Chương II đẶC ĐIỂM ĐỊa chấT, ĐỊa mạO ĐẶC ĐIỂM ĐỊa chấT



tải về 429.53 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu01.06.2018
Kích429.53 Kb.
#39166
1   2   3

Hình 1.18 – Vết lộ PN -. Bột kết hệ tầng Mụ Giạ

Mặt cắt đặc trưng của hệ tầng Đồng Hới là mặt cắt lỗ khoan 273 - T256 (Đồng Hới) và được bổ sung bằng các mặt cắt khác ở khu vực Lệ Ninh, Ba Đồn.

Hệ tầng Đồng Hới được chia làm 3 tập:

Tập 1: Nằm không chỉnh hợp trong các thành tạo đá cổ là cuội kết, sạn kết, thỉnh thoảng xen lớp bột - sét kaolin, thường bắt đầu bằng cuội tảng kết màu sặc sỡ (nâu, xám gụ, đỏ, hồng). Trên đó là các lớp cuội kết, sạn kết, phân phiến, đá phiến sericit, cát kết hạn vừa. Hạt cuội có kích thước từ vài cm đến 20 - 30 cm, mài tròn và chọn lọc kém, xi măng là sét màu xám vàng, xám nâu thường lẫn cuội sạn. Bề dày của tập 30 - 160 m. Trong lỗ khoan 249 - T280 khoảng sâu -83-70 m và lỗ khoan 273-T256 khoảng sâu -250-92m đã phát hiện các bào tử và phấn hoa: Polypodium sp. Polytycarya sp., indet., Cystopteris sp., Ginkgo sp., Alnus sp., Corylus sp. Platycarya. Nyssa sp. Rhus sp. lles sp., Sabal sp.,

Tập 2: Sét kết, cát kết chứa Kaolin xen các lớp cuội kết có màu sắc loang lổ sặc sỡ vàng, đỏ, trắng. Thỉnh thoảng gặp những mảnh than nhỏ (1-2 mm) nhàn bùn - nâu (kết qủa phân tích bằng phương pháp nhiệt của Âu Duy Thành). Bề dày chung của tập 50-120m. Trong tập này có một phức hệ bào tử phấn hoa Hánmameli - Castanopsis - Dipterocarpus với tỷ lệ các thành phần cơ bản như sau:

- Bào tử và phấn hoa thực vật nhiệt đới - cận nhiệt đới 41 - 46%.

- Bảo tử và phấn hoa thực vật cận nhiệt đới - ôn hòa ấm 56 - 62%, trong đó bào tử và phấn hoa thực vật ưa ẩm 65-80%. Như vậy, phức hệ này đặc trưng cho khí hậu cận nhiệt đới ẩm. Ngoài các dạng cơ bản định tên cho phức hệ còn có mặt các dạng đặc trưng sau: Polypodium sp., Cyathea sp., Lygodium sp., Selaginella sp., Pinu sp., Tsuga sp., Podpcarpus. sp., Magnolia sp., Myrica carolinensiformis Gladk., Malloutus sp., Morus sp.,

Các vết in lá thu thập được ở khoảng sâu -20-18,8m ở lỗ khoan 241 - T304 (Đồng Hới) gồm Ficus aff. tiliafolia heer, Benzoin sp. Diopyros brachysepala A.Br. Dicotylophyllum sp., Graminophyllum sp., được Trịnh Dánh xác định cho tuổi Miocen muộn.



Tập 3: Sét, bột bết cát kết xen cuội kết, sạn kết. Ở khu vực Lệ Ninh - Ba Đồn, theo tài liệu LK 1, 2, 5, 6 tập này là tập xen kẻ của các lớp cát kết, bột kết, sét kết màu xám xanh, xám nâu, xám vàng dày 50 - 100m, chứa mùn thực vật, mảnh than và mảnh vỡ Mollusca. Trong tập này ở lỗ khoan 1, khoảng sâu -85-81m, Nguyễn Thị Á đã xác định các dạng phấn hoa Cycas. Sp., Taxodium sp., Quercus sp. Castanea sp., Carya sp., Platycarya sp., cho tuổi Neo gen (N).

Tuổi Neogen (Miocen muộn Pliocen sớm) của hệ tầng Đồng Hới được xác định dựa vào tài liệu bào tử phấn hoa, thực vật đã mô tả và được so sánh với các phức hệ tương ứng ở hệ tầng Khe Bố và Tiên Hưng.

Về môi trường thành tạo địa tầng Đồng Hới được thành tạo trong điều kiện khí hậu cận nhiệt đới ẩm, các vật liệu được lấp đầy các trũng trước núi. Kaolin một phần do cuội giầu felspat phong hóa ra và một phần do lắng đọng trầm tích giầu kaolin tạo thành.

Về quan hệ địa tầng: chúng phủ trên các trầm tích Đevon (ảnh 6) và chúng bị phủ không chỉnh hợp bởi các trầm tích có nguồn gốc sông, sông biển Pleistocen trung - phần dưới Pleistocen thượng.



Các trầm tích Pleistocen trung - phần dưới Pleistocen thường QII-II1

- Hệ tầng Lệ Ninh (ap QI-II ln): Nguyễn Quang Trung và n.n.k., 1983

- Các trầm tích Pleistocen trung - thượng QII-III: Phạm Văn Hải (trong Phạm Kim Ngân và nnk), 1994.

Ở khu vực Đồng Hới - Lệ Ninh các trầm tích này là phần lót đáy đồng bằng, chúng phủ lên tất cả các đá có tuổi khác nhau, không lộ ra trên bề mặt mà chỉ gặp ở các lỗ khoan (Bảng 1.3).

Bảng 1.3. Chiều sâu phân bố của các trầm tích Pleistocen trung phần dưới Pleistocen thượng ở khu vực Quảng Bình.


Sè hiÖu lç khoan

§Þa ®iÓm

§é s©u (m)

Dµy (m)



§Õn

LK1 (§ 207)

LÖ Ninh

-61.4

-38

23.4

LK6 (§ 207)

Tó Loan

-39.7

-30.4

9.3

LK5 (§ 207)

Duy Ninh

-67

-40

27

Các trầm tích này bao gồm cuội, sỏi, sạn lẫn dăm và sét màu vàng, xám trắng, dày 10-30m. Thành phần cuội, sạn, sỏi chủ yếu là thạch anh, silic, cát kết, granit, kích thước 3-4 cm, đôi khi đến 10 cm. Độ mài tròn kém, độ lựa chọn kém, dăm sắc cạnh. Các trầm tích này không chứa hóa thạch. Việc định tuổi cho chúng chủ yếu dựa vào vị trí địa tầng và đặc điểm thạch học. Các trầm tích được mô tả ở đây có thành phần tương đương với các tầng cuội sạn sỏi ở đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh đã được chứng minh có tuổi Pleistocen giữa - đầu Pleistocen muộn.

Các trầm tích phần trên Pleistocen thượng -Q2III

- Tầng Tú Loan (ap QII–IIItl): Nguyễn Quang Trung và nnk., 1983.

- Các trầm tích Pleistocen thượng: Phạm Văn Hải (trong Phạm Kim Ngân và n.n.k), 1994.

Các trầm tích này có diện phân bố lớn trong vùng nghiên cứu, chúng phủ lên tất cả các trầm tích thành tạo trước đó. Ở rìa đồng bằng, nơi tiếp giáp với vùng đồi, chúng tạo thành các thềm bậc II cao 10-15 m. Còn trong các lỗ khoan gặp chúng ở các độ sâu sau (bảng 1.2).

Bảng 1.2: Chiều sâu phân bố của các trầm tích phần trên Pleistocen thượng ở Quảng Bình.


Sè hiÖu lç khoan

§Þa ®iÓm

§é s©u (m)

Dµy (m)



§Õn

LK1 (§ 207)

LÖ Ninh

-38.0

-28.5

9.5

LK5 (§ 207)

Duy Ninh

-40.0

-27.3

12,7

LK6 (§ 207)

Tó Loan

-30.0

-18

12,4

Các trầm tích này gồm cát - bột, cát, sét màu loang lổ dày 10-13m. Các khoáng vật chủ yếu: Thạch anh 52%, Am phibon, Biotit, Ilmenit, Pyrit. Thành phần kháng vật sét: Hydromica, Kaolin, Montmorilonit. Tuổi Pleistocen muộn của trầm tích được xác định chủ yếu dựa vào vị trí địa tầng và thành phần thạch học của chúng. Cụ thể là: Trong các lỗ khoan các thành tạo loang lổ này phủ lên trên các trầm tích Pleistocen trung - phần dưới Pleistocen thượng (QII-III1) và bị phủ không chỉnh hợp bởi trầm tích Holocen hạ - trung. Ở phía Tây đồng bằng chúng tạo thành thềm bậc II cao 10-15m, ngang mức với bậc thềm II ở Thanh Hóa - Nghệ Tĩnh.

Trầm tích đê cát ven bờ tuổi QIII2 gặp ở sông Gianh (hình 1.19) và Sen Thủy (hình 1.20) bao gồm các màu vàng nghệ, phân lớp xiên chéo.



Các trầm tích Holocen hạ - trung - QIV1-2.

- Tầng Tú Loan (am, m QIV1-2 tl): Nguyễn Quang Trung và n.nk. 1983

- Các trầm tích Holocen hạ - trung (QIV1-2): Phạm Văn Hải (trong Phạm Kim Ngân và n.n.k.), 1994.

Các trầm tích Holocen hạ - trung gồm:

a) Các trầm tích biển, sông biển.

Các trầm tích này có diện phân bố rộng, tạo bề mặt đồng bằng hẹp ở Quảng Bình, chủ yếu là phía tây đường quốc lộ 1A, có độ cao tuyệt đối 2,5 - 4m. Trong các lỗ khoan gặp ở các độ sâu sau (Bảng 1.3).


Bảng 1.3: Chiều sâu phân bố các trầm tích biển Holocen hạ - trung ở

Quảng Bình.


Sè hiÖu lç khoan

§Þa ®iÓm

§é s©u (m)

BÒ dµy (m)



§Õn

LK1 (§ 207)

LÖ Ninh

-11.5

-5

6.5

LK5 (§ 207)

Duy Ninh

-27.3

2.5

23.8

LK6 (§ 207)

Tó Loan

-18

-2

16

LK 241–T 256

§ång Híi

-2.5

0

2.5

Thành phần thạch học gồm sạn, cát, bột - sét lẫn sạn màu trắng, xám xanh, dày 2-2,5 m. Bột 58,6%, sét 30,4%, cát 8,1%, sạn sỏi 2,9%. Chứa phức hệ bào tử phấn hoa Engelhlardtia - Lygodium - Castanopsis với tỷ lệ thành phần chủ yếu như sau:

- Bào tử và phấn hoa thực vật nhiệt đới - cận nhiệt đới 54 - 57%.

- Bào tử và phấn hoa thực vật cận nhiệt đới - ôn hòa ấm 42 - 45%.

Trong đó bào tử và phấn hoa thực vật ưa ẩm 83-92%.

Ngoài các dạng ưu thế đặt tên cho phức hệ, còn có các dạng đặc trưng như: Cyathea sp., Pteris sp., Adianyum sp., Pinus sp., Magnolia sp., Michelia sp., Lithocarpus sp., Buttneria sp., Dacrudium sp., Podocarpus sp.,

Trong các lớp bột - sét này chứa phong phú Foraminifera và Mollusca biển nông: Elphidium advenum Cush., Elphidium hispidulum Cúh., Elphidiella sp., Triloculina Orb., Pyrgo sp., Quinqueloculina sp., Ammonia beccari (L)., Ostrea sp., Anadara sp., Turritella sp.

Tuổi Holocen sớm - giữa của các trầm tích này được xác định trên cơ sở so sánh các phức hệ cổ sinh chứa trong chúng với các phức hệ cổ sinh chứa trong các trầm tích tương tự ở các đồng bằng khác ở Việt Nam (Bắc Bộ, Nam Bộ) cũng như ở Thái Lan (Dheeradilo KP.et al, 1989) Malaysia (Kamaludin H., 1994).

b) Các trầm tích lục địa.

Theo các tài liệu hiện có các trầm tích sông hồ, đầm lầy chủ yếu phát triển ở phía Nam sông Nhật Lệ khu vực Quán Hàu. Các trầm tích này không lộ ra mà bị các trầm tích Holocen thượng phủ. Mặt cắt đặc trưng cho các trầm tích này là mặt cắt ở khoảng sâu -40-20m của lỗ khoan 233 (nam Quán Hàu) gồm sét, sét bột màu xám đen, dày 20m, chứa một phức hệ bào tử phấn hoa có thành phần như phức hệ bào tử phấn hoa đã được tìm thấy trong trầm tích biển đã mô tả ở trên.

Về quan hệ địa tầng, ở LK 233 quan sát được chúng nằm trên các trầm tích Đevon và bị phủ bởi các trầm tích Holocen thượng.



Các trầm tích Holocen thượng -QIV3

Bao gồm các trầm tích được tích tụ trên mặt đồng bằng hiện nay với các kiểu nguồn gốc khác nhau: trầm tích bãi bồi, trầm tích sông - hồ, trầm tích biển - gió, trầm tích biển dưới dạng đê cát trắng ven bờ (hình 1.21).



a) Các trầm tích bãi bồi: - a QIV3

Diện phân bố không lớn, thường phát triển dọc Sông Nậy, và các bãi bồi vùng cửa sông. Thành phần gồm cát, cát pha sét màu xám, nâu nhạt, lẫn nhiều mùn thực vật. Dày 2-4m.



b) Các trầm tích sông - hồ: -al QIV3

Phân bố ở phía nam sông Nhật Lệ, khu vực Quán Hàu (LK 233 ở khoảng độ sâu -20 -0m, dày 20m) gồm cát, cát - bột màu xám đen chứa phức hệ bào tử phấn hoa Lygodium - Poaceae - Myrtus với các thành phần cơ bản:

- Bào tử và phấn hoa thực vật nhiệt đới - cận nhiệt đới 70 - 85%.

- Bào tử và phấn hoa thực vật cận nhiệt đới - ôn hòa ấm 15 - 20%.

Trong đó bào tử và phấn hoa thực vật ưa ẩm 70 -75%.

Ngoài các dạng ưu thế đặt tên cho phức hệ, còn có các dạng đặc trưng: Cyathea sp., Lygodium sp., Pteris. Platycarya sp., Rubiaceae gen. indet. Pinus sp., Magnolia sp., Morus sp., Myrica sp.



c) Các trầm tích nguồn gốc biển - gió: -mv QIV3

Đó là các doi cát phân bố kéo dài dọc bờ biển hiện đại từ Đèo Ngang đến Tân Đình ấp. Thành phần cát chủ yếu là thạch anh màu xám sáng, đôi khi vàng nhạt, có độ bào tròn và lựa chọn tốt.



d) Các trầm tích biển - đầm lầy: - mb QIV3

Bao gồm các trầm tích được thành tạo trong các đầm phá, đầm lầy ven biển, bề dày chung 0,5 - 2m. Thành phần trầm tích gồm sét, cát màu xám đen, các bào tử phấn hoa thuộc phức hệ Poaceae - Sonneratia - Rhizophora, có thành phần chung giống như phức hệ đã tìm thấy trong trầm tích sông hồ kể trên. Tuy nhiên có điều khác là trong thành phần phức hệ còn có các hạt phấn thực vật ngập mặt Sonneatia sp. Rhizophora. Trong trầm tích này cũng chứa nhiều Mollusca, Foraminifera.



1.2 CỔ SINH VẬT

Trừ một diện nhỏ ở phía Đông Nam vùng nghiên cứu lộ ra các đá magma thuộc phức hệ Trường Sơn (khối granit - granodiorit Đồng Hới), trong diện tích vùng nghiên cứu phổ biến các đá trầm tích có tuổi từ Odovic đến Đệ tứ. Chính vì thế các hóa thạch gặp được rất phong phú. Hầu như ở tất cả các mức địa tầng đều đã phát hiện các phức hệ cổ sinh có ý nghĩa lớn trong việc định tuổi cho đá, thậm chí có những mặt cắt sinh địa tầng được xem là mẫu mực không chỉ đối với Việt Nam mà còn có ý nghĩa lớn đối với quốc tế. Ví dụ như mặt cắt Xóm Nha đã trình bày ở phần trên. Khối núi đá vôi xóm Cây Da ở phía Tây Quy Đạt (Nơi có mặt cắt Xóm Nha) đáng được Nhà nước và Tỉnh quan tâm bảo vệ như một di sản thiên nhiên có ý nghĩa lớn trong nghiên cứu địa chất học, là một trong những địa điểm hiếm hoi trên thế giới có ranh giới liên tục giữa hai phân vị thời địa tầng là Frasni và Famen (ranh giới F/F), ở một vị trí đẹp, dễ theo dõi và trong đá vôi chứa rất phong phú các vi hóa thạch hóa thạch Răng nón (Conodonta).

Dưới đây sẽ trình bày về các nhóm hóa thạch tiêu biểu cho từng phân vị địa tầng. (Các mẫu hóa thạch được thể hiện trong các bản ảnh từ 1,1 đến 1.10).

1) Phức hệ hóa thạch Bút đá đặc trưng cho hệ tầng Long Đại (O3 - S1 lđ)

Trong phạm vi cùng nghiên cứu chỉ lộ các đá thuộc phần thấp của hệ tầng Long Đại, mà chủ yếu là cát kết dạng Quaczit, trong đó chưa phát hiện các di tích hóa thạch. Tuy nhiên, ở phía nam Quảng Bình, trong mặt cắt địa chất dọc theo suối Lệ Kỳ, các nhà cổ sinh đã phát hiện được một phức hệ hóa thạch Bút đá (Graptolithina) phong phú, gồm:

- Demirastrites convolutus (hisinger)

- Monograptus halli (Barrande),

- Oktavites spiralis (Geinitz),

- Monograptus sp.,

- Gliptograptus sp.,

- Pristiograptus sp.,

Ngoài ra ở tây nam của Vít Thù Lù cũng gặp một dạng hóa thạch Bọ ba thùy (Trilobita): Cylopyge sp. Và một số hóa thạch Hai mảnh vỏ (Bivalvia) bảo tồn xấu. Tập hợp hóa thạch kể trên ứng với khoảng tuổi Ordovic muộn - Silur sớm (O3 - S1).



2) Phức hệ hóa thạch đặc trưng cho hệ tầng Rào Chan (D1 rc)

Hệ tầng Rào Chan bao gồm những trầm tích thuộc phần thấp của mặt cắt Devon trong vùng nghiên cứu, chủ yếu gồm trầm tích lục nguyên, hiếm hóa thạch.

Các hóa thạch của hệ tầng chủ yếu được phát hiện trong những lớp đá vôi ở mặt cắt Khe Lớp, bao gồm:

- San hô vách đáy (Tabulata): Gerphuropora aff. krekovesis Dubat., Favosites multiformis Dubat., F. multiplicatus Yanet, Favosites aff. anbigus Tchern. Thamnopora aff. incerta Regnell., T.plumosa Yanet.

- San hô bốn tia (Rugosa): Spongophyllum cf. Halisitoides Etheridge.

- Dạng lỗ tầng (Stromatoporoidea): Stachyodes cf. costulata Lec. S. sp. Paralleolopora sp.

Phân tích tập hợp hoá thạch nêu trên cho phép xếp hệ tầng Rào Chan vào Devon hạ.

3) Phức hệ hóa thạch đặc trưng cho hệ tầng Bản Giàng (D2e bg)

Trong trầm tích của hệ tầng Bản Giàng đã phát hiện các dạng hóa thạch sau:

- San hô bốn tia (Tetracoralla): Calceola sandalina Lin.

- Cuống Huệ biển (Crinoidea): Hexacrinites aff. humilicarinatus Yalt., Hexacrinites aff. biconcavus Yelt. et Dubat.

- Các hóa thạch Hai mảnh vỏ (Bivalvia): Pteria sp.

- Hóa thạch Hai mảnh vỏ (Bivalvia): Atrypa kakvensis Khodalevich,

- Cá cổ: Lyhoalepis duckhoai Janvier.

Dựa vào các hóa thạch trên, hệ tầng được xếp vào Devon trung, bậc Eifel.



4) Phức hệ hóa thạch đặc trưng cho hệ tầng Mục Bãi (D2g mb)

Phức hệ hóa thạch gặp trong đá của hệ tầng Mục Bãi rất phong phú, gồm:

- Tay cuộn (Brachiopoda): Undispirifer undierus (Roemer), Atrypa vulgariformis Aleks., Desquamatia ventrycosa Kelus, D. transversa Hoe, D. hunanensis (Grabau), Reticulariopsis pachyrhynchoides (Grabau), Tingella suchanna Vecvers., Quydatatrypa triangula Copper, Spinatrypa balchatica Aleks., S. asperaeformis Aleks., S. bodini (Mans.) Stringocephalus burtini Defr. Ambothyris cicer (Eichw.), Kelusia volhynica (Kelus), Emannuella transvessa (Grabau), E. ronensis (Mans.), E. samsonoweisi Kelus, E. takwanensis (Kays.), E. plicata (Grabau), E. pseudopachyrhincha tchern. E. pseudovolhynica (mans.), Schizophoria striatla Schloth., S. ivanovi (Tchern.), S. triatiformis Krin., Chonetipustula orientalis Zuong et Rzons., Gypidula calceola (Fench), Athyris suplana Tien.. Renselandia gibbosa Cloud.

- San hô vách đáy (Tabulata): Caliapora battersbyi (M.E.H.), C. cf. taltiensis Yanet, Scoliopora denticulata (M.E.H), S. formosa Tchud., S. muricata Tcvhud., Thamnopora polyforata, T. nicholssoni (Fech), T. polygonalis (Mansuy), Alveolites cf. admirabilis Tong - zuy.

- San hô bốn tia (Rugosa): Temnophyllum varicum, T. raocaiense;

- Dạng lỗ tầng (Stromatoporoidea): Actinostroma bifarium, A. geniatum, Stachyodes radiata, S. caepitosa, Idiostroma quydatensis Hung et Mistiaen, Vacuustroma minuta Hung et Mistiaen, V. concentrica Hung et Mistiaen,

- Dạng sợi (Chaetetida): Chaetetes aff. magnus Lec., Ch. yunnanensis (Mans.).

Phức hệ hóa thạch kể trên đặc trưng cho tuổi Givet (D2g).



5) Phức hệ hóa thạch đặc trưng cho hệ tầng Minh Lệ (D2g - D3 ml)

Phức hệ hóa thạch khá phong phú đã phát hiện trong trầm tích hệ tầng Minh Lệ gồm:

- Tay cuộn (Brachiopoda): Megachonetes sp., Schizophoria cf. ivanovi (Tchern.), Adolfia sp.

- Vỏ nón (Tentaculites): Styliolina sp., Homoctenus sp.

- Thân, lá thực vật: Protolepidodendron sp., Bergeria (Lepidodendropsis) sp., Taeniocrada sp., và các bào tử: apiculatisporites sp., Geminospora sp., Grandispora sp., Favispora cf. rotunda Lu, Gymbosporites magnifica (Mcgregor).

Phức hệ hóa thạch kể trên cho phép xếp hệ tầng Minh Lệ vào Devon trung bậc Givet đến Devon thượng (D2g - D3 ml).



6) Phức hệ hóa thạch đặc trưng cho hệ tầng Cát Đằng (D3 cđ)

Các hóa thạch tìm được trong đá của hệ tầng Cát Đằng gồm:

- Dạng lỗ tầng (Stromatoporoidea): Stachyodes aff. costulata Lec., S. lagowiensis Gog., Anostylostroma? crassa Hung (tuổi Frasni - D3fr).

- Rất phong phú hóa thạch Răng nón (Conodonta) thuộc các đới Palmatolepis rhenana, Pa. linguiformis, Pa. triangularis, Pa. crepida, Pa. marginifera, Pa. trachytera và tập hợp Pa. garcilis - Pa. sigmoidalis có tuổi từ Frasni tới cuối Famen (D3fr - fm). (Xem chi tiết trong chương Địa tầng, phần mô tả mặt cắt Xóm Nha).



7) Phức hệ hóa thạch đặc trưng cho hệ tầng Phong Nha (D3 - C1 pn)

Đá của hệ tầng Phong Nha chứa hóa thạch San hô bốn tia, San hô vách đáy, Tay cuộn và Trùng lỗ thuộc:

- Phức hệ Cystophrentis - Quasiendothyra (có tuổi Famen - D3fm), gồm đại diện của các giống: Cystophrentis, Fedorowskia, Quasiendothyra, Syringopara, Fedorowskia.

- Đới Bisphaera (tuổi Turne - C1t), gồm các đại diện của giống Bisphaera.



8) Phức hệ hóa thạch đặc trưng cho hệ tầng La Khê (C1 lk)

Phức hệ hóa thạch phong phú được phát hiện trong hệ tầng La Khê bao gồm:

- Trùng lỗ (Foraminifera): Brunsia spirillinoides (Grozd. et Gleb), Tournayella discoides Daia, Plectogyra similis (Raus. et Reit.), Mediocris breviscula (Gein), Lituotubella glomospirioides Raus. Chernyshinella glomiformis Lip., Planoendothyra tschikmanica (Mal.), Septatournayella segmentata, Dainella cf. chomatica.,

- Răng nón (Conodonta): Gnathodus commutatus (Br. et M.), Polygnathus bischoffi Rhodes.

Phức hệ hóa thạch trên cho tuổi Cacbon sớm (C1).

9) Phức hệ hóa thạch đặc trưng cho hệ tầng Bắc Sơn (C-P bs)

Các hóa thạch tìm được trong đá của hệ tầng Bắc Sơn chủ yếu là Trùng lỗ (Foraminifera) với sự phát triển cực thịnh, có thể chia thành các mức như sau:

- Phần thấp nhất của hệ tầng có: Pseudostaffella antiqua (Dutk.) Killerella marblensis Thamps., M. carbonica Grozd. et Gleb. Eostaffella angusta Kir., Pseudoendothyra (Parastaffella) envoluta Liem, Quydatella staffellaeformis Liem, Profusulinella Primitic Sosn. (tuổi Baskia - C2b).

- Phần giữa có: Profusulinella rhomboidea (Lee et Chen), Pr. quydaltensis Liem, Pr. parva (Lee et Chen), Pr. paracursos (Depr.), Fusulinella Sosninae Lime, F. bocki Mocller, Pseudostaffella quadrata (Depr.), Ps. ovata (Raus.), Schubertellainflata Rauser (tuổi Moscovi - C2m).

- Phần trên có: Triticites cf. schwagerinoformis Raus., Quasifusulina sp., Obsoletas sp., Schubertella sp., Ozawainelda angulata, Schwagerina cf. moclleri Raus., Sch. SP., Pseudoschwagesina sp., Pseudofusulina sp., Triticites sp., Neoschwagerina sp., Parafusulina sp. (Tuổi C2 - P1).

10. Phức hệ hóa thạch đặc trưng cho hệ tầng Khe Giữa (P2 kg).

Trong đá vôi của hệ tầng Khe Giữa chứa nhiều hóa thạch Trùng lỗ (Foraminifera): Verbeckina verbecki (Geinitz), Parafusulina sp., Nankinella cf. orientalis K.M Maclay, Lasiodiscus aff. teumuis Reich., Pisolina cf. subspherica Sheng., Pachijphloia cf. ovata Lang., Nodosaria cf. acena Machay., Nipponitella sp., Parageinitziana sp.

Phức hệ hóa thạch kể trên đặc trưng cho tuổi Permi muộn (P2).

11. Phức thệ hóa thạch đặc trưng cho hệ tầng Mụ Giạ (K mg)

Trong trầm tích của hệ tầng Mụ Giạ đã tìm được các hóa thạch Hai mảnh vỏ (Bivalvia): Plicatounio sp., Trigonioides sp. (Tuổi Kreta).




tải về 429.53 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương