CHƯƠng III công tác tư TƯỞngtrong thời kỳ kháng chiến chống mỹ,CỨu nưỚc và XÂy dựng chủ nghĩa xã HỘI



tải về 265.03 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích265.03 Kb.
#13159
  1   2   3
CHƯƠNG III

CÔNG TÁC TƯ TƯỞNGTRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ,CỨU NƯỚC VÀ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

(1954 - 1975)
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược kết thức thắng lợi, cách mạng nước ta bước vào một thời kỳ mới.

Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) tháng 7- 1954 phân tích những biến đổi của tình hình thế giới và trong nước, vạch ra những chuyển hướng về chủ trương, nhiệm vụ, phương châm và sách lược đấu tranh cho phù hợp với tình hình mới.

Sau 9 năm kháng chiến, quân và dân ta đã giành được những thắng lợi lớn, so sánh lực lượng giữa ta và địch chuyển biển có lợi cho ta nhưng chưa phải chuyển biến căn bản có tính chất chiến lược. Pháp càng đánh càng thua, phải dựa vào Mỹ, biến thành kẻ đánh thuê cho Mỹ. Chính phủ Pháp buộc phải thương lượng với ta để chấm dứt chiến tranh. Cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta được Liên Xô, Trung Quốc và các nước anh em bè bạn, nhân dân Pháp và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới nhiệt liệt ủng hộ.

Phong trào độc lập dân tộc, hòa bình, dân chủ phát triển mạnh. Chủ nghĩa đế quốc phải đối phó với cuộc tiến công của ba dòng thác cách mạng trên thế giới. Tuy vậy, trước sự đe doạ của Mỹ, ở nhiều nơi cũng xuất hiện tâm lý sợ Mỹ, sợ vũ khí nguyên tử, sợ một đốm lửa nhỏ (chiến tranh giải phóng ở một nước) có thể gây ra chiến tranh thế giới.

Mỹ là nước tham gia Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương nhưng ra sức phá hoại Hội nghị nhằm thực hiện âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh. Mỹ không chịu ký vào bản Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị. Tuy bị thất bại một bước nhưng Mỹ không từ bỏ âm mưu xâm lược Đông Dương.

Hội nghị Trung ương nhận định Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới và đang trở thành kẻ thù chính, trực tiếp của nhân dân ta, "mọi việc của ta đều nhằm chống đế quốc Mỹ"[1]. Khẩu hiệu đấu tranh của ta là: Hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ. Nhiệm vụ mới của nhân dân ta là: Tranh thủ và củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong cả nước. Đây là một cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, phức tạp, nhưng nhất định thắng lợi.

Hội nghị Bộ Chính trị (9 - 1954) cụ thể hóa và bổ sung nghị quyết Trung ương, phân tích những đặc điểm của thời kỳ mới, trong đó đặc điểm quan trọng nhất là đất nước ta tạm thời chia làm hai miền có hai chế độ chính trị khác nhau. Cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam phải chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị. Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của miền Bắc là hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế. Đế quốc Mỹ mưu tính phá hoại việc thực hiện Hiệp định Giơnevơ nhằm gây khó khăn cho ta trong việc củng cố miền Bắc và nhằm thực hiện âm mưu của chúng chia cắt lâu dài đất nước ta.Trong một thời gian nhất định, nhiệm vụ chung của Đảng ta là: Đoàn kết và lãnh đạo đấu tranh thực hiện hiệp định đình chiến, đề phòng và khắc phục mọi âm mưu phá hoại hiệp định đình chiến để củng cố hòa bình; ra sức hoàn thành cải cách ruộng dất, phục hồi và nâng cao sản xuất, tăng cường xây dừng quân đội để củng cố miền Bắc; giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam, nhằm củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc.

Đảng nhắc nhở cán bộ, đảng viên trong tình hình mới phải giữ vững ý chí chiến đấu, đề phòng và khắc phục các tư tưởng chủ quan, khinh địch, tự mãn tự kiêu, hoặc cầu an, hưởng lạc, thủ tiêu đấu tranh. . .

Trong các công tác tư tưởng phải đặt vấn đề “thống nhất tư tưởng" lên hàng đầu; phải nêu cao kết quả thắng lợi của ta và phải làm cho toàn đảng, toàn quân, toàn dân nhận rõ tình hình mới và nhiệm vụ mới, nhận rõ tính chất và nội dung thay đổi của nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Đây là công tác then chốt, là một việc rất quan trọng, có tác dụng quyết định những thắng lợi của ta trong giai đoạn tới[2]

Ngay sau khi hiệp định Giơnevơ được ký kết (20-7- 1954), Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Chấp hành Trung ương đảng ra Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước. Ban Bí thư ra Chỉ thị số 83 - CT/TƯ mở một đợt tuyên truyền về Hiệp định Giơnevơ - tình hình mới và nhiệm vụ mới. Ban Bí thư yêu cầu: Tất cả các cấp phải coi trọng công tác tuyên truyền giáo dục, lãnh đạo tư tưởng - như chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Trung ương: Trong 10 công tác thì “công tác lãnh đạo tư tưởng là quan trọng nhất"[3].

Để giúp Trung ương tăng cường lãnh đạo công tác tư tưởng trong tình hình mới, ngày 22- 1- 1954 Ban Bí thư ra Nghị quyết số 51 - NQ/TƯ về việc kỉện toàn nhân sự lãnh đạo Ban Tuyên huấn Trung ương. Ban Tuyên huấn các cấp đã giúp cấp ủy phổ biến nội dung Nghị quyết Trung ương và nội dung Hiệp định Giơnevơ cho hàng ngàn cán bộ các cơ quan ở Trung ương và các tỉnh, thànnh phố, triển khai về các địa phương và cơ sở; lực lượng đảng viên, cán bộ các ngành, các giới, các đội vũ trang tuyên truyền, tuyên truyền xung phong... tiến hành công tác tuyên truyền, giải thích trong nhân dân ở vùng tự do và vùng sau lưng địch. Báo, đài, các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, in ấn, xuất bản, phát hành của Trung ương và địa phương hoạt động rất tích cực, phục vụ cho công tác tuyên truyền. Vì vậy một số lượng lớn nội dung Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Trung ương Đảng, các báo của Trung ương và địa phương, truyền đơn, sách nhỏ, tài liệu tuyên truyền... được tán phát rộng rã trong nhân dân. Ở vùng tự do và các khu du kích, ở các địa điểm tập kết cán bộ và bộ đội miền Nam để chuẩn bị chuyển ra Bắc, các cuộc mít tinh lớn, liên hoan mừng thắng lợi, triển lãm, chiếu phim, biểu diễn nghệ thuật... được tổ chức rầm rộ, tạo không khí phấn khởi, náo nức trong nhân dân.

Kết quả bước đầu quán triệt Nghị quyết Trung ương sáu, Nghị quyết Bộ Chính trị và đợt tuyên truyền theo Chỉ thị 83 của Ban Bí thư đã góp phần thống nhất tư tưởng trong đảng và trong nhân dân về nhận định tình hình và chủ trương của Đảng:

- Nhất trí đánh giá bước tiến lớn của cuộc đấu tranh ái quốc của nhân dân ta trong 9 năm qua. Cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta phải giành thắng lợi từng bước. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng là cơ sở để tiếp tục đấu tranh hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc. Uốn nắn tư tưởng chủ quan, nôn nóng chỉ muốn tiếp tục đánh.

Thắng lợi của quân và dân ta đã dẫn đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ. Điều quan trọng nhất của nội dung Hiệp định là Pháp phải thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Khơ me và Lào, tổng tuyển cử tự do để thống nhất mỗi nước; Pháp phải rút quân ra khỏi Đông Dương, chấm dứt ách thống trị của Pháp ở cả ba nước. Ta tranh thủ được hòa bình, Mỹ thất bại trong âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh. Điều chỉnh vùng đóng quân là cần thiết để thực hiện đình chiến. Giới tuyến quân sự chỉ là tạm thời, không phải là "chia cắt đất đai", là "phân trị" như luận điệu xuyên tạc của địch. Từ nay, đế quốc Mỹ là kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân ta. Để củng cố hòa bình, nhân dân ta phải đấu tranh thực hiện Hiệp định, chống mọi hành động phá hoại của Mỹ và tay sai.

- Cả nước phấn khởi, tự hào trước thắng lợi lớn của dân tộc, nhiệt liệt hưởng ứng Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Trung ương Đảng, phấn đấu thích hiện tốt nhiệm vụ mới của mỗi miền. Đồng bào miền Nam rất cảm động trước tình cảm đặc biệt của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, thể hiện trong Lời kêu gọi của Người:

"Đồng bào miền Nam kháng chiến trước hết, giác ngộ rất cao. Tôi chắc rằng đồng bào sẽ đặt lợi ích cả nước trên lợi ích địa phương, lợi ích lâu dài trên lợi ích trước mắt, mà ra sức cùng đồng bào toàn quốc phấn đấu để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc. Đảng, Chính phủ và tôi luôn luôn theo dõi sự cố gắng của đồng bào và tin chắc đồng bào sẽ thắng lợi"[4].

Nghị quyết Trung ương sáu và Nghị quyết Bộ Chính trị đề ra những nhiệm vụ trước mắt của mỗi miền. Trong chặng đường đi tới, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng có chờ cách mạng miên Nam hoàn thành hay chuyển ngay sang cách mạng xã hội chủ nghĩa? Miền Nam có trường kỳ mai phục, chịu chia cắt lâu dài hay tiếp tục ngay cách mạng dân tộc dân chủ tiến lên giải phóng hoàn toàn? Cách mạng miền Nam, cách mạng Việt Nam tiến lên bằng con đường thi đua hòa bình hay con đường cách mạng bạo lực? Con đường giải phóng miền Nam như thế nào để giữ được hòa bình ở miền Bắc, để không lan thành chiến tranh khu vực hoặc chiến tranh thế giới. Đây là những vấn đề về xác định nhiệm vụ chiến lược, về đường lối chính trị, tư tưởng và tổ chức đặt ra cho Đảng và nhân dân ta. Công tác tư tưởng phải góp phần vào việc hoạch định đường lối của cách mạng nước ta ở mỗi miền trong tình hình mới.

I. QUÁN TRIỆT VÀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CỦNG CỐ MIỀN BẮC, ĐẨY MẠNH ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ Ở MIỀN NAM (1954-1960)

1. Động viên phong trào quần chúng khôi phục kinh tế, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ và tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

Nghị quyết Trung ương sáu và Nghị quyết Bộ Chính trị đề ra các nhiệm vụ cụ thể trước mắt để củng cố miền Bắc: tiếp quản vùng giải phóng; củng cố vùng tự do cũ; hoàn thành cai cách ruộng đất; tăng cường xây dựng quân đội; khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

Nhân dân ta bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ củng cố miền Bắc trong điều kiện khó khăn gay gắt về nhiều mặt của một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, vừa ra khỏi hai cuộc chiến tranh kéo dài 15 năm ( 1939 - 1945; 1945 - 1954) để lại hậu quả nặng nề. Nông nghiệp, ngành kinh tế chủ yếu, bị thiệt hại nghiêm trọng; tập quán canh tác lạc hậu; thiên tai diễn ra liên tiếp; ruộng hoang hóa hàng trăm ngàn hécta; nhiều vùng nông thôn xơ xác, tiêu điều; gần nửa triệu người bị đói. Công nghiệp vốn nhỏ yếu lại bị thiệt hại nặng. Thủ công nghiệp nhiều nghề bị đình đốn. Hàng chục vạn người ở các thành thị và khu công nghiệp không có việc làm. Cán bộ kỹ thuật rất ít; số người mù chữ khá đông; các bệnh xã hội do chế độ cũ để lại hoành hành ở nhiều nơi.

Đế quốc Mỹ không để cho nhân dân ta được yên ổn xây dựng miền Bắc. Chúng cấu kết với thực dân Pháp, trước khi rút chạy, vơ vét những tài sản, vật tư, tháo dỡ hoặc phá hủy các máy móc, thiết bị của các nhà máy, công sở, các công trình công cộng, hòng làm cho sinh hoạt ở các thành phố, thị xã, khu công nghiệp vùng sắp giải phóng bị tê liệt; làm cho ta chỉ tiếp quản được những cơ sở vật chất hỏng nát, gây khó khăn cho ta trong sản xuất và đời sống của nhân dân không thể mau chóng trở lại bình thường. Chúng liên tiếp tổ chức vây ráp, lùng bắt thanh niên để bổ sung cho lực lượng ngụy quân đang rệu rã. Chúng tuyên truyền xuyên tạc các chính sách của Đảng và Chính phủ ta, tiến hành một chiến dịch quy mô lớn nhằm dụ dỗ, cưỡng ép đồng bào ta ở vùng sắp giải phóng và một số tỉnh vùng tự do di cư vào Nam. Chúng tung tin bịa đặt "Chính phủ Việt Minh cấm đạo", "Chúa đã vào Nam", đe dọa giáo dân ở lại miền Bắc sẽ bị "rút phép thông công", ở lại với cộng sản sẽ bị "mất linh hồn", một số nơi chúng còn đốt nhà, phá hoại sản xuất để buộc đồng bào ta phải bỏ ruộng vườn, tài sản ra đi.

Trước tình hình đó, ổn định tư tưởng là biện pháp hàng đầu.Ở các đô thị sắp được giải phóng, trọng điểm là Hà Nội, Hải Phòng, khu mỏ Hòn Gai, Ban Tuyên huấn đã giúp cấp ủy tổ chức lực lượng cán bộ các ngành, các đoàn thể, các đội tuyên truyền xung phong tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân thắng lợi của ta, giải thích nội dung Hiệp định đình chiến, phổ biến 8 chính sách của Chính phủ đối với các vùng mới giải phóng; vạch trần các luận điệu xuyên tạc, bịa đặt của địch, vận động đồng bào tham gia đấu tranh thực hiện tốt công tác tiếp quản. Công tác tuyên truyền, phát động trong công nhân được đặc biệt chú trọng. Ở Hà Nội, công nhân một số nhà in bí mật giúp cán bộ in tài liệu tuyên truyền để tán phát kịp thời. Cuộc đấu tranh của công nhân và nhân dân Hà Nội bảo vệ vật tư, máy móc, công sở... đã ngăn chặn được hành động cướp phá của địch. Nhà máy điện nhà máy nước và nhiều công trình công cộng được bảo vệ và tiếp tục hoạt động bình thường sau ngày tiếp quản. Tinh thần đấu tranh của công nhân đã tác động mạnh đến phong trào chính trị của nhân dân toàn thành phố. Địch ra sức vận động và thúc ép, song các nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ yêu nước kiên quyết ở lại làm việc dưới chế độ mới. Một số chủ nhà in báo liên lạc với chính quyền cách mạng để được tiếp tục hoạt động sau ngày Hà Nội được giải phóng.

Ban Tuyên huấn Trung ương và các tỉnh, thành phố tập trung lực lượng giúp cấp ủy mở các lớp bồi dưỡng cho trên 1.000 cán bộ làm công tác tiếp quản, giúp anh chị em nắm vững chính sách đối với vùng mới giải phóng, nâng cao ý thức trách nhiệm và giữ vững kỷ luật. Gơ quan chính trị trong quân đội tiến hành công tác giáo dục cán bộ, chiến sĩ tham gia công tác tiếp quản. Trên đường về tiếp quản Thủ đô, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong, tại đền thờ các vua Hùng (Phú Thọ), Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn các chiến sĩ: "Ngày xưa các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước"[5]. Ngày 10-10-1954, quân Pháp phải rút khỏi Hà Nội, 20 vạn đồng bào đổ ra đường nồng nhiệt đón mừng Uỷ ban quân quản và đoàn quân chiến thắng trở về. Được phép của chính quyền ta, báo Tia sáng, một tờ báo tư nhân ở Hà Nội, tiếp tục xuất bản dưới chế độ mới (sau chuyển thành tờ Thời mới rồi hợp nhất với báo Thủ đô Hà Nội - báo của Đảng bộ thành phố, và chuyển thành báo Hà Nội mới). Ngày 14-10-1954 Đài Truyền thanh Hà Nội được thành lập và bắt đầu hoạt động. Ngày 8-10-1954 đoàn cán bộ Việt Nam Thông tấn xã đi cùng đơn vị bộ đội tiền trạm vào sớm để đưa tin kịp thời, ghi lại các hình ảnh lịch sử và thiết lập trụ sở làm việc ngay sau ngày giải phóng Thủ đô. Tiếp theo Việt Nam Thông tấn xã và Đài Tiếng nói Việt Nam, báo Nhân dân và các báo khác của Trung ương lần lượt thiết lập trụ sở, in và phát hành tại Thủ đô Tháng 11-1954, Ban Tuyên huấn Trung ương cùng với các Ban khác của Đảng lần lượt về Hà nội. Ngày 1-1-1955, trong không khí náo nức của một ngày hội lớn, 25 vạn đồng bào và chiến sĩ Hà Nội tham dự mít tinh lớn ở quảng trường Ba Đình chào mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng và Chính phủ trở về Thủ đô sau 9 năm kháng chiến gian khổ và anh dũng. Sự kiện lịch sủ quan trọng này gây ấn tượng sâu sắc về tư tưởng và có ý nghĩa chính trị lớn đối với đồng bào và chiến sĩ cả nước.

Thủ đô Hà Nội được giải phóng tiếp thêm sức mạnh đấu tranh cho công nhân và nhân dân thành phố Hải Phòng và khu mỏ Hòn Gai. Ngày 16-5-1955, miền Bắc hoàn toàn sạch bóng quân thù. Công tác tiếp quản boàn thành thắng lợi. Bám sát việc thực hiện nhiệm vụ tiếp quản vùng giải phóng, công tác tư tưởng đã góp phần phát động phong trào quần chúng các đô thị, với phong trào công nhân làm nòng cốt, cùng nhân dân cả nước bước vào thời kỳ mới của cách mạng.

Thực hiện chiến dịch dụ dỗ, cưỡng ép đồng bào ta di cư vào Nam, đế quốc Mỹ và bọn tay sai có những mục đích thâm độc: làm cho miền Bắc bị xáo trộn lớn, nhân dân không yên ổn làm ăn; lợi dụng tình hình này để gây dư luận xấu đối với xã hội miền Bắc; tạo cho bọn tay sai ở miền Nam có thêm chỗ dựa xã hội và có thêm nguồn nhân lực để xây dựng ngụy quân, ngụy quyền.

Chống phá âm mưu địch bắt ép đồng bào ta di cư vào Nam là một cuộc đấu tranh chính trị gay go và cấp bách. Ban Tuyên huấn các cấp đã giúp cấp ủy bồi dưỡng lực lượng lớn cán bộ làm công tác tuyên truyền trong giáo dân, vạch trần những luận điệu xuyên tạc, bịa đặt của bọn phản động, vận động đồng bào đấu tranh, không nghe theo chúng, số đã bị cưỡng ép đi thì đấu tranh đòi trở về quê cũ làm ăn. Qua một năm đấu tranh quyết liệt, ta đã phá được phần lớn kế hoạch của địch dự định bắt ép ba triệu đồng bào miền Bắc di cư vào Nam. Tuy nhiên, do ta chủ quan, sơ hở, chậm phát hiện và chưa thấy hết âm mưu thâm độc của địch, công tác tư tưởng chưa thật sát với tâm lý đồng bào công giáo, công tác chỉ đạo có phần lúng túng, bị động và không cụ thể, thiếu kịp thời nên địch đã dụ dỗ và bắt ép được gần một triệu đồng bào miền Bắc di cư vào Nam. Từ những kết quả và khuyết điểm trong cuộc đấu tranh này, trong công tác tư tưởng ta đã rút ra được một số kinh nghiệm về công tác vận động quần chúng giáo dân, đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng.

Đồng thời với hoạt động gây rối ở đồng bằng, đế quốc Mỹ và tay sai tổ chức các toán thổ phỉ gây rối an ninh ở một số địa phương thuộc vùng núi biên giới Tây Bắc và Đông Bắc. Thực hiện Chỉ thị ngày 16-4-1955 của Ban Bí thư về phá âm mưu gây phỉ của đế quốc và tay sai, Ban Tuyên huấn các địa phương nói trên đã giúp cấp uỷ tổ chức phối hợp với các đoàn thể quần chúng và lực lượng vũ trang tiến hành công tác tuyên truyền phát động đồng bào các dân tộc thiểu số tham gia tiễu phỉ, kết hợp với vận động đồng bào đoàn kết đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống, tiến hành củng cố cơ sở, củng cố biên phòng. Được sự hưởng ứng của đồng bào, quân ta đã tiêu diệt được hàng ngàn tên phỉ, thu nhiều vũ khí và phương tiện làm gián điệp của chúng, 6.000 người lầm đường theo phỉ đã trở về với gia đình. Hàng trăm quần chúng trung kiên trong đồng bào các dân tộc được đào tạo và bồi dưỡng qua thực tế đấu tranh là nguồn bổ sung cho đội ngũ cốt cán ở cơ sở vùng biên.

Trước tình hình một nửa triệu người lâm vào nạn đói do tàn phá của chiến tranh, các hoạt động thông tin tuyên truyền đã phối hợp với Mặt trận và các đoàn thể cổ vũ mạnh mẽ phong trào tương thân tương ái chống đói, phòng đói và phục hồi sản xuất do Đảng và Chính phủ phát động. Những hoạt động tích cực trong phong trào quần chúng thực hiện "cứu đói như cứu lửa", "nhường cơm xẻ áo", "một miếng khi đói bằng một gói khi no", những thành tích làm thủy lợi, khôi phục ruộng hoang hóa, cấy hết số ruộng của đồng bào di cư để lại,v.v.. được biểu dương kịp thời trên báo, đài và trong sinh hoạt văn hóa của quần chúng kết hợp với lao động sản xuất. Ban Tuyên huấn các cấp tham gia cùng với các đoàn thể tổng kết và phổ biến kinh nghiệm của quần chúng tổ chức tương trợ, vần công, đổi công… đẩy mạnh sản xuất. Trên cơ sở tổng kết những điển hình tốt, tháng 6- 1955 Ban Bí thư ra Chỉ thị củng cố và phát triển phong trào tổ đổi công, bước đi đầu tiên nhằm tổ chức nông dân lại, dẫn dắt họ đi dần vào con đường sản xuất có tổ chức, có lãnh đạo.

Năm 1955, cải cách ruộng đất được xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Tính đến tháng 6-1955 cải cách ruộng đất đã làm xong ở 30% tổng số xã trong diện tiến hành cải cách. Hội nghị lần thứ bảy của Trung ương đảng (3-1955) chủ trương căn bản hoàn thành cải cách ruộng đất trước tháng 7-1956. Cũng như cán bộ các ngành khác, cán bộ tuyên huấn các tỉnh, thành phố hầu hết được huy động đi tham gia phát động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng đất. Công tác tư tưởng ở những nơi tiến hành cải cách ruộng đất do các Đoàn ủy phụ trách.

Tháng 7- 1956 cải cách rộng đất đã làm xong ở toàn bộ các xã vùng đồng bằng và trung du, hoàn thành việc xóa bỏ giai cấp địa chủ, xóa bỏ tàn dư của chế độ phong kiến ở miền Bắc, thực hiện "người cày có ruộng", nâng cao quyền làm chủ của nông dân ở nông thôn. Tuy nhiên, trong lãnh đạo cải cách ruộng đất, Đảng ta đã phạm những sai lầm nghiêm trọng, phổ biến và kéo dài. Đó là sai lầm về chỉnh đốn tổ chức, gây hoang mang, mất lòng tin trong Đảng và trong xã hội. Vì vậy, công tác tư tưởng và công tác tổ chức đứng trước những vấn đề rất phức tạp.

Sau khi phát hiện sai lầm, ngày 18-8-1996, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào nông thôn và cán bộ nhân dịp cải cách ruộng đất, Đảng nghiêm khắc tự phê bình công khai trước nhân dân và chủ trương pbát huy thành quả, kiên quyết sửa sai. Hội nghị lần thứ 10 của Trung ương Đảng (9-1956) đề ra các chủ trương, biện pháp tiến hành sửa sai. Những đồng chí lãnh đạo có trách nhiệm chính về sai lầm trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức đã tự phê bình và bị miễn nhiệm. Hội nghị lần thứ 14 của Trung ương Đảng (tháng 11-1958) nói rõ thêm những sai lầm đó là: "a) Vi phạm đường lối giai cấp ở nông thôn: xâm phạm lợi ích trung nông, không liên hiệp phú nông, không phân biệt đối đãi các loại địa chủ, không chiếu cố địa chủ kháng chiến; b) cường điệu việc trấn áp phản cách mạng; c) không dựa vào tổ chức cũ, không giao cho tổ chức đảng địa phương lãnh đạo cải cách ruộng đất, mắc chủ nghĩa thành phần và khuynh hướng trừng phạt; d) lạm dụng các biện pháp phát động quần chúng, nặng về đấu tố, nhẹ giáo dục, phổ biến hóa cách bắt rễ xâu chuỗi, không kết hợp biện pháp hành chính với phát động quần chúng"[6].

Bước vào sửa sai, Ban Tuyên huấn các cấp cùng với Ban Tổ chức, Ban Kiểm tra giúp cấp ủy làm thí điểm sửa sai, rút kinh nghiệm sau đó phổ biến ra diện rộng; hướng dẫn báo, đài, các hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ cho cuộc vận động sửa sai nhằm sớm ổn định tình hình; mở đợt học tập các Nghị quyết 10, 14 của Trung ương Đảng và thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Cố gắng lớn của các ngành, các đoàn thể trong công tác tuyên truyền vận động quần chúng và kết quả sửa sai của các cấp đã tác động tích cực đến tư tưởng và tình cảm cách mạng của đảng viên, chiến sĩ và đồng bào.

Với tinh thần kiên quyết sửa sai và phát huy bản chất tốt đẹp của Đảng và nhân dân ta, nên sau hơn một năm tích cực tuyên truyền, vận động và tổ chức quần chúng, đến cuối năm 1957 công tác sửa sai đã đưa lại kết quả tốt đẹp. Nông thôn dần dần ổn định, sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh, năm 1956 sản lượng lương thực đạt gấp đôi mức trước chiến tranh (năm 1939). Đoàn kết trong nội bộ Đảng và lòng tin của quần chúng đối với Đảng và Chính phủ dần dần dược khôi phục. Tuy vậy, xung quanh những vấn đề về nguồn gốc của sai lầm và về chủ trương tiến hành cải cách ruộng đất như đã làm, các năm 1954 - 1956 thì vẫn còn nhiều ý kiến vẫn cần thống nhất nhận định. Hội nghị lần thứ 14 của Trung ương Đảng (tháng 1-1958) nêu rõ "nguồn gốc chủ yếu của sai lầm là không nắm vững những biến đổi ở nông thôn miền Bắc từ sau Cách mạng Tháng Tám và kháng chiến chống Pháp, rập khuôn một cách máy móc kinh nghiệm của nước ngoài". Hội nghị Bộ Chính trị (khóa VII) ngày 25-5-1994 cho ý kiến về một số vấn đề lịch sừ Đảng thời kỳ 1954 - 1975 kết luận: "Căn cứ trên những kết quả đạt được và căn cứ vào ha nhiệm vụ chiến lược của cách mạng dân tộc dân chủ, thì việc tiếp tục giải quyết vấn đề ruộng đất, xóa bỏ nhửng tàn dư của chế độ phong kiến là cần thiết.

Căn cứ tình hình thực tế nông thôn miền Bắc nước ta sau năm 1954, căn cứ vào số ruộng chia cho nông dân trong cải cách rụộng đất, căn cứ tác hại rất nghiêm trọng của sai lầm cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, thì chủ trương cải cách ruộng đất như đã làm là không cần thiết. Đó là vì, trước khi tiến hành cải cách ruộng đất, giai cấp địa chủ, chế độ phong kiến đã căn bản bị xóa bỏ và mục tiêu người cày có ruộng đã cãn bản thực hiện với tỷ lệ hơn 213 ruộng đất đã vẻ tay nông dân, với quyền làm chủ của nông dân trong nông thôn đã được thực hiện từ Cách mạng Tháng Tám đến kháng chiến chống Pháp. Kinh nghiệm ở miền Nam sau khi hoàn toàn giải phóng cho thấy, mặc dầu vấn đề ruộng đất có những phức tạp, nhưng có thể thực hiện mục tiêu người cày có ruộng bằng con đường thích hợp nhất'[7] .

Kết luận của Trung ương Đảng và Bộ Chính trị được sự đồng tình của đông đảo cán bộ, đảng viên. Bài học rút ra là phải luôn luôn xuất phát từ thực tiễn nước mình, không rập khuôn máy móc kinh nghiệm của nước ngoài. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta không khỏi có lúc phạm sai lầm. Điều quan trọng là thấy được sai lầm, nghiêm khắc tự phê bình và có chủ trương, biện pháp đúng, kiên quyết sửa sai. Công tác tư tưởng phải phân tích rõ đúng, sai, động viên toàn đang tích cụẻ thụẻ hiện và lãnh đạo quần chúng tham gia sửa sai, bảo vệ và phát huy thành qua cách mạng, uốn nắn những lệch lạc có thể nảy sinh, phòng ngừa những hoạt động phá hoại, sửa sai đạt kết quả tốt là hành động tỏ rõ tinh thần trách nhiệm và thái độ tự phê bình nghiêm khắc của Đảng.

Năm 1956, trên thế giới xảy ra nhiều biến cố lớn. Bọn đế quốc mở cuộc chiến tranh xâm lược Ai Cập và ráo riết phá hoại công cuộc xây dựng trong hòa bình của các nước xã hội chủ nghĩa. Chúng lợi dụng những vấn đề phức tạp nảy sinh ở một số nước xã hội chủ nghĩa để đả kích chủ nghĩa xã hội, tuyên truyền chia rẽ các đảng cộng sản, đảng công nhân và các nước xã hội chủ nghĩa. Đảng Cộng sản Liên Xô công khai lên án tệ sùng bái cá nhân Xtalin. Những diễn biến đó đã làm nảy sinh tâm lý hoài nghi về chủ nghĩa xã hội và về chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô trong một bộ phận đảng viên và quần chúng.

Tình hình trong nước cũng có những khó khăn mới. Ở miền Nam, Mỹ - Diệm khủng bố ác liệt và trắng trợn phá hoại hiệp thương, tổng tuyển cử, tổ chức tuyển cừ riêng rẽ, bầu quốc hội bù nhìn. Ở miền Bắc, bọn phản động lợi dụng lúc cách mạng gặp khó khăn, gây ra các vụ lộn xộn ở một số nơi thuộc vùng nông thôn có đông giáo dân. Ở thành thị, bọn phản động lôi kéo một số nhà tư sản, trí thức, văn nghệ sĩ, mưu toan giương ngọn cờ tư sản, chống chế độ mới.

Ở Hà Nội, các sách Giai phẩm mùa xuân (1-1956), Giai phẩm mùa thu (8-1956), Giai phẩm mùa đông và báo Nhân văn (9-1956) xuất hiện với những bài nói xấu chế độ mới, đả kích sự lãnh đạo của Đảng, đả kích chính sách của Nhà nước, chống chủ nghĩa xã hội, đòi thu hẹp kinh tế quốc doanh, cổ động cho thị trường tự do tư bản chủ nghĩa, đòi văn nghệ phải tách rời sự lãnh đạo của Đảng, đ òi tự do sáng tác không có định hướng Tiếp đó là báo Đất mo'i nhằm lôi kéo học sinh, sinh viên. Tất cả những vấn đề đó đã gây nên tình hình rất phức tạp về tư tưởng chính trị trong xã hội. Công tác tư tưởng của ta lúc đầu có sơ hở, không kịp thời phê phán những quan điểm sai trái, những luận điệu chống chủ nghĩa xã hội.

Trước tình hình đó tháng 12-1956 Ban Tuyên huấn Trung ương cùng các đồng chí lãnh dạo Hội Văn nghệ giúp Ban Bí thư mở Hội nghị các đảng viên làm công tác văn nghệ. Hội nghị đã phân tích tình hình văn nghệ, phê phán báo Nhân văn, đề ra phương hướng đúng đắn cho công tác văn nghệ trong những năm trước mắt. Các cơ quan ngôn luận của Đảng, của Nhà nước, của các đoàn thể nhân dân, các giới trí thức, văn nghệ sĩ và phong trào quần chúng lên tiếng mạnh mẽ, kịch liệt phê phán những luận điểm phản động của báo Nhân văn. Dư luận phẫn nộ lên án những hành động chống đối và mưu toan lật đổ chế độ, yêu cầu chính quyền cấm báo Nhân văn. Công nhân nhà in Xuân Thu kiên quyết không in và lôi ra ánh sáng nội dung phản động của bản thảo báo Nhân văn số 6 kêu gọi nhân dân biểu tình chống chế độ. Trước những bằng chứng không thể chối cãi về hành động phản cách mạng của những người cầm đầu báo Nhân văn, ngày 15- 12-1956 Uỷ ban hành chính thành phố Hà Nội ra quyết định đình bản và cấm lưu hành báo Nhân văn.

Để tạo sự thống nhất nhận thức về đường lối, quan điểm văn hóa, văn nghệ của Đảng, đấu tranh chống những quan điểm sai trái, tăng cường đoàn kết văn nghệ sĩ phấn đấu thực hiện phương hướng, mục tiêu xây dựng nền văn nghệ mới của nước nhà, Ban Tuyên huấn Trung ương và các đồng chí lãnh đạo Hội Văn nghệ đã giúp Ban Bí thư chỉ đạo tiến hành Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ hai (tháng 2- 1957). Đồng chí Trường Chinh, ủy viên Bộ Chính trị đã đến dự và đọc Thư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II) gửi Đại hội. Trong thư, Trung ương Đảng biểu dương những cống hiến của văn nghệ sĩ trong sự nghiệp cách mạng của toàn dân, trong công cuộc xây dựng nền văn nghệ mới có tính chất dân tộc, nhân dán và hiện thực, tiếp tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc và vững bước đi theo đường lối đúng đắn của Đảng. Trung ương Đảng cũng chỉ ra những thiếu sót còn tồn tại: "Nền văn nghệ mới của chúng ta lành mạnh nhưng nói chung còn non. Chúng ta còn thiếu những tác phẩm thật xứng đáng với nhân dân Việt Nam anh dũng. Đó là nhược điểm của một nền văn nghệ trẻ tuổi,... một phần cũng do khuyết điểm của chúng ta gây ra. Thật vậy sự lãnh đạo của Đảng về mặt văn nghệ đã có những thiếu sót về đường lối và chính sách. Và bên cạnh những cố gắng, cơ quan trực tiếp phụ trách văn nghệ đã có những lệch lạc, như coi nhẹ việc lãnh đạo tư tưởng, nhất là trong hòa bình, hẹp hòi trong lãnh đạo sáng tác, cô độc có tính chất bè phái trong lãnh đạo về tổ chức. Những khuyết điểm ấy đã được thẳng thắn phê bình và cần phải kiên quyết sửa chữa.

Về phần các bạn văn nghệ sĩ thì hiện nay còn những khuyết điểm về mặt tư tưởng và nghệ thuật cần phải khắc phục, ví dụ như: lập trường cách mạng chưa được dứt khoát, rõ ràng, sự hiểu biết về đời sống nhân dân chưa được sâu sắc, còn phạm chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa tự nhiên và chủ nghĩa sơ lược trong sáng tác, v.v..."[8].

Thư của Trung ương Đảng nêu rõ nhiệm vụ chung của những người làm công tác tư tưởng, công tác văn nghệ ở miền Bắc là góp phần thực hiện cuộc cách mạng văn hóa trong giai đoạn mới, góp phần xây dựng con người mới của xã hội mới về mặt tư tưởng, trí tuệ và tình cảm, đóng góp tích cực vào việc xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập dân chu và gìàu mạnh. Nền văn nghệ mới của ta phải là một nền văn nghệ dân tộc phong phú, phục vụ nhân dân, chủ yếu là phục vụ công nông binh. Nó bắt nguồn từ thực tế đời sống của nhân dân ta. Nó phản đối mọi khuynh hướng thoát ly đời sống thực tế của dân tộc, thoát ly những nhiệm vụ cách mạng của nhân dân ta. Nền văn nghệ mới của ta cần thu hút những tinh hoa văn học, nghệ thuật của thế giới; phản đối khuynh hướng đóng cửa của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, khuynh hướng nhai lại những cặn bã của văn nghệ tư sản suy đồi và những thứ văn nghệ dâm ô, cao bồi mà đế quốc Mỹ đang gieo rắc ở miền Nam nước ta, khuynh hướng mù quáng bắt chước nước ngoài, biến văn nghệ nước ta thành một thứ văn nghệ lai căng, mất gốc. Nền văn nghệ mới của ta lấy hiện thực xã hội chủ nghĩa làm phương pháp sáng tác tốt nhất, phản đối mọi khuynh hướng bôi đen hoặc tô hồng hiện thực và mọi thứ chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa sơ lược và công thức.

Trung ương Đảng mong rằng các nhà văn nghệ của ta sẽ ra sức học tập chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ, củng cố lập trường, trau dồi tư tưởng và nghệ thuật, đi sâu hơn nữa vào đời sống của công nhân nông dân, chiến sĩ quân đội và lao động trí óc. Cần phát huy tự do sáng tác và phát huy phê bình lành mạnh. Chống thái độ hẹp hòi, bè phái, bỏ rơi những tác phẩm tốt, làm nhụt những tài năng và chống khuynh hướng tự do vô trách nhiệm có hại cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Đoàn kết tất cả văn nghệ sĩ yêu nước và tiến bộ thành một mặt trận rộng rãi và chặt chẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng và đứng trong Mặt trận dân tộc thống nhất, xây dựng một đội quân văn hóa mạnh mẽ, đông đảo, dũng cảm và nhất trí, để phục vụ Tổ quốc và nhân dân đắc lực hơn.

Đến thăm và nói chuyện với Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: "Các nhà văn nghệ đều có công với cách mạng, với kháng chiến, với xây dựng hòa bình. .. thành tích tuy có nhiều nhưng thiếu sót cũng không ít... Về thành tích trong Đại hội này, đứng về ý kiến của tôi thì thành tích trội nhất là các cụ với anh chị em đã thẳng thắn tự phê bình và thật thà phê bình tức là đoàn kết mà đấu tranh và do đấu tranh đó đã đi đến đoàn kết hơn trước. Bây giờ chúng ta phải đồng tâm, hợp lực nhằm nhiệm vụ của toàn dân nói chung và giới văn nghệ nói riêng mà tiến tới... Muốn hoàn thành nhiệm vụ được tốt thì chúng ta phải học tập, chúng ta phải trau dồi tư tưởng, trau dồi nghệ thuật, đi sâu vào quần chúng. Phải đi sát sự thực. Và trong lúc tiến tới thì chúng ta phải trau dồi đạo đức cách mạng, trước hết là đức khiêm tốn. . ."[9]

Kết quả của Đại hội đã củng cố một bước đoàn kết văn nghệ sĩ yêu nước, tiến bộ dưới sự lãnh đạo của Đảng, đấu tranh chống những tư tưởng và hành động chống chủ nghĩa xã hội. Những hoạt động phá hoại của nhóm nhân văn bị đẩy lùi nhưng những người cầm đầu dưới hình thức này, hình thức khác vẫn tìm cách chống đối . Song với chủ trương đúng đắn Của Đảng, với tinh thần kiên quyết đất tranh của nhân dân phê phán đến cùng những quan điểm sai trái, cho nên bộ mặt thật của họ ngày càng lộ rõ, mưu toan chính trị của họ bị thất bại hoàn toàn.



Từ những đánh gà, phân tích trên cho thấy, trong những bước ngoặt của cách mạng hoặc khi nảy sinh những sự kiện phức tạp, công tác tư tưởng phải chủ động phát huy mặt tích cực, bảo vệ mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa và đường lối, quan điểm của Đảng, bảo vệ thành quả cách mạng, kịp thời phát hiện và tổ chức quần chúng đấu tranh chống những hoạt động phá hoại.

Năm 1956 là năm miền Bắc gặp nhiều khó khăn, các thế lực thù địch chống phá ta quyết liệt, nhất là trên mặt trận tư tưởng, văn hóa và an ninh chính trị, nhưng cũng là năm nhân dân miền Bắc phấn đấu vượt bậc trên nhiều mặt. Bộ Chính trị nhận định, qua thử thách lớn, tuyệt đại bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân tỏ rõ tinh thần đoàn kết, đấu tranh bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ thành quả cách mạng, tích cực thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là trong công tác sửa sai, khôi phục kinh tế, đấu tranh chống hoạt động phá hoại của các thế lực chống Đảng, chống chế độ, chống chủ nghĩa xã hội. Tuy vậy tình hình tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân còn một số mặt yếu, đáng chú ý là: một bộ phận cán bộ, đảng viên lập trường chính trị thiếu kiên định, chưa phân rõ tư tưởng vô sản với tư tưởng tư sản và các tư tưởng phi vô sản khác, khi gặp khó khăn thì hoài nghi, bi quan; một số cán bộ, đảng viên còn nhiều biểu hiện suy tính cá nhân, hòa bình hưởng lạc, kiêu ngạo, địa vị, hiếu danh, tự do tản mạn, kém ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong quan liêu mệnh lệnh, xa quần chúng, xa thực tế.

Công tác tư tưởng năm 1956 có nhiều cố gắng góp phần vào đấu tranh thắng lợi, từng bước ổn định tình hình và phấn đấu đi lên. Lực lượng tuyên truyền được chú trọng xây dựng và phát triển; báo chí, báo cáo viên, tuyên truyền viên hoạt động tốt. Các lớp huấn luyện ý luận chính trị được mở trên khắp miền Bắc. Cán bộ, đảng viên miền Nam ra tập kết được tổ chức học tập về tình hình và nhiệm vụ mới. Trường Đại học nhân dân được thành lập để giáo clục chính trị cho công chức lưu dung (nhân viên của chính quyền cũ được giữ lại để làm việc tiếp -BT) và trí thức vùng mới giải phóng.

Tuy nhiên công tác tư tưởng còn một số yếu kém và bị động như Bộ chính trị đã đánh giá:

"- Kém tính chất chiến đấu, không nắm vững diễn biến tư tưởng để giải quyết kịp thời, chưa tích cực và chủ động tiến công các tư tưởng thù địch.

Không đi sâu nghiên cứu những vấn đề thực tế và lý luận để tiến hành giáo dục và đấu tranh tư tưởng một cách sâu sắc.

- Phương pháp giáo dục tư tưởng còn gò ép nặng nề, hình thức nghèo nàn, khô khan, kém thiết thực, không gây được hứng thú trong học tập"[10]

Thực hiện nhiệm vụ công tác tư tưởng năm 1957 Ban Tuyên huấn các cấp đã giúp cấp ủy tập trung chỉ đạo tiến hành đợt học tập, tự phê bình và phê bình trong toàn Đảng sau Hội nghị lần thứ 13 Ban chấp hành Trung ương; tiên hành chỉnh huấn toàn quân; tăng cường giáo dục nâng cao trình độ lý luận cho cán bộ, đảng viên; củng cố và phát triển hoạt động của lực lượng báo cáo viên các cấp; tăng cường lãnh đạo nâng cao chất lượng thông tin, báo chí, phát thanh; ích cực đào tạo cán bộ tuyên huấn, nhất là cán bộ lý luận và án bộ báo chí.

Theo quyết định của Bộ Chính trị Tiểu ban giáo dục và khoa học Trung ương, Tiểu ban văn nghệ Trung ương được thành lập. Ban Tuyên huấn trung ương chỉ phụ trách công tác giáo dục cán bộ, đảng viên, công tác tuyên truyền cổ động, giáo dục chính trị, tư tưởng trong nhân dân và công tác thông tin, báo chí, phát thanh.

Thi hành nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban Tuyên huấn các khu, tỉnh, thành phố được kiện toàn một bước. Cấp huyện, quận, thị xã trước đây mới có cấp ủy viên phụ trách, nay bắt đầu được bổ sung cán bộ, thành lập Ban tuyên huấn quận, huyện, thị ủy. Song nhận thức về chức năng, nhiệm vụ và quan hệ công tác của Ban giữa các địa phương còn những điểm chưa thống nhất. Căn cứ nghị quyết của Bộ Chính trị, ngày 4-6- 1957 Ban Bí thư ra Chỉ thị số 3l - CT/TƯ về tổ chức, nhiệm vụ và quan hệ công tác của Ban Tuyên huấn các cấp của Đảng.

Chỉ thị của Ban Bí thư nêu rõ: "Ban Tuyên huấn các cấp là cơ quan công tác của cấp ủy Đảng để lãnh đạo mọi công tác tuyên truyền giáo dục về chính trị và tư tưởng trong Đảng và ngoài nhân dân. Nhiệm vụ của Ban Tuyên huấn Đảng các cấp là:

- Nghiên cứu tình hình tư tưởng trong Đảng, ngoài Đảng, định hướng chủ trương, chính sách, phương châm, kế hoạch tiến hành tuyên truyền giáo dục về chính trị và tư tưởng đối với đảng viên và quần chúng rồi trình cấp ủy quyết định.

- Áp dụng các biện pháp (như viết tài liệu, đề cương, tổ chức lực lượng tuyên truyền, kiểm tra đôn đốc việc thi hành, v.v..) để đảm bảo việc chấp hành những nghị quyết và chỉ thị của cấp ủy đảng về công tác tư tưởng.

Theo dõi, chỉ đạo công tác của các cơ quan tuyên truyền, huấn luyện; bồi dưỡng và huấn luyện các cán bộ nhân viên làm công tác tuyên huấn, giúp đỡ họ tổng kết kinh nghiệm, phát huy thành tích, khắc phục khuyết điểm".

Ban Bí thư nhắc nhở các cấp ủy Đảng từng thời kỳ cần có nhận định tình hình tư tưởng và bàn cách giải quyết. Mỗi khi bố trí một công tác gì quan trọng thì đồng thời phải bố trí kế hoạch tuyên truyền giáo dục một cách chu đáo. Cần chú trọng việc chỉ đạo công tác của các Ban Tuyên huấn, giúp đỡ và bồi dưỡng cán bộ tuyên huấn làm việc, không điều động lung tung, không khoán trắng. Nghị quyết của Bộ Chính trị và chỉ thị của Ban Bí thư tạo điều kiện cho bước phát triển mới của ngành tuyên huấn, thống nhất về tổ chức và đẩy mạnh hoạt động, góp phần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trên mặt trận tư tưởng.

Để tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn nghệ, ngày 22-5-1957 Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 23-NQ/TƯ thành lập Tiểu ban văn nghệ Trung ương và 6 đảng đoàn các hội văn nghệ (Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam, Hội nhà văn, Hội mỹ thuật, Hội nghệ sĩ sân khấu, Hội nhạc sĩ, Đoàn kiến trúc sư). Tiểu ban văn nghệ Trung ương có nhiệm vụ giúp Trung ương Đảng nắm tình hình hoạt động văn nghệ, xây dựng đường lối, chính sách văn nghệ của Đảng, chỉ đạo công tác của các đảng đoàn các Hội sáng tạo, nghiên cứu các vấn đề lý luận văn học nghệ thuật, giúp Trung ương lãnh đạo cuộc đấu tranh tư tưởng trong văn nghệ. . .

Ngày 6-1-1958 Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 30-NQ/TƯ về chấn chỉnh công tác văn nghệ; tháng 6- 1959 ra tiếp Nghị quyết số 76-NQ/TƯ về nhiệm vụ công tác văn nghệ hai năm 1959 - 1960. Để tạo điều kiện cho văn nghệ sĩ đấu tranh chống các hành động phá hoại về tư tưởng, văn hoá, vươn lên theo kịp bước tiến của cách mạng, Tiểu ban văn nghệ Trung ương và đảng đoàn các hội văn nghệ giúp Bộ Chính trị chỉ đạo tổ chức đợt học tập, phê bình và tự phê bình, đấu tranh tư tưởng để tăng cường đoàn kết số rất đông văn nghệ sĩ dưới sự lãnh đạo của Đảng; tiến hành chấn chỉnh hàng ngũ đảng viên và chỉnh đốn các tổ chức văn nghệ; khuyến khích giúp đỡ các văn nghệ sĩ đi xuống các cơ sở sản xuất, đi vào công nông binh để đẩy mạnh sáng tác.

Từ sau khi hòa bình được lập lại, bảo chí, đài phát thanh, thông tấn xã đã có bước phát triển mới, góp phần tuyên truyền cổ động phong trào quần chúng thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đấu tranh chống các tư tưởng sai trái và các luận điệu thù địch. Song do lực lượng còn mỏng, nên chất lượng đạt được chưa cao. Ngày 11- 1955 Ban Bí thư ra Chỉ thị về cải tiến báo Nhân Dân, cơ quan Trung ương của Đảng, tiếp đó ngày 1-7- 1957 ra chỉ thị bổ sung, nhằm phát huy vai trò của báo Đảng trong hệ thống báo chí cách mạng. Vì cán bộ là khâu quyết định, tháng 3-1957, Ban Tuyên huấn Trung ương mở lớp bồi dưỡng phóng viên các báo Trung ương và cán bộ phụ trách các báo, bản tin của các tỉnh, thành phố gồm hơn 100 học viên. Kế tiếp lớp cán bộ báo chí đầu tiên (lớp Huỳnh Thúc Kháng mở ở Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp), lớp thứ hai mở sau hòa hình đã đáp ứng một phần yêu cầu cấp bách trước mắt. Hầu hết các học viên sau này đã trở thành cán bộ phụ trách của các báo, đài Trung ương và địa phương, một số đượe bổ sung cho các báo, đài ở miền Nam.

Năm 1958, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 60 - NQ/TƯ khẳng định những tiến bộ và thành tựu mới của báo chí; đồng thời cũng chỉ ra 5 mặt yếu cần khắc phục:

"- Nội dung tư tưởng của báo chí còn yếu, tuyên truyền một chiều, ít nói khó khàn và khuyết điểm. Trong cuộc đấu tranh chống những quan điểm phản động của nhóm "Nhân văn", một số báo, tạp chí đã có những biểu hiện hữu khuynh, mất lập trường, tê liệt trước sự tiến công của bọn phản động…

- Sự liên hệ giữa báo chí với quần chúng chưa mật thiết.

- Tính chất chỉ đạo dư luận và chỉ đạo công tác còn hạn chế nhiều.

- Khô khan, kém sinh động, kém hấp dẫn, thể văn nghèo nàn.

- Phê bình chưa rộng khắp và mau lẹ".

Nghị quyết Bộ Chính trị đã đề ra những nhiệm vụ chủ yếu cần thực hiện để phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả của báo chí:

“ - Toàn đảng nhận rõ tính chất và vai trò của báo chí ta, tích cực tham gia xây dựng báo chí, ủng hộ báo chí, phát huy tác dụng của báo chí.. . .

- Nhiệm vụ của báo chí trong giai đoạn hiện nay, phục vụ nhiệm vụ chính trị cơ bản của toàn Đảng, toàn dân ta: đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà. ..

- Tăng cường chất lượng tư tưởng và tính chất chỉ đạo của báo chí. Thấu suốt chủ trương, chính sách của Đảng; bảo đảm tính chân thật; xây dựng lực lượng thông tin viên công nông.

- Đẩy mạnh phê bình, tự phê bình trên báo chí là một công tác hết sức quan trọng trong tình hình Đảng ta đã trở thành một đảng lãnh đạo chính quyền nhà nước. Những khuyết điểm của các cán bộ đảng, chính quyền, cơ quan kinh tế và đoàn thể quân chúng không được phát hiện và sửa chữa kịp thời rất dễ xảy ra hậu quả làm tổn hại đến lợi ích của đông đảo quần chúng. Đây là một biện pháp tốt để kịp thời phát hiện và sửa chữa khuyết điểm, để tăng cường mối liên hệ giữa Đảng với quần chúng, để sửa chữa bệnh quan liêu.

- Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ làm báo.

- Điều chỉnh báo chí và tập san.

- Tổ chức độc giả phê bình báo. Tăng cường công tác phát hành và sử dụng báo, cải tạo báo tư nhân".

Từ những năm 1955, 1956 các hoạt động tư tưởng đã chuyển mạnh vào phục vụ nhiệm vụ trọng tâm khôi phục kinh tế. Vấn đề đặt ra là khôi phục kinh tế theo phương hướng nào và đi lên con đường nào. Từ ngày thành lập, Cương lĩnh chính trị của Đảng đã xác định sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, cách mạng nước ta sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Trong hoàn cảnh mới, đất nước còn chia làm hai miền, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng có chờ cách mạng miền Nam hoàn thành hay chuyển ngay sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Căn cứ Cương lĩnh của Đảng và các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, Hội nghị lần thứ 8 (tháng 8- 1955) của Trung ương đảng, công tác tư tưởng đã giải thích rõ ý nghĩa chiến lược của nhiệm vụ củng cố miền Bắc: Củng cố miền Bắc tức là bồi dưỡng lực lượng của ta, xây dựng chỗ dựa vững chắc cho nhân dân toàn quốc giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, "bất kể trong tình hình nào, miền Bắc cũng phải được củng cố”. Phương hướng đi lên của miền Bắc là quá độ lên chủ nghĩa xã hội; do đó, khôi phục kinh tế cũng phải nhằm "tiến dần từng bước lên chủ nghĩa xã hội”. Mục tiêu khôi phục kinh tế là khôi phục mức sản xuất như năm 1939 (trước chiến tranh), giảm bớt khó khăn và nâng dần mức sống của nhân dân, chuẩn bị điều kiện cho việc cải tạo và phát triển kinh tế có kế hoạch.

Hướng vào mục tiêu đó, Mặt trận và các đoàn thể, các cơ quan nhà nước đã phối hợp với các cơ quan tư tưởng, văn hoá tuyên truyền và tổ chức các phong trào quần chúng đoàn kết tương trợ đẩy mạnh sản xuất, "lao động kiến thiết Tổ quốc", các phong trào làm thuỷ lợi, cải tiến kỹ thuật sản xuất, xóa nạn mù chữ, bổ túc văn hoá, v.v. góp phần vào kết quả khôi phục kinh tế. Năm 1956 sản lượng lương thực ở miền Bắc đạt 4 triệu tấn (gấp đôi năm 1939). Nạn đói bước đầu được giải quyết. Phong trào tổ đổi công, đoàn kết tương trợ đẩy mạnh sản xuất phát triển khắp các vùng nông thôn. Công nghiệp, giao thông vận tải được khôi phục và phát triển. Kinh tế quốc doanh đã nắm toàn bộ hoặc phần lớn một số ngành then chốt. Văn hóa, giáo dục, y tế phát triển nhanh. Năm 1957 nông nghiệp được mùa lớn, các mặt hoạt động kinh tế, xã hội đạt thêm những thành tựu mới. Hội nghị lần thứ 13 Trung ương Đảng (tháng 12-1957) nhận định cuối năm 1957 miền Bắc nước ta đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ khôi phục kinh tế.

Tháng 1- 1956, trong văn kiện mấy vấn đề về đường lối cách mạng Việt Nam, Bộ Chính trị nhận định, từ khi hòa bình lập lại, miền Bắc nước ta đã chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Năm 1958, nhiệm vụ giáo dục tư tưởng xã hội chủ nghĩa được xác định là nhiệm vụ trung tâm của công tác tư tưởng. Trong những tháng đầu năm, công tác tuyên truyền cổ động đã phổ biến rộng rãi Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp năm mới chúc đồng bào và chiến sĩ cả nước lập nhiều thành tích mới đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà. Trong thư, Người nói: "phát triển kinh tế và văn hoá tức là dần dần xây dựng chủ nghĩa xã hội. Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, gian khổ và lâu dài"[11]

Hội nghị Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (tháng 3- 1958), nhất trí xác định: Nhiệm vụ cơ bản của nhân dân ta là đoàn kết, ra sức củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc tiến clần lên chủ nghĩa xã hội, đấu tranh chống Mỹ - Diệm để thống nhất nước nhà. Hai nhiệm vụ đó có quan hệ mật thiết với nhau, thúc đẩy nhau phát triển nhằm xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa I, cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước ta, cũng nhất trí nhận định: miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội là con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam, phù hợp với nguyện vọng và lợi ích căn bản và lâu dài của các tầng lớp nhân dân, phù hợp với yêu cầu của cuộc đấu tranh thống nhất Tổ quốc. Kết quả đợt tuyên truyền phổ biến rộng rãi nghị quyết của Uỷ ban Trung ương Mặt trận và kỳ họp thứ 8 của Quốc hội làm cho đông đảo quần chúng nhận rõ hơn ý nghĩa chiến lược của nhiệm vụ củng cố miền Bắc đối với cách mạng cả nước và hướng đi lên của miền Bắc là tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, tạo cơ sở vững chắc đấu tranh thực hiện thống nhất Tổ quốc.

Đối với cán bộ, đảng viên, đợt nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị lần thứ 13 của Trung ương Đảng (12- 1957), bài phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và báo cáo của đồng chí Trường Chinh tại hội nghị nhan đề 'Thống nhất tư tưởng, đoàn kết toàn Đảng hoàn thành nhiệm vụ công tác trước mắt” kết hợp với ìiên hệ thực tế, tự phê bình và phê bình đã góp phần thống nhất nhận định về tình hình trong nước và trên thế giới trong hai năm 1956, 1957, khắc phục các biểu hiện tư tưởng hòa bình hưởng lạc, hoài nghi, bi quan về chủ nghĩa xã hội và sự nghiệp đấu tranh thống nhất Tổ quốc; kém cảnh giác đối với hành động phá hoại của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội. Xác định rõ miền Bắc nước ta đã chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, nâng cao tư tưởng và ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, tăng cường đoàn kết nhất trí thực hiện những nhiệm vụ trước mắt. Đợt học tập hai văn kiện của các Đảng Cộng sản và Công nhân ở Mátxcơva (11- 1957) tiến hành trong những tháng đầu năm 1958 đã góp phần tăng cường giáo dục lập trường giai cấp công nhân và tư tưởng xã hội chủ nghĩa cho cán bộ, đảng viên Hội nghị lần thứ 9 và thư 10 của Trung ương Đảng (năm 1956) quyết định bước vào giai đoạn cách mạng mới, phải tăng cường giáo dục tư tưởng, nâng cao trình độ lý luận Mác- Lênin cho cán bộ, đảng viên, chuẩn bị về mặt tư tưởng cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng giải phóng miền Nam. Theo phương hướng đó, năm 1957 - 1958 Trường Đảng trung ương và các khu, tỉnh, thành phố mở khóa học lý luận đầu tiên. Đến dự lễ khai mạc lớp học lý luận khoá I Trường Nguyễn Ái Quốc ngày 7 - 9 - 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc diễn văn nêu rõ học tập lý luận là “một sự bức thiết đối với Đảng ta". Người căn dặn các đồng chí học viên phải nắm vững phương châm lý luận liên hệ với thực tế, "không phải học để thuộc lòng từng câu, từng chữ, đem kinh nghiệm của các nước anh em áp dụng một cách máy móc... học chủ nghĩa Mác - Lênin để phân tích và giải quyết các vấn đề cụ thể của cách mạng nước ta, cho hợp với điều kiện đặc biệt của nước ta… Khi vận dụng thì bổ sung, làm phong phú thêm lý luận bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn cách mạng của ta"[12]

Các lớp học tại chức được mở rộng. Trung ương mở lớp cho cán bộ cao cấp học lý luận Mác - Lênin về thời kỳ quá độ; các khu ủy, tỉnh ủy, thành ủy mở lớp cho cán bộ trung, sơ cấp học môn duy vật lịch sử. Chỉ thị số 85 - CT/TƯ ngày 24-5-1958 của Ban Bí thư quyết định "từ nay trở đi cần tăng cường việc tổ chức học tập lý luận Mác - Lênin cho cán bộ, đảng viên lên một bước mới". Căn cứ khả năng và yêu cầu trước mắt, Ban Tuyên huấn và Trường đảng tổ chức cho cán bộ cao cấp học một số quan điểm cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và kinh tế chính trị học; cán bộ trung cấp và sơ cấp học lý luận Mác - Lênin về thời kỳ quá độ, kết hợp với thực tế Việt Nam; cán bộ, đảng viên ở cơ sở học một số vấn đề về chủ nghĩa xã hội, và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Để tăng thêm tài liệu nghiên cứu cho cán bộ, ngoài tạp chí Học tập (tạp chí lý luận của Trung ương Đảng), Ban Bí thư quyết định xuất bản tiếng Việt tạp chí Những vấn đề hòa bình và chủ nghĩa xã hội, cơ quan thông tin của các Đảng Cộng sản và Công nhân.

Kết quả thực hiện Chỉ thị 85 của Ban Bí thư không những đã mở ra phong trào học tập lý luận chính trị của cán bộ, đảng viên mà còn góp phan chuẩn bị cơ sở tư tưởng cho việc tiến hành Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng (năm 1960).

Để động viên phong trào ở nông thôn, tháng 8- 1958 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi nông dân lao động hăng hái vào tổ đổi công, hợp tác xã và thi đua cải tiến kỹ thuật đẩy mạnh sản xuất, tất cả đảng viên, đoàn viên, thanh niên lao động, chiến sĩ thi đua ở nông thôn hãy tiến lên hàng đầu của phong trào đổi công, hợp tác, lập thành tích lớn trên mật trận sản xuất nông nghiệp. Kết quả của phong trào hưởng ứng Lời kêu gọi của Người đã làm cho tình hình nông thôn chuyển biến tốt, có khả năng phát triển thành một phong trào hợp tác sản xuất rộng lớn, tuy nhiên trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa ở nông thôn nói chung còn thấp, nông dân chưa được giáo dục về chủ nghĩa xã hội. Ngày 3-9-1958 Ban Bí thư ra Chỉ thị số 46-CT/TƯ về giáo dục nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa cho đảng viên ở nông thôn để tiến kịp với yêu cầu phát triển nông nghiệp theo con đường hợp tác hóa. Thực hiện chỉ thị của Ban Bí thư và hướng dẫn của Ban Tuyên huấn Trung ương, Ban Tuyên huấn các cấp đã giúp cấp ủy tiến hành đợt giáo dục mùa thu năm 1958 nhằm làm cho đảng viên ở nông thôn:

- Hiểu biết hơn về chủ nghĩa xã hội và những nhiệm vụ chung của miền Bắc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; phân rõ được hai con đường; khắc phục những tư tưởng sai lầm; bước đầu có cơ sở nhận thức để tiếp thu đường lối hợp tác hóa nông nghiệp mà Đảng và Nhà nước sẽ công bố.

- Nhận rõ đường lối, phương châm phát triển nông nghiệp và xác định nhiệm vụ của đảng viên đối với việc lãnh đạo phong trào đổi công, hợp tác, đẩy mạnh sản xuất, 20 vạn đảng viên ở các xã thuộc hai vùng đồng bằng Sông Hồng và Khu 4 cũ đã tham dự học tập. Kết quả đợt giáo dục đã góp phần tăng cường lãnh đạo phong trào đổi công, hợp tác trong nông nghiệp vụ Đông - Xuân 1958 - 1959 và tạo cơ sở thuận lợi mở rộng cuộc vận động hợp tác hóa nông nghiệp trong các năm sau.

Đại hội liên hoan anh hùng chiến sĩ thi đua công nông binh toàn quốc lần thứ II (7-7-1958) đã động viên mạnh mẽ khí thế mới trong phong trào quần chúng. Tháng 11- 1958 Hội nghị lần thứ 14 Trung ương Đảng nhận định trong sáu tháng cuối năm 1958, miền Bắc "đã có một đà phát triển mới, một phong trào mới". Song mặt yếu là trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa của nông dân còn thấp. Công nhân mới bắt đầu được giáo dục tư tưởng xã hội chủ nghĩa, nên ý thức làm chủ chưa cao. . . Nhân tố xã hội chủ nghĩa phát triển không đều, trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa nói chung còn thấp, nhưng xu thế chung của phong trào là tiến lên chủ nghĩa xã hội. Những mặt hạn chế của phong trào chủ yếu do sự lãnh đạo của Đảng chưa theo kịp yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Hội nghị thông qua kế hoạch phát triển kinh tế và văn hóa ba năm 1958 - 1960 và nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ và kinh tế tư bản tư doanh, đề ra các biện pháp về tư tưởng và tổ chức để bảo đảm thực hiện. Về tư tưởng, tăng cường giáo dục tư tưởng xã hội chủ nghĩa, làm cho mọi người phân rõ ranh giới giữa con đường xã hội chủ nghĩa và con đường tư bản chủ nghĩa, làm cho tư tưởng xã hội chủ nghĩa chiếm ưu thế, mọi người thấm nhuần sâu sắc yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội là một.

Tháng 4- 1959, Hội nghị lần thứ 16 Trung ương Đảng ra Nghị quyết về hợp tác hóa nông nghiệp và Nghị quyết về cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương, Ban Tuyên huấn các cấp đã giúp cấp ủy Đảng tổ chức phối hợp các ngành, các đoàn thể, các binh chủng trên mặt trận tư tưởng tiến hành đợt giáo dục sâu rộng trong nhân dân, đặc biệt trong công nhân, nông dân, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ về hai con đường: con đường xã hội chủ nghĩa và con đường tư bản chủ nghĩa, khẳng định con đường xã hội chủ nghĩa, nâng cao tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Đối với tầng lớp trí thức, Ban Tuyên huấn phối hợp với Uỷ ban Mặt trận tổ chức nghiên cứu chính sách của Đảng đôí với trí thức qua đó nâng cao tư tưởng, cổ vũ phát huy năng lực sáng tạo, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa và cải tạo xã hội chủ nghĩa, khắc phục những biểu hiện của tư tưởng, quan điểm tư sản. Uỷ ban Trung ương Mặt trận và các tỉnh, thành phố tổ chức cho các nhà tư sản thảo luận nhận rõ chính sách của Nhà nước đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh khuyến khích và sử dụng mặt tích cực của công thương nghiệp tư bản tư doanh, hướng dẫn công thương nghiệp tư bản tư doanh hoạt động có lợi cho quốc kế dân sinh, góp phần thực hiện kế hoạch nhà nước, đồng thời hạn chế, ngăn ngừa mặt tiêu cực và cải tạo từng bước công thương nghiệp tư bản tư doanh, giúp đỡ giới công thương tiến bộ, tiếp thu cải tạo hòa bình qua con đường kinh tế tư bản nhà nước.

Chủ trương, chính sách hợp tác hóa nông nghiệp của Đảng được tuyên truyền sâu rộng, nông dân nhiệt liệt hưởng ứng, mau chóng đi vào cuộc sống, tạo thành một phong trào quần chúng khắp nông thôn miền Bắc xây dựng hợp tác xã và đẩy mạnh làm thuỷ lợi kết hợp hợp tác hóa với thủy lợi hóa. Cuối năm 1960 hợp tác hóa nông nghiệp bậc thấp ở nông thôn đồng bằng, trung du và hợp tác hóa nghề cá đã căn bản hoàn thành. Cuộc vận động hợp tác hóa nông nghiệp, phát triển sản xuất kết hợp cải cách dân chủ ở miền núi hoàn thành tháng 7- 1961. Cuối năm l960, công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh, tiểu thủ công nghiệp và người buôn bán nhỏ cũng cơ bản hoàn thành.

Trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, công tác tư tưởng đã có đóng góp quan trọng. Song việc làm quán triệt các phương châm, nguyên tắc cải tạo chưa sâu sắc, chưa giúp cho lãnh đạo phát hiện và uốn nắn kịp thời những lệch lạc trong quá trình tổ chức thực hiện, như nóng vội, gò ép, mệnh lệnh, làm sai chính sách; đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã chậm được bồi dưỡng, trình độ và năng lực quản lý rất yếu. Thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư tháng 10- 1959 về đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, các ngành, các địa phương, các hoạt động tư tưởng đã phối hợp động viên mạnh mẽ phong trào phấn đấu "vượt mức kế hoạch toàn diện, vững chắc, vươn lên hàng đầu", góp phần hoàn thành kế hoạch ba năm 1958 - 1960. Hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước của toàn dân, tháng 2- 1960 Hội nghị đại biểu những người tích cực trong phong trào văn hóa quần chúng được tổ chức. Đến thăm và nói chuyện với Hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị: "Văn hóa phải thiết thực phục vụ nhân dân, góp phần vào việc nâng cao đời sống vui tươi, lành mạnh của quần chúng. . . Nội dung văn hóa phải có ý nghĩa giáo dục. .. Văn hóa phải gắn liền với lao động sản xuất. Văn hóa xa đời sống, xa lao động là văn hóa suông. . . Nglời cán bộ văn hóa phải dùng văn hóa để tuyên truyền cho việc cần kiệm xây dựng nước nhà, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà"[13]

Đến thăm và nói chuyện tại Đại họi lần thứ II Hội nhà báo Việt Nam (6-4- 1959), Chủ tịch Hồ Chí Minh khen ngợi anh chị em làm báo đã cố gắng làm việc, đóng góp tích cực vào cuộc kháng chiến thắng lợi, xây dựng hòa bình và đấu tranh thống nhất Tổ quốc. Bác căn dặn các nhà báo chăm chỉ học tập chính trị, nâng cao tư tưởng, đứng vững trên lập trường giai cấp vô sản, nâng cao trình độ văn hóa và nghiệp vụ, nâng cao tính quần chúng và tính chiến đấu của báo chí. Mỗi người làm báo ít nhất biết một thứ tiếng nước ngoài. Khắc phục các khuyết điểm: Nắm các vấn đề chính trị không được chắc chắn; một số bài viết về văn nghệ thì ba hoa, nhạt nhẽo, viết về chính trị thì khô khan, rập khuôn, dùng quá nhiều chữ nước ngoài. Là người "có nhiều duyên nợ với báo chí", Bác thân mật kể lại kinh nghiệm làm báo của mình và kết luận: "Kinh nghiệm của 40 năm là không sợ khó, có quyết tâm Không biết thì phải cố gắng học, mà cố gắng học thì nhất định học được"2

Tháng 10-1969 Bộ Chính trị ra Chỉ thị 02 về tăng cường công tác của Việt Nam Thông tấn xã. Thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị, Thông tấn xã nỗ lực phấn đấu nâng cao tính tư tưởng, tính quần chúng, tính kịp thời và tính chính xác của tin và ảnh, nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ biên tập, kỹ thuật và quản lý, từng bước tãng cường thiết bị kỹ thuật, mở rộng lưới phóng viên ở trong nước và nước ngoài.

Cùng với việc thực hiện nhiệm vụ củng cố miền Bắc, công tác tư tưởng đã động viên phong trào quần chúng ủng hộ, cổ vũ cuộc đấu tranh của đồng bào miền Nam, thể hiện liên tục và mạnh mẽ qua các cuộc mít tinh, biểu tình phản đối Mỹ - Diệm vi phạm Hiệp định Giơnevơ đàn áp khủng bố đồng bào ta ở miền Nam, phá hoại hiệp thương tổng tuyển cử, chống việc lập lại quan hệ bình thường giữa hai miền Nam - Bắc. Vào ngày 20-7 hàng năm và khi có những sự kiện lớn, như các vụ Mỹ - Diệm tàn sát đẫm máu đồng bào ta ở Ngân Sơn, Chí Thạnh (Phú Yên), Chợ Dược (Quảng Nam) tháng 9- 1954, phong trào đấu tranh lại diễn ra sôi nổi khắp miền Bắc với hàng triệu lượt người tham gia. Một hình thức hoạt động mới: phong trào kết nghĩa giữa các tỉnh ở miền Bắc với các tỉnh ở miền Nam gắn với các hành động cụ thể đẩy mạnh sản xuất và xây dựng miền Bắc, chi viện miền Nam diễn ra sôi nổi, đạt hiệu quả cao. Công tác thông tin, tuyên truyền về phong trào đấu tranh chống Mỹ - Diệm của đồng bào miền Nam, tố cáo tội ác của Mỹ - Diệm trên các phương tiện thông tin đại chúng như Trang miền Nam của báo Nhân dân, tiết mục Nối liền Nam Bắc của Đài Tiếng nói Việt Nam; qua hoạt động của lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên, . .. và bằng nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ được tăng cường, nhiều tác phẩm gây ấn tượng sâu sắc. Vụ Tuyên truyền đấu tranh thống nhất Tổ quốc của Ban Tuyên huấn Trung ương được thành lập để giúp Ban theo dõi tình hình miền Nam, chỉ đạo công tác tuyên truyền. Thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TƯ ngày 1-4- 1957 của Ban Bí thư, báo Thống nhất ra đời với nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục nâng cao tinh thần yêu nước, nâng cao chí khí phấn đấu cho thống nhất nước nhà, tăng cường tình đoàn kết Bắc - Nam, động viên phong trào quần chúng ra sức củng cố miền Bắc, góp phần đẩy mạnh đấu tranh ở miền Nam; vạch trần âm mưu và tội ác của Mỹ - Diệm trước dư luận trong nước và trên thế giới, góp phần tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận quốc tế đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta.

Công tác tuyên truyền giáo dục nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng được tiến hành sâu rộng trong Đảng và trong nhân dân, nêu cao thành tựu to lớn mà nhân dân ta đã đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, củng cố mối liên hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân. Trong thời gian hơn 6 năm (7-1954 - 12-1960) phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trước mắt của thời kỳ mới, đại bộ phận cán bộ, đảng viên giữ được phẩm chất, đạo đức cách mạng, hăng hái đi đầu và vận động quần chúng thực hiện tốt các chủ trương, chính sácb của Đảng và Nhà nước. Hàng chục vạn người tiên tiến trong phong trào quần chúng được rèn luyện, bổ sung cho đội ngũ cán bộ trên các lĩnh vực công tác, những người ưu tú nhất được qua các lớp bồi dưỡng đối tượng do Ban Tuyên huấn các cấp mở, kết nạp bổ sung cho hàng ngũ của Đảng. Riêng đợt kết nạp đảng viên lớp "6- l" từ tháng 11- 1959 đến tháng 2- 1960 đã kết nạp 62.254 đảng viên mới. Tuy nhiên, vẫn còn một số cán bộ, đảng viên lập trường chính trị chưa vững vàng, trước những tình huống phức tạp, cách mạng gặp khó khăn, có biểu hiện dao động, hoài nghi về chủ nghĩa xã hội; từ chỗ hy vọng 2 năm tổng tuyển cử đi đến bi quan về sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà.

6 năm sau hòa bình, tổ chức tuyên huấn cảc cấp từng bước được tăng cường. Tháng 6- 1959, Ban Tuyên huấn Trung ương xuất bản tạp chí Tuyên huấn và tháng l 1960 xuất bản tạp chí Thời sự phổ thông để hướng dẫn các cấp về công tác tuyên truyền giáo dục. Để hợp lý hóa bộ máy các ban của Đảng, đưa công tác lãnh đạo các lĩnh vực tuyên, văn, giáo, huấn vào một mối, ngày 23-8- 1958 Ban Bí thư ra Nghị quyết sô 50 - NQ / TƯ bỏ các Tiểu ban giáo dục - khoa học, Tiểu ban vàn nghệ và Tiểu ban y học Trung ương, lập Ban Văn giáo Trung uơng, ngày 1- 12- 1959 lại ra Quyết định số 91 - NQ/TƯ hợp nhất Ban Tuyên huấn và Ban Văn giáo, gọi tắt là Ban Tuyên giáo Trung ương để giúp Ban Bí thư chỉ đạo toàn diện các lĩnh vực trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, giáo dục.

Triển khai công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, việc nâng cao trình độ lý luận của cán bộ, đảng viên là một yêu cầu cấp bách. Thực hiện Nghị quyết l13 của Bộ Chính trị, Ban Tuyên huấn và Trường đảng tổ chức học tập chủ nghĩa Mác - Lênin một cách có hệ thống cho cán bộ lãnh đạo các cấp, nội dung gồm các môn lý luận cơ bản: triết học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học và một số kiến thức cơ bản về quản lý kinh tế. Các lớp đào tạo cán bộ nghiên cứu và giảng dạy lý luận cũng bắt đầu được tổ chức. Công tác giáo dục lý luận Mác - Lênin có hệ thống cho cán bộ lãnh đạo các cấp được tiến hành tích cực trong các năm 1961 - 1964, chỉ riêng đợt học tập môn triết học đã thu hút 13 vạn học viên.

Năm 1958 - 1960 công tác tuyên truyền về Việt Nam ra nước ngoài bước đầu được mở rộng đã góp phần làm cho nhân dân tiến bộ trên thế giới hiểu rõ hơn cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta. Công tác giáo dục tinh hần quốc tế xã hội chủ nghĩa được táng cường đã góp phần củng cố đoàn kết giữa nhân dân ta với nhân dân Lào, Campuchia, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em; đoàn kết và ủng hộ phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội.


Каталог: tailieugioithieuBTG
tailieugioithieuBTG -> CHƯƠng II công tác tư TƯỞng trong thời kỳ kháng chiến chống pháP (1945 1954)
tailieugioithieuBTG -> CHƯƠng II công tác tư TƯỞng trong thời kỳ kháng chiến chống pháP (1945 1954) III. ĐỘng viên phong trào thi đua yêu nưỚC: diệt giặC ĐÓI, diệt giặc dốT, diệt giặc ngoại xâM, chống chính sách “DÙng ngưỜi việT ĐÁnh ngưỜi việT
tailieugioithieuBTG -> CHƯƠng III công tác tư TƯỞngtrong thời kỳ kháng chiến chống mỹ,CỨu nưỚc và XÂy dựng chủ nghĩa xã HỘI
tailieugioithieuBTG -> CHƯƠng IV công tác tư TƯỞng trong thời kỳ LÃnh đẠo xây dựng chủ nghĩa xã HỘi trong cả NƯỚc và tiến hành công cuộC ĐỔi mớI (1975 2000)

tải về 265.03 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương