CHƯƠng II công tác tư TƯỞng trong thời kỳ kháng chiến chống pháP (1945 1954) III. ĐỘng viên phong trào thi đua yêu nưỚC: diệt giặC ĐÓI, diệt giặc dốT, diệt giặc ngoại xâM, chống chính sách “DÙng ngưỜi việT ĐÁnh ngưỜi việT



tải về 46.69 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích46.69 Kb.
#13097
CHƯƠNG II

CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

CHỐNG PHÁP (1945 - 1954)
III. ĐỘNG VIÊN PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC: DIỆT GIẶC ĐÓI, DIỆT GIẶC DỐT, DIỆT GIẶC NGOẠI XÂM, CHỐNG CHÍNH SÁCH “DÙNG NGƯỜI VIỆT ĐÁNH NGƯỜI VIỆT, LẤY CHIẾN TRANH NUÔI CHIẾN TRANH” CỦA ĐỊCH.

Ngày 15-01-1948, sau chiến thắng Việt Bắc, Trung ương Đảng họp hội nghị mở rộng để nhận định tình hình và bổ sung thêm các biện pháp đẩy mạnh cuộc kháng chiến, chống lại chính sách “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”, lập chính phủ bù nhìn toàn quốc của thực dân Pháp. Theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 27-3- 1948, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị phát động phong trào thi đua ái quốc trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân với mục đích: diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm. Trong bài “Thơ chúc Tết” Xuân Kỷ Sửu (1949), Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi:

“Người người thi đua

Ngành ngành thi đua

Ngày ngày thi đua

Ta nhất định thắng

Địch nhất định thua”[15].

Công tác tuyên truyền cổ động trong thời gian này tập trung nêu cao ý nghĩa chiến thắng Việt Bắc, phổ biến lời kêu gọi ngày 19- 12 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chống tư tưởng chủ quan, khinh địch, vạch âm mưu lập chính quyền bù nhìn Bảo Đại của thực dân pháp, cổ vũ cho phong trào thi đua yêu nước trên mọi lĩnh vực kháng chiến kiến quốc.

Tháng 7- 1948, nhân Hội nghị văn hoá toàn quốc lần thứ hai, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư chúc mừng các đại biểu. Trong thư, Người viết: "Trong sự nghiệp vĩ đại kháng chiến kiến quốc của dân tộc ta, văn hoá gánh một phần rất quan trọng… Chúng ta cần phải xây đắp một nền văn hoá kháng chiến kiến quốc của toàn dân. Muốn đi đến kết quả đó, tôi thiết tưởng, các nhà văn hoá ta cần tổ chức chặt chẽ và đi sâu vào quần chúng.

… Các nhà văn hoá ta phải có những tác phẩm xứng đáng, chẳng những để biểu dương sự nghiệp kháng chiến kiến quốc bây giờ, mà còn để lưu truyền cái lịch sử oanh liệt kháng chiến kiến quốc cho hậu thế”[16]

Trong hội nghị này, đồng chí Trường Chinh đọc bản báo cáo “Chủ nghĩa Mác và văn hoá Việt Nam” nêu rõ lập trường văn hoá mácxít, tính chất và nhiệm vụ văn hoá dân tộc, dân chủ, phê phán và đấu tranh chống những khuynh hướng và quan điểm văn hoá thực dân, phong kiến, tư sản phản động. Bản báo cáo cũng xác định thái độ của những người làm công tác văn hoá là tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với kháng chiến, không trung lập, bàng quan, không thoả hiệp với tư tưởng và văn hoá phản động; đi theo chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp lý luận và thực tiễn, có quan điểm quần chúng đúng đắn.

Đây là một công trình lý luận văn hóa mácxít có giá trị lớn, nội dung chính xác, phong phú, lời văn chặt chẽ, sinh động đầy tính chiến đấu. Đồng chí Trường Chinh lý giải nhiều vấn đề lý luận văn hóa quan trọng trong đó có vấn đề mối quan hệ giữa nghệ thuật và tuyên truyền là một vấn đề thời sự đang có tranh luận trong giới văn nghệ sĩ. Đồng chí phê phán lập luận của một số người: cho rằng con người của họ… “chia làm hai, con người công dân có khuynh hướng rõ rệt và con người nghệ sĩ tuyệt đối tự do”. Đồng chí chỉ rõ văn hóa không thể trung lập, đứng trên chính trị.

Cuối tháng 7, Đại hội văn nghệ toàn quốc quyết định thành lập Hội Văn nghệ Việt Nam nhằm tập hợp các lực lượng văn nghệ sĩ yêu nước góp phần vào công cuộc kháng chiến, kiến quốc. Trực thuộc Hội Văn nghệ Việt Nam còn có Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Đoàn Sân khấu Việt Nam, các chi hội văn nghệ khu III, khu IV, khu V, Nam Trung Bộ, Nam Bộ…

Tháng 3- 1948, Hội văn nghệ Việt Nam xuất bản Tạp chí Văn nghệ, tháng 6- 1949 Phòng văn nghệ quân đội cũng xuất bản Tạp chí văn nghệ quân đội.

Tháng 02- 1949, Hội nghị cán bộ văn hoá lần thứ nhất quyết định thành lập Ban Văn hoá Trung ương của Đảng do đồng chí Trần Huy Liệu làm Trưởng ban. Hội Văn hoá Việt Nam cũng được thành lập, tập hơp các nhà hoạt động văn học, nghệ thuật, khoa học, giáo dục thành một Mặt trận văn hoá kháng chiến thống nhất.

Báo chí ngày càng phát huy vai trò quan trọng trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc; song đội ngũ cán bộ làm báo còn quá ít. Tháng 5- 1949 Ban Bí thư chủ trương mở lớp học viết báo đầu tiên, với danh nghĩa Tổng bộ Việt Minh mở, lớp học viết báo Huỳnh Thúc Kháng. Không có điều kiện đến thăm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư đến lớp. Trong thư, Người thân mật góp ý kiến với “các bạn viết báo” về nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích của báo chí ta và càn dặn muốn viết báo tốt thì cần:

1- “Gần gũi dân chúng, cứ ngồi trong phòng giấy mà viết thì không thể viết thiết thực.

2- Ít nhất cũng phải biết một thứ tiếng nước ngoài, để xem báo nước ngoài, và học kinh nghiệm của người.

3- Khi viết xong một bài tự mình phải xem lại ba bốn lần, sửa chữa lại cẩn thận. Tốt hơn nữa, là đưa nhờ một vài người ít văn hoá xem và hỏi họ những câu nào, chữ nào không hiểu thì sửa lại cho dễ hiểu.

4- Luôn luôn cố gắng học hỏi, luôn luôn cầu tiến bộ”[17]

Sau khi được phát động, phong trào thi đua yêu nước đã có tác dụng động viên to lớn, phát huy tính tích cực và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân ta trên mọi mặt trận kháng chiến, kiến quốc, cả ở vùng tự do và vùng du kích, vùng địch tạm chiếm. Các phong trào tòng quân của thanh niên, quyên góp lặp 'lhũ gạo nuôi quân", đỡ đầu bộ đội, du kích diễn ra sôi nổi. Việc tăng gia sản xuất để tự cấp, tự túc đã khắc phục được nhiều khó khăn để bảo đảm các nhu cầu tối thiểu của kháng chiến và đời sống nhân dân. Phong trào xoá nạn mù chữ, bổ túc văn hoá, thực hiện đời sống mới, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân cũng đạt nhiều kết quả. Các hủ tục, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan được giảm hẳn. Trong thời gian này chúng ta cũng đã đấu tranh thắng lợi với những khuynh hướng tư tưởng không đúng trong Mặt trận thống nhất như đòi quyền tự do dân chủ tư sản trong ngành tư pháp, tư tưởng phục Mỹ, sợ Mỹ can thiệp vào Đông Dương. Để chống lại chính sách “dùng người Việt đánh người Việt”, thực hiện chủ trương “biến hậu phương của địch thành tiền phương của ta”, khi địch mở rộng vùng chiếm đóng ra đồng bằng Bắc Bộ, các đảng bộ địa phương đã đưa hàng loạt cán bộ vào vùng địch tạm chiếm, tổ chức các đại đội độc lập, các đội vũ trang tuyên truyền để phát động quần chúng, xây dựng cơ sở chính trị, diệt tề, trừ gian, phát triển chiến tranh du kích, xây dựng các vùng căn cứ sau lưng địch. ở các đô thị bị địch tạm chiếm, phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân cũng bùng lên mạnh mẽ chống việc thành lập chính phủ bù nhìn kết hợp với các cuộc tiến công của các lực lượng vũ trang vào các căn cứ, kho tàng của địch. ở Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng nổ ra nhiều cuộc bãi công của công nhân, bãi khoá của học sinh, bãi thị của tiểu thương. Tháng 4- 1949, các nhân sĩ trí thức ở Sài Gòn đã ra bản tuyên ngôn “chống giải pháp Bảo Đại” có 900 chữ ký. Hơn 3.000 tờ báo “Tổ quốc trên hết” của Thành hội Liên Việt thành phố được phát hành cùng với truyền đơn rải trắng đường phố, khẩu hiệu viết trên các tường nhà phản đối việc thành lập chính phủ bù nhìn Bảo Đại.

Để đáp ứng yêu cầu đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, năm 1949 Xứ ủy Nam Bộ quyết định thành lập trường Đảng miền Nam mang tên “Trường Trường Chinh”. Nhiệm vụ của Trường là trang bị những kiến thức cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, chính sách của Đảng… cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt của khu ủy, tỉnh ủy, quân đội, đoàn thể. Từ 1949 đến 1954 Trường đảng miền Nam đã mở lớp đào tạo bồi dưỡng gần 2000 cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, trong đó nhiều đồng chí được tăng cường cho hệ thống Tuyên huấn và Trường đảng”[18].

Công tác vận động quần chúng có ý nghĩa rất quan trọng đẩy mạnh sự nghiệp kháng chiến kiến quốc. Ngày 15- 10-1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài “Dân vận” đăng trên báo Sự thật. Bài báo tuy ngắn gọn nhưng nội dung rất súc tích. Người phát triển những quan điểm về quan hệ giữa Đảng với nhân dân đã trình bày trong cuốn “Sửa đổi lối làm việc”, nêu ra một cách sáng tỏ những quan điểm của Đảng ta về công tác dân vận. Điểm xuất phát của công tác dân vận là ở chỗ: nước ta là một nước dân chủ do Đảng lãnh đạo “mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”, “bao nhiêu lợi ích đều vì dân”, “bao nhiêu quyền hạn đều của dân”, “công việc đổi mới, xây dựng, kháng chiến kiến quốc là trách nhiệm của dân”, “chính quyền, đoàn thể các cấp đều do dân tổ chức nên”. Người định nghĩa một cách đầy đủ về công tác dân vận “dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi người dân không để sót một người nào, góp thành lực lượng của toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và đoàn thể đã giao cho”. Tất cả mọi lực lượng trong hệ thống chính trị đều phải làm công tác dân vận, làm cho dân biết, dân hiểu, học hỏi nhân dân, tổ chức, động viên nhân dân thực hiện, miệng nói tay làm.

Trong lúc cuộc kháng chiến của ta tiến triển thuận lợi thì cách mạng Trung Quốc giành được thắng lợi to lớn.

Ngày 01- 10- 1949, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời. Đầu năm 1950, Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ nhân dân Đông Âu thiết lập quan hệ ngoại giao với ta. Nước ta bắt đầu nhận được sự viện trợ về vật chất của phe xã hội chủ nghĩa và trực tiếp liên hệ được với thế giới bên ngoài. Trước thất bại của Pháp, Mỹ tăng cường can thiệp vào chiến tranh Đông Dương, thúc ép Pháp “trao trả độc lập” cho bù nhìn Bảo Đại, và đưa đoàn cố vấn quân sự Mỹ sang Việt Nam. Ngày 18-10- 1950, Trung ương Đảng ra chỉ thị về tuyên truyền thắng lợi ngoại giao của ta, đồng thời ngăn ngừa tâm lý chủ quan, ỷ lại; vạch âm mưu của Mỹ can thiệp vào chiến tranh Đông Dương.

Ngày 27-01- 1950, Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị toàn quốc lần thứ ba, chủ trương tích cực đẩy mạnh cuộc kháng chiến lên một bước mới “hoàn thành nhiệm vụ chuyển sang tổng phản công”. Thực hiện nghị quyết của Hội nghị, công tác tuyên truyền cổ động đã được triển khai mạnh mẽ, cổ vũ cho việc tổng động viên nhân tài, vật lực cho kháng chiến theo khẩu hiệu: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”. Hàng chục vạn thanh niên nô nức xung phong tòng quân. Ở vùng tự do, nhân dân ta đã hăng hái đóng góp lương thực, tiền bạc, vật tư cho kháng chiến. Hàng vạn nhân dân cùng với các chiến sĩ công binh tham gia các chiến dịch làm đường để phục vụ các cuộc chiến đấu lớn sắp tới ở Việt Bắc.

Ở vùng địch tạm chiếm, phong trào đấu tranh của nhân dân phát triển có thời gian rất quyết liệt. Ngày 09-01-1950, hơn 3.000 học sinh, sinh viên Sài Gòn - Chợ Lớn biểu tình đòi trả tự do cho 5 học sinh bị băt. Cuộc biểu tình bị đàn áp dã man. Hàng chục vạn học sinh và nhân dân Sài Gòn đã đi đưa tang học sinh Trần Văn ơn bị địch bắn chết. Ngày 13-01- 1950, hầu hết học sinh, sinh viên Hà Nội bãi khoá để hưởng ứng cuộc đấu tranh của học sinh, sinh viên Sài Gòn. Từ đó, ngày 9- 1 hằng năm trở thành Ngày học sinh, sinh viên Việt Nam đấu tranh cho độc lập, tự do của Tổ quốc, chống đế quốc xâm lược.

Ngày 19-3- 1950, khi Mỹ đưa hai tàu chiến đến Sài Gòn, hàng chục vạn nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn rầm rộ xuống đường biểu tình bất chấp sự đàn áp của địch, giương cao cờ đỏ sao vàng, hô vang khẩu hiệu “Đả đảo đế quốc Mỹ”, “Đế quốc Mỹ cút đi”. Kết quả là Mỹ phải rút hai tàu chiến ngay đêm ấy, bãi bỏ cuộc biểu dương lực lượng của chúng. Ngày 19-3-1950 vẻ vang trở thành Ngày toàn quốc chống Mỹ của nhân dân ta.

Trước tình hình thuận lợi trong nước và ngoài nước, trong nội bộ Đảng đã có tư tưởng chủ quan, nóng vội dẫn đến một số lệch lạc như: có nơi động viên nhân tài, vật lực quá mức ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống nhân dân, tập trung bộ đội chủ lực quá sớm làm yếu phong trào du kích, đấu tranh trong các thành phố bị tạm chiếm không chú ý đầy đủ đến việc bảo vệ cơ sở. Mùa hè năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho đồng bào, cán bộ Liên khu 4 phê bình sai lầm trong việc thực hiện chính sách động viên. Đồng chí Trường Chinh viết bài “Nhận định đúng, hành động đúng” và một số bài khác đăng trên Tạp chí Cộng sản phê phán tư tưởng nóng vội, chủ quan như muốn tổng phản công ngay khi quân giải phóng Trung Quốc tiến đến biên giới nước ta, phê phán tư tưởng bi quan khi ta gặp những khó khăn mới hoặc khi địch có những cố gắng mới, nêu ra những phương châm hành động đúng đắn về tổng động viên, về xây dựng lực lượng vũ trang và về công tác vùng sau lưng địch.

Trung ương Đảng ra chỉ thị cho đảng bộ Liên khu 4 và các Liên khu khác căn cứ vào thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh để tự kiểm điểm và tự phê bình trước quần chúng. Nhờ đó những lệch lạc đã được uốn nắn, sủa chữa bước đầu, ý thức kháng chiến lâu dài, tự lực cánh sinh được quán triệt hơn.

Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, nâng cao chất lượng huấn luyện, tháng 5-1950 Ban Bí thư triệu tập Hội nghị huấn luyện toàn qụốc lần thứ nhất. Đến thăm và nói chuyện với hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh ba vấn đề lớn: Phải thiết thực, chu đáo trong công việc huấn luyện; phải nâng cao và hướng dẫn việc tự học; khuyết điểm cần sửa chữa ngay trong việc huấn luyện. Người nói, lớp huấn luyện mở không ít nhưng các địa phương và các ngành vàn kêu thiếu cán bộ, “vì việc huấn luyện còn hữu danh vô thực, làm chỉ cốt nhiều mà không thiết thực". Để việc huấn luyện được thiết thực, chu đáo thì người huấn luyện của đoàn thể phải làm kiêu mẫu về mọi mặt: tư tưởng, đạo đức, lối làm việc, và phải học thêm mãi. Học lý luận là để áp dụng vào việc làm, hiểu lý luận mà không thực hành là lý luận suông. Ngoài lý luạn phải dạy công tác, dạy văn hoá, dạy chuyên môn cho cán bộ. Người nêu ra 6 điểm về cách huấn luyện cần chú ý: Cốt thiết thực, chu đáo, hơn tham nhiều; huấn luyện từ dưới lên trên; gắn liền lý luận với công tác thực tế, phải nhằm đúng nhu cầu; chú trọng việc cải tạo tư tưởng; lấy những tài liệu về chủ nghĩa Mác - Lênin làm gốc, đồng thời phải học những nghị quyết, chỉ thị, luật, lệnh của doàn thể và Chính phủ, tổ chức trao đổi kinh nghiệm qua thực tế công tác của học viên. Người nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải tự động học tập. Học để sửa chữa tư tưởng, tu dưỡng đạo đức cách mạng, nâng cao tin tưởng, học để hành. Người yêu cầu sửa chừa ngay khuyết điểm: lớp quá đông, chương trình không tốt; mở lớp lung tung, thiếu người giảng, chỉ tốn gạo mà học thì táp nham. Phải hợp lý hoá, nghĩa là: mở lớp nào cho ra lớp ấy, lựa chọn người dạy và người đến học cho cẩn thận.

Bài nói của Bác rất thiết thực, cụ thể, chỉ đạo các cấp, các ngành quán triệt phương châm coi trọng chất lượng trong công tác huấn luyện và nâng cao ý thức tự giác học tập của cán bộ, đảng viên.

Ngày 14-9- 1950, Trung ương có quyết định thành lập Ban Tuyên truyền và Ban Giáo dục Trung ương. Ban Tuyên truyền do đồng chí Trường Chinh phụ trách và đồng chí Tố Hữu làm Trưởng ban, Ban Giáo dục do đồng chí Hà Huy Giáp làm Trưởng ban.

Tháng 6- 1950, Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng biên giới phía Bắc, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc. Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Tổng tư lệnh trực tiếp chỉ đạo chiến dịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi sát mặt trận, gửi thư cho các chiến sĩ căn dặn phải dũng cảm, kiên quyết chiến đấu tiêu diệt địch “chỉ cho đánh thắng, không cho đánh bại". Người ra trận địa, đi thăm bộ đội, dân công, thể hiện ý chí quyết thắng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, đã gây xúc động và cổ vũ mạnh mẽ cán bộ, chiến sĩ.

Chiến dịch Biên giới đã giành thắng lợi to lớn, có ý nghĩa chiến lược, làm thay đổi cục diện chiến tranh giữa ta với Pháp, từ đó quân ta liên tiếp giành quyền chủ động tiến công đẩy lùi đỉch vào thế bị động đối phó.

Lòng tin của nhân dân ta vào thắng lợi cuối cùng được củng cố và nâng cao. Tuy nhiên trong một số người lại nảy sinh tư tưởng chủ quan, nóng vội cho là có thể đánh nhanh, thắng nhanh.

Trong cán bộ lúc này có một số biểu hiện tư tưởng sai lầm quan liêu, ham cấp bậc, địa vị; Chủ tịch Hồ Chí Minh viết hai bài báo đăng trên báo Sự thật “Phải chữa cái bệnh cấp bậc” (ngày 15-7- 1950) “Phải tẩy sạch bệnh quan liêu” (ngày 2-9- 1950) nhắc nhở cán bộ gột sạch óc quan liêu, ngôi thứ quan cách mạng"[19], chỉ ra những biểu hiện, nguyên nhân và cách sửa chữa. Người viết: “Nếu không lo chừa, thì bệnh quan liêu sẽ đưa bệnh nhân đến chỗ hoàn toàn bị đào thải.

Thang thuốc chữa bệnh quan liêu:

- Phải đặt lợi ích dân chúng lên trên hết, trước hết

- Phải gần gũi dân, hiểu biết dân, học hỏi dân



Phải thật thà thực hành phê bình và tự phê bình.

- Phải làm kiểu mẫu: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”[20]

tải về 46.69 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương