Chương MỘt số phưƠng pháp canh tác hiệN ĐẠI 1 Thủy canh



tải về 149.3 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích149.3 Kb.
#16225

Chương 9. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CANH TÁC HIỆN ĐẠI

9.1 Thủy canh

9.1.1 Kỹ thuật thủy canh


Thủy canh là kỹ thuật trồng cây không dùng đất mà trồng trực tiếp vào dung dịch dinh dưỡng hoặc các giá thể mà không phải đất. Các cá thể có thể là cát, trấu,rán,vỏ xơ dừa, than bùn, vermiculite pertile…
Kỷ thuật thủy canh là một trong những kỹ thuật tiến bộ của nghề làm vườn hiện đại. Chọn lựa môi trường tự nhiên thích hợp cho cây phát triển là sự sử dụng những chất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây tránh được sự phát triển của cỏ dại, côn trùng và bệnh tật lây nhiễm từ đất.

9.1.2 Lịch sử phát triển và nghiên cứu kỹ thuật thủy canh

9.1.2.1 Ngoài nước


Kỹ thuật thủy canh đã có từ lâu. Nhưng khoa học hiện đại về thủy canh thực tế đã xuất hiện vào khoảng năm 1936 khi những thử nghiệm của tiến sỹ W.E.Gericke ở trường đại học california dược công bố. Ông đã trồng những laọi cây trong nước trong đó có cây cà chua trong 12 tháng có chiều cao 7,5 m Gericke công bố khả năng thương mại của ngành thủy canh và dặt tên cho nó là “hydroponics” trong tiếng Hy Lạp là nước và “ponics” có nghĩa là lao động. Vì vậy thủy canh hiểu theo nghĩa đen là làm việc với nước.

Theo những tài liệu ghi chép bằng chữ tượng hình của người Ai Cập trong vài trăm năm trước Công nguyên, đã mô tả lại sự trồng cây trong nước..Sự nghiên cứu trong những năm gần đây nhất cho thấy vườn treo Babilon và vườn nổi Kashmir và tại Aztec Indians của Mexico cũng còn những nơi trồng cây trên bè trong những hồ cạn. Hiện tại vẫn còn nhiều bè trồng cây được tìm thấy ở gần thành phố Mexicô. 1699 John Woodward (người Anh) đã trồng cây trong nước có chứa các loại đất khác nhau.Những năm 60 của thế kỷ 19 Sachs & Knop (Đức) đã sản xuất ra các dung dịch để nuôi cây. Trong những năm 30 của thế kỷ 20 TS.W.F.Gericke(California) đã phổ biến rộng rãi thủy canh ở nước Mỹ. Những nông trại thủy canh di động đã cung cấp thực phẩm rau tươi cho lính Mỹ trong suốt thời gian chiến tranh quân sự tại Nam Thái Bình Dương.

Trong số đó trang trại lớn nhất rộng 22 hecta ở Chofu Nhật Bản. Ngay tại Mỹ, thủy canh được dùng rộng rãi cho mục đích sản xuất kinh doanh hoa như: Cẩm Chướng, Layơn, Cúc…

Các cơ sở lớn trồng hoa bằng thủy canh còn có ở Ý, Tây Ban Nha, Anh, Đức & Thụy Điển…

Trong khi đó ở các vùng khô cằn như Vịnh Ả rập, Israel, thủy canh được sử dụng rất phổ biến để trồng rau.

Ở các nuớc Châu Mỹ La Tinh rau sạch cũng là sản phẩm chính của thủy canh. Hà Lan có hơn 3600 cây trồng không cần đất, Nam Phi có khoảng 400 ha.

Ở Singapore liên doanh Areo green Technology là công ty đầu tiên ở châu Á áp dụng kỹ thuật thủy canh trồng rau trong dung dịch dinh dưỡng, không cần đất và không phải dùng phân hóa học có hại để sản xuất rau với quy mô lớn. Hàng năm Singapore tiêu thụ lượng rau trị giá 260 triệu USD. Vì đất có giới hạn nên hơn 90% rau xanh được nhập khẩu, hiện tại nông trại Areo Green ở Lim Chu Kang trị giá 5 triệu USD đang được thu hoạch khoảng 900 kg rau mỗi ngày.

Nhật Bản đẩy mạnh kỹ thuật thủy canh để sản xuất rau sạch. An toàn thực phẩm là một trong những vấn đề mà người Nhật rất quan tâm, họ luôn lo ngại và thận trọng đối với những phụ gia thực phẩm hay thuốc trừ sâu nông nghiệp. Hơn nữa vì diện tích đất canh tác quá hạn hẹp nên chính phủ Nhật rất khuyến khích và trợ giúp kiểu trồng này, rau sạch sản xuất bằng phương pháp này giá đắt hơn 30% so với rau trồng ở môi trường bên ngoài nhưng tiêu dùng vẫn chấp nhận.



9.1.2.2 Ở trong nước


Việc nuôi trồng thủy canh được biết khá lâu, nhưng chưa được nghiên cứu có hệ thống và được sử dụng để trồng các loại cây cảnh nhiếu hơn.

Từ năm 1993, GS.Lê Đình Lương – khoa Sinh học ĐHQG Hà Nội phối hợp với viện nghiên cứu và phát triển Hồng Kông (R&D Hong Kong) đã tiến hành nghiên cứu tòan diện các khía cạnh khoa học kỹ thuật và kinh tế xã hội cho việc chuyển giao công nghệ và phát triển thủy canh tại Việt Nam.

Đến tháng 10 năm 1995 mạng lưới ngiên cứu và phát triển ờ Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Côn Đảo, Sở khoa học công nghệ và môi trường ở một số tỉnh thành. Công ty Golden Garden & Gino, nhóm sinh viên Đại học Khoa học Tự nhiên Thành Phố Hồ Chí Minh với phương pháp thủy canh vài loại rau thông dụng, cải xanh, cải ngọt, xà lách… Phân viện công nghệ sau thu hoạch, Viện Sinh học nhiệt đới cũng nghiên cứu và sản xuất. Nội dung chủ yếu là:

Thiết kế và phối hợp sản xuất các nguyên liệu dùng cho thủy canh.

Nghiên cứu trồng các lọai cây khác nhau, cấy truyền từ nuôi cấy mô vào hệ thủy canh trước khi đưa vào đất một số cây ăn quả khó trồng trực tiếp vào đất.

Triển khai thủy canh ở quy mô gia đình, thành thị và nông thôn.Kết hợp thủy canh với dự án rau sạch của thành phố



9.1.3 Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật thủy canh

9.1.3.1 Ưu điểm của kỹ thuật thủy canh


Kiểm soát dinh dưỡng cây trồng là ưu điểm nhất trong thủy canh vì môi trường dinh dưỡng đã được nghiên cứu kỹ trước khi trồng. Mọi chất dinh dưỡng trong thủy cần thiết cho sự phát triển và phát sinh cây trồng đều nhất thiết phải được kiểm soát ở nồng độ thích hợp cho từng loại cây trồng và từng lọai môi trường hơn nữa một số nguyên tố gây hại cho cây khui ở mức dư lượng được khống chế ở giới hạn an toàn hoặc dùng nguyên tố khác lọai bỏ.

Không cần đất, chỉ cần không gian đặt hộp dụng cụ trồng, do vậy có thể triển khai ở những vùng đất cằn cỗi như hải đảo, vùng núi xa xôi, cũng như tại gia đình trên sân thượng, balcon.

Trồng được nhiều vụ, có thể trồng trái vụ.

Không phải sử dụng thuốc trừ sâu bệnh và các hóa chất độc hại khác.

Năng suất cao vì có thể trồng liên tục.

Sản phẩm hoàn toàn sạch, giàu dinh dưỡng, đồng nhất và hoàn toàn tươi ngon.

Không tích lũy chất độc và gây ô nhiễm môi trường.

Không đòi hỏi lao động nặng nhọc, người già , trẻ em điều có thể tham gia hiệu quả do không phải làm đất, không có cỏ dại, không cần tuới.

Dễ dàng khử trùng vì các giá thể có tính trơ về mặt hóa học nên việc lưu dữ chất dinh dưỡng trong khi trồng không có nên khử trùng bằng formandehyt hoặc thuốc tẩy và rửa lại bằng nước sạch còn nếu giá thể là than bùn và các thì khử trùng bằng xông hơi và cho tái sử dụng.

Dễ dàng tưới tiêu là ưu điểm lớn nhất so với phương pháp trròng trọt truyền thống được áp dụng trong kỹ thuật màng dinh dưỡng và trồng cây trong nước nhờ sử dụng hệ thống ống phun và ống đục lỗ.


9.1.3.2 Nhược điểm của kỹ thuật thủy canh


Chỉ trồng các loại cây rau, quả ngắn ngày.

Giá thành sản xuất còn cao.

Vốn đầu tư ban đầu cao do chi phí về trang thiết bị. Tuy nhiên, chi phí này không cao so với nhữngchi phí về thuốc trừ sâu bệnh và côn trùng, thêu công nhân. Hơn nữa các máy móc được tái sử dụng nhiều lần nên chỉ tốn chi phí đầu tư ban đầu.

Đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao để sản xuất có hiệu quả. Điều này gây cản trở cho việc mở rộng phương pháp thủy canh đại trà.

Trong quá trình hấp thu chất dinh dưỡng thực vật làm thay đổi pH trong dịch thủy canh. Do đó cần phải điều chỉnh pH 2-3 lần/tuần. Giá trị pH thích hợp 5,8-6,5. Giá trị pH lệch khỏi khoảng này thì mức độ ảnh hưởng lớn đến sự hấp thu chất dinh dưỡng.

Khi cây hấp thu chất dinh dưỡng và nước từ dung dịch, độ dẫn điện (EC) thay đổi. Độ dẫn điện thể hiện độ đậm đặc của dung dịch dinh dưỡng. Gía trị EC tốt nhất khoảng 1,5-2,5 dS/m. Giá trị EC cao sẽ ngăn cản sự hấp thu dung dịch dinh dưỡng do áp suất thẩm thấu thấp. Giá trị EC thấp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sản lượng của cây.

Ngoài ra, những thay đổi đột ngột các yếu tố môi trường cũng như việc cung cấp dinh dưỡng và tưới nước không đúng có thể gây ra những rối loạn sinh lý ở cây.

9.1.4 Chất dinh dưỡng

9.1.4.1 Nhu cầu - nhiệm vụ của một số chất và khoáng chất quan trọng


Những nguyên tố cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển thích hợp là O, H, N, C, S, Mg, Mn, Fe, Cu, Zn, Bo, Mo. Một số nguyên tố thì chỉ cần với số lượng rất ít, tuy nhiên một trong các nguyên tố đó có thể trở thành một nhân tố giới hạn đối với sự lành mạnh của cây. Nhiều nguyên tố được tìm thấy trong các enzyme và co-enzymes (các chất này lại là nhân tố điều chỉnh các hoạt động sinh hóa), trong khi những chất khác thì quan trọng đối với sự tích trữ thức ăn. Sự thiếu hụt bất kỳ một nguyên tố nào đều thể hiện ra với những triệu chứng và đặc thù riêng, có thể cho ta biết cây đang thiếu loại nguyên tố nào.

Carbon và Oxy được cung bấp bởi không khí dạng CO2 ­­­­. Mặc dầu, tỷ lệ khí CO­2 trong khí quyển thấp (0,03%) nhưng lượng này trong khí quyển cũng đã rất lớn. Ngay cả khi thực vật đã tiêu thụ một lượng lớn, nhưng lượng này vẫn luôn giữ không đổi. Khí CO2 được xâm nhập vào cơ thể sinh vật qua quang hợp hay hòa tan trong nước.


9.1.4.2 Các nguyên tố


  • Oxy (O2)

O2 đóng vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây, do chức năng tham gia vào quá trình hô hấp.

Chức năng sống có thể bị ngừng lại nếu như không có quá trình hô hấp. Cây hấp thụ O2 từ khí quyển, qua lá, và từ nước thông qua rể. Thông thường thì không có vấn đề gì xảy ra trong quá khi hấp thụ O2 từ lá nhưng khi hấp thụ qua rễ có thể bị giảm sút nếu như rễ mọc trong nước không được thoáng khí không thể vào được.



  • Hydro (H2)

Cây hấp thụ H2 hầu hết là từ nước, thông qua quá trình thẩm thấu ở rễ. Nó rất quan trọng vì chất béo và cacbohydrat đều có thành phần chính là H, cùng với O và C. Những nhà thủy canh học sẽ nhanh chóng nhận thấy tầm quan trọng của H2, khi đo độ pH của dung dịch dinh dưỡng. Nó phải ở trong phạm vi cho phép, những giá trị này được xác định tùy theo nhu cầu từng loại cây trồng. Tính acid của môi trường phụ thuộc vào lượng ion H+, còn lượng tính kiềm thùy thuộc vào lượng ion OH-.

9.1.4.3 Nguyên tố đa lượng

Hiện diện vài phần nghìn đến vài phần trăm(10-3 – 10-2 g/gr trọng lượng khô).

Bao gồm: N:1–3%; K:2-4%; Ca:1-2%; Mg:0,1-0,7%; S:0,1-0,6%; P:0,1-0,5%

Có thể xếp Cl, Na, Si vào nhóm nguyên tố đa lượng vì chúng có hàm lượng rất thay đổi tùy thuộc vào loại thực vật.



  • Nitơ (N2)

Là thành phần bắt buộc của protit chất đặc trưng cho sự sống. Nó có trong thành phần men, trong màng tế bào, trong diệp lục tố mang chức năng cấu trúc.

Các hợp chất Nitơ còn cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Nitơ có ý nghĩa rất quan trọng đối với sực sống thực vật. Nitơ tồn tại dưới hai dạng: dạng khí Nitơ tự do trong khí quyển (N­2) và dạng hợp chất Nitơ hữu cơ, vô cơ khác nhau. Nitơ là yếu tố dinh dưỡng đóng góp rất quan trọng trong việc điều tiết quá trình sinh lý, trao đổi chất của cây.

Nitơ còn là thành phần của nhiều vitamin B1, B2, B6, PP… đóng vai trò là nhóm hoạt động của nhiều hệ enzym oxy hóa khử, trong đó có sự tạo thành của adenin (Bonner,1996).

Nitơ còn có tác động nhiều mặt đến sự đồng hóa CO2, khi thiếu Nitơ cường độ đồng hóa giảm làm giảm cường độ quang hợp. Khi cung cấp đầy đủ Nitơ cho cây làm tổng hợp auxin tăng lên (Phạm Đình Thái, 1980). Nitơ còn ảnh hưởng đến chỉ số hóa keo cùa chất sống như độ ưa nước, độ nhớt… từ đó ảnh huởng đến cường độ quang hợp, hô hấp và các quá trình sinh lý trao đổi chất. Dạng sử dụng Urê (NH4)2, SO4, NH4, NO3

Nếu cây hấp thụ N2 vượt quá nhu cầu thì thân cây sẽ mền yếu và khó hình thành hoa. Tuy nhiên, nếu không cung cấp đủ lượng cần thiết cây sẽ bị cứng do thừa xenlulo và lignin ở thành tế bào.

Cây trồng hấp thụ N2 từ môi trường dinh dưỡng và từ khí quyển. Ở cây cà chua trong giai đọan sinh trưởng sinh dưỡng cần một lượng N2 vừa đủ (giai đọan đầu tiên từ 2-3 tháng sau khi trồng), thân cây sẽ phát triển cứng cáp. Khi cây đã phát triển cành để đậu quả và khi trái chín thì nhu cầu N2 sẽ cao.

Nitơ là nguyên tố duy nhất, mà cây trồng có thể hấp thụ ở cả dạng anion và cation. Một vài hỗn hợp dinh dưỡng tộn lẫn một lượng lớn NO3- và một lượng nhỏ NH4+. Với NH4+, ion H+ được giải phóng ra từ rễ và làm tăng tính acid của môi trường. Đối với N2 cung cấp từ NO3-, môi trường dinh dưỡng có tính kiềm, vì ion OH- sẽ giải phóng ra từ rễ sẽ làm cho môi trường dinh dưỡng cân bằng tĩnh điện.

Ở môi trường trồng cà chua khi bị giảm pH thì nguồn NH4+ được sử dụng, còn pH tăng khi tất cả các nguồn NO3 được sử dụng, độ pH sẽ được giữ không đổi khi người trồng điều chỉnh nguồn N2 thích hợp. Tuy nhiên, cũng phải thiến hành chăm sóc để chắc chắn căn bằng giữa NO3- và NH4+ không đổi. Tỷ lệ 50/50 gây ngộ độcNH4+. Tỷ lệ NO3- và 25% NH4+ thì đơuợc một số người trồng cây chấp nhận hơn, trong khi một số khác lại thích tỷ lệ 90%-10% hơn.

Khi thiếu Nitơ thì thân lá, bộ rễ sẽ kém phát triển, lá có màu xanh nhợt, phiến lá mỏng, ảnh hưởng đến quang hợp nên năng suất giảm rõ rệt.



  • Photpho (P)

P là thành phần quan trọng trong sự sinh trưởng, P cần thiết cho sự phân chia tế bào, sự tạo hoa và trái, sự phát triển của rễ. P có liên quan đến trong sự tổng hợp đường, tinh bột vì P là thành phần của các hợp chất cao năng tham gia vào các quá trình tổng hợp hay phân giải các chất hữu cơ trong tế bào.

Sau khi P thâm nhập vào thực vật dưới dạng các hợp chất vô cơ (P2O5, KH2PO4…) theo con đường đồng hóa sơ cấp P bởi hệ rễ đã tham gia vào hầu hết các quá trình trao đổi chất của cây. P đóng vai trò quyết định sự biến đổi vật chất và năng lượng mà mối liên quan tương hỗ của các biến đổi đó qui định chiều hướng, cường độ các quá trình sinh trưởng, phát triển của cơ thể thực vật và cuối cùng năng suất của chúng.

Khi thiếu P cây có biểu hiện rõ rệt về hình thái bên ngoài, là năng suất giảm. Đối với những cây họ hòa thảo khi thiếu P là mềm yếu, sự sinh trưởng của rễ, sự đẻ nhánh, phân cành kém. Lá cây có màu xanh đậm do sự thay đổi tỉ lệ diệp lục tố a và diệp lục tố b. Ở những lá già thì ở đầu mút lá và thân có màu đỏ, hàm lượng protein trong cây giảm, hàm lượng N2 hòa tan tăng.

Đối với cây ăn quả, thì tỉ lệ đậu quả kém, quả chín chậm, trong quả có hàm lượng acid cao. Biểu hiện triệu chứng thiếu ở lá già trước.

Ở môi trường có pH thấp (acid) nhiều Fe thì dễ bị thiếu P vì làm P ít linh động.

Sự thiếu P thường đi đôi với sự thiếu N2 và có triệu chứng gần tương tự nhau vì P lêin hệ đến sự biến dưỡng N2.



  • Kali (K):

K làm thúc đẩy quá trình quang hợp và thúc đẩy sự vận chuyển glucid từ phiến lá vào các cơ quan. Kali còn tác động rõ rệt đến trao đổi protit, lipit, đến quá trình hình thành các vitamin.

K rất rễ xâm nhập vào tế bào, làm tăng tính thấm của thành tế bào đối với các chất khác, tăng quá trình thủy hóa, giảm độ nhớt, tăng lượng nước liên kết. K ảnh hưởng tích cực đến quá trình đẻ nhánh, hình thành bông và chất lượng hạt của cây ngũ cốc.

K rất cần thiết cho sự sinh trưởng và nó đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chất lượng quả. Ở cây cà chua có hàm lượng K cao sẽ làm cho quả rắn chắc, phần thịt quả sẽ được giữ cứngtrong một thời gian dài, ngay cả khi hái quả vào giai đoạn chín. Với lượng K khoảng 300 ppm, thì quả bảo quản được 25 ngày, nếu lượng K khỏang 200 ppm thì chỉ bảo quản được 20 ngày.

Tuy nhiên, vấn đề là khi tăng hàm lượng K thì lại gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ Mg. Nếu K quá cao, thì cần phải sử dụng phương pháp phun MgSO4 trên lá. Nguồn K được sử dụng nhiều nhất là hợp chất KNO3, mặc dù KSO4 đôi khi vẫn được sử dụng nhưng chỉ với mục đích là giảm nồng độ của nitơ.

Trong nhiều nghiên cứu của các nuớc có khí hậu bốn mùa rõ rệt thì trong suốt mùa đông, khi mà cả thời gian dài chỉ có mây, K có thể được sử dụng với nồng độ cao hơn mùa hè. Tuy nhiên, khi sử dụng KNO3, lượng N2 dư thừa cần phải được tính toán. Nếu quá nhiều N2 quá mức cho phép, nồng độ đường sẽ bị giảm và quả sẽ có vị nhạt.

Kali giúp cho việc tăng tính chống chịu của cây với nhiệt độ thấp, khô hạn và bệnh.

Khi thiếu K thì sự tích tụ amoniac cao gây độc hại cho cây, là biểu hiện ở lá có màu xanh dương sẫm, đọt bị cháy hay có đốm màu nâu, có khi lá cuốn lại, thường xuất hiện ở lá già trước. Có triệu chứng khác như chồi cằn cỗi, cây chết, không trổ hoa, rễ kém phát triển, lóng ngắn.

Sử dụng K dưới dạng KCl, KHCO3, K2HPO4, KNO3, K2SO4



  • Canxi (Ca)

Canxi là thành phần muối pectat cùa tế bào (pectat calcium) có ảnh hưởng trên tính thấm của màng. Trong tế bào Ca hiện diện ở không bào, mô già ở lá nhiều Ca hơn ở lá non.

Ca cần cho sự thâm nhập của NH4+ và NO3- vào rễ, khi mộ trường đất có pH thấp (3-4) thì ion Al3+ thường bị keo đất hấp thu sẽ phóng thích ra môi trường và đầu độc rễ.

Ca là ion kém linh động nên màng tế bào thực vật ngoại hấp thụ dễ dàng. Khi nồng độ Ca cao trong môi trường thì Fe bị kết tủa cho nên các chất này giảm hoặc không di chuyển vào trong tế bào, kết quả lá bị vàng (vì Fe là thành phần cấu tạo của diệp lục tố). Ca còn là chất họat hóa của vài enzym nhất là ATPase. Ca cần với một khối lượng lớn cho thân và rễ. Ca cũng cần cho sự hút N2. Ca không được hấp thụ như những nguyên tố khác nên bất kỳ sự thiếu hụt nào cũng biểu hiện rất nhanh ở trên những lá non.

Lượng thấp Ca cũng gây ãnh hưởng đến kích thước của trái. Sản lượng thu hoạch sẽ bị giảm rất đáng kể nếu như lượng Ca xuống rất thấp dưới 100 ppm. Nồng độ trên 100 ppm sản lượng cũng không thấy tăng lên.

Khi thiếu Ca, đặc biệt trong môi trường thủy canh thì rễ sẽ bị nhấy nhựa đưa đến sự hấp thu chất dinh dưỡng bị trở ngại, cây ngừng sinh trưởng phát triển và chết. Biểu hiện thiấu ở ngọn chồi lá non thường bị xoắn, lá bị tua cháy bìa lá, thân cuống hoa gãy, sinh trưởng bị chết.

Ca còn là chất đối kháng của ion K+. Sử dụng Ca2+ dưới dạng Ca(NO3)2, CaCl2, CaSO4




  • Manhê (Mg)

Là thành phần cấu trúc của diệp lục tố, có tác dụng sâu sắc và nhiều mặt đến quá trình quang hợp, phụ trợ cho nhiều enzym đặc biệt ATPase liên quan trong biến dưỡng carbohydrat, sự tổng hợp acid nucleic, sự bắt cặp của ATP với các chất phản ứng.

Khi thiếu Mg lá bị vàng, quang hợp kém dẫn đến năng suất giảm. Sử dụng Mg dưới dạng MgSO4, H2O, MgO.


9.1.4.4 Nguyên tố vi lượng


Các nguyên tố vi lượng có vai trò quan trọng trong đời sống thực vật. Hàm lượng các nguyên tố này trong mô thực vật biến động gtrong khoảng một phần nghìn đến một phần trăm nghìn. Các nguyên tố vi lượng tham ga vào quá trình oxy hoá khử, quang hợp, trao đổi chất nitơ và gluxít của thực vật, tham gia vào Các trung tâm hoạt tính của enzym và vitamin, tăng tính chống chịu của cơ thể thực vật đối với các điều kiện môi trường bất lợi. Sự thiếu hụt của các nguyên tố vi lượng có thề gây ra nhiều bệnh và không hiếm những trường hợp cây chết ở tuổi cây non.

Các nguyên tố như Cu, Bo, Zn, và Mo cần thiết nhưng chỉ cần với lượng rất nhỏ. Những nguyên tố này có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây.



  • Kẽm(Zn)

Tham gia trong quá trình tổng hợp auxin, vì Zn có liên quan đến hàm lượng tripthophan aminoaxit tiền thân của quá trình tổng hợp NAA.

Zn còn là chất hoạt hoá của nhiều enzim dehydrogennaza, có thể có vai trò trong quá trình tổng hợp protein.

Zn có tác dụng phối hợp với nhóm GA. Zn có liên quan dến sinh tổng hợp vitamin nhóm B1, B2, B6, B12. Ngoài ra còn ảnh hưởng tốt đến độ tổng hợp carotenoid.

Zn còn thúc đẩy sự vẫn chuyển các sản phẩm quang hợp từ lá xuống cơ quan dự trữ, tăng khả năng dữ nước, độ ngậm nước của mô do làm tăng quá trình tổng hợp các cao phân tử ưa nước như protein, axit nucleic.

Sử dụng Zn dưới dạng ZnSO4.­7H2O.


  • Lưu huỳnh (S)

Giữ vai trò đệm trong tế bào (trao đổi anion với các tế bào )

Sử dụng S dưới dạng (MgSO4, 7H2o, FeSO4) amonium sulfat (NH4)SO4.



  • Sắt (Fe)

Có vai trò quan trọng trong phản ứng oxi hoá khử, là nhân của pooc phyrin, Fe tham dự trong chuyển điện tử ở quan hợp (Ferodoxin và khử nitric ).

Sử dụng Fe ở dạng chelat Fe là tốt nhất hoặc FeSO4.7H2O hay Fe- EDTA (Etylendiamin tetra acetat ) cung cấp khoảng 13,2% Fe.Một vài loại chelat có thể ở mức dưới 7%.



  • Đồng (Cu)

Gần giống vai trò của Fe, là thành phần cấu trúc nhiều enzym xúc tác của phản ứng oxi hoá khử, can thiệp vào các phản ứng oxy hoá cần O2 phân tử.

Sử dụng Cu dưới dạng CuSO4.5H2O.



  • Mangan (Mn)

Ảnh hưởng của Mn đối với cây trồng khá giống Fe, ngoại trừ bệnh vàng lá không xuất hiện ở các lá non, như trong trường hợp. Có một vài dấu hiệu có sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các lượng khác nhau Fe và Mn và cần phải phòng ngừa trước để chắc chắn rằng sự cân đối giữa Mn và Fe là không đổi trong giới hạn để cây trồng phát triển tốt nhất.

  • Silic (Si)

Chống lại sự tấn công trungcôn trùng và bệnh tật.

Chống lại tác dụng độc của kim loại.

Vì những lí do nêu trên nên việc thêm Si ( khoảng 0.1mM ) vào dung dịch thuỷ canh cho tất cả cây trồng là cần thiết.
Bảng 9.1 Các chất khoáng chủ yếu và vai trò của chúng đối với sự phát triển cây trồng, những dấu hiệu thiếu và dư thừa chất khoáng

Chất

Khoáng

chủ yếu

Dấu hiệu

thiếu chất khoáng

Dấu hiệu

thừa chất khoáng

Nitơ (nitrat,

Amoni)

Cây mảnh khảnh, lá nhỏ và hơi vàng. Các phần của cây có thể có màu tía. Các lá non của cây cà chua dựng thẳng. Lá dâu già có màu đỏ

Cây trồng rất khỏe, lá rậm có màu xanh sẫm, quả chín chậm.

Dể bị mắc bệnh.

Dư NH3 có thể gây hỏng rễ nếu vi khuẩn cố định đạm không thích hợp.


Kali

Cây phát triển chậm, lá có đốm nâu. Hoa ít và cây có nấm

Bất thường hấp thụ chất độc.

Sự thiếu mangan có thể xảy ra



Phospho

Cây trồng nhỏ và xanh xẫm. Lá ở phía dưới vàng và có màu hơi tía vì phospho ra khỏi lá để phát triển lá mới, Lá quăn lại và rủ xuống. Quả ít và hệ thống rễ giảm

Không độc. Có khả năng giảm lượng đồng và kẽm.

Canxi

Cây còi, lá nhăn. Các phần non chết và rụng hoa. Thiếu canxi cây cà chua có thể có vết nâu trên hoa. Các vết này có thể phân rã (hoa thối rữa), đặc biệt thời tiết nóng.

Không có sự thay đổi đặc biệt nào.

Lưu huỳnh

Lá non bị vàng và đổi thành màu tía ở các phần cơ bản của lá

Phát triển chậm và lá nhỏ

Sắt

Hạn chế sự phát triển các cành mới và rụng hoa. Ban đầu màu vàng ở giữa gân lá vá lá có thể mất viền. Sự thiếu hụt sắt có thể xảy ra ở cây cà chua.

Rất hiếm. Thường thấy như các vết đen sau khu phun chất dinh dưỡng

Magie

Lá già quăn và xuất hiện màu vàng giữa các gân lá. Chỉ các lá non còn màu xanh.

Không được mô tả.

Bo

Thân cây giòn và chậm phát triển. Thân cây cà chua có thể bị quăn hoặc đôi khi bị nứt.

Đầu lá bị vàng và khô

Mangan

Xuất hiện vàng lá ở giữa các gân và các chồi.

Có khả năng giảm lượng sắt

Kẽm

Đôi khi lá nhỏ bị gấp mép

Có khả năng giảm lượng sắt

Molipđen

Lá nhỏ ngã màu vàng

Lá cà chua có thể có màu vàng

Đồng

Lá bị đốm vàng

Có khả năng giảm lượng sắt



9.1.5 Môi trường thủy canh

9.1.5.1. Sự pha chế dung dịch dinh dưỡng


Một khi giá thể không đóng vai trò gì vào sự sinh trưởng và sản lượng thu hoạch, thì tất cả các chất dinh dưỡng đều thêm vào trong nước. Bản thân nước cung cấp cho cây cũng có một vài chất khoáng hòa tan có ích cho cây. Các chất khoáng được sử dụng trong môi trường bắt buộc phải được hoà tan hoàn toàn trong nước, nếu thêm bất kì chất nào mà không tan trong nước thì không có tác dụng gì đối với cây.

Trong thuỷ canh tất cả các chất cần thiết cung cấp cho cây đều được sử dụng dưới dạng các muối khoáng vô cơ được hoà tan trong dung môi là nước.

Điều đáng chú ý là nếu sử dụng các môi trường dinh dưỡng với dạng nước thì phải nắm rõ nguyên tắc pha chế để chúng không bị kết tủa làm mất tác dụng của hoá chất. Ví dụ: Ca và P nằm gần nhau thì bị kết tủa, Fe phải được pha riêng. Trong thuỷ canh, các chất khoáng được sử dụng phải có độ hoà tan cao, tránh lẫn các tạp chất. Môi trường dinh dưỡng đạt yêu cầu cao khi có sự căn bằng về nồng độ ion khóang sử dụng trong môi trường để đảm bảo độ pH ổn định từ 5.5-6.0 độ là độ pH mà đa số cây trồng sinh trưởng phát triển tốt.

Sự thành công hay thất bại của việc trồng thuỷ canh phụ thuộc vào việc xử lý chất dinh dưỡng, điều này có thể đạt được tuỳ thuộc độ pH, nhiệt độ và độ dẫn điện của môi trường …


9.1.5.2 Nhiệt độ


Dao động về nhiệt độ trong môi trường dinh dưỡng ở thuỷ canh không chỉ tác động đến pH mà còn ảnh hưởng đến các chất hoà tan của các dưỡng chất.

Nghiên cứu về nhiệt độ của nước đối với sự hoà tan của các khoáng chất sử dụng thì nhiệt độ thích hợp là khoảng 200C-220C. Nếu nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ trên thì các chất khó hoà tan được.


9.1.5.3 Bổ sung chất dinh dưỡng


Hai yếu tố cần được xem xét để nghiên cứu một dung dịch bổ sung :

    • Thành phần dung dịch.

    • Nồng độ dung dịch.

Trong thời gian sinh trưởng và phát triển của cây, sẽ sử dụng các chất dinh dưỡng theo nhu cầu đòi hỏi của chúng.

Đối với các loại cây có thời gian sinh trưởng tương đối dài thì việc bổ sung dinh dưỡng là rất cần thiết.

Trong nghiên cứu người ta có thể dựa vào giá trị dẫn điện (EC: electro\ conductivity); sự phân huỷ của muối khoáng (TDS: Total disolved salfs) hoặc nhân tố hoà tan (CF: conductivity factor) của các máy đo để điều chỉnh bổ sung chất dinh dưỡng vào môi trường thuỷ canh.

Trong suốt quá trình tăng trưởng, cây hấp thụ khoáng chất mà chúng cần, do vậy duy trì EC ở một mức là ổn định là rất quan trọng.

Nếu dung dịch có chỉ số EC cao thì sự hấp thu nước của cây diễn ra nhanh hơn sự hấp thu khoáng chất, hậu quả là nồng độ dung dịch sẽ rất cao và gây độc cho cây. Khi đó ta phải bổ sung thêm nước vào môi trường.Ngược lại, nếu EC thấp, cây sẽ hấp thu khoáng chất nhanh hơn hấp thu nước và khi đó ta phải bổ sung thêm khoáng chất vào dung dịch.


  • DO (Dissoved oxigen) :

DO là đơn vị dùng để đo lượng oxigen hoà tan trong 1 lít nước, đơn vị (mg/l). Đo DO để biết độ thoáng khí của môi trường dinh dưỡng. Chỉ số DO cao thuận lợi cho hoạt động hô hấp và biến dưỡng của hệ rễ.

DO phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất và độ mặn của dung dịch.



Một số giới hạn EC và TDS đối với một số loại cây trồng:




EC (mS/cm)

TDS (ppm)

Cẩm chướng

2.4 - 5.0

1400 –2450

Địa lan (Cymbidium)

0.6 –1.5

420 – 560

Hoa hồng

1.5 – 2.4

1051 – 1750

Cà chua

2.4 – 5.0

1400 – 3500

Xà lách

0.6 – 1.5

280 – 1260

Xà lách soong

0.6 – 1.5

280 – 1260

Cây chuối

1.5 –2.4

1260 – 1540

Cây dứa

2.4 – 5.0

1400 – 1680

Dâu tây

1.5 – 2.4

1260 – 1540

Ớt

1.5 – 2.4

1260 – 1540



9.1.6 Các yếu tố môi trường ảnh hưởng trên sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng thủy canh

9.1.6.1 Ảnh hưởng nồng độ CO2


­CO2cùng H2O tham gia tổng hợp chất hữu cơ.

CO2 tác dụng với nước cho H2CO3 trong nước giảm thì bicarbonat hoà tan trong nước phân giải thành carbonat kết tủa, CO2 và H2O.

Khi hàm lượng CO2 cao hơn ngưỡng thì một phần CO2 trở thành hoạt hoá và kết hợp với carbonat chuyển thành dạng bicarbonat hoà tan làm cho độ cứng của nước tăng lên.

Khi hàm lượng CO2 trong nước tăng lên một ít thì làm tăng cường độ quang hợp, quá trình phát triển của bộ phận trên không thuận lợi nhưng khi CO2 trong nước tăng thì ảnh hưởng lớn đến hô hấp của hệ rễ.

Hệ thống carbonat không chỉ nguồn dinh dưỡng mà là chất đệm để giữ nồng độ hydro trong môi trường nước ở gần với giá trị trung tính.

9.1.6.2 Ảnh hưởng của độ thoáng khí đến sự hút chất dinh dưỡng


Trừ nhóm sinh vật kị khí bắt buộc, còn lại các sinh vật khác đều cần oxy để hô hấp.

Trong thành phần khí quyển, oxy chiếm khoảng 21% thể tích, trong không khí và oxy có khối lượng lớn dễ được sinh vật hấp thu.

Trong khi đó trong đất và trong nước việc hấp thu O2 khó hơn, nó phụ thuộc vào cấu trúc của đất, chế độ canh tác, hệ vi sinh vật…

Nguồn O2 trong nước là do O2 khuếch tán từ không khí (sự chuyển động của nước), nhưng bằng cách này O2 khuếch tán vào nước chậm. Hoà tan ít vào trong nước là thuộc tính của O2.

Các nghiên cứu đã thấy sự hút các chất khoáng đạt mức cao nhất ở môi trường có nồng độ O2 từ 2 – 3%. Khi nồng độ O2 dưới 2% tốc độ hút khoáng giảm. Nhưng nếu tăng nồng độ O2 từ 3 – 10% thì tốc độ hút khoáng cũng không thay đổi.

Ảnh hưởng của nồng độ CO2, N2, H2S và pH môi trường: Sự tích luỹ N2, H2S và các khí khác trong đất ngập úng có tác động ức chế hoạt động hút khoáng của hệ rễ.


9.1.6.3 Ảnh hưởng của sự ngập úng đối với hệ rễ


Sự thiếu O2 trong vùng rễ xảy ra khi đất thoát nước kém sau cơn mưa hoặc sau khi tưới, gây giảm tăng trưởng và giảm năng suất ở cây trên cạn.

Các tế bào vùng sinh mô ngọn rễ cần phải sống để có sự phát triển tiếp tục những thay đổi biến dưỡng trong điều kiện thiếu O2 giúp di trì sự sống tế bào bằng cách sản sinh ATP trong điều kiện kị khí và giảm tối thiểu axit hoá tế bào chất.

Mặc dù mọi thực vật bậc cao cần có nước tự do, nhưng nếu quá nhiều nước trong môi trường, rễ cây trên cạn có thể bị tổn hại thậm chí gây chết vì nó ngăn cản sự trao đổi di chuyển của oxy và các khí khác, giữa đất và khí quyển.

Khi bị ngập thời gian ngắn, rễ cây bị thiếu O2 do O2 hoà tan vận chuyển chậm trong những khe đất đầy nước. Khi đất ấm lên sự hô hấp của vi sinh vật được kích thích thì O2 có thể bị cạn kiệt hoàn toàn trong vòng 24 giờ và rễ chuyển từ điều kiện thông khí sang môi trường kị khí. Người ta đã biết về những ảnh hưởng bất lợi của sự ngập nước trên sụ phát triển cũng như năng suất của nhiều cây trồng. Trong khi đó những loài ưa nước lại phát triển tươi tốt trong điều kiện thiếu O2 như vậy. Phải chăng có một sự khác biệt căn bản về sinh hoá học giữa những loài “chịu ngập” và những loài “không chịu ngập”. Nên sự hiểu biết khác biệt này có thể khai thác qua con đường sinh học phân tử chọn cây trồng, phát triển nuôi trồng những thực vật mà nó có thể chịu được những thời gian thiếu O2 lâu hơn.


9.1.6.4 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự hút khoáng.


Tất cả mọi quá trình sống đều có sự phụ thuộc vào nhiệt độ cho nên không thể tách riêng tác dụng của nhiệt độ lên quá trình hút chất khoáng ở rễ. Theo wall, 1931 thì nhiệt độ ảnh hưởng đến quang chu kỳ, nếu nhiệt độ tăng từ 15.5 – 21.1oC thì độ dài của quang chu kỳ cũng tăng lên. Nhiệt độ cao thường làm giảm khả năng đậu quả.

9.1.6.5Ảnh hưởng của ánh sáng đến sự hút khoáng.


Ánh sáng ảnh hưởng mạnh đến sự hút khoáng. Nếu để cây bắp trong tối 4 ngày thì khả năng hấp thụ P không xảy ra, và khả năng này sẽ phục hồi dần khi đưa cây bắp ra ngoài ánh sáng. Ánh sáng ảnh hưởng mạnh đến khả năng hấp thu NH4­-, SO42- tăng mạnh trong khi đó sự hấp thu Ca và Mg ít thay đổi. Nhìn chung tác động của ánh sáng liên quan đến quang hợp, trao đổi nước và tính thẩm thấu của chất nguyên sinh.

9.1.6.6 Ảnh hưởng của nấm bệnh trong dung dịch thuỷ canh.


Nấm là loại bệnh nghiêm trọng mà chúng ta gặp trong hệ thống này, rất hiếm khi thấy bệnh, khi tất cả các phần trong hệ thống được giữ gìn sạch sẽ. Các nhà nghiên cứu bệnh lý học thực vật cho rằng điều kiện vệ sinh như là một phương thức điều khiển tốt nhất.

Nhiếu tác giả cũng nhận thấy nếu lượng Mn bị thiếu hụt sẽ làm cây dễ bị nhiễm nấm. một thí nghiệm ngẫu nhiên đã sử dụng MnCl2 thay cho MgCl2 trong dung dịch vi lượng.

Trong suốt thời gian thí nghiệm có một vài hệ thống nhiễm nấm nhưng các hệ thống tương tự không bao giờ nhiễm khi có đủ Mn. Co (cobalt) cũng có khả năng đàn áp sự phát triển của vi khuẩn nhưng nếu tăng lượng Co sẽ gây độc tố cho cây. Mangan và Zn cũng có khả năng này nhưng ít gây độc hơn. Để giảm thiểu sự phát triển của nấm bệnh cần tăng lượng Mn cao hơn mức tối thiểu cần cho cây phát triển.

9.1.6.7 Ảnh hưởng của các giá thể nuôi trồng thuỷ canh.


Giá thể trồng cây phải có nhiều tính chất giống đất, phải có chỗ dựa cho hệ thống rễ, tạo điều kiện cho rễ mọc dài ra để tìm nước và chất dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.

Có nhiều vật liệu thích hợp có thể sử dụng làm giá thể trong thuỷ canh. Việc lựa chọn một giá thể nào đó phụ thuộc vào các yếu tố bao gồm giá tiền, hiệu quả, cân nặng, tỉ lệ xốp, tính đồng đều và bền vững, tính vô trùng cao, bền và có khả năng tái sử dụng được. Giá thể phải không chứa các vật thể gây độc có thể gây ảnh hưởng tới môi trường dinh dưỡng, và độ pH của môi trường.

Khả năng hút nhiệt cũng là một tính quan trọng. Giá thể có màu đen bị nóng nhanh hơn khi phơi ngoài sáng, làm cho nhiệt độ tăng lên ở xung quanh rễ. Giá thể như Perlite, vermiculite và đất sét là những vật liệu cách nhiệt, tăng và giảm nhiệt độ chậm hơn so với sỏi.

Người ta sử dụng nhiều cơ chất khác nhau trong nuôi trồng thuỷ canh. Tuy nhiên một trong số những đòi hỏi duy nhất của việc nghiên cứu đó là rễ cây phải dễ dàng tách ra khỏi môi trường. Than bùn, perlite và vermiculite là những cơ chất tốt, nhưng rễ thường đâm sâu trong môi trường nên sẽ gặp khó khăn trong việc nghiên cứu kích thước, hình thái của rễ. Đối với môi trường cát, ta dễ dàng lấy rễ ra nhưng rễ phát triển trong cát thường ngắn và ốm hơn trong môi trường thuỷ canh vì cát chặt hơn. Cây phát triển trong cát ít tốn hơn trong những cơ chất khác, có lẽ vì sự Phát triển kém. Trong nhiều năm qua, người ta thường dùng đất nung (hay còn gọi là Turface, Profil, Arcillite) Để nghiên cứu thuỷ canh vì loại nó ra khỏi đất rất dễ. Tuy nhiên đất có hai bất lợi:

Không có tính trơ về mặt hoá học. Những loại đất nung khác nhau cho ra những dinh dưỡng khoáng khác nhau và điếu này làm cho kết quả nghiên cứu không còn chính xác. Có thể dùng dung dịch để rữa những chất không mong muốn, nhưng tốn kém.

Đất nung có kích cở không giống nhau và khả năng hấp thu nước tuỳ thuộc vào kích thước, cho nên tính đồng nhất không giống nhau.

Gần đây, một sản phẩm mới đựơc đóng ép gọi là isolite. Isolite được khai thác ở vùng biển Nhật bản là nơi duy nhất có loại này, nó được trộn với đất sét 5% (đóng vai trò như chất kết dính). Ngoài ra trong thành phần của nó còn có SiO2 (Dioxid Silic). SiO2 có tính trơ cao về mặt vật lý và hoá học. Isolite có kích cỡ từ 1–10 mm đường kính. Các thí nghiệm cho thấy isolite có tính trơ cao về mặt hoá học và tính giữ nước tốt. Tuy nhiên, điểm bất lợi của nó là giá cả của nó khá cao.

Một số giá thể hữu cơ được sử dụng:


  • Than bùn:

Đây là chất tốt nhất trong các giá thể hữu cơ có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng cao hơn các loại giá thể hữu cơ khác.Than bùn có chứa nhiều khoáng như: N, P, Ca, Mg và một số nguyên tố vi lượng trong đó có silic.

Thông thường trong nuôi trồng thuỷ canh, than bùn được dùng để nuôi trồng các loại cây cho quả như: cà chua, dưa leo, ớt tây, dâu tây…

Than bùn cần thanh trùng trước khi sử dụng.


  • Mùn cưa:

Mùn cưa, cát và hổn hợp hai vật liệu đó được dùng có kết quả để sản xuất dưa chuột. Một hỗn hợp có khoảng 25% cát có lợi là phân bố độ ẩm đồng đều hơn khi dùng mùn cưa.

Cần phải chú ý không phải mùn cưa nào cũng thích hợp như nhau, một số mùn cưa có chất độc khi còn tươi, có thể gây ảnh hưởng môi trường dinh dưỡng.



  • Vỏ cây, xơ dừa:

Đây là vật liệu tương đối rẻ tiền, có khả năng chống phân huỷ do vi khuẩn cao. Phần lớn các nghiên cứu dùng vỏ cây hoặc xơ dừa, cần phải cho dòng nước chảy chậm để lôi cuốn hợp chất tanin có trong vỏ cây và xơ dừa.

  • Cát:

Cát là một trong những giá thể rẻ nhất có thể sử dụng. Tuy nhiên, cần phải kiểm tra để chắc chắn rằng nó không bị ô nhiễm bởi đất và nó thích hợp khi trồng thuỷ canh. Cát không nên quá nhỏ cũng không nên quá thô, kích thích hạt thay đổi tốt nhất từ 0.1 – 1.00mm, với mức độ trung bình từ 0.25 – 0.50 mm. Cát có nguồn gốc từ biển, cần phải loại bỏ hoàn toàn muối. Vỏ sò nhỏ phần lớn chứa đá vôi và nếu bỏ trong dung dịch nó sẽ làm cho pH tăng lên. Độ kiềm tăng giữ chặt Fe lại trong dung dịch, gây hiện tượng thiếu hụt Fe cho cây.

  • Sỏi:

Cũng giống như cát, hạt sỏi không chứa đá vôi, do đó không gây ảnh hưởng đến độ pH. Sử dụng sỏi có nhiều thuận lợi, vấn đề giữ nước có thể giảm đến mức tối thiểu bằng cách sử dụng hổn hợp gồm 40% perlite và 60% sỏi về thể tích.

  • Scoria (xỉ nham thạch):

Đây là một loại đá trên bề mặt núi lửa, có khả năng giữ nước rất tốt. Scoria có một số tính chất lý tưởng để để làm giá thể như:

- So với sỏi và cát nó nhẹ hơn. Tỷ trọng khoảng 600 – 1000 kg/m3.

- Vì được hình thành nơi có nhiệt độ rất cao nên nó trơ, khô, có nhiều kích thước khác nhau.

- Rất xốp, có nhiều lỗ khí và túi khí.

- Khả năng giữ nước khoảng 250 –350 kg/m3.

- Cách nhiệt tốt, không dẫn điện từ thành nhựa của vỏ chậu vào giá thể.



  • Vermiculite:

Vermiculite là một loại magiê-nhôm silicate ngậm nước dưới dạng tinh thể dẹt. Sau khi được xử lý, vermiculite là một vật liệu nhẹ có tỷ trọng trung bình khoảng 80 kg/m­­3. Đôi khi nó phải ứng kiềm do sự có mặt của đá vôi magiê trong quặng nguyên thuỷ. Có khả năng trao đổi lẫn khả năng giữ nước cao. Tuy nhiên, sau một thời gian kéo dài, cấu trúc của vermiculite có chiều hướng thoái hoá và vật liệu chuyên hoá về mặt vật lý để trở lại trạng thái ban đầu tạo thành.

  • Perlite:

Perlite là một dẫn xuất của đá núi lửa chứa silic. Vật liệu có khoảng 2 – 5 % ẩm, và sau khi nghiền và gia nhiệt tới vào khoảng 10000C, sẽ nở ra, tạo thành một vật liệu có tỷ trọng nhẹ theo thể tích 130 – 180 kg/m3. Vật liêu có một cấu trúc chặt chẽ, khả năng giữ nước tốt, có tính ổn định vật lý, và đối với phần lớn các sử dụng có tính trơ hoá học. Tuy nhiên, nó chứa 6.9 % nhôm và một phần nhôm có thể giải phóng trong dung dịch pH thấp gây ra những hậu quả bất lợi cho sự sinh trưởng của cây.

9.1.6.8 Chất lượng nước


Chất lượng nước thích hợp cho con người sử dụng thì sẽ thích hợp cho việc nuôi trồng thuỷ canh. Nước máy hay nước giếng thông thường có chứa một lượng lớn Ca và Mg được gọi là nước cứng. SO42+ và Na+ thường làm tăng tính dẫn điện.

Trước khi tiến hành thuỷ canh với một phạm vi rộng lớn, chúng ta phải biết được thành phần các chất khoáng có trong nước sử dụng. Phân tích chỉ ra rằng có một sự thay đổi rất lớn giữa các mùa trong năm. Giữa mùa khô và mùa mưa có một sự khác biệt rất lớn về lượng muối có trong nước.

Nước mưa cũng là một nguồn nước có thể sử dụng được. Tuy nhiên, nhiều phân tích cho thấy nước mưa từ mái nhà và được giữ trong những thùng mạ kẽm thì không tốt, Zn dần dần được giải phóng ra từ thành của thùng chứa sau một thời gian, nếu quá nhiều Zn gây ra triệu chứng như sự thiếu hụt Fe.

9.1.7 Các loại hình thủy canh


Hiện nay có nhiều loại hình thuỷ canh, nhưng qui tụ lại có 3 hệ thống thuỷ canh. Chủ yếu được sử dụng trên thế giới.

9.1.7.1. Hệ thống thuỷ canh không hồi lưu


Là hệ thống có dung dịch dinh dưỡng đặt trong hộp xốp hoặc các vật chứa cách nhiệt khác, dung dịch nằm nguyên trong hộp chứa từ lúc trồng cây đến khi thu hoạch.

Hệ thống này thích hợp với quy mô gia đình ở các nước kém phát triển, đòi hỏi phải có chất dinh dưỡng tự điều chỉnh được độ axit (pH) của dung dịch.

Kỹ thuật thuỷ canh đơn giản hiện đang triển khai tại nước ta là loại này.



Hình 9.1 Hệ thống thuỷ canh không hồi lưu

9.1.7.2. Hệ thống thuỷ canh hồi lưu


Là hệ thống có dung dịch dinh dưỡng bơm tuần hoàn từ một bình chứa có lắp đặt thiết bị điều chỉnh tự động các thông số của dung dịch để đưa tới các bộ rễ cây, sau đó quay lại bình chứa để điều chỉnh các thông số.

Hệ thống này có hiệu quả kinh tế cao hơn, không đòi hỏi chất dinh dưỡng có cơ chế tự điều chỉnh độ axit, thích hợp với quy mô sản xuất lớn ở những nơi có nguồn điện.



Kỹ thuật thuỷ canh màng mỏng dinh dưỡng NFT:

Dạng các hệ thống trồng thuỷ canh được phát triển cao nhất ngày nay là kỹ thuật màng mỏng dinh dưỡng (NFT – Nutrien Film Technique) được Doctor Allen Cooper phát triển vào những năm 1960 ở Anh. Nó là một biến thể của dòng chảy sâu. Nó cũng là dạng thuỷ canh hấp dẫn nhất đối với cộng đồng do tính chất và dáng vẻ bên ngoài của nó.

Chất dinh dưỡng được nó cho ăn vào các ống trồng (growtube) nơi mà các rễ rút nó lên. Phần dư rút xuống do trọng lực trở lại bể chứa. Một lớp màng mỏng dinh dưỡng cho phép các rễ có tiếp xúc ổn định với chất dinh dưỡng và lớp khí phía trên cùng lúc.




Hình 9.2 Hệ thống thuỷ canh hồi lưu



Hình 9.3. Hệ thống thuỷ canh theo phương pháp nhỏ giọt

9.1.8. Một số bệnh trong thủy canh

9.1.8.1 Bệnh rễ


* Vấn đề sinh lý cơ bản của bệnh rễ

Bệnh rễ rất ít khi được nói đến trong kỹ thuật thủy canh, tuy nhiên so với kỹ thuật trồng trong đất thì bệnh rễ trong kỹ thuạt trồng trong dung dịch lại có được sự quan tâmnhiều hơn bởi trong kỹ thuật này rễ luôn được giám sát chặt chẽ.Một số căn bệnh rễ phát sinh từ quá trình già cỗi tự nhiên và sau đó là do quá trình phân hủy vật chất cặn đọng bởi vi sinh vật.



* Nơi thường mắc bệnh

Người ta thấy có sự liên quan rất rõ giữa bệnh rễ và thời kỳ phát triển của cây. Nhận thấy bệnh rễ trong kỹ thuật màng dinh dươngxuaats phát từ các cây khẳng khiu già cỗi mà không phải từ các cây ban đầu gieo từ các hạt mầm khỏe, triệu chứng rễ chết luôn bắt đầu từ nơi rễ bị tổn thương và chính từ đó chỉ cầc một mầm bệnh yếu cũng có thể dẫn đến nặng hơn. Do vậy, nếu công tác quản lý và kỹ thuật tốt thì có thể loại bỏ hoàn toàn vấn đề này.


9.1.8.2 Nấm bệnh trong hệ thống thủy canh


Nấm bệnh gây hại trong hệ thống thủy canh chủ yếu là các chủng vi sinh vật Phytophthora và Pythium. Việc lọai trừ các vi sinh vật này rất khó khăn do một số hóa chất diệt nấm tỏ ra hạn chế hiệu quả bệnh rễ, ngoài ra do việc xác định nồng độ thuốc để phù hợp với cây trồng không gây độc cho cây trồng rất khó xác định, phạm vi sử dụng các chất hóa học bảo vệ cây trồng nói chung là quá ít nên việc điều chế các chất hóa học để đảm bảo cho quá trình thử nghiệm rất tốn kém.

9.1.8.3 Vi khuẩn trong hệ thống thủy canh


Căn bệnh vi khuẩn gây ra trong cây trồng thường là vấn đề nguy hiểm hơn so với do nấm, gần như là không kiểm soát được chúng bằng cách bổ sung thêm các chất hóa học vào dung dịch dinh dưỡng. Vi khuẩn chủ yếu là nhóm Pseudomonas gây bệnh héo và giảm năng suất sản lượng. Để hạn chế vi khuẩn người ta thường dùng phức sắt chelat trong dung dịch dinh dưỡng là Fe-EDDHA, phức chất Fe khá bền, tác động đến căng bệnh ít hơn là Fe-DTPA.

9.1.9 So sánh giữa cây trồng cần đất và thủy canh


Trồng cây cần đất

Thủy canh

Trồng cây cần đất

Trong đát trồng, các vi khuẩn phải phân cắt chất hữu cơ phức tạp thành các nguyên tố cơ bản như nitrogen, phosphor, potassium cũng như các nguyên tố vết (vi lượng).

Thức ăn cho cây được cân bằng (dung divhj dinh dưỡng) được hòa tan thẳng vào nước nên thực vật có thể nhận chất dinh dưỡng hoàn hảo mọi lúc.

Trong đát trồng, các vi khuẩn phải phân cắt chất hữu cơ phức tạp thành các nguyên tố cơ bản như nitrogen, phosphor, potassium cũng như các nguyên tố vết (vi lượng).

Đất trồng không thể sản sinh nhiều chất dinh dưỡng trên mỗi diện tích đủ cho hệ rễ có thể hấp thu.

Thủy canh mang lượng thức ăn được cần thẳng tới rễ hơn là bắt rễ thực vật tìm kím nó.

Đất trồng không thể sản sinh nhiều chất dinh dưỡng trên mỗi diện tích đủ cho hệ rễ có thể hấp thu.

Đất trồng giảm sút giá trị dinh dưỡngcủa nó và khó đo các mục pH và độ màu mỡ.

Giá trị pH và dinh dưỡng của nước được đo và duy trì dễ dàng, vì vậy các thực vật luôn có đủ thức ăn.

Đất trồng giảm sút giá trị dinh dưỡngcủa nó và khó đo các mục pH và độ màu mỡ.

Chỉ khi các cây trồng trên đất được tưới, các nguyên tố cơ bản mới có thể hòa tan vào nước.

Trong một hệ thống thủy canh, độ ẩm hiện diện trong các khoảng thời gianđược kéo dài hay trong mọi lúc.

Chỉ khi các cây trồng trên đất được tưới, các nguyên tố cơ bản mới có thể hòa tan vào nước.

Đất trồng đóng vai trò vật chủ đối với nhiều vi sinh vật có hại.

Các môi trường trồng thủy canh là trơ, vô trùng, một môi trường rất vệ sinh cho thực vật và người trồng.

Đất trồng đóng vai trò vật chủ đối với nhiều vi sinh vật có hại.

Đất trồng cần nhiều việc tưới, có một sự hiện diện các vi sinh vật gây hại cao hơn, thực vật lớn chậm hơn, cần nhiều không gian và chăm cóc hơn.

Thủy canh làm tăng sự tăng trưởng và sản lượng trên mỗi diện tích của thực vật, giảm các vi sinh vật gây hại, bệnh tật và nhu cầu tưới nước thực vật.

Đất trồng cần nhiều việc tưới, có một sự hiện diện các vi sinh vật gây hại cao hơn, thực vật lớn chậm hơn, cần nhiều không gian và chăm cóc hơn.



9.2 Khí canh


Đây là hệ thống thuỷ canh cải tiến khi rễ cây không được trực tiếp nhúng vào dung dịch dinh dưỡng mà phải qua hệ thống bơm phun định kỳ, nhờ vậy tiết kiệm được dinh dưỡng và bộ rễ được thở tối đa.

Trong kỹ thuật này các cây được trồng trong một thùng cách nhiệt, chỉ chứa sương mù và hơi nước. Sương mù (chất dinh dưỡng) được phun định kỳ vào những thời gian nhật định trong suốt quá trình trồng cây. Cây trồng được treo lơ lững trong thùng, chúng được duy trì trong điều kiện độc lập. Vì không sử dụng đất hay môi trường tổng hợp (giá thể) nên môi trường có độ sạch cao, cây sạch bệnh. Nếu một cây trồng bị nhiễm bệnh thì có thể di chuyển nó ra khỏi hệ thống một cách dễ dàng mà không ảnh hưởng đến cây khác.

Dung dịch dinh dưỡng thừa sau khi sử dụng được thu lại, lọc, bổ sung để được tiếp tục sử dụng. Do không cần thường xuyên có một lớp nước dầy nen trọng lượng của toàn bộ hệ thống khí canh tương đối nhẹ, dễ bố trí trên nốc nhà hoặc sân thượng ở các thành phố.

Về nguyên tắc hệ thống này có hiệu quả kinh tế rất cao, hoàn toàn có thể ứng dụng để làm giảm giá thành cây giống trong công nghệ sinh học thực vật. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Sigopor, trong hệ thống khí canh nhiệt ở vùng rễ luôn luôn thấp hơn nhiệt độ ngoài trời khoảng 2oC do hiệu ứng bốc hơi, nhờ vậy cây sinh trưởng nhanh hơn trong đất thường hay trong hệ thống thuỷ canh không hồi lưu. Hệ thống này thích hợp cho qui mô sản xuất rau, hoa thương phẩm. Có thể trồng cây trái vụ.



Hình 9.3 Hệ thống khí canh
Каталог: Data -> News -> 388 -> files
News -> Nghị quyết của quốc hội số 23/2003/QH11 ngàY 26 tháng 11 NĂM 2003 VỀ nhà ĐẤT DO nhà NƯỚC ĐÃ quản lý, BỐ trí SỬ DỤng trong quá trình thực hiện các chính sáCH
News -> QuyếT ĐỊnh về việc ban hành Quy định về trang phục đối với Sinh viên Trường Đại học Lạc Hồng
News -> BỘ chính trị ĐẢng cộng sản việt nam
files -> Phần nuôi cấy tế BÀo chương giới thiệu chung và LỊch sử phát triểN
files -> Phần chuyển gen ở thực vật bậc cao chương MỞ ĐẦU
files -> Chương nuôi cấy tế BÀo và chọn dòng tế BÀo nuôi cấy tế bào đơn
files -> Chương những khái niệm cơ BẢn học thuyết tế bào
files -> Chương thu nhận và nuôi cấy phôi in vitro phôi soma

tải về 149.3 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương