CHƯƠng một nguồn gốc và HƯỚng đI : phong trào liên minh thánh tâM. Điều 101 Nguồn gốc của Phong Trào Liên Minh Thánh Tâm



tải về 292.07 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích292.07 Kb.
#23820
  1   2   3   4
CHƯƠNG MỘT
NGUỒN GỐC VÀ HƯỚNG ĐI :

PHONG TRÀO LIÊN MINH THÁNH TÂM.
Điều 101 Nguồn gốc của Phong Trào Liên Minh Thánh Tâm
Phong trào Liên Minh Thánh Tâm, dành riêng cho nam giới, được cha Edward Hamon, dòng Tên, sáng lập năm 1883 tại Canada, lấy tinh thần cầu nguyện và sự nhiệt thành của hội Tông Đồ Cầu Nguyện làm nền tảng cho phong trào.

Ngày 31 Tháng 12 năm 1884, cha Edward Hamon đã sát nhập Phong Trào Liên Minh Thánh tâm vào đại hội Tông Đồ Cầu Nguyện để các đoàn viên được hưởng nhờ các ân ích thiêng liêng dành cho đại hội này.

Tại Việt Nam, năm 1950 Phong Trào Liên Minh Thánh Tâm được cha Gerard Gagnon, tức cha Nhân (tên Việt Nam) dòng Chúa Cứu Thế, thành lập tại xứ Thái Hà Ấp, Nam Đồng, Hà Nội. Hai năm sau ngày thành lập, Ngài trao lại trách nhiệm điều hành Phong Trào cho cha Giacôbê Đào Hữu Thọ.

Sau biến cố " ngày 20 Tháng 7 năm 1954" chia đôi đất nước, cha Giacôbê Đào Hữu Thọ tiếp tục xây dựng Phong Trào LMTT tại miền nam Việt Nam.

Biến cố " 30/04/1975 " khiến hàng triệu người Việt Nam phải bỏ quê hương ra sinh sống tại các nước ngoài. Phong Trào LMTT tại quê nhà phải biến hình để tiếp tục hoạt động

Năm 1980, cha ( nay là Đức Ông) Phêrô Nguyễn Đức Tiến, cùng với một số anh em cựu đoàn viên LMTT Việt Nam gây dựng lại phong trào LMTT tại Hoa Kỳ và thành lập toán LMTT đầu tiên tại giáo phận Orange, tiểu bang California Phong Trào phát triển rất mạnh.

Riêng tại Giáo Phận Los Angeles, năm 1994 Cha Vũ Minh Nghiễm cùng với một số quí ông tại Cộng Đoàn Thánh Giuse West Covina đã đứng ra thành lập Phong Trào LMTT Việt Nam.
Điều 102 Hướng Đi Của Phong Trào
Trong cuốn Thủ Bản đầu tiên phát hành tại Montréal, Canada năm 1888 , cha Hamon vị sáng lập Phong trào LMTT ấn định mục tiêu của phong trào như sau: " Nhờ vào sự nhiệt thành tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu, phong trào LMTT nhằm mục đích dùng nam giới để duy trì tinh thần Công Giáo trong gia đình".

Trong thủ bản được in lại năm 1892, vị sáng lập nói thêm:" Phong trào LMTT không phải là một hội hoàn toàn đạo đức, cũng không phải là một tu hội, nhưng là một liên minh, một tổ chức hợp nhất tâm hồn các tín hữu lại với Thánh Tâm Chúa, để truyền bá và duy trì Công Giáo trong các gia đình và ngoài xã hội".

Đến năm 1909, thủ bản được tái ấn hành và nói rõ hơn mục tiêu hoạt động của phong trào LMTT như sau:" LMTT là một hội đoàn đạo đức, không những chỉ có mục đích gìn giữ lấy lợi ích thiêng liêng và lòng đạo đức sốt sắng của đoàn viên mà còn là một công cuộc tông đồ có tính cách xã hội nữa".

Như vậy, ngoài mục đích hoạt động truyền bá và duy trì tinh thần Công Giáo trong gia đình và ngoài xã hội , Phong trào còn được trao thêm nhiệm vụ tông đồ giữa lòng trần thế.

Theo hướng đi mỗi ngày được bổ túc và kiện toàn thêm, Phong Trào LMTT đã đáp ứng lời hiệu triệu của các Đức Giáo Hoàng hằng thúc dục giáo hữu sống giữa đời trong mọi gia cấp và môi trường xã hội cộng tác với nhau làm việc tông đồ, tùy theo khả năng, để mở rộng nước Chúa đến mọi người, mọi gia đình và ngoài xã hội trong tinh thần bác ái của thánh Tâm Chúa. Như vậy, Thánh tâm Chúa là nguồn gốc phát sinh phong trào LMTT.

Phong Trào LMTT hoạt động tích cực trong các xứ đạo, là phương tiện trợ lực hữu hiệu của các Linh Mục, tổ chức các việc thiện để bài trừ việc xấu, thực hiện các công việc hữu ích cho Giáo Hội và Tổ Quốc trong các lãnh vực Tôn Giáo , xã hội , kinh tế. Phạm vi hoạt động của phong trào. vì thế thật là mênh mông , ở thôn quê cũng như ở thành thị.


Điều 103 Nhận Định Của Các Vị Lãnh Đạo
Các Đức Giáo Hoàng Lêo XIII , Piô X , Bênêdictô XV, Piô XI, Piô XII đồng thanh cả quyết rằng:" Thánh Tâm Chúa sẽ cứu vãn xã hội ngày nay khỏi những vết thương trầm trọng tinh thần cũng như vật chất. Triều đại Thánh Tâm Người sẽ trả lại cho thế giới trật tự và công bằng bắt nguồn từ đức bác ái". Để triều đại Chúa Kitô sớm được thực hiện, Đức Piô XI đã quyết định tổ chức phong trào Công Giáo Tiến Hành để cố gắng thi hành chương trình hoàn bị của Thánh Tâm Chúa bằng cách sáng lập, bành trướng, củng cố triều đại Chúa Kitô trong tâm hồn mỗi cá nhân, trong gia đình, ngoài xã hội, ở mọi phạm vi, mọi ngành hoạt động, mà nhờ ơn Chúa, con người có thể hoạt động. ( trích bài diễn thuyết cho các thủ lãnh CGTH tại Rôma ngày 19/4/31).

Trong bức thư " Quod sodales consociationes " gửi cha bề trên Tổng quyền dòng Tên, Đức Thánh Cha Piô XII đã nói " Phong trào LMTT gồm đủ tư cách, có đủ sự chuẩn bị để trở nên những phong trào xuất chúng trong phong trào Công Giáo Tiến Hành ".



CHƯƠNG HAI

DIỆU THUYẾT THÁNH TÂM
Điều 201 Diệu Thuyết Thánh Tâm.
Phong trào LMTT lấy việc tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu làm nền tảng để thánh hóa cá nhân, làm việc tông đồ mở rộng nước Chúa, qua việc hoán cải cá nhân, gia đình và xã hội.

A. Tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu.

Tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu là một việc đạo đức nhằm kính thờ trái tim Chúa Giêsu. Biểu hiệu cho tình yêu Thiên Chúa. Vì thế đối tượng chính của sự tôn sùng là tình yêu Thiên Chúa, một tình yêu được Chúa mặc khải trong cựu ước, và thực hiện trong đời sống của Chúa Giêsu ở trần thế. Tình yêu này cần phải đền đáp cân xứng bằng chính tình yêu tạo vật của mình, hèn kèm, bất xứng nhưng được Chúa đợi chờ. Sự đền đáp này được thể hiện bằng những hành động sau:

Đền tội cho chính mình, đền thay nguyện thế cho những người thờ ơ, vô ơn hay còn chìm đắm trong tội lỗi, không biết đến hay không màng gì đến tình yêu hải hà của Thiên Chúa.

Vinh danh trái tim Ngài như Ngài đã ước muốn, và vì trái tim Ngài đáng được vinh danh và tôn thờ nơi mỗi người, trong mỗi gia đình, như trong toàn thể nhân loại.

Đặt hết tin tưởng , tín thác vào trái tim Chúa và tình yêu của Ngài.

Loan truyền lòng tôn sùng trái tim Chúa, tạo cơ hội cho nhiều người đón nhận ơn ích của Thánh Tâm Chúa một trái tim rộng lượng , bao dung và sẵn sàng ban tràn đầy cho những ai muốn đón nhận.

Khi đáp trả tình yêu Thiên Chúa bằng chính tình yêu mình, bằng cách thực hiện những điều Chúa mong đợi trên, ta an ủi được trái tim yêu thương Chúa.


B. Việc tôn sùng Thánh tâm Chúa Giêsu được các Giáo Hoàng cổ súy

Hầu hết các vị Giáo Hoàng từ Đức Innocent XII đã tôn sùng và cổ súy cho việc tôn thờ Thánh Tâm Chúa.

Năm 1765 Đức Clêmentê XIII đã chuẩn y cho các Giám Mục Ba Lan và hội Huynh Đệ Thánh Tâm ở Rôma được thiết lập một lễ kính Thánh tâm Chúa.

Năm 1794 trong sắc thư Auctorem Fidei, Đức Piô VI đã chính thức chuẩn nhận việc tôn sùng Thánh Tâm Chúa, vì Thánh Tâm Chúa được kết hợp nhị tính với Thiên Chúa, nên đáng được phụng thờ.

Năm 1856 , Đức Piô IX nới rộng việc cử hành lễ Thánh Tâm , ngày thứ sáu sau tuần bát nhật kính lễ mình Thánh Chúa, cho toàn thể Giáo Hội và như thế đã thực hiện lời thỉnh cầu Thánh tâm Chúa qua nữ Thánh Margarita.

Năm 1899 Đức Lêo XIII qua thông điệp Annum Sarrum, nhìn nhận việc tôn thờ trái tim Chúa là " một việc đạo đức hảo hạng ". Ngài muốn kiện toàn công việc này bằng cách tận hiến thế giới cho Thánh Tâm Chúa và Ngài hy vọng việc tận hiến này đem lại cho nhân loại những ơn ích phi thường trường cửu cho nhân loại. Việc này được Đức Piô X ban lệnh phải thi hành hàng năm.

Năm 1925, Đức Piô XI với thông điệp Quas Primas thiết lập lễ Chúa Kitô Vua như một hệ luận của việc tôn sùng Thánh Tâm Chúa. Năm 1928 Ngài ra thông điệp Miserentissimus Redemptor đặt nền tảng cho việc đền tạ đối với Thánh Tâm
Chúa, một việc mà mọi giáo hữu phải làm trong tình yêu thương Thiên Chúa.

Năm 1947, Đức Piô XII nhấn mạnh đến sự liên kết mật thiết giữa việc tôn thờ trái tim Chúa và phụng vụ Thánh trong thông điệp Mediator Dei . Năm 1956, nhân dịp kỷ niệm 100 năm việc nới rộng lễ kính Thánh tâm Chúa cho toàn thế giới, Đức Piô XII viết thông điệp Haurietis Aquas về bản tính việc tôn sùng Thánh Tâm Chúa và trình bày nền tảng tín lý của việc tôn sùng Thánh Tâm Chúa trong kinh Thánh và Thánh truyền, mời gọi mọi tín hữu hãy học hỏi. suy gẫm và thực hành " qùa tặng vô giá này ". ( việc tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu ).


C. việc tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu được Công Đồng Vaticanô khích lệ.

Việc tôn sùng Trái tin Đức Chúa Giêsu, được Công Đồng Vaticanô II đề cập đến trong hiến chế phụng vụ Thánh: " Những việc đạo đức của Kitô hữu bao lâu còn hợp với lề luật và qui tắc của Giáo Hội, thì còn được khích lệ rất nhiều,nhất là khi thi hành theo chỉ thị của Tông Tòa."

Đức Phaolô VI trích đoạn này trong tông thư Investigabiles Divitias Christi viết năm 1965 " Việc đạo đức này ( việc tôn sùng thánh Tâm Chúa ) nổi bật như là việc đạo đức được Công Đồng khích lệ ". Ngài hy vọng việc tôn sùng Thánh Tâm Chúa càng ngày càng lan tràn, được phổ biến rộng rãi hơn và được mọi người thực thi...

Đức đương kim Giáo Hoàng Gioan Phaolô II , vị Giáo Hoàng của con tim, không ngừng nói đến trái tim Chúa qua các thông điệp, các chuyến công du, lời nhắn nhủ khi đọc kinh truyền tin. Ngài đặc biệt liên kết tình yêu trái tim Chúa với phép Thánh Thể, với phép hòa giải và với trái tim của Mẹ Maria.

Việc tôn sùng Thánh Tâm Chúa được các Giáo Hoàng không ngừng khen ngợi và cổ súy, được Công Đồng Vaticanô II đặc biệt khích lệ, vì việc tôn sùng Thánh Tâm Chúa là căn bản cho đời sống giáo hữu, có thể cải hoán được cá nhân, gia đình và xã hội. việc đạo đức này không những hợp thời mà còn là hy vọng độc nhất để cứu chữa nhân loại khỏi con đường tục hóa ngày nay.


CHƯƠNG BA
TÔN CHỈ VÀ MỤC ĐÍCH CỦA PHONG TRÀO

LIÊN MINH THÁNH TÂM

Điều 301 Tôn Chỉ
Phong Trào Liên Minh Thánh Tâm là một tổ chức Công Giáo Tiến Hành, chuyên việc cầu nguyện và hoạt động tông đồ hợp nhất với Thánh Tâm Chúa Giêsu. Phong Trào lấy việc Tôn Sùng Thánh Tâm Chúa làm nền tảng cho mọi hoạt động.

Việc Tôn sùng Thánh Tâm Chúa được thực hiện qua các hoạt động đạo đức của cá nhân và đoàn thể như Dâng Ngày, tham dự Thánh lễ, rước lễ đền tạ, tham dự các phép Bí Tích, Tôn vương gia đình, tham dự Giờ Thánh đền tạ, các buổi tĩnh tâm, tĩnh huấn...


Điều 302 Mục đích
Phong trào hướng mọi hoạt động vào mục đích cổ động và duy trì tinh thần Kitô giáo trong gia đình và ngoài xã hội, để làm sáng danh Thiên Chúa và thực hiện ý nguyện của Thánh Tâm Chúa là cứu rỗi các linh hồn.

Để thực hiện mục đích trên, Phong Trào luôn luôn:

- Thu hút đoàn viên, tổ chức họ thành đoàn ngũ với tham vọng mở rộng Nước Thánh Tâm Chúa.

- Tán trợ những tổ chức từ thiện, đem tinh thần Kitô giáo vào các môi Trường xã hội, kinh tế, văn hoá, chính trị.....

- Tìm mọi phương thế bài trừ các tệ đoan xã hội, những đam mê bất chính.

- Ngăn ngừa các tín hữu, nhất là đoàn viên LMTT tham gia vào các hội đảng Giáo hội cấm.

- Thực hiện công tác bác ái cũng như đề cao công tác văn hóa đạo đức và dân tộc.

Điều 303 Khẩu Hiệu
"NƯỚC CHÚA TRỊ ĐẾN" là khẩu hiệu được dùng như kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Phong Trào.

CHƯƠNG BỐN

HỆ THỐNG TỔ CHỨC PHONG TRÀO LMTT
ĐOẠN MỘT

DANH XƯNG VÀ THÀNH PHẦN CÁC CẤP BỘ

Điều 401a SƠ ĐỒ TỔ CHỨC LIÊN ĐOÀN LMTT


Điều 401b SƠ ĐỒ TỔ CHỨC ĐOÀN LMTT
Điều 402 Các Hệ Cấp của Phong Trào Liên Minh Thánh Tâm
a- Tổng Liên Đoàn LMTT tại cấp Quốc gia, thành phần gồm có :

- Linh mục Tổng Tuyên Úy.

- Ban Thủ Lãnh

- Các Ban Chuyên Môn

- Các Liên Đòan Liên Minh Thánh Tâm

b- Liên Đoàn LMTT tại cấp Giáo Phận, thành phần gồm có:

- Linh mục Tuyên Úy

- Ban Thủ Lãnh

- Các Ban Chuyên Môn

- Các Đoàn Liên Minh Thánh Tâm


c- Đoàn Liên Minh Thánh Tâm tại cấp Giáo xứ, thành phần gồm có:

- Linh mục Tuyên Úy

- Ban Trị Sự

- Các Ban Chuyên Môn

- Các Đoàn Liên Minh Thánh Tâm
d- Toán Liên Minh Thánh Tâm tại cấp Khu, thành phần gồm có:

- Ban Trị sự và các Toán Viên.



ĐOẠN HAI
CÁC CHỨC VỤ TRONG BAN THỦ LÃNH PHONG TRÀO LMTT

Điều 403 Tổ Chức Liên Đoàn LMTT

a- Ban Thủ Lãnh Liên Đoàn gồm có:

- Linh Mục Tuyên úy

- Thành viên trong Ban Trị Sự

- Các Trưởng Ban Chuyên Môn


b- Ban Trị sự Liên Đoàn LMTT gồm có:

- Liên đoàn trưởng

- Đệ nhất và đệ nhị Liên đoàn phó

- Thư ký


- Thủ qũy

- Ủy viên kế hoạch


c- Các Ban Chuyên Môn

(1)- Các Ban chuyên môn gồm có:

- Ban phụng vụ

- Ban Tuyên Huấn

- Ban Khánh Tiết

- Ban Truyền Thông

- Ban Xã Hội

(2)- Thành phần mỗi ban gồm có:

- Trưởng ban

- Thư ký


- Các ủy viên (nếu cần)
Điều 404 Tổ Chức Đoàn LMTT
a- Ban Thủ Lãnh Đoàn, thành phần gồm có:

- Linh Mục Tuyên úy

- Thành viên trong ban Trị Sự

- Các Toán trưởng

- Các Trưởng Ban Chuyên Môn
b- Ban Trị Sự Đoàn LMTT , thành phần gồm có:

- Đoàn trưởng

- Đệ nhất và Đệ nhị Đoàn Phó

- Thư ký

- Thủ qũi

- Uỷ viên kế hoạch


c- Các ban chuyên môn:

(1) Thành phần gồm có:

- Ban phụng vụ

- Ban tuyên huấn

- Ban khánh tiết

- Ban truyền thông

- Ban xã hội

(2) Thành phần mỗi ban gồm có

-Trưởng ban

- Thư ký


- Các uỷ viên ( nếu cần )
Điều 405 Tổ chức toán LMTT
Toán LMTT gồm có

- Ban trị sự

- 12 Đoàn viên

ĐOẠN BA
NHIỆM VỤ CÁC CẤP

TRONG PHONG TRÀO LIÊN MINH THÁNH TÂM

Phần 1 Đoàn Viên

Đoàn viên là nhân sự căn bản của mọi cấp trong Phong Trào. Có hai bậc đoàn viên: Tập Sự và Chính Thức.
Điều 406 Đoàn Viên Tập Sự
a- Muốn gia nhập Đoàn LMTT, một cảm tình viên phải có ít nhất 15 tuổi trọn, có thiện tâm, liên lạc và biên tên mình với một toán trưởng; được Toán trưởng giới thiệu với ban Trị Sự Đoàn để tìm hiểu thêm trước khi được nhận vào bậc đoàn viên tập sự.

b- Đoàn viên phải hứa ngày nào cũng dâng mình cho Thánh Tâm Chúa bằng cách đọc Kinh Dâng Ngày.

c- Đọc Thủ bản để thấu hiểu đường lối của Phong Trào.

Điều 407 Đoàn Viên Chính Thức


Đoàn viên Tập Sự chỉ được kể là chính thức sau thời gian tập sự ít nhất là ba tháng và được nhập đoàn cách trọng thể qua một nghi thức tuyên hứa.
Điều 408 Bổn Phận Đoàn Viên
1- Dâng mình mỗi ngày cho Thánh Tâm Chúa bằng cách đọc kinh Dâng Ngày và năng dâng mình lại trong ngày.

2- Mỗi ngày đọc một Kinh Lạy Cha, mười Kinh Kính Mừng và một Kinh Sáng Danh theo ý chỉ của phòng trào.

3- Tham dự Thánh Lễ và Rước Lễ có ý đền tạ Thánh Tâm Chúa ít nhất mỗi tháng một lần.

4- Tham dự các phiên họp của Toán hay của Đoàn khi được thông báo.

5- Tham dự Tĩnh Tâm hàng năm.

6- Dâng gia đình cho Thánh Tâm Chúa.

7- Tham dự các giờ thánh Đền Tạ Thánh Tâm Chúa.

8- Làm việc Tông Đồ xã hội theo chương trình kế hoạch của Đoàn hay Toán.

9- Phát huy đời sống đạo đức gương mẫu, đóng góp khả năng tinh thần và vật chất để phát triển Phong Trào Liên Minh Thánh Tâm.

Điều 409 Quyền Lợi Của Đoàn Viên:


Tiết Một Quyền Lợi Tâm Linh

Các đoàn viên LMTT trung tín với các hoạt động của Phong Trào được:

1- Thánh Tâm Chúa chúc lành và ban nhiều hồng ân cho mình, cho gia đình, qua lời cầu bầu của Đức Mẹ, của Giáo Hội, và của Đại Hội Tông Đồ Cầu Nguyện mà Phong Trào LMTT là thành phần.

2- Trở nên bạn nghĩa thiết của Thánh Tâm Chúa.

3- Thánh Tâm Chúa thánh hoá bản thân và ban cho việc cứu rỗi các linh hồn có hiệu qủa tốt đẹp hơn nhờ vào các việc làm, các hy sinh của đoàn viên đã được kết hợp với Thánh Tâm Chúa.
Tiết Hai Mười Hai Lời Hứa của Thánh Tâm Chúa Giêsu

Đoàn viên được hưởng 12 lời hứa sau đây của Thánh Tâm Chúa khi Người phán với Thánh nữ Margarita Maria:

1- Ta sẽ ban mọi ơn cần thiết cho đời họ.

2- Ta sẽ ban sự bình an cho gia đình họ.

3- Ta sẽ yên ủi họ trong lúc đau khổ.

4- Ta sẽ nên nơi trú ẩn chắc chắn cho họ suốt đời, nhất là trong giờ lâm chung.

5- Ta sẽ ban mọi phúc lành cho công việc họ làm.

6- Những kẻ tội lỗi sẽ gặp ở Trái Tim Ta một nguồn tình yêu vô hạn.

7- Những tâm hồn sốt sắng chóng nên trọn lành.

8- Ta sẽ chúc lành cho gia đình nào tôn thờ Thánh Tâm Ta.

9- Những tâm hồn nguội lạnh sẽ chóng trở nên sốt sắng.

10- Ta sẽ ban cho linh mục được những ơn riêng để cảm hoá lòng người cứng cỏi.

11- Ta sẽ ghi vào Thánh Tâm Ta muôn đời những ai cổ động cho việc tôn thờ Thánh Tâm Ta.

12- Vì lòng ta thương xót vô biên của Thánh Tâm Ta, Ta hứa sẽ ban cho những ai rước lễ liên tiếp chín ngày thứ sáu đầu tháng ơn thống hối trong giờ lâm chung và không phải chết khi linh hồn đang mất ơn nghĩa thánh vì chưa chịu các phép bí tích cần thiết.


Tiết Ba Các Quyền Lợi Tinh Thần và Vật Chất của đoàn viên

1- Khi lập gia đình, Đoàn sẽ tham dự thánh lễ hôn phối, đề cử hai đoàn viên làm phù rể và tặng đôi tân hôn một kỷ vật.

2- Khi qua đời Đoàn sẽ xin một Thánh Lễ tiễn chân, tham dự giờ cầu nguyện tại nhà quàn, tham dự Thánh lễ an táng, cử 6 đoàn viên đi hai bên linh cữu. Mỗi đoàn viên sẽ tham dự một Thánh lễ, lần một chuỗi Mân Côi cầu cho đoàn viên quá cố. Việc phúng điếu vòng hoa hay tài chánh sẽ tùy theo nội quy từng đoàn ấn định.

3- Hằng năm trong tháng các linh hồn, Đoàn xin một lễ chung cầu cho linh hồn đoàn viên qua đời.

4- Khi gia đình đoàn viên hữu sự (chẳng hạn người phối ngẫu, các con còn sống chung trong gia đình qua đời), nếu được thông báo, Đoàn sẽ thăm viếng, an ủi và tham gia giờ cầu nguyện và thánh lễ an táng. Khi con cái lập gia đình, nếu được thông báo, Đoàn sẽ tham dự thánh lễ hôn phối.

Điều 410 Những Nguyên Do Không Nhận Vào Hay Cho Ra Khỏi Đoàn.


Không nên cho gia nhập hay lưu lại trong Đoàn những người có những thành tích sau đây:

1- Có tên trong các hội đảng Giáo hội cấm.

2- Có thói quen nói những lời tục tĩu mà không muốn sửa mình.

3- Công khai làm những gương xấu như say sưa rượu chè, cờ bạc, dâm ô...

4- Không còn tham gia các cuộc sinh hoạt của Phong Trào, mặc dầu đã được nhắc nhở nhiều lần.

Ban Thủ Lãnh sẽ chiếu theo biểu quyết của đa số để quyết định phương thức áp dụng: khuyên bảo trước hay nên cho rút khỏi đoàn ngay với sự chấp thuận của Cha tuyên úy.

1- Có đời sống đạo đức gương mẫu, hạnh kiểm tốt.

2- Thông hiểu lẽ đạo, vững mạnh trong đức tin.

3- Tuân phục quyền bính của Giáo Hội Công Giáo, nhiệt tâm hoạt động và bảo vệ lý tưởng Kitô giáo và Phong Trào.

4- Biết đặt bổn phận chung lên trên quyền lợi cá nhân hay bè phái.

5- Có khả năng lãnh đạo và tinh thần trách nhiệm.
Điều 430 Nguyên Tắc Bầu Cử
Muốn cho cuộc bầu cử có giá trị, cần phải tôn trọng những nguyên tắc sau đây:

1- Phải có hai phần ba hay ít nhất một nửa số thành viên trong ban thủ lãnh hiện diện.

2- Thực hiện phổ thông đầu phiếu kín.

3- Áp dụng đa số thắng thiểu số.

4- Kết qủa cuộc đầu phiếu phải có hiệu lực, phải có sự ưng thuận của linh mục Tuyên úy.

5- Lễ bàn giao sẽ được thực hiện muộn nhất một tháng sau khi có kết quả cuộc bầu cử. Tân Ban Trị Sự với thành phần đầy đủ sẽ được linh mục tuyên úy trình diện cộng đồng dân Chúa trong một buổi lễ nghi đơn giản.

6- Cước chú quan trọng: Nếu có gì bất thường trong cuộc bầu cử, linh mục tuyên úy và ban thủ lãnh cấp trên cần phối hợp giải quyết ngay một cách thỏa đáng trong sự công bằng và hợp lý sau khi đã tìm hiểu và cân nhắc kỹ lưỡng sự việc xẩy ra.
Điều 431 Tổ Chức Cuộc Bầu Cử
1- Cứ hai năm một lần, các cấp tổ chức cuộc bầu cử Ban Trị Sự liên hệ để thay đổi thành phần lãnh đạo.

2- Ban Trị Sự đương nhiệm có trách nhiệm tổ chức cuộc bầu cử ít nhất một tháng trước khi hết nhiệm kỳ.

3- Phải thông báo càng sớm càng tốt và nhấn mạnh đến tầm quan trọng để mọi người cầu nguyện và hưởng ứng cuộc bầu cử sắp tới.

4- Bất cứ một cuộc bầu cử nào cũng phải có sự chứng kiến của linh mục tuyên úy và Ban Thủ Lãnh cấp trên.



CHƯƠNG NĂM
ĐƯỜNG LỐI HOẠT ĐỘNG CỦA PHONG TRÀO LMTT
ĐOẠN MỘT

HỌC HỎI VÀ HUẤN LUYỆN
Điều 501 Học Hỏi Diệu Thuyết Thánh Tâm
Các Đoàn LMTT, nhất là các thủ lãnh:

- Trước hết và quan trọng hơn hết là phải tha thiết cầu xin cho mình được lòng yêu mến chân thành Thánh Tâm Chúa Giêsu để trở nên người bạn nghĩa thiết của Chúa.

- Phải học hỏi và đào sâu Diệu Thuyết Thánh Tâm, để sống mật thiết với Thiên Chúa bằng cách thi hành hoàn hảo những việc đạo đức, các sinh hoạt của Phong Trào liên quan đến việc tôn thờ Thánh Tâm Chúa.

- Rèn luyện mình trở thành dụng cụ tông đồ nhiệt thành cho việc truyền bá lòng Tôn Sùng Thánh Tâm Chúa.

Điều 502 Học Hỏi, Thực Thi và Chia Sẻ Lời Chúa
Đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa, người LMTT cần biết Ngài dạy gì, để noi gương và sống liên kết với Ngài qua lời nói và hành động.

" Thiên Chúa nhân lành và khôn ngoan đã muốn mạc khải chính mình và tỏ ra cho mọi người biết mầu nhiệm thánh ý Ngài. Nhờ đó, loài người có thể đến cùng Chúa Cha, nhờ Chúa Kitô, Ngôi Lời nhập thể trong Chúa Thánh Thần, và được thông phần bản tính của Thiên Chúa... Ngài đối thoại với họ, để mời gọi đón nhận, hiệp nhất với Ngài. Công cuộc mạc khải này được thực hiện bằng cách hành động và lời nói liên kết mật thiết với nhau" (Hiến Chế Tin Lý về Mặc Khải của Thiên Chúa, 2 CĐ Vaticanô II, sẽ viết tắt "HCTL, 2").


Tiết I- HỌC HỎI LỜI CHÚA
Thánh Công Đồng cũng tha thiết và đặc biệt khuyến khích mọi Kitô hữu... năng đọc Thánh Kinh để hiểu biết "khoa học siêu việt của Chúa Giêsu Kitô. Vì không biết Thánh Kinh là không biết Chúa Kitô" (HCTL, 25).
a- Học hỏi lời Chúa là điều cần thiết

- Tuy được linh ứng, Lời Chúa được phán qua ngôn ngữ của nhân loại: "Thiên Chúa đã nhờ loài người mà phán dạy... nên... phải cẩn thận tìm hiểu điều các thánh sử thực sự có ý trình bày và điều Thiên Chúa muốn diễn tả qua lời lẽ của họ... Hơn nữa người giải thích (hay người học hỏi) còn có bộn phận tìm hiểu ý nghĩa mà trong những trường hợp xác định, thánh sử đã muốn diễn tả và thực sự đã diễn tả trong hoàn cảnh thời đại và văn hóa của họ, qua các lối văn được dùng trong thời đại đó" (HCTL, 12)

- Thánh Công Đồng Vaticanô 2 "ước gì nhờ việc đọc và học hỏi sách thánh" Lời Thiên Chúa được trôi chảy và sáng sủa, và ước gì kho tàng Mạc Khải, đã được ủy thác cho Giáo Hội, ngày một tràn ngập tâm hồn con người". (HCTL, 26)
b- Chuẩn bị tinh thần trước khi học hỏi Lời Chúa

Muốn học hỏi Lời Chúa cho có hiệu qủa, trước hết:

- Phải nhận định rõ mục đích của việc học hỏi là tìm hiểu thánh ý Chúa qua ngôn ngữ loài người, với một tâm hồn cởi mở, để thực thi thánh ý Ngài.
- Phải học hỏi lời Chúa với sự vâng phục. "Phải bày tỏ sự vâng phục của đức tin (Rm 16,26) đối với Thiên Chúa mạc khải. Nhờ sự vâng phục đó, con người phó thác toàn thân cho Thiên Chúa một cách tự do dâng lên Thiên Chúa mạc khải quy phục hoàn toàn của lý trí và và ý chí, đồng thời sẵn lòng chấp nhận mạc khải Ngài ban cho" (HCTL, 5).
- Phải học hỏi trong tinh thần cầu nguyện, vì "Thánh Kinh đã được viết ra bởi Chúa Thánh Thần nên cũng phải được đọc và giải thích (học hỏi) trong Chúa Thánh Thần. (nt,12).
- Phải học hỏi với lòng khiêm nhường "dưới sự trông nom của Quyền Giáo Huấn Thánh" (nt,5). "Thực vậy mọi điều liên hệ đến việc giải thích ( và học hỏi) Thánh Kinh cuối cùng đều phải tùy thuộc vào phán quyết của Giáo Hội, vì Giáo Hội được Thiên Chúa giao cho sứ mệnh và chức vụ gìn giữ và giải thích lời Chúa" (nt,12). Sách Giáo Lý Công Giáo nói rất rõ: "Trọng trách giải thích cách trung trực Lời Chúa, được ghi chép hoặc được truyền tụng, đã được ủy thác cho một mình Huấn quyền sống động của Giáo Hội mà uy quyền được hành xử nhân danh Chúa Kitô, nghĩa là được ủy thác cho các Giám Mục đang hiệp thông với đấng kế vị Phêrô, Giám Mục Rôma" (85).
- Phải học hỏi với lòng cung kính, vì "Lời Chúa là Thiên Chúa". (Ga 1,1)
c- Phương pháp học hỏi Lời Chúa

1- Kiên trì và năng đọc Thánh Kinh. "Thánh Công Đòng cũng tha thiết và đặc biệt khuyến khích mọi Kitô hữu, cách riêng các tu sĩ, năng đọc Thánh Kinh để học biết "khoa siêu việt của Chúa Kitô". (HTCL, 25)

- Lắng nghe tiếng Chúa. Chúng ta ngỏ lời với Thiên Chúa khi cầu nguyện, và "chúng ta nghe Ngài nói lúc chúng ta đọc các sấm ngôn thần linh (sách thánh)" theo thánh Ambroise. Để nghe tiếng Chúa, nên lắng đọng tâm hồn, loại trừ những gì làm mình phân tâm trước khi đọc.
- Vừa đọc vừa cầu nguyện trước sự hiện diện của Thiên Chúa, vì"Thánh Kinh đã được viết ra bởi Chúa Thánh Thần nên cũng phải được đọc và giải thích trong Chúa Thánh Thần".

(nt,12)


- Suy gẫm Lời Chúa và theo gương Mẹ Maria "hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng" hay " riêng Mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng" (Lc 2,19 và 51).

2- Lắng nghe Lời Chúa trong các phép bí tích nhất là trong thánh lễ mỗi ngày Chủ Nhật, trong các giờ kinh phụng vụ của Hội Thánh.

3- Tham gia các buổi học hỏi Kinh Thánh để thu nhận kết qủa nghiên cứu và diễn giải của các học giả Kinh Thánh, để hiểu thêm 'những gì các tác giả loài người thực sự có ý khẳng định, và những gì Thiên Chúa muốn dùng lời nói của các ngài để bày tỏ" (Giáo lý Công Giáo, 109).
Tiết Hai SỐNG LỜI CHÚA
" Anh chị em hãy thực hành điều Chúa dạy, đừng chỉ nghe suông, vì nghe ma` không thực hành là anh chị em tự lừa dối mình" (Gb 1,22).
" Hỡi loài người, Thiên Chúa đã mạc khải cho người biết điều gì là thiện hảo, Chúa đòi hỏi nơi ngươi điều gì? Người đòi hỏi ngươi thi hành công lý, yêu chuộng nhân nghĩa, và khiêm nhường đi theo Chúa" (Micah 6,8).

a- Cần thiết phải sống Lời Chúa


- Con người cần đáp lời Thiên Chúa: " Thiên Chúa vô hình ngỏ lời với loài người như với bạn hữu. Ngài đối thoại với họ, để mời gọi đón nhận hiệp nhất với Ngài." ( Hiển Chế Tín Lý về Mạc Khải của Thiên Chúa, 2 CĐ Vaticanô 2). Bằng đức tin, con người để trí tuệ và ý chí của mình hoàn toàn quy phục Thiên Chúa... Thánh Kinh gọi sự con người đáp lời Thiên Chúa mạc khải là "niềm vâng phục của đức tin" (Giáo Lý Công Giáo, 142 và 143), một đức tin sống động như lời thánh Giacôbê nói trên.
- Lời Chúa thật là của ăn nuôi dưỡng linh hồn nên " Giáo Hội luôn cung kính Thánh Kinh linh thánh, cũng như luôn cung kính Mình Thánh Chúa. Giáo Hội không ngừng mang đến cho tín hữu Bánh của sự sống, được lấy trên bàn tiệc Lời Chúa và Thánh Thể Chúa Kitô" (HCTL, 21). Nơi Thánh Kinh, Giáo Hội không ngừng tìm được lương thực và sức mạnh của mình" (nt 24)
- Sống lời Chúa và để nên giống Chúa và kết hợp với Chúa: "... Phàm ai thi hành ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự trên trời, người ấy là anh chị em tôi." (Mt: 12,50)

Để loan truyền Tin Mừng của Chúa cho mọi người. " Người tín hữu giáo dân biết đem đời sống Phúc Âm vào đời sống nghĩa vụ hằng ngày, đó là chứng tá đẹp nhất và hữu hiệu nhất, để mọi người thấy rằng không phải sợ hãi, mà là tìm kiếm Đúc Kitô, để bám chặt lấy Ngài, là yếu tố quyết định cho con người được sống và trưởng thành, và để tạo nên những mẫu sống phù hợp với phẩm giá con người". ( Tông huấn Người tín hữu giáo dân, 94 của ĐGH Gioan Phaolô 2).


b- Thực hành Lời Chúa, ta phải:
- Cầu nguyện, xin Chúa Thánh Thần giúp cho ta sức mạnh để thực thi Lời Chúa chúng ta vừa đọc vừa học hỏi.

- Quyết tâm thực hiện Lời Chúa, noi theo gương sáng tránh những tội hay khuyết điểm mà Lời Chúa đề cập đến trong những dịp sẽ xảy đến trong đời sống chúng ta ngày hôm nay, tuần này hay tháng này.

- Cuối ngày, cuối tuần hay cuối tháng kiểm điểm lại xem ta thực thi Lời Chúa ra sao? Trước mặt Chúa, có lẽ ta sẽ có thái độ khiêm nhường, ăn năn, cầu xin giúp sức để chúng ta được thêm tình yêu Chúa, thêm đức tin thực thi Lời Ngài.

Tiết Ba CHIA SẺ CẢM NGHIỆM VỀ LỜI CHÚA

Chia sẻ Lời Chúa là việc làm bắt nguồn từ cảm thức sống Lời Chúa, để thông đạt cho người khác những cảm nghiệm của cá nhân mình về Lời Chúa, về gương Chúa, hoặc về một tính truyện nào trong Thánh Kinh, để cùng nhau, noi gương nhau thực thi Lời Chúa. Như thế chia sẻ là một hành vi bác ái giúp anh em đoàn viên hiểu và sống Lời Chúa cách cụ thể và mật thiết hơn.
Trong chương trình họp các cấp bộ Phong Trào LMTT, phần học hỏi và chia sẻ Lời Chúa cò thể áp dụng theo phân mục đề nghị đại cương sau đây:

- Đoạn đọc Lời Chúa đã được chọn trước một cách chậm rãi một vài lần.

Chú giải những chữ hay câu khó hiểu do linh mục hoặc người hướng dẫn.

Nêu lên câu hay chữ nào đánh động lòng mình nhất.

- Chia sẻ cảm nghiệm đã sống về một câu, một chữ đánh động lòng mình nhất.

- Dâng lên Chúa lời nguyện tự phát và quyết tâm sẽ thực hành Lời Chúa trong

ngày, trong tuần, trong tháng tới.

Điều 503 HUẤN LUYỆN


Trong Thông Điệp gửi hàng Giáo Phẩm Ý ngày 11 tháng 6 năm 1905, Đức Thánh Cha Piô X đã viết:

" Phàm những ai trong chức vụ điểu khiển, những ai dâng mình cổ động việc Công Giáo Tiến Hành cần phải là những người công giáo có đức tin vững chăc, thông hiểu lẽ đạo, thật tâm suy phục giáo quyền, có nhiều đức tính tốt, có đời sống đạo đức gương mẫu, biết cách lôi cuốn nhiều người".


Đoàn viên từ cấp Toán trưởng trở lên cần phải được mời gọi tham dự các cuộc tĩnh huấn (Tĩnh Tâm có Huấn Luyện) để thấu triệt đường lối của Phong Trào nhờ các bài giảng huấn của các chuyên viên được tuyển lựa trình bày.
Trong chương trình tĩnh huấn, Phong Trào chú ý đến các đối tượng huấn luyện sau đây:
a- Huấn luyện con người.

Chương trình tĩnh tâm hay tĩnh huấn thường dành nhiều thì giờ giúp các tham dự viên kiểm thảo các tư tưởng, lời nói, và hành động. Điều này sẽ giúp họ lắng đọng tâm tư biết cố gắng tập trung tư tưởng, biết cách suy nghĩ, cân nhắc và chọn lựa cẩn thận các hành động cho phù hợp với lý tưởng để rồi quyết tâm thực hiện.


b- Huấn luyện người Kitô hữu

Với sự linh ứng của Thánh Linh qua các lời trình bày của các hướng dẫn viên về nhiều kía cạnh, Thánh Tâm Chúa sẽ hướng dẫn họ có một quan niệm chân chính về cuộc đời: Chúng ta được sinh ra để được phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân, biết tránh xa các dịp tội, biết theo gương Thày Chí Thánh từ bỏ con người cũ và mặc lấy con người mới hoàn hảo hơn, như lời Thánh Phaolô nói " Tôi sống nhưng không phải là tôi sống, chính Chúa Kitô sống trong tôi".


c- Huấn luyện người tông đồ

" Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít" (Luca 10,2). Hiện nay giáo hội đang thiếu nhiều ơn gọi. Ngoài hàng giáo sĩ và tu sĩ, Giáo Hội lúc nào cũng cần nhiều giáo dân có lòng nhiệt thành lo việc tông đồ để đem nhiều linh hồn về cho Chúa.

Trong cuộc tĩnh tâm hay tĩnh huấn, Thánh Tâm Chúa sẽ ban cho lòng nhiệt thành lo việc cứu cứu rỗi các linh hồn, ta gọi là "tinh thần tông đồ".



tải về 292.07 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương