấu tạo và tính chất của các monosaccarit

- Phân loại hydrat cacbon

- Nắm được đặc điểm cấu tạo dạng mạch hở (dạng ± D, L), dạng mạch vòng (dạng α, β) của các monosaccarit chứa 6 cacbon (glucose, fructose) và sự chuyển hóa qua lại giữa 2 dạng này. Từ đó, hiểu được các tính chất hóa học đặc trưng của chúng.

- Viết được các phản ứng minh họa tính chất hóa học đặc trưng của monosaccarit.


Thuyết giảng, Thảo luận lớp

  1. Cấu tạo và tính chất của các oligosaccarit

Nắm được đặc điểm cấu tạo mạch vòng của disaccarit chứa 12 cacbon (sacarose, maltose).

Từ đó, hiểu được các tính chất hóa học đặc trưng của chúng.

- Viết được các phản ứng minh họa tính chất hóa học đặc trưng của monosaccarit.


Thuyết giảng, Thảo luận lớp

  1. Cấu tạo và tính chất của các polisaccarit

Nắm được đặc điểm cấu tạo của polisaccarit (tinh bột thực vật: cellulose; tinh bột động vật: glycogen). Từ đó, hiểu được các tính chất hóa học cơ bản của chúng

Thuyết giảng, Thảo luận lớp


Chủ đề 11: Cấu tạo và tính chất cơ bản của acid amin và protein

Nội dung

Mục tiêu dạy-học

Phương pháp dạy – học

1. Cấu tạo, phân loại, tính chất của các axit amin

Nắm được đặc điểm cấu tạo của các axit amin. Từ đó, hiểu được các tính chất hóa học cơ bản của chúng.

Thuyết giảng, Thảo luận lớp

2. Cấu tạo, phân loại, tính chất của các protein

Nắm được sự hình thành các liên kết peptit, đặc điểm cấu tạo của protein, cấu trúc 4 bậc của protein và tính chất cơ bản của chúng

Thuyết giảng, Thảo luận lớp


Chủ đề 12: Bài tập lí thuyết về tách, tinh chế, nhận biết và hoàn thành chuỗi phản ứng, điều chế các chất hữu cơ cơ bản

Nội dung

Mục tiêu dạy-học

Phương pháp dạy – học

Phương pháp giải các dạng bài tập lí thuyết hữu cơ

Vận dụng lý thuyết đã học để:

  • Giải quyết các bài tập về tách, tinh chế, nhận biết các hợp chất hữu cơ cơ bản đã học

  • Hoàn thành đúng các chuỗi phản ứng của các hợp chất hữu cơ cơ bản đã học

  • Viết được các phản ứng điều chế các chất hữu cơ cơ bản đã học

Sinh viên chuẩn bị bài tập ở nhà. Các nhóm sinh viên thảo luận trên lớp dưới sự hướng dẫn của giảng viên để đi đến đáp án.


4.2 Mục tiêu dạy - học của các bài thực hành

Các bài thực hành

Mục tiêu dạy-học

Bài 1: Hydrocacbon

- Kiến tập phương pháp điều chế C2H4; C2H2

- Tính chất hóa học của hidrocacbon no và thơm: heptan; benzen; toluen


- Nắm được phương pháp điều chế một vài hydrocarbon thường gặp

- Nắm được các tính chất hóa học đặc trưng của các hydrocarbon



Bài 2: Alcol- phenol – ete

- Tính chất hóa học của rượu đơn chức (alcol etylic) và đa chức (etylen glycol; glyxerin)

- Tính chất hóa học của phenol


- Nắm được các tính chất hóa học đặc trưng của các alcol và phenol

. Phân biệt alcol và phenol. Phân biệt rượu đơn chức và đa chức



Bài 3: Aldehyt- ceton

- Tính chất hóa học của benzaldehyt; formaldehyt; glucose

- Khảo sát tính chất hóa học của aceton


- Nắm được các tính chất hóa học đặc trưng của các aldehyt và ceton

. Phân biệt aldehyt và ceton



Bài 4: Acid cacboxylic và dẫn xuất

- Tính chất hóa học của acid cacboxylic

- Điều chế và khảo sát tính chất hóa học của este

- Thủy phân este



- Nắm được các tính chất hóa học đặc trưng của acid cacboxylic và ester

- Nắm được phương pháp cơ bản điều chế ester



Bài 5: Lipid

- Thủy phân chất béo bằng dung dịch kiềm

- Tách acid béo cao từ xà phòng

- Xác định chỉ số iod, chỉ số acid của chất béo



- Nắm được các tính chất hóa học đặc trưng của lipid

- Nắm được cách xác định một số chỉ số đặc trưng của acid béo (chỉ số iod, chỉ số acid)



Bài 6: Hydrat cacbon

- Tính chất hóa học của monosaccarit (glucose; fructose; maltose; lactose) và disaccarit (saccarose)

- Tính chất hóa học của polysaccarit (tinh bột; cellulose)


Nắm được các tính chất hóa học đặc trưng của monosaccarit, disaccarit và polysaccarit

Bài 7: Acid amin và protein

- Khảo sát tính chất hóa học của acid amin (alanin; tyrosin)



- Khảo sát tính chất hóa học của protein (albumin; casein)

Nắm được các tính chất hóa học đặc trưng của acid amin và protein


5. Phân bổ thời gian của học phần

Chủ đề lý thuyết

Số tiết

Chủ đề/bài thực hành

Số tiết

1

2

1

6

2

4

2

6

3

3

3

6

4

3

4

6

5

2

5

6

6

2

-

-

7

1

-

-

8

1

-

-

9

1

-

-

10

4

-

-

11

3

-

-

12

4

-

-

Tổng số tiết

30

Tổng số tiết

30


6. Tài liệu dạy và học

TT

Tên tác giả

Tên tài liệu

Năm xuất bản

Nhà xuất bản

Địa chỉ khai thác tài liệu

Mục đích

sử dụng

Tài liệu chính

Tham khảo

1

Nguyễn Phước Hòa

Bài giảng Hóa học vô cơ và hữu cơ (Phần hữu cơ)

2011

ĐHNT

Xưởng in trường






2

Phan Thị Nhì,

Nguyễn Phước Hòa



Thực hành Hóa học Hữu cơ

2010

ĐHNT

Xưởng in trường






3

Phan Thanh Sơn Nam - Trần Việt Hoa

Giáo trình Hóa Hữu cơ

2011

NXB ĐHQG TPHCM

Thư viện NTU






4

Phan Thanh Sơn Nam - Trần Việt Hoa

Bài tập Hóa Hữu cơ

2012

NXB ĐHQG TPHCM

Thư viện NTU






5

John McMurray, Thomson-Nrooks/Cole

Organic Chemistry

7th-ed, 2008




Internet








7. Yêu cầu của giảng viên đối với học phần

  1. Tham gia học tập đầy đủ trên lớp theo đúng quy định

  2. Đọc nội dung các chủ đề đã cho trước ở nhà

  3. Làm các bài tập đã cho trước ở nhà

  4. Tích cực xây dựng bài trên lớp (Điểm chuyên cần/thái độ)

  5. Kiểm tra và thi nghiêm túc

8. Đánh giá kết quả học tập

8.1 Lịch kiểm tra giữa kỳ (dự kiến)

Lần kiểm tra

Tuần thứ

Hình thức kiểm tra

Chủ đề/Nội dung được kiểm tra

1.

8

Tự luận

  1. Cấu tạo và tính chất của một hợp chất hữu cơ cụ thể nào đó từ đề cương ôn tập lí thuyết đã cho trước

  2. Giải bài tập từ đề cương ôn tập bài tập đã cho trước


8.2 Thang điểm học phần

TT

Điểm đánh giá

Trọng số

(%)

1

Điểm các lần kiểm tra giữa kỳ

20

2

Điểm chuyên cần/thái độ

5

3

Điểm thực hành

25

4

Thi kết thúc học phần:

  • Hình thức thi: Tự luận hoặc vấn đáp (Tùy SV tự chọn)

  • Hình thức đề: Đề đóng (theo đúng đề cương ôn tập lí thuyết và bài tập đã cho trước)

50



TRƯỞNG BỘ MÔN GIẢNG VIÊN

(Ký và ghi họ tên) (Ký và ghi họ tên)


TS. Hoàng Thị Huệ An TS. Nguyễn Phước Hòa








Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 114.62 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương