CHƯƠng IV công tác tư TƯỞng trong thời kỳ LÃnh đẠo xây dựng chủ nghĩa xã HỘi trong cả NƯỚc và tiến hành công cuộC ĐỔi mớI (1975 2000)



tải về 124.26 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích124.26 Kb.
#13483
CHƯƠNG IV

CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG THỜI KỲ LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRONG CẢ NƯỚC VÀ TIẾN HÀNH CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI (1975 - 2000)

I. CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG NHỮNG NĂM 1975 - 1986, HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT TỔ QUỐC, CẢ NƯỚC ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thức thắng lợi, nhân dân cả nước vui mừng phấn khởi, tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc và sự lãnh đạo của Đảng. Hy vọng với tiềm năng lớn của cả nước và những thuận lợi mới do chiến thắng đem lại, nhân dân ta sẽ vượt qua được những khó khăn trước mắt; sớm khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng lại đất nước. Đây là động lực tinh thần to lớn, một thuận lợi cơ bản cho bước phát triển mới của cách mạng nước ta.

Tuy nhiên, trong hoàn cảnh mới, những tư tưởng lệch lạc cũng nảy sinh. Một số cán bộ, đảng viên có biểu hiện chủ quan, tự mãn, không thấy tình hình thế giới và khu vực còn có thể có những biến động phức tạp, phải thường xuyên nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ thời chiến chuyển sang thời bình một số cán bộ, đảng viên có tư tưởng nghỉ ngơi, xả hơi, vun vén cho địa vị, quyền lợi cá nhân, giảm sút ý chí phấn đấu.

Sau chiến thắng 30-4, công tác tuyên truyền cổ động tiếp tục được triển khai mạnh mẽ, nêu cao thắng lợi vĩ đại của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, phổ biến rộng rãi các chính sách đối với vùng mới giải phóng, đập tan những luận điệu chiến tranh tâm lý của địch, tổ chức phong trào quần chúng đoàn kết, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống, bảo vệ an ninh trật tự, xây dựng chính quyền và các đoàn thể cách mạng.

Lúc này, một vấn đề được đặt ra là sau giải phóng và hoàn thành thống nhất Tổ quốc, miền Nam sẽ cùng cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội hay dừng lại một thời gian để phục hồi sau chiến tranh? Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá III, tháng 9- 1975) đã phân tích tình hình mọi mặt, quyết định nhiệm vụ hoàn thành thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội.

Về công tác tư tưởng, văn hoá, Nghị quyết Trung ương chỉ rõ, đối vởi toàn xã hội, phương hướng chính là: “Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phát huy tinh thần tự hào dân tộc, tinh thần tự lực tự cường, vạch trần chủ nghĩa quốc gia giả hiệu, chống hệ tư tưởng chính trị phản động và tư tưởng đồi trụy; chống mê tín dị đoan, hủ tục. Tích cực tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa, ý thức tôn trọng của công, xây dựng nếp sống mới; đấu tranh chống ảnh hưởng của văn hoá tư sản, thực dân mới, quét sạch các tệ nạn xã hội cũ”. Đối với xây dựng nội bộ Đảng, toàn thể đảng viên phải chuyển biến về tư tưởng theo hướng: "Tất cả cho lao động, cho sản xuất, tiến quân mạnh mẽ vào khoa học kỹ thuật, bồi dưỡng tinh thần cách mạng triệt để phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong sản xuất và xây dựng; nâng cao cảnh giác cách mạng đối với những âm mưu ngóc đầu dậy của bọn phản động; nâng cao tinh thần tự phê bình và phê bình, ý thức tổ chức và kỷ luật; chống những biêu hiện bè phái, cục bộ, địa phương công thần suy tị về địa vị và hưởng thụ; ngăn ngừa và tẩy trừ đầu óc đặc quyền, đặc lợi; chống tham ô, lãng phí, hưởng lạc; chống mọi hành động xâm phạm tài sản của Nhà nước và nhân dân; chống quan liêu, độc đoán, chuyên quyền; nâng cao tinh thần ham học, trau dồi những kiến thức mới; chống thói lười học tập, lười suy nghĩ. Hết sức tự hào là đảng viên Đảng Lao động Việt Nam, đồng thời khiêm tốn, giản dị, thấm nhuần sâu sắc tinh thần quốc tế vô sản".

Nghị quyết 24 của Trung ương Đảng đã xác định đúng đắn phương hướng, nhiệm vụ công tác tư tưởng trong bước ngoặt mới của cách mạng, định hướng kịp thời cho các hoạt động tư tưởng góp phần phát huy thắng lợi, hoàn thành sớm việc thống nhất Tổ quốc, chuyển ngay sang giai đoạn mới của cách mạng đưa cả nước đi lền chủ nghĩa xã hội.

Thực hiện quyết định của Trung ương về kiện toàn tổ chức bộ máy, hệ thống các cơ quan chuyên trách công tác tư tưởng, văn hoá thống nhất của cả nước được củng cố và phát triển. Tuy còn những mặt hạn chế về cơ sở vật chất - kỹ thuật và những khó khăn của một nước vừa ra khỏi chiến tranh, bước phát triển mới về tổ chức và lực lượng là một thuận lợi lớn cho công tác tư tưởng, văn hoá khi bước vào thời kỳ mới.

Các hoạt động tư tưởng văn hoá đã phối hợp với các ngành, các đoàn thể triển khai trên quy mô lớn đợt tuyên truvền giáo dục Nghị quyết 24 của Trung ương Đảng, xây dựng ý chí thống nhất của nhân dân đưa cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội và tiến hành đợt sinh hoạt chính trị của toàn dân thực hiện thẳng lợi cuộc bầu cử Quốc hội chung của cả nước với trên 98% tổng số cử tri đi bầu.

Việc triển khai các mặt công tác ở vùng mới giải phóng có nhiều khó khăn, phức tạp. Trước khi chế độ ngụy sụp đổ, Mỹ đã tiến hành "kế hoạch hậu chiến", cài cắm gián điệp, tình báo để sử dụng vào các hoạt động phá hoại, tuyên truyền xuyên tạc chính sách của cách mạng, gây tâm lý lo sợ bị khủng bố trả thù, nhất là trong các tầng lớp trí thức, công chức, tư sản và những người đã từng cộng tác với chế độ cũ.

Ngụy quân đã tan rã nhưng một số tên vẫn không chịu cải tà quy chính, lẩn trốn, chờ cơ hội tiến hành các hoạt động phá hoại. Nghị quyết 254 của Bộ Chính trị tháng 7- 1976 nhận định do cố gắng của các cấp, các ngành, các cán bộ, đảng viên: Các hoạt động thông tin tuyên truyền, văn hoá... đã đạt nhiều kết quả. Ta đã sử dụng kịp thời và có hiệu quả các đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, nhanh chóng xây dựng mạng lưới báo chí cách mạng trên toàn miền, đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, xây dựng phong trào văn nghệ quần chúng, đồng thời tích cực chống văn hoá phản động, đồi truỵ... Đông đảo nhân dân miền Nam trước đây bị địch bưng bít, xuyên tạc, nay đã bắt đầu hiểu đúng hơn về độc lập và thống nhất, vể các chính sách của cách mạng... Thắng lợi to lớn của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước ngày 25-4-1976 đã đánh dấu sự trưởng thành về chính trị của nhân dân miền Nam, càng chứng tỏ rằng nhân dân miền Nam ta rất giàu lòng yêu nước, tin tưởng vào cách mạng, tha thiết muốn nước nhà độc lập, thống nhất và cả nước cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội... Tuyệt đại đa số cán bộ, đảng viên ta ở các cấp, các ngành, cán bộ và chiến sĩ trong các lực lượng vũ trang đã giữ vững tinh thần cách mạng, tác phong giản dị, cần cù, chịu đựng gian khổ, gần gũi quần chúng, nỗ lực phấn đấu, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ...

Quốc hội họp kỳ thứ nhất ngày 2-7- 1976, thể theo nguyện vọng của toàn dân, đã quyết định phương hướng xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, đổi tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài Gòn được chính thức mang tên thành phố Hồ Chí Minh. Đúng vào dịp diễn ra kỳ họp của Quốc hội, ngày 5-7- 1976 Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng chương trình chính thức. Đây là một thành tựu mới trong sự nghiệp phát triển của báo chí ta, một cố gắng lớn ngay sau khi đất nước vừa ra khỏi cuộc chiến tranh lâu dài, ác liệt, là một hành động thiết thực của ngành phát thanh và truyền hình mừng thắng lợi hoàn thành thống nhất Tổ quốc.

Nhìn chung, công tác tuyên truyền giáo dục trong hai năm 1975, 1976 đã được tiến hành mạnh mẽ, liên tục, xây dựng được sự thống nhất tư tưởng về phương hướng đi lên của cách mạng, góp phần quan trọng vào kết quả khôi phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Song cũng có một số khuyết điểm:

- Tuyên truyền một chiều thuận lợi và tiềm năng, chưa làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức được những khó khăn trong xây dựng kinh tế và những khó khăn khác có thể nảy sinh trong tình hình quốc tế và khu vực còn diễn biến phức tạp.

- Buông lơi công tác giáo dục và quản lý cán bộ, đảng viên giữ vững phẩm chất đạo đức cách mạng, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực. Sau thắng lợi, một số cán bộ, đảng viên đã giảm sút ý chí phấn đấu và phẩm chất cách mạng: nặng tư tưởng địa vị cá nhân, cục bộ, tự tư, tư lợi quan liêu xa rời quần chúng, tham ô, lãng phí, chiếm đoạt của công, xâm phạm lợi ích của nhân dân, tự do vô kỷ luật, thậm chí có một số ít đã bị giai cấp tư san cám dỗ, mua chuộc”[55].

Thực hiện Nghị quyết 254 của Bộ Chính trị, Ban Tuyên huấn các cấp đã giúp cấp uỷ đảng tiến hành đợt sinh hoạt chính trị về tình hình và nhiệm vụ mới, kết hợp với tự phê bình và phê bình trong cán bộ, đảng viên. Nhưng do chỉ đạo đợt tự phê bình và phê bình lần này thiếu chặt chẽ nên kết quả chưa đạt được như yêu cầu đã đề ra.



Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng họp tháng 12- 1976 trong tình hình đất nước có những thuận lợi cơ bản: Tổ quốc đã hoàn toàn thống nhất, nhân dân cả nước phấn khởi, tin tưởng đi theo con đường mà Đảng và Bác Hồ đã vạch ra. Tiềm năng kinh tế hai miền bổ sung cho nhau tạo ra nguồn lực mới cho sự phát triển. Sau chiến thắng, uy tín quốc tế của nước ta được nâng cao, quan bệ đối ngoại được mở rộng đối với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Ngoài sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, ta có khả năng tìm thêm các nguồn lực mới cho công cuộc xây dựng lại đất nước. Song cũng có những khó khăn to lớn: Nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nhỏ, nghèo nàn lạc hậu, hậu qủa của chiến tranh và của chủ nghĩa thực dân mới hết sức nặng nề. Mỹ thực hiện cấm vận về kinh tế đối với ta. Những hoạt động thù địch và nguy cơ chiến tranh còn đó buộc ta chưa thể giảm nhiều về quân số và chi phí quốc phòng để tập trung sức người, sức của vào khôi phục và phát triển kinh tế.

Đại hội đã tổng kết những kinh nghiệm phong phú của cuộc chiến đấu chống Mỹ, cứu nước, phân tích sâu sắc tình hình thế giới trong nước và những đặc điểm lớn của cách mạng nước ta trong giai đoạn mới, đề ra đường lối chung về cách mạng xã hội chủ nghĩa trong cả nước là: "Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mang khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hoá, trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt; đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hoá mới, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa; xoá bỏ chế độ người bóc lột người, xoá bỏ nghèo nàn và lạc hậu; không ngừng đề cao cảnh giác, thường xuyên củng cố quốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội, xây dựng thành công Tổ quốc Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc dân chủ và chủ nghĩa xã hội”[56]

Đường lối xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa được xác định là: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp, vừa xây dựng kinh tế Trung ương vừa phát triển kinh tế địa phương, kết hợp kinh tế Trung ương với kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất; kết hợp phát triển lực lượng sản xuất với xác lập và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới; kết hợp kinh tế với quốc phòng; tăng cường quan hệ phân công hợp tác, tương trợ với các nước xã hội chủ nghĩa anh em trên cơ sở chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa, đồng thời phát triển quan hệ kinh tế với các nước khác trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền và hai bên cùng có lợi; làm cho nước Việt Nam trở thành một nước xã hội chủ nghĩa có kinh tế công - nông nghiệp hiện đại, văn hoá và khoa học kỹ thuật tiên tiến, quốc phòng vững mạnh, có đời sống văn minh, hạnh phúc”[57].

Đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa được đề ra tại Đại hội IV là sự kế tục và phát triển đường lối đã xác định tại Đại hội III được bổ sung trong quá trình thực hiện. Những điểm mới là:

- Trong khi khẳng định học thuyết Mác - Lênin về chuyên chính vô sản với hai chức năng cơ bản xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó xây dựng là chủ yếu, Đảng ta chủ trương phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, xây dựng chế độ làm chủ tập thể của nhân dân lao động tương ứng với bàn chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và bản chất Nhà nước của dân, do dân và vì dân, tương ứng với chế độ công hữu về tư liệu sản xuất của chủ nghĩa xã hội.

- Coi cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là quá trình tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng tư tưởng văn hoá, cách mạng khoa học kỹ thuật, trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt; công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ, nhằm đáp ứng đòi hỏi của một nước đi từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.

Nghị quyết Đại hội đề ra mục tiêu phấn đấu hoàn thành về cơ bản quá trình đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa (kết thúc thời kỳ quá độ) trong khoảng 20 năm.

Đường lối của Đại hội được cụ thể hóa bằng kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ ba (1976 - 1980) và các Nghị quyết tiếp theo của Trung ương, chủ trương ưu tiên tập trung cho phát triển công nghiệp nặng với quy mô lớn, phát triển nông nghiệp và các mặt khác với tốc độ và chỉ tiêu phấn đấu cao, phát triển mạnh kinh tế quốc doanh và tập thể, mở rộng qui mô hợp tác xã, xây dựng cơ cấu công - nông nghiệp huyện, hoàn thành sớm cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với kinh tế miền Nam (vào năm 1980).



Về công tác tư tưởng, văn hoá, Báo cáo chính trị của Trung ương Đảng tại Đại hội đánh giá trong thời gian qua, công tác tư tưởng và văn hoá đã đạt được những thắng lợi to lớn, gúp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng cả nước... Văn nghệ nước ta xứng đáng “đứng vào hàng ngũ tiên phong của nhũng nền văn học nghệ thuật chống đế quốc trong thời đại ngày nay”. Nghị quyết Đại hội xác định nhiệm vụ trung tâm của cách mạng tư tưởng và văn hoá trong giai đoạn mới là: “Xây dựng con người mới, nền văn hoá mới; giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối, chính sách của Đảng, làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin chiếm ưu thế tuyệt đối trong đời sống chính trị và tinh thần của toàn dân, làm cho đường lối, chính sách của Đảng thấu suốt trong cán bộ, đảng viên và quần chúng; tiến hành đấu tranh tư tưởng chống tư tưởng, văn hoá phản động của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, và nói chung của giai cấp bóc lột”. Nhiệm vụ trước mắt là, “phổ biến sâu rộng các Nghị quyết của Đại hội lần thứ IV của Đảng, làm dấy lên phong trào cách mạng mạnh mẽ thi đua thực hiện thắng lợi kế' hoạch 5 năm 1976 - 1980... Giáo dục tư tưởng xã hội chủ nghĩa và ý thức làm chủ tập thể chống tư tưởng tư sản và tàn dư của tư tưởng phong kiến, phê phán tư tưởng tiểu tư sản, quét sạch ảnh hưởng của tư tưởng và “văn hoá” của chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam”.

Đại hội quyết định đổi tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam và bầu Ban Chấp hành Trung ương mới. Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Trong hai năm 1977, 1978 Ban Tuyên huấn các cấp đã phối hợp với các ngành, các đoàn thể tiến hành những đợt tuyên truyền giáo dục rộng lớn về Nghị quyết Đại hội và động viên phong trào quần chúng thực hiện kế hoạch Nhà nước. Mọi hoạt động của hệ thống tuyên truyền, giáo dục chính trị, thông tin, cổ động đều được đẩy mạnh. Hệ thống trường đảng trực thuộc Trung ương được sắp xếp lại và phát triển gồm 9 trường Nguyễn Ái Quốc phân hiện và 3 trường Tuyên huấn Trung ương. Gần 1.000 cán bộ đã qua đào tạo, bồi dưỡng được điều động bổ sung cho các tỉnh, thành phố vùng mới giải phóng để kiện toàn Ban Tuyên huấn và trường đảng các cấp. Năm 1977, Vụ giảng viên Ban Tuyên huấn Trung ương xuất bản tạp chí Sổ tay Giảng viên, hướng dẫn công tác giảng dạy lý luận chính trị (sau chuyển thành tạp chí Giáo dục lý luận). Từ đầu năm 1978 các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức quản lý kinh tế được mở liên tục cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp. Hoạt động của lực lượng báo cáo viện theo Chỉ thị 14 của Ban Bí thư đưa sinh hoạt thời sự, chính sách bước đầu đi vào nề nếp. Góp phần làm nghĩa vụ quốc tế, các đoàn chuyên gia giúp Đảng Lào về công tác tư tưởng được tăng cường, kết quả công tác được bạn đánh giá cao.

Cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội IV trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá, tháng 4- 1977 Ban Bí thư ra chỉ thị 08 đề ra những phương hướng lớn của công tác văn hóa, văn nghệ trong giai đoạn cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Bản chỉ thị nhấn mạnh việc quán triệt các quan điểm của Đảng: “Tư tưởng và văn hoá không chỉ là kết quả của kinh tế, mà còn là động lực thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới. Văn hoá, văn nghệ phải gắn chặt với nhiệm vụ cách mạng và đời sống nhân dân, mọi hoạt động văn hoá phải hướng vào nhiệm vụ trung tâm xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bảo đảm và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động về văn hoá, văn nghệ trên ba mặt: nâng cao trình độ thưởng thức văn hoá, nghệ thuật, biến mọi giá trị văn hoá thành tài sản của nhân dân và tạo mọi điều kiện để nhân dân trực tiếp sáng tạo ra mọi giá trị văn hoá. Xây dựng nền văn hoá mới có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc, nền văn hoá có tính Đảng và tính nhân dân sâu sắc trên cơ sở tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, vừa kế thừa có sáng tạo và kết hợp hài hoà tinh hoa văn hóa có phong cách riêng của các dân tộc anh em trong đại gia đình dân tộc Việt Nam, vừa tiếp thu có chọn lọc nhưng thành quả của văn minh loài người… Đấu tranh quét sạch ảnh hưởng của văn hóa thực dân phong kiến, tư sản và những nhân tố lạc hậu trong xã hội. Đảng phải lãnh đạo toàn bộ công tác văn hoá thông qua các phương thức thích hợp với đặc điểm của nó: vừa chặt chẽ về nguyên tắc, nội dung, vừa mở rộng cho các hình thức và phong cách nghệ thuật; phải nhạy cảm, tinh tế và công phu trong việc giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng và khuyến khích lực lượng văn nghệ nhằm phát huy cao độ các tài năng sáng tạo. Ban Tuyên huấn các cấp đã giúp cấp ủy phổ biến chỉ thị của Đảng đến các chi bộ để nâng cao nhận thức và tăng cường lãnh đạo lĩnh vực tư tưởng, văn hoá. Các văn nghệ sĩ và cán bộ văn hóa trong cả nước đã tham gia nghiên cứu quán triệt các quan điểm cơ bản và thảo luận thực hiện các nhiệm vụ văn hóa, văn nghệ do Trung ương Đảng đề ra.

Góp phần đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, các hoạt động tư tưởng, văn hóa trong những năm 1976 - 1975 đã phối hợp với các ngành, các đoàn thể động viên và tổ chức phong trào quần chúng thi đua thực hiện kế hoạch Nhà nước, tiêu biểu là phong trào phấn đấu trở thành “Tổ lao động xã hội chủ nghĩa” trong công nhân viên chức, các phong trào Ba xung kích làm chủ tập thể, Thanh niên xung phong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc v.v.. Trong nông nghiệp, nổi bật là các phong trào khai hoang phục hóa, làm thuỷ lợi tăng vụ, năm 1978 so với năm 1975 diện tích gieo trồng có thêm l triệu hécta. Sản lượng một số sản phẩm chủ yếu trong công nghiệp như điện, than, xi màng tăng hơn trước; đường sắt Thống nhất Bắc - Nam đã hoạt động trở lại sau 30 năm bị gián đoạn. Trước tình hình bão lụt gây thiệt hại nặng nề ở cả hai miền Nam, Bắc, các hoạt động tuyên truyền đã động viên nhân dân cả nước nêu cao tinh thần tương thân tương ái, nhường cơm xẻ áo, giúp đỡ lẫn nhau khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định đời sống, khôi phục sản xuất. Các cấp, các ngành tích cực triển khai nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp.

Trong hai năm l977, 1978 tuy nhân dân ta đã có những nỗ lực lớn, song công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế bảo đảm đời sống nhân dân vẫn đứng trước nhiều khó khăn, nhất là tình trạng thiếu lương thực, sản xuất chưa đủ ăn. Dự trữ còn lại sau chiến tranh đã cạn. Quan hệ kinh tế giữa nước ta với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đã chuyển sang hợp tác, có đi có lại, có vay có trả. Công tác giáo dục tư tưởng xã hội chủ nghĩa trong đảng viên và nhân dân miền Nam chưa làm được bao nhiêu. Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và công thương nghiệp tư bản tư doanh ở miền Nam do tiến hành ồ ạt và về cơ bản rập khuôn như đã làm ở miền Bắc, không tạo ra được động lực cho sự phát triển. Khuynh hướng mệnh lệnh, dồn ép khá phổ biến, có nơi một số đảng viên xin ra Đảng để khỏi phải vào hợp tác xã. Ở miền Bắc, hàng loạt hợp tác xã nông nghiệp được đưa lên quy mô toàn xã, có nhiều hiện tượng gò ép, trái với nguyên tắc tự nguyện, vượt quá trình độ, năng lực quản lý của cán bộ. Nhiều cơ sở kinh tế quốc doanh và tập thể quản lý kém, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, thậm chí thua lỗ, kinh tế cá thể, kinh tế gia đình bị thu hẹp, đời sống của nhân dân lao động gặp nhiều khó khăn. Từ chỗ tư tưởng phổ biến là chủ quan, hy vọng đời sống sớm được cải thiện, đã xuất hiện tư tưởng bi quan. Việc hợp tỉnh, hợp huyện thành những đơn vị hành chính quá lớn và thực hiện vội vàng làm cho công tác quản lý, chỉ đạo có nhiều khó khăn, lãnh đạo không nắm sát được tình hình thực tế ở cơ sở. Lợi dụng lúc cách mạng nước ta gặp nhiều khó khăn, bọn phản động ở bên ngoài móc nối với bọn phản động ở trong nước tiến hành các hoạt động phá hoại. Chúng lợi dụng những khó khăn, khuyết điểm của ta để tuyên truyền xuyên tạc, gieo rắc hoang mang, kích động hàng loạt đồng bào ta bỏ ra nước ngoài, gây rối an ninh trật tự xã hội và nhân đó bôi nhọ chế độ ta, hạ uy tín quốc tế của ta. Công tác tư tưởng lúc này có sơ hở, lúng túng, bị động, chưa làm cho mọi người nhận rõ âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch và hiểu đúng tình hình đất nước để chung sức phấn đấu khắc phục khó khăn, mau chóng ổn định tình hình, làm thất bại âm mưu phá hoại của địch. Công tác tuyên truyền chống các luận điệu phản động cũng yếu và không kịp thời.



Những hành động xâm phạm biên giới và nguy cơ chiến tranh làm cho một bộ phận quần chúng thêm lo lắng. Công tác tư tưởng lúc này đã bước đầu khắc phục những thiếu sót, sơ hở, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vạch rõ âm mưu của các thế lực thù địch, khơi dậy tinh thần yêu nước, động viên quân dân cả nước sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Hàng triệu lượt người xung phong đi tham gia xây dựng phòng tuyến biên giới. Số thanh niên đăng ký nhâp ngũ vượt xa số lượng cần tuyển. Hàng chục ngàn cán bộ các cấp, các ngành tình nguyện đi tham gia củng cố cơ sở, tăng cường cho các cấp, các ngành ở các tỉnh biên giới. Tháng 12- 1978 và tháng 2- 1979 quân và dân ta buộc phải cầm vũ khí chiến đấu và đã chiến đấu thắng lợi bảo vệ toàn vẹn lãnh thô của Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế. Nhưng lúc này khó khăn cũng rất lớn. Hậu quả của 30 năm chiến tranh chưa khắc phục được mấy, lại thêm hậu quả không nhỏ của hai cuộc chiến tranh biên giới. Đất nước đứng trước tình hình vừa có hòa bình vừa có thể lại xảy ra chiến tranh, phải dành một phần quan trọng sức người, sức của để củng cố quốc phòng, sẵn sàng chiến đấu và làm nghĩa vụ quốc tế. Mỹ xiết chặt bao vây, cấm vận về kinh tế và tiến hành nhiều thủ đoạn thâm độc nhằm cô lập ta về chính trị. Nhiều nước phương Tây đình chỉ các quan hệ chính thức với ta. Các nước ASEAN thực hiện chính sách đối đầu với nước ta ở mức độ khác nhau. Về kinh tế, sau hơn hai năm triển khai thực hỉện Nghị quyết Đại hội IV, kết quả chưa đạt được như mong muốn. Từ kiểm nghiệm trong thực tế, một số cán bộ có tâm trạng băn khoăn xung quanh một số chủ trương lớn như: không đề cập “bước đi ban đầu” hay “chặng đường đầu tiên” của thời kỳ quá độ như đã xác định trước đây, đi ngay vào phát triển kinh tế với quy mô lớn, tốc độ cao với mục tiêu căn bản kết thúc thời kỳ quá độ trong khoảng 20 năm là quá cao, không phù hợp với đặc điểm đất nước và khả năng phấn đấu của ta; tiến hành ngay cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với kinh tế cá thể và tư nhân ở miền Nam là giản đơn, nóng vội, không phù hợp với chủ trương đúng mà Nghị quyết 24 của Trung ương đã đề ra là duy trì trong một thời gian nhất định nền kinh tế nhiều thành phần ở miền Nam. Việc duy trì quá lâu cơ chế tập trung quan liêu bao cấp và những bất hợp lý về chính sách phân phối, lưu thông gây thêm khó khăn trong kinh tế và đời sống nhân dân, làm giảm tính tích cực sản xuất của người lao động… Những khó khăn về kinh tế và đời sống làm cho tình hình tư tưởng quần chúng diễn biến phức tạp, một bộ phận thiếu tin vào khả năng lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước về kinh tế.

Đứng trước yêu cầu bức xúc của tình hình, Hội nghị lần thứ sáu của Ban Chấp hành Trung ương Đang (9-1979) phải bàn định những nhiệm vụ kinh tế cấp bách. Hội nghị khẳng định những nỗ lực lớn của nhân dân ta trong thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, chống thiên tai; bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế. Đồng thời cũng nghiêm khắc kiểm điểm những khuyết điểm chủ quan trong lãnh đạo kinh tế. Xây dựng kế hoạch vẫn tập trung quan liêu, chưa kết hợp chặt chẽ kế hoạch hóa với sử dụng thị trường, chưa chú ý đầy đủ phát huy kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, chưa chú ý sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế cá thể và tư sản dân tộc (ở miền Nam), chậm khắc phục tình trạng trì trệ, bảo thủ trong việc xây dựng các chính sách cụ thể về kinh tế, tài chính để khuyến khích phát triển sản xuất, có những biểu hiện nóng vội, giản đơn trong cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam và điều cần đặc biệt quan tâm là người lao động thiếu hăng hái sản xuất. Hội nghị quyết định một số chủ trương nhằm phát triển lực lượng sản xuất, làm cho sản xuất bung ra, như: chấp nhận ở miền Bắc ngoài hai hình thức sở hữu nhà nước và tập thế là chủ yếu còn có thành phần kinh tế cá thể, ở miền Nam trong chừng mực nhất định còn có thêm kinh tế tư bản tư doanh cỡ nhỏ; kết hợp kế hoạch với sử dụng thị trường; các chính sách kinh tế và cơ chế quản lý phải quán triệt quan điểm của Đảng về lợi ích kinh tế, kết hợp đúng đắn lợi ích toàn xã hội với lợi ích của tập thể và cá nhân, khuyến khích người lao động hăng hái sản xuất; lấy năng suất lao động tăng, sản xuất phát triển và đời sống nhân dân được cải thiện làm tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá sự đúng đắn của chính sách; đối với các hợp tác xã nông nghiệp thực hiện ổn định mức nghĩa vụ lương thực trong 5 năm, phần còn lại bán cho Nhà nước với giá thỏa thuận và được lưu thông tự do, bảo đảm nguyên tắc phân phối theo lao động; bỏ lối phân phối theo định suất, định lượng trong hợp tác xã. Hội nghị Trung ương 6 còn quyết định các chủ trương, biện pháp phát triển công nghiệp địa phương và tiểu thủ công nghiệp, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng. Các hoạt động tư tưởng lúc này đã truyền đạt kịp thời và sâu rộng những quan điểm và quyết tâm của Trung ương những quyết định mới về các vấn đề kinh tế - xã hội, làm cho đông đảo đảng viên và quần chúng thấy rõ những thắng lợi trong 4 năm qua và những khuyết điểm trong lãnh đạo kinh tế, nâng cao ý chí phấn đấu vượt qua khó khăn trong hoàn cảnh vừa phải bảo vệ Tổ quốc vừa bảo đảm đời sống của nhân dân và xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, khắc phục tư tưởng bi quan, hoài nghi, dao động, đập lại những luận điệu chia rẽ, xuyên tạc, kích động của địch. Để tăng thêm công cụ chỉ đạo công tác tư tưởng, năm 1979 tạp chí Sổ tay tuyên truyền ra đời, góp phần thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn các cấp về nội dung và phương thức công tác tuyên truyền trong Đảng và trong nhân dân (sau chuyển thành Tạp chí Tuyên truyền, từ tháng 8-1991 chuyển thành Tạp chí Công tác tư tưởng, văn hóa, cơ quan của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương).

Trên cơ sở phương hướng Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tháng 6-1980, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 26 về phân phối, lưu thông và cải tiến cơ chế quản lý kinh tế nhằm từng bước xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, thực hiện kết hợp kế hoạch với thị trường, và đề ra phương hướng sửa đổi hệ thống giá cả đã không còn phù hợp.



Nghị quyết Trung ương 6 về các nhiệm vụ kinh tế cấp bách và Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị là cái mốc mở đầu sự chuyển biến nhận thức và quan điểm về quản lý kinh tế. Lãnh đạo đã thấy rõ hơn thực tế sản xuất, thực trạng đời sống của người lao động và một số điểm quan trọng không phù hợp trong cơ chế, chính sách cần phải sửa đổi. Từ điểm khởi đầu đó dẫn đến Thông báo số 22 (8-1980), Chỉ thị số 100 của Ban Bí thư (1- 1981) về khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp và các Quyết định 25/CP, 26/CP của Hội đồng Bộ trưởng về phát huy quyền tự chủ sản xuất kinh doanh và cải tiến công tác kế hoạch trong các cơ sở kinh tế quốc doanh (thể hiện trong kế hoạch ba phần) Chỉ thị 100 và các Quyết định 25/CP, 26/CP tuy là những đổi mới bộ phận nhưng có vai trò rất lớn trong công tác tư tưởng, đánh dấu bước đầu đổi mới tư duy và chính sách kinh tế của Đảng, được đông đảo đảng viên và quần chúng nhiệt liệt hưởng ứng, tạo ra được một số chuyển biến tốt trong sản xuất, nhất là trong nông nghiệp.

Trên thực tế, trước khi đi đến những chủ trương, chính sách nói trên của Ban Bí thư và Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), do đòi hỏi bức bách của cuộc sống, các cơ sở kinh tế quốc doanh và tập thể đều phải tự lo lấy đời sống của công nhân viên chức và xã viên bằng nhiều cách. Nhiều hợp tác xã nông nghiệp đã cho gia đình xã viên mượn đất làm vụ thu, vụ đông, làm màu và khoán công việc sản xuất của tập thể đến hộ xã viên. Một hiện tượng phô biến là hợp tác xã và xã viên thường khai thấp năng suất và sản lượng lúa so với thực tế thu hoạch để vừa giảm bớt gánh nặng bán với giá rẻ cho Nhà nước theo chỉ tiêu nghĩa vụ, vừa bảo đảm mức lương thực cần thiết cho đời sống xã viên, nếu còn dôi dư thì bán ra thị trường tự do với giá cao. Trong các cơ sở kinh tế quốc doanh cũng đã xuất hiện nhiều cách làm ăn ngoài kế hoạch pháp lệnh của Nhà nước, để bảo đảm đời sống của cán bộ, công nhân.

Những quyết định mới nói trên của Đảng và Nhà nước là kết quả tổng kết thực tiễn, giải quyết một phần những vấn đề nảy sinh trong quá trình tổ chức thực hiện đường lối. Công tác tư tưởng đã góp phần tích cực vào việc xây dựng và thực hiện những quyết định đó. Tháng 9-1966 Thường vụ Tỉnh uỷ Vĩnh Phú, từ tổng kết thực tiễn ở một số hợp tác xã nông nghiệp, ra nghị quyết về “khoán hộ”. Sự tìm tòi và kinh nghiệm ban đầu của Vĩnh Phú được thông tin trên báo Đảng. Song lúc đó “khoán hộ” bị coi như một hành động “xé rào”, trái với cơ chế quản lý hiện hành. Nhiều hợp tác xã đã, “khoán hộ” nhưng giấu cấp trên và “làm chui”.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 6, báo Nhân Dân mở cuộc thảo luận về kết hợp đúng đắn ba lợi ích trong kinh tế. Nhiều ý kiến nhấn mạnh phải quan tâm hơn lợi ích của người lao động mới khuyến khích được họ hăng hái lao động sản xuất. Cuộc hội thảo về quản lý hợp tác xã nông nghiệp tổ chức ở Côn Sơn (Hải Hưng) cũng nhấn mạnh việc thực hiện khoán cho lao động, cho gia đình xã viên. Năm 1980, Ban Tuyên huấn Trung ương, báo Nhân Dân, trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc, Tạp chí Cộng sản phối hợp với các cơ quan phụ trách nông nghiệp của Đảng và Nhà nước và một số tỉnh, thành phố tổ chức nghiên cứu phương thức “khoán hộ” ở một số hợp tác xã, giới thiệu những mô hình tốt, trong đó có hợp tác xã Đoàn Xá (Đồ Sơn, Hải Phòng), đề xuất với lãnh đạo và được chấp nhận. Công tác tuyên truyền Thông báo số 22 của Ban Bí thư được mở rộng, hình thành dư luận ủng hộ cơ chế khoán mới. Một phong trào ủng hộ cái mới sôi động trong cả nước.

Sự việc trên cho thấy quần chúng cách mạng rất giàu tinh thần sáng tạo. Nhiều khi trong lúc lãnh đạo còn đang trăn trở tìm giải pháp thì, trong phong trào quần chúng thực hiện nghị quyết của Đảng đã xuất hiện những sáng kiến hay, những mô hình làm ăn có hiệu quả, được quần chúng hưởng ứng. Một kinh nghiệm thiết thân đối với công tác tư tưởng là, phải luôn luôn bám sát phong trào quần chúng ở cơ sở, nắm vững định hướng của Đảng, nhạy bén phát hiện nhũng nhân tố mới, tham gia tổng kết, vun xới và nhân rộng những nhân tố tích cực ấy, mới nâng cao được hiệu quả công tác tư tưởng, phát huy được vai trò chủ động của công tác tư tưởng.

Quá trình đi đến những quyết định và triển khai thực hiện các chính sách mới là quá trình đấu tranh giữa quan điểm đổi mới với tư tưởng bảo thủ, giáo điều và hữu khuynh, buông lỏng quản lý. Một bộ phận cán bộ, đảng viên cho rằng thực hiện Chỉ thị 100 sẽ “phá vỡ quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, khuyến khích tư tưởng tư hữu trong nông dân”. Ngược lại, cũng có khuynh hướng đánh giá quá cao khoán hộ, cho khoán hộ là “chìa khóa vàng” để nông nghiệp đi lên không ngừng. Quan niệm về kết hợp kế hoạch hóa với sừ dụng thị trường là thế nào cũng chưa được làm rõ. Một số cán bộ, đảng viên ngại làm như vậy sẽ tạo ra nguy cơ đưa nền kinh tế nước ta đi theo hướng kinh tế thị trường tự do tư bản chủ nghĩa. Mặt khác, tình trạng buông lỏng quản lý kinh tế, quản lý xã hội, đã tạo sơ hở cho lối làm ăn tự do, tùy tiện phát triển “bung ra” không đúng hướng, gây rối trong kinh tế, những kẻ xấu lợi dụng việc chuyển đổi cơ chế quản lý để tham ô, trục lợi.

Để tiếp tục góp phần phát huy những nhân tố tích cực, trong những tháng cuối năm 1980 Ban Tuyên huấn Trung ương tổ chức khảo sát tình hình, xây dựng đề án, lấy ý kiến của một số ngành và địa phương, tháng 2- 1981 trình Ban Bí thư ra Nghị quyết 36 về nhưng nh iệm vụ trước mắt của công tác tư tưởng. Đây là một Nghị quyết chỉ đạo toàn diện nội dung và các mặt hoạt động của công tác tư tưởng, thể hiện các quan điểm của Nghị quyết Trung ương 6 và Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị về những vấn đề bức xúc đang đặt ra. Công tác quán triệt Nghị quyết 36 được đặt thành một đợt giáo dục tư tưởng trong đảng, các ngành, các đoàn thể, trong lực lượng vũ trang và tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân, tạo được sự nhất trí nhận định của Trung ương “5 năm vừa qua (1976 - 1980) là một thời gian ngắn ngủi, lại có địch hoạ, thiên tai, khó khăn cũ chưa kịp khắc phục, khó hhăn mới đã xuất hiện, song cách mạng Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển và giành được những thắng lợi to lớn”, “nhưng chúng ta chưa bao giờ lại đứng trước những khó khăn lớn về kinh tế và đời sống nhân dân như hiện nay”. Đường lối đề ra tại Đại hội IV là đúng đắn. Nhưng trong việc vận dụng và tổ chức thực hiện đường lối, lãnh đạo có khuyết điểm đánh giá không đầy đủ tình hình mọi mặt sau giải phóng, có biểu hiện nóng vội về chủ trương cải tạo và phát triển kinh tế, đồng thời lại có những khuyết điểm kéo dài trong công tác phân phối lưu thông và quản lý kinh tế. Những thiếu sót, sai lầm đó ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, làm cho tình hình tư tưởng diễn biến phức tạp. Song, những thiếu sót, sai lầm đó chậm được sưa chữa vì cán bộ lãnh đạo ít đi sát tình hình thực tế. Ít lắng nghe ý kiến của quần chúng... Một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có những người có cương vị phụ rách ở các cấp, các ngành biến chất, phạm tội... làm giảm uy tín của Đảng và chế độ, làm trì trệ mọi mặt công tác..., làm cho tình hình kinh tế thêm trầm trọng, gây không ít tổn thất cho cách mạng.

Công tác tư tưởng cũng có những yếu kém và khuyết điểm: “không vươn lên kịp sự phát triển của cách mạng, giáo dục về chủ nghĩa xã hội, về đấu tranh giữa hai con đường còn yếu... không kịp thời giải quyết những vấn đề mới xuất hiện..., không chủ động ngăn ngừa và không kiên quyết đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực. Công tác tư tưởng cũng đi theo phương hướng nóng vội, thường nêu thành tích và thuận lợi một chiều... chưa phân tích đầy đủ mọi mặt khó khăn, thiếu tính chiến đấu, thiếu chủ động và chưa sắc bén, chưa thật sự đi sát công tác kinh tế và đời sống nhân dân chưa gắn liền với công tác tổ chức, không làm cho tất cả các tổ chức đều làm công tác tư tưởng”[58].

Tháng 8- 1980, theo quyết định của Bộ Chính trị, Ban Văn hóa Văn nghệ Trung ương được thành lập. Phần công tác văn hóa văn nghệ do Ban Tuyên huấn Trung ương phụ trách nay chuyển sang Ban mới.

Việc quán triệt Nghị quyết 36 của Ban Bí thư đã góp phần làm cho đại bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng hiểu đúng hơn tình hình đất nước thấy được những cố gắng đổi mới bước đầu và những khuyết điểm, sai lầm cần khắc phục. Tuy vậy, trong chỉ đạo thực hiện, việc xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp tiến triển chậm; việc điều chỉnh giá, cải cách chế độ tiền lương và đổi tiền năm 1981 - 1982 có nhiều khó khăn, lúng túng, kết quả thấp... Những vấn đề cơ bản về đổi mới cơ chế quản lý và chính sách kinh tế chưa được giải quyết đồng bộ nên chưa chặn lại được chiều hướng sút giảm của nền kinh tế, kéo theo nó là những khó khăn về đời sống, nhất là đối với những người hưởng lương, tâm trạng bi quan trong xã hội khá nặng nề. Những thế lực chống chủ nghĩa xã hội lợi dụng lúc ta có khó khăn, khuyết điểm, công kích Đảng và Nhà nước không có khả năng lãnh đạo kinh tế, nhằm làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ.



Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (3- 1982) tiến hành trong tình hình đất nước đã lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội. Đại hội đã kiểm điểm tư tưởng nóng vội và khuyết điểm chưa thật sự coi trọng nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng. Đại hội xác định nước ta đang ở “chặng đường đầu” của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và chỉ rõ nội dung công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường này, trong đó mặt trận hàng đầu là nông nghiệp, ra sức phát triển hàng tiêu dùng, v. v... Nghị quyết Đại hội đề ra một số chủ trương về điều chỉnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư tổ chức lại và phát triển kinh tế, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam, thể hiện cụ thể trong kế hoạch 5 năm 1981 - 1985 nhằm cơ ban ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân.

Đại hội xác định nhiệm vụ cơ bản của công tác tư tưởng là: vũ trang cho toàn đảng, toàn quân, toàn dân ta những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa xã hội khoa học, xây dựng ý hc kiên cường, quyết tâm sắt đá và trình độ hiểu biết cần thiết để làm tròn cả hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Về các nhiệm vụ cụ thể, trước hết là, Làm quán triệt đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa, nâng cao lập trường giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh giữa hai con đường.

Khắc phục chỗ yếu của công tác tư tưởng trong thời gian qua chưa làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân thấu suốt đường lối, chính sách của Đảng để tạo ra sự nhất trí cao, có căn cứ lý luận và thực tiễn đầy đủ; chưa phê phán mạnh mẽ những quan điểm sai trái với đường lối của Đảng; chưa trả lời kịp thời những vấn đề thực tế và cụ thể được đặt ra trong quá trình thực hiện đường lối. Nâng cao tính chiến đấu, phê phán sâu sắc những biểu hiện tư tưởng tiểu tư sản, kiên quyết chống tư tưởng tư sản, chống những tàn dư văn hoá thực dân mới và tàn dư tư tưởng phong kiến. Tăng cường công tác lý luận, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học xã hội phục vụ việc nghiên cứu, xác định và phổ biến đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước; nghiên cứu cải tiến quản lý kinh tế, quản lý xã hội; giáo dục hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa cho nhân dân lao động.

Công tác tư tưởng phải hướng mạnh vào việc giáo dục, bồi dưỡng phẩm chất cách mạng cho cán bộ, đảng viên, chống chủ nghĩa cá nhân, chống chủ nghĩa cơ hội dưới mọi hình thức, kiên quyết khắc phục những biểu hiện sa sút về phẩm chất chính trị, tự do vô kỷ luật về mặt tổ chức, thoái hoá về lối sống, mất dân chủ, quan liêu hóa về tác phong, bảo thủ trong cách nhìn nhận sự vật của một bộ phận cán bộ, đảng viên... Đặc biệt coi trọng việc tổ chức học tập một cách có hệ thống tư tưởng, đạo đức, tác phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong toàn Đảng.



Để cải tiến công tác tư tưởng, phải sâu sát thực tế, nhạy cảm với cuộc sống, nghiên cứu, tổng kết, phổ biến những điển hình tiên tiến, cổ vũ, vun xới cho những nhân tố tích cực sớm được nhân lên... Toàn Đảng phải làm công tác tư tưởng, mọi đảng viên đều phải làm công tác tư tưởng… Phối hợp tất cả các cơ quan, các ban, các ngành, các đoàn thể, sử dụng tất cả các công cụ thông tin, văn hoá, văn học, nghệ thuật, giáo dục,v.v.. để làm công tác tư tưởng; gắn chặt công tác tuyên truyền giáo dục với công tác tổ chức và tổng kết thực tiễn để làm công tác tư tưởng.

Công tác tuyên truyền quán triệt Nghị quyết Đại hội V đã góp phần làm rõ hơn cục diện cách mạng nước ta, nhìn nhận đúng đắn hơn thành tựu và khuyết điểm, động viên toàn đảng, toàn dân tập trung cao hơn vào mặt trận nông nghiệp, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng, phấn đấu thực hiện toàn diện các chỉ tiêu, biện pháp cửa kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 1981 - 1985. Phân tích, khắc phục các biểu hiện tư tưởng bi quan, hoài nghi, động dao về đường lối, thái độ bàng quan, thiếu trách nhiệm, nói nhiều làm ít, chỉ kêu ca mà không gương mẫu hành động góp phần khắc phục khó khăn, đẩy lui tiêu cực.

Trước và sau Đại hội Đảng, các thế lực phản động ra sức chống phá ta trên nhiều lĩnh vực, bằng nhiều lực lượng, trên nhiều địa bàn, kết hợp phá từ trong ra với từ ngoài vào nhằm gây rối an ninh chính trị để tiến hành bạo loạn, lật đổ khi có điều kiện. Về tư tưởng, văn hoá, chúng đả kích đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, gieo rắc lối sống sa đoạ, gây tâm lý bất mãn, chống dối, làm xói mòn lòng tin đối với Đảng và chế độ, tuyên truyền kích động gây chia rẽ giữa nhân dân với Đảng, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.

Thực hiện Nghị quyết 03 của Bộ Chính trị (tháng 10-1982) Ban Tuyên huấn Trung ương đã phối hợp với các cơ quan có liên quan (trong Ban 03) tổ chức lực lượng các binh chủng trên mặt trận tư tưởng của Đảng và Nhà nước, quân đội công an và các đoàn thể tăng cường giáo dục cảnh giác cho nhân dân, tiến hành phản kích các luận điệu thù địch, chặn phá các con đường đưa từ ngoài vào những văn hoá phẩm phản động, đồi trụy.

Kết quả quán triệt và thực hiện nghị quyết Đại hội V, đã tạo được một số chuyển biến tích cực, nhất là trong nông nghiệp. Trong xây dựng cơ bản đã tập trung hơn vào các công trình trọng điểm. Các công trình đó sau này đã phát huy tác dụng quan trọng khi bước vào những năm 1990. Song những quyết định của Đại hội về điều chỉnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, tập trung vào mặt trận hàng đầu là nông nghiệp, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, chuyển sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa… chậm được cụ thể hóa, kết quả thực hiện thấp. Những cản trở lúc này là tư tưởng bảo thủ, trì trệ, bệnh giáo điều, và tình trạng hữu khuynh, buông lỏng quản lý, tác động xấu đến sự thống nhất tư tưởng trong đảng và trong xã hội. Công tác tư tưởng lúc này đã có một số cố gắng góp phần đấu tranh khắc phục những biểu hiện lệch lạc, nhưng nhấn mạnh nhiều hơn chống hữu khuynh, tiêu cực, chưa coi trọng đúng mức đấu tranh khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, bệnh giáo điều.

Tiếp tục cụ thể hóa và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội V về công tác tư tưởng văn hoá, trong các năm 1983, 1984 Bộ Chính trị và Ban Bí thư ban hành quyết định 15 về công tác các trường đảng, quyết định số 30 về công tác giáo dục lý luận chính trị tại chức, chỉ thị số 25 về cải cách giáo dục lý luận chính trị trong các trường đại học và cao đẳng, chỉ thị số 32 về tăng cường quản lý công tác báo chí và chỉ thị 08 về công tác xuất bản.

Thực hiện các quyết định của Ban Bí thư, hệ thống các Trường Đảng trực thuộc Trung ương được sắp xếp hợp lý hơn. Ngoài Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc, có 3 trường Đảng khu vực và 2 trường Tuyên huấn, khắc phục một bước tình trạng phân tán. Các tỉnh, thành uỷ tiếp tục kiện toàn hệ thống Trường đảng tỉnh, thành, quận, huyện, thị xã và tăng cường đầu tư cho công tác huấn luyện cán bộ. Chương trình học tập và nội dung giảng dạy lý luận chính trị bước đầu được soạn lại. Tuy nhiên, những khó khăn về kinh tế và đời sống ảnh hưởng đến công tác chiêu sinh của trường Đảng các cấp. Một số trường đảng tỉnh trong hai năm 1983, 1984 mỗi năm chỉ mở được một lớp. Nhiều cán bộ huyện và cơ sở ngại đi học lớp tập trung do khó khăn về đời sống. Phong trào học tập tại chức cũng sút giảm. Việc cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy môn lý luận Mác - Lênin trong các trường đại học và cao đẳng còn nhiều hạn chế, không tạo được hứng thú học tập cho sinh viên.

Chỉ thị số 32 được triển khai thực hiện đã uốn nắn tình trạng chỉ chạy theo số lượng, không nắm vững phương hướng chính là nâng cao chất lượng báo chí, không chấp hành đúng các quy định của Đảng và Nhà nước về cho ra báo mới, về bổ nhiệm và điều động Tổng Biên tập, v.v… Kết quả hội nghị tổng kết công tác xuất bản (tháng 3- 1984) và việc triển khai thực hiện chỉ thị 08 của Ban Bí thư đã từng bước hướng các hoạt động xuất bản nỗ lực phấn đấu nâng cao chất lượng và hiệu quả, đi sát hơn cuộc sống và đối tượng, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị, các mục tiêu kinh tế - xã hội và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Các mặt công tác tổ chức sản xuất giấy, quản lý vật tư ngành in và công tác phát hành được chấn chỉnh một bước. Kế hoạch xây dựng ngành in đồng bộ và hiện đại được đề ra trong cuối những năm 1980 đã đặt cơ sở cho sự phát triển theo hướng từng bước hiện đại hoá trong những năm sau này.

Để tăng cường lãnh đạo của Đảng trên mặt trận tư tưởng tháng 12- 1983, Bộ Chính trị ra Quyết định số 33 thành lập Uỷ ban công tác tư tưởng với chức năng làm tư vấn cho Trung ương Đảng về lãnh đạo công tác tư tưởng. Thành phần của ủy ban gồm các đồng chí ủy viên Trung ương Đảng trong khối các cơ quan Trung ương về công tác tư tưởng. Đồng chí Hoàng Tùng, Bí thư Trung ương phụ trách công tác tư tưởng làm Chủ nhiệm ủy ban. Được sự chấp thuận của Ban Bí thư, Viện nghiên cứu dư luận xã hội được thành lập, là bộ phận trực thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương, giúp Ban nghiên cứu tình hình tư tưởng của các tầng lớp xã hội trên những chủ đề lớn.

Trước yêu cầu bức xúc của sự nghiệp cách mạng và đời sống nhân dân, thực hiện Nghị quyết 6 của Trung ương Đảng (tháng 7- 1984) về cải tiến quản lý kinh tế, nhiều địa phương và cơ sở đã có những cố gắng tìm tòi đổi mới cách làm ăn. Trên nhiều lĩnh vực, nhất là trong kinh tế, năm 1984, 1985 đã xuất hiện những nhân tô mới, những điển hình tốt bước đầu cải tiến quản lý, kinh doanh có hiệu quả. Các cơ quan tuyên truyền và báo chí đã tham gia cùng với lãnh đạo các ngành, các địa phương nghiên cứu, tổng kết, phổ biến kinh nghiệm của những mô hình làm ăn có hiệu quả trong đó có kinh nghiệm thực hiện cơ chế một giá ở Long An, kinh nghiệm cải tiến quản lý kinh doanh của một số cơ sở ở thành phố Hồ Chí Minh và những nơi khác. Trên cơ sở quán triệt đường lối của Đảng và từ tổng kết thực tiễn, Hội nghị lần thứ tám của Trung ương Đảng ra Nghị quyết về giá - lương - tiền, một vấn đề bức xúc và hết sức phức tạp. Đáng tiếc khi tổ chức thực hiện (9- 1985) lại tiến hành một cuộc tổng điều chỉnh ồ ạt không đạt được êu cầu nghị quyết Trung ương đã đề ra, tình hình kinh tế, đời sống thêm khó khăn kéo theo những diễn biến phức tạp về tư tưởng chính trị và tâm trạng xã hội.

Trong tình hình đó, các hoạt động tuyên truyền giáo dục đã tích cực biểu dương và phổ biến kinh nghiệm những mô hình làm ăn năng động, sáng tạo, có hiệu quả, nhằm góp phần nhân rộng những nhân tố mới, động viên ý chí phấn đấu, không vì khó khăn trước mắt mà phủ định những thành tựu đã đạt được, đi tới động dao, thất vọng, mất phương hướng. Việc chuẩn bị Đại hội VI được tiến hành trong bối cảnh ấy Đề cương Báo cáo chính trị được đưa ra cán bộ lãnh đạo các ngành, các địa phương thảo luận, góp ý kiến. Các ý kiến đóng góp, đề nghị đánh giá đúng thực trạng tình hình đất nước, khẳng định thành tựu đã đạt được, phân tích sâu sắc nguyên nhân những khuyết điểm, sai lầm, nhiều kiến nghị đổi mới về các mặt, đặc biệt là về chủ trương, chính sách kinh tế.

Ngày 10-7-1986 đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn qua đời. Ban Chấp hành Trung ương bầu đồng chí Trường Chinh, ủy viên Bộ Chính trị làm Tổng Bí thư.



Trên cơ sở phát huy trí tuệ tập thể và từ kết quả tổng kết thực tiễn, Hội nghị tháng 8-1986 của Bộ Chính trị đi đến kết luận, ra Nghị quyết “Về một số vấn đề thuộc quan điểm kinh tế (cơ cấu kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa, cơ chế quản lý kinh tế). Đến đây, từ những đổi mới bộ phận đã hình thành những quan điểm cốt lõi của Đảng về đối mới kinh tế, tạo cơ sở cho việc soạn lại dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi trong Đảng và trong nhân dân, các đoàn thể, các nhân sĩ trí thức trong Mặt trận dân tộc thống nhất. Các hoạt động tư tưởng đã góp phần tích cực vào cuộc vận động toàn Đảng toàn dân góp ý kiến văn kiện Đại hội. Đây là một đợt tuyên truyền rộng lớn, qua đó bước đầu phổ biến rộng rãi đường lối đổi mới toàn diện của Đảng, khơi lên được không khí dân chủ, cởi mở trong Đảng và trong xã hội, thu thập được nhiều ý kiến rất tâm huyết đóng góp vào thành công của Đại hội.

tải về 124.26 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương