Chương IV: học thuyết kinh tế TƯ sản cổ ĐIỂn I. Hoàn cảnh ra đời & pp luận nghiên cứu Hoàn cảnh ra đời



tải về 46.44 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu12.09.2017
Kích46.44 Kb.
#33106
Chương IV: HỌC THUYẾT KINH TẾ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN
I. Hoàn cảnh ra đời & PP luận nghiên cứu

1. Hoàn cảnh ra đời

- Vào cuối TK XVII SX nông nghiệp và công nghiệp ngày phát triển →chủ nghĩa trọng thương không còn phù hợp.

- SX nông nghiệp phát triển ở Pháp → chủ nghĩa trọng nông.

- Cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh bùng nổ

- Giai cấp tư sản được hình thành và lớn mạnh đòi hỏi phải có hệ thống lý luận KT để bảo vệ lợi ích của mình.

2. PP luận nghiên cứu

- Chuyển nghiên cứu từ lưu thông sang SX nông nghiệp

- Nghiên cứu cả hiện tượng và bản chất của qui luật KT khách quan.

- Đề cao lợi ích kinh tế cá nhân, coi đó là động lực phát triển của KT

- Xây dựng hệ thống lý luận của KT thị trường tự do.

II. Các HTKT Tư sản cổ điển Anh

1. Học thuyết KT của Wiliam Petty (1623-1687)

1.1 Sơ lược tiểu sư & PP luận

* Sơ lược tiểu sử

- Petty sinh ra trong một gia đình làm nghề thủ công. Là một người có nhiều tài năng, học nhiều, biết nhiều lĩnh vực. Năm 1647 phát minh ra máy chữ, năm 1649 nhận học vị tiến sỹ vật lý, năm 1687 là giáo sư giải phẫu và giáo sư âm nhạc, năm 1658 làm bác sỹ trong quân đội.

* PP luận nghiên cứu

- Đề cao qui luật kinh tế, coi như những vật tự nhiên tồn tại vĩnh viễn.

- Nhận thức xuất phát từ kinh nghiệm

- Sử dụng các số liệu thống kê để rút ra các kết luận kinh tế.

- PP trình bày: Từ hiện tượng đến bản chất

1.2 Nội dung học thuyết kinh tế của Wiliam Petty

a. Lý luận giá trị lao động

- Là người đầu tiên cho rằng giá trị có nguồn gốc từ lao động.

- Đồng nhất giá trị với của cải “ Lao động là cha, đất là mẹ của của cải”

- Ông cho rằng giá trị của hàng hóa chính là sự phản ánh giá trị tiền tệ

- Đưa ra ba phạm trù giá cả: giá cả tự nhiên (giá trị), giá cả nhân tạo (giá cả thị trường), giá cả chính trị.

Giá cả tự nhiên: là giá trị hàng hóa do lao động của người sản xuất tạo ra, ông căn cứ vào tỷ lệ về hao phí lao động tạo ra hàng hóa và hao phí tạo ra tiền tệ để tính ra giá cả tự nhiên.

Giá cả nhân tạo: là giá trị cả thị trường của hàng hóa. Giá cả nhân tạo phụ thuộc vào giá cả tự nhiên và thay đổi tùy theo quan hệ cung cầu trên thị trường.

Giá cả chính trị cũng phụ thuộc vào hao phí tạo ra, đồng thời chịu tác động bởi các điều kiện chính trị như chính sách của nhà nước. Do vậy giá cả chính trị thường cao hơn giá cả tự nhiên.

- Ông đã nêu lên giá trị và năng xuất lao động.



Nhận xét

* Ưu điểm: Thấy được vai trò của lao động.

* Hạn chế:

- Chỉ thấy được 2 yếu tố: Lao động và đất đai

- Đồng nhất lao động cụ thể và lao động trừu tượng, lao động nói chung và lao động nông nghiệp.
b. Lý luận tiền tệ:

- Cho rằng tiền tệ không phải lúc na2ocu4ng là tiêu chuẩn của sự giàu có.

- Cho rằng 2 thứ kim loại giữ vai trò tiền tệ là vàng và bạc.

- Người đầu tiên đưa ra quy luật lưu thông tiền tệ, số lượng tiền cần thiết trong lưu thông.





c. Lý luận về thu nhập: tiền lương, lợi tức, địa tô

- Tiền lương: bằng giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết tối thiểu cho công nhân  Quy luật sắt về tiền lương.

- Cơ sở của tiền lương là giá cả lúa mì “Tiền lương tỷ lệ nghịch với giá cả lúa mì”

- Về địa tô: nguồn gốc của địa tô là do sản xuất.

Địa tô = giá trị của nông phẩm – chi phí sx



  • Về lợi tức: ông coi địa tức là địa tô của tiền và cho rằng nó lệ thuộc vào mức địa tô. Lợi tức chính là số tiền thưởng trả cho sự nhịn ăn tiêu.

d. Về giá cả ruộng đất:

- Giá cả ruộng đất phải được quy định 1 cách đặc biệt, có tính độc quyền.

- Giá cả ruộng đất gắn liền với mức sinh lợi của ruộng đất

- Giá cả ruộng đất = địa tô hàng năm x 20 năm



2. Học thuyết kinh tế của Adam Smith(1723-1790)

2.1 Sơ lược tiểu sử, tác phẩm và phương pháp luận nghiên cứu (Trang 48)

- Tác giả, tác phẩm nổi tiếng(trang 49)

- Phương pháp luận nghiên cứu(trang 50)

2.2 Nội dung học thuyết kinh tế của Adam Smith

a. Lý luận “bàn tay vô hình” (trang 61)

Theo Adam Smith xã hội là sự liên minh những quan hệ trao đổi, thông qua trao đổi nhu cầu của con người được thỏa mãn.

Khi trao đổi, người ta bị chi phối bởi lợi ích cá nhân. “Hãy đưa cho tôi cái mà tôi cần, tôi sẽ đưa cho anh cái mà anh cần”

Khi chạy theo tư lợi, mỗi cá nhân trở thành “con người kinh tế” và chịu sự tác động của “bàn tay vô hình”.



  • Lý thuyết “bàn tay vô hình” dựa trên sự thúc đẩy lợi ích cá nhân và sự điều tiết của thị trường do cạnh tranh.

  • Khi theo đuổi lợi ích cá nhân, con người đã vô tình thúc đẩy lợi ích xã hội một cách mạnh mẽ hơn là khi anh ta chủ định làm điều đó.

  • Hệ thống các quy luật kinh tế là 1 “trật tự tự nhiên”. Để có được sự hoạt động của trật tự tự nhiên này, cần phải phát triển sản xuất và trao đổi hàng hóa.

  • Nhà nước có chức năng(trang 63): bảo về quyền tư hữu tư bản, chống ngoại xâm, ổn định an ninh, trật tự XH.

  • Vai trò kinh tế của NN (trang 63)

b. Lý luận về phân công lao động (trang 50)

- Nguồn gốc của cải phụ thuộc vào 2 yếu tố:

+ Tỉ lệ việc làm trong ngành sản xuất vật chất.

+ Trình độ phát triển của phân công lao động.



  • Phân công lao động làm tăng thêm của cải XH, làm cho kỹ thuật phát triển, tăng năng suất lao động – tiết kiệm thời gian.

  • Phân công lao động xuất phát từ trao đổi, mức độ phân công lao động phụ thuộc vào quy mô thị trường.

c. Lý luận giá trị hàng hóa(trang 52)

A.Smith có 2 qđiểm về giá trị:

- Giá trị là do hao phí lao động để sx ra hàng hóa quyết định.

- Giá trị 1 hàng hóa = số lượng lao động mà người ta có thể mua được nhờ hàng hóa đó.

A.Smith đã phân biệt giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là do hao phí lao động làm ra hàng hóa quyết định.

* Cấu thành giá trị của hàng hóa = tiền lương + lợi nhuận + địa tô

Phân biệt giá cả tự nhiên với giá cả thị trường:



  • Giá cả tự nhiên do hao phí lao động làm ra hàng hóa quyết định.

  • Giá cả thị trường là giá cả thực tế của hàng hóa, do sự biến động của cung – cầu làm cho giá cả thị trường chênh lệch với giá cả tự nhiên.

  • Ông A.Smith: “tiền lương, lợi nhuận, địa tô là 3 nguồn gốc đầu tiên của mọi thu nhập cũng như của bất kỳ giá trị trao đổi nào”

d. Lý luận tiền tệ(trang 55)

- Tiền là “bánh xe vĩ đại của lưu thông” là “công cụ đặc biệt của trao đổi và thương mại, làm cho trao đổi được thuận tiện”

- A.Smith cho rằng tiền giấy có nhiều ưu điển hơn so với tiền vàng, bạc

- số lương tiền tệ được quyết định bởi cá nhân của khối lượng hàng hóa mà nó lưu thông.



e. Lý luận về phương pháp các nguồn thu nhập (trang 56)

+ Tiền lương:



  • Tiền lương là thu nhập của công nhân gắn lao động

  • A.Smith tán thành tiền lương cao, coi đó là nhân tố làm tăng năng suất lao động và kích thích phát triển kinh tế.

  • A.Smith phân biệt tiền lương danh nghia và tiền lương thực tế ( là số lượng hàng hóa nhận được từ tiền lương danh nghĩa)

  • Tiền lương chịu tác động của nhiều nhân tố: trình độ lao động, quy mô vốn, cung – cầu lao động, thời vụ.

+ Lợi nhuận:

  • Lợi nhuận là khoản khấu trừ thứ 2 vào sản phẩm lao động. Nguồn gốc lợi nhuận là 1 phần của lao động.

  • A.Smith thừa nhận sự đối lập giữa tiền lương và lợi nhuận

  • Cạnh tranh dẫn đến hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân giữa các ngành.

Địa tô:

  • A.Smith coi địa tô là “tiền trả cho việc sử dụng đất đai”

  • Đã phân biệt được địa tô chênh lệch do độ màu mỡ và vị trí đất đai đem lại.

  • Coi địa tô là phạm trù vĩnh viễn.

f. Lý luận về tư bản(trang 59)

- Tư bản là tư liệu sx do lao động tạo nên, chỉ có bộ phận tài sản mang lại lợi nhuận mới là TB.

- Nguồn gốc chủ yếu của TB là do tiết kiệm của nhà TB

- TB tham gia vào sản xuất được chia thành 2 loại: TB cố định – TB lưu động.



g. Lý luận về lợi thế tuyệt đối ( trang 52)

- Khi có phân công lao động chuyên môn hóa giữa các nước, sẽ cho phép mỗi nước phát huy được lợi thế tuyệt đối của mình

- Để phát huy lợi thế tuyệt đối, phải chuyên môn hóa sx và tự do trao đổi giữa các nước, xóa bỏ hàng rào thuế quan.

h. Lý luận về 3 giai cấp và 3 loại thu nhập(trang 54)

- 3 GC: GCCN, GCTS, GC chiếm hữu ruộng đất.

- 3 loại thu nhập: tiền lương , lợi nhuận và địa tô

- Tái sx: chỉ thấy TLSX sống, chưa thấy TLSX lao động quá khứ (TLSX)

- Nhầm lẫn giữa giá trị mới (v + m) và giá trị hàng hóa (c + v + m).
Câu hỏi: So sánh sự khác nhau giữa A.Smith và William Petty?
3. Học thuyết kinh tế của David Recardo (1772-1823)

3.1 Sơ lược tiểu sử, phương pháp luận (Trang 63)

- Tác giả, phương pháp nổi tiếng

- Phương pháp luận nói chung

3.2 Nội dung học thuyết KT cua D.Ricardo

a. Lý luận về giá trị - lao động (trang 64)

- Giá trị hàng hóa có nguồn gốc duy nhất từ LĐ:

+ Chất giá trị hàng hóa: do LĐ tạo ra, LĐ là cơ sở duy nhất của giá trị

+ Lượng giá trị hàng hóa: đo lường = lượng thời gian lđ cần thiết để sx ra hàng hóa

+ Cấu thành lượng giá trị hàng hóa: ko chỉ do lđ sống mà còn do lđ quá khứ tạo ra.


  • Giá trị hàng hóa do số lượng of lđ cần thiết để sx hh đó quy định

  • Phân biệt rõ hai thuộc tính hàng hóa là : giá trị sử dụng & giá trị trao đổi

  • Giá trị sử dụng không quy định giá trị trao đổi

  • Phân biệt giá cả tự nhiên & giá cả thị trường

Hạn chế:

+ Giá trị hh do điều kiện sản xuất xấu nhất quyết định, là một phạm trù vĩnh viễn

+ Đa số giá trị hh do lđ tạo ra – 1 số ít hh khan hiếm do giá trị sử dụng quyết định.

Giải thích: Đây là phạm trù lịch sử -> trao đổi mua bán, điều kiện sx TB chứ không phải sx xấu.

+ Chưa khẳng định rõ giá trị hàng hóa do hao phí lđ tao ra.

b. Lý luận tiền tệ:

- giá trị tiền: có 2 mặt

+ Giá trị của vật liệu làm ra – số lượng lao động hao phí để khai thác vàng, bạc quyết định.

+ Phụ thuộc số lượng của nó -> càng nhiều thì giá trị càng giảm



  • Tiền là phương tiện lưu thông- tùy thuộc tổng giá trị của hàng hóa

c. Lý luận về các nguồn thu nhập ( Trang.66)

Lý luận tiền lương



  • Tiền lương là giá cả của lao động – giá cả tự nhiên of lao động: GT tư liệu sinh hoạt nuôi sống CN & GĐ

  • Chỉ trả tiền lương tối thiểu, đủ sống để không tăng cung về lđ ( vì tiền lương tăng sẽ sinh con nhiều -> cung tăng)

  • Tiền lương tăng thì lợi nhuận giảm & ngược lại

  • Mâu thuẫn, đối lập về kinh tế nhà TB & công nhân

Lý luận lợi nhuận:

  • Nguồn gốc của lợi nhuận là do lđ làm ra, “lợi nhuận là một phần GTHH sau khi trừ tiền công – do lđ của công nhân tạo ra”-> lợi nhuận tỷ lệ nghịch với tiền công

  • Tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm: do cạnh tranh, giá nông phẩm tăng, tiền lương & địa tô tăng mà độ màu mỡ của đất đai giảm làm lợi nhuận giảm.

  • Đối lập giữa tiền lương và lợi nhuận là quy luật tự nhiên.

Lý luận địa tô:

  • Là phần dôi ra của giá trị sau khi trừ tiền công & lợi nhuận & lọt vào tay địa chủ  nguồn gốc địa tô ko phải là sản phẩm của tự nhiên mà là do lđ tạo ra.

  • Giá trị nông sản phẩm do đk sx ruộng đất xấu nhất quyết định

d. Lý thuyết lợi thế tương đối ( trang 69)

Phân công lđ quốc tế - chuyên môn hóa sx & xuất khẩu giữa các nước tì không chỉ có lợi cho nước có lợi thế tuyệt đối về điều kiện tự nhiên, chi phí sx thấp mà cả cho nước không có lợi thế tuyệt đối -> xóa bỏ hàng rào thuế quan bảo hộ.



e. Lý luận về tư bản:

- Tư bản là bộ phận của cải trong nước được đưa vào sx

- Phân chi TB thành: TB cố định & TB lưu động

f. Lý luận về thuế khóa

Có vai trò quan trọng để tái sx xh lâu dài , tăng nguồn thu & chi tiêu of chính phủ, điều tiết các hoạt động kinh tế.



g. Lý luận tái sx:

CNTB sẽ còn phát triển nếu còn lợi nhuận cao, tích lũy mở rộng, chỉ thừa bộ phận chứ ko thừa so với toàn bộ nền kinh tế -> ông mất năm 1823 – khủng hoảng kinh tế năm 1825.

III/ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ TƯ SẢN HẬU CỔ ĐIỂN


  1. Lý thuyết kinh tế của Thomas Robert Mathus ( trang 83)

  2. Nội dung học thuyết kinh tế of T.R.Mathus

  1. Lý luận về nhân khẩu

Ông chứng minh cứ 25 năm dân số lại tăng gấp đôi. “Dân số tăng theo cấp số nhân còn tư liệu sinh hoạt tăng theo cấp số công”. Vì vậy, tất yếu dẫn đến nghèo đói.

  • Những biện pháp điều tiết nhân khẩu: chiến tranh, dịch bệnh, ko cứu giúp người nghèo…

Tuy nhiên, sau đó ông đưa ra thêm giải pháp giáo dục đạo đức: vận động giáo dục sinh đẻ, quy định tuổi kết hôn muộn, đề cao chung thủy.

  1. Lý luận về giá trị, lợi nhuận:

Giá trị hàng hóa do lao động mà người ta có thể mua được hàng hóa này, bao gồm chi phí lao động sống, LĐ vật hóa, lợi nhuận của TB ứng trước

  1. Học thuyết kinh tế của Jean Baptiste Say ( 1766-1832)

  1. Lý luận về giá trị - lợi ích (công dụng)

  • Giá trị do GTSD quyết định

  • Sản xuất tạo ra lợi ích, còn lợi ích quyết định giá trị of sản phẩm. Lợi ích càng cao giá trị càng lớn.

  • Lợi ích gắn với chi phí:

+ Lợi ích người mua phải trả tiền vì phải tốn chi phí làm ra nó

+ Lợi ích mà người mua không phải trả tiền vì không tốn chi phí làm ra nó.



  1. Lý luận 3 nhân tố sản xuất:

Có 3 nhân tố tham gia vào sản xuất: lao động, TB & đất đai

  • Lao động -> tiền công

  • Tư bản -> lợi nhuận

  • Đất đai-> địa tô

  1. Lý luận tái sản xuât: ko có khủng hoảng thừa trong CNTB -> SX tự tìm đúng nơi tiêu thụ.

  2. Thuyết bù trừ: cải tiến kỹ thuật


Câu hỏi: So sánh lý luận giá trị lao động TB, lợi nhuận, tiền lương, địa tô giữa A.Smith và David Ricardo?

tải về 46.44 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương